Về bài viết

Tác giả :

أبو زيتون عثمان بن إبراهيم

Ngày :

Tue, Jul 04 2017

Thể loại :

Morals & Ethics

Tải về

Tản Mạn Ikhlos Và Riya

 

Tản Mạn Ikhlos Và Riya

الإخلاص والرياء

>Tiếng Việt – Vietnamese – <فيتنامية

        
Abu Zaytune Usman bin Ibrohim

أبو زيتون عثمان بن إبراهيم





Kiểm thảo: Mohamed Djandal

مراجعة: محمد زيدان


 
 بِسْمِ اللهِ الرَّحْمَنِ الرَّحِيْمِ
Nhân danh Allah, Đấng Rất Mực Độ Lượng,
Đấng Rất Mực Khoan Dung

إِنَّ الْحَمْدَ لِلَّهِ نَحْمَدُهُ وَنَسْتَعِينُهُ وَنَسْتَغْفِرُهُ وَنَعُوذُ بِاللهِ مِنْ شُرُورِ أَنْفُسِنَا وَمِنْ سَيِّئَاتِ أَعْمَالِنَا، مَنْ يَهْدِهِ اللهُ فَلَا مُضِلَّ لَهُ، وَمَنْ يُضْلِلْ فَلَا هَادِيَ لَهُ، وَأَشْهَدُ أَنْ لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ وَحْدَهُ لَا شَرِيكَ لَهُ وَأَشْهَدُ أَنَّ مُحَمَّدًا عَبْدُهُ وَرَسُولُهُ
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ ٱتَّقُواْ ٱللَّهَ حَقَّ تُقَاتِهِۦ وَلَا تَمُوتُنَّ إِلَّا وَأَنتُم مُّسۡلِمُونَ ١٠٢﴾ آل عمران: 102
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلنَّاسُ ٱتَّقُواْ رَبَّكُمُ ٱلَّذِي خَلَقَكُم مِّن نَّفۡسٖ وَٰحِدَةٖ وَخَلَقَ مِنۡهَا زَوۡجَهَا وَبَثَّ مِنۡهُمَا رِجَالٗا كَثِيرٗا وَنِسَآءٗۚ وَٱتَّقُواْ ٱللَّهَ ٱلَّذِي تَسَآءَلُونَ بِهِۦ وَٱلۡأَرۡحَامَۚ إِنَّ ٱللَّهَ كَانَ عَلَيۡكُمۡ رَقِيبٗا ١﴾ النساء: 1
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ ٱتَّقُواْ ٱللَّهَ وَقُولُواْ قَوۡلٗا سَدِيدٗا ٧٠ يُصۡلِحۡ لَكُمۡ أَعۡمَٰلَكُمۡ وَيَغۡفِرۡ لَكُمۡ ذُنُوبَكُمۡۗ وَمَن يُطِعِ ٱللَّهَ وَرَسُولَهُۥ فَقَدۡ فَازَ فَوۡزًا عَظِيمًا ٧١  ﴾ الأحزاب: 70 - 71
أَمَّا بَعْدُ إِنَّ أَصْدَقَ الْحَدِيثِ كِتَابُ اللهِ وَخَيْرَ الْهَدْيِ هَدْيُ مُحَمَّدٍ ﷺ وَشَرَّ الْأُمُورِ مُحْدَثَاتُهَا وَكُلَّ مُحْدَثَةٍ بِدْعَةٌ وَكُلَّ بِدْعَةٍ ضَلَالَةٌ وَكُلُّ ضَلَالَةٍ فِي النَّارِ، ثُمَّ أَمَّا بَعْدُ:
Các học giả Islam nói rằng bất kỳ việc làm nào muốn được Allah I chấp nhận cần phải hội đủ hai yếu tố: “Ikhlaas và Mutaba’ah”.
Ikhlaas có nghĩa là sự thành tâm tức toàn tâm toàn ý vì Allah I , không vì một mục đích hay một sự việc nào hoặc một ai khác ngoài Ngài; còn Mutaba’ah có nghĩa là việc làm được thi hành và thực hiện đúng theo Sunnah tức đường lối của Thiên sứ Muhammad e.
Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ٱلَّذِي خَلَقَ ٱلۡمَوۡتَ وَٱلۡحَيَوٰةَ لِيَبۡلُوَكُمۡ أَيُّكُمۡ أَحۡسَنُ عَمَلٗاۚ وَهُوَ ٱلۡعَزِيزُ ٱلۡغَفُورُ ٢﴾ الملك : 2
{Đấng đã tạo hóa cái chết và sự sống để xem ai trong các ngươi làm tốt, và Ngài là Đấng Quyền Lực, Hằng Tha thứ.} (Chương 67 – Al-Mulk, câu 2).
Đại học giả Al-Fudhail bin ‘Iyaadh nói: {...Để xem ai trong các ngươi làm tốt} có nghĩa là để xem ai Ikhlaas với Allah và làm đúng theo lệnh của Ngài. Nếu việc làm có Ikhlaas (thành tâm) nhưng không đúng theo lệnh của Ngài thì không được chấp nhận, còn nếu việc làm được thi hành và thực hiện đúng theo lệnh của Ngài nhưng không có Ikhlaas thì cũng không được chấp nhận. Việc làm chỉ được chấp nhận nơi Allah I khi nào được thực hiện với tâm Ikhlaas và đúng theo lệnh của Ngài. Người Ikhlaas là người làm vì Allah I còn người thực hiện đúng theo lệnh của Allah là người thực hiện theo đúng Sunnah của Thiên sứ Muhammad e. Bằng chứng cho câu nói này là lời phán của Allah I:
﴿فَمَن كَانَ يَرۡجُواْ لِقَآءَ رَبِّهِۦ فَلۡيَعۡمَلۡ عَمَلٗا صَٰلِحٗا وَلَا يُشۡرِكۡ بِعِبَادَةِ رَبِّهِۦٓ أَحَدَۢا ١١٠ ﴾ [سورة الكهف : 110]
{Do đó, người nào mong muốn được gặp Thượng Đế của y thì hãy làm việc thiện tốt và chớ đừng Shirk với Thượng Đế của y một ai (vật) khác trong lúc thờ phượng Ngài.} (Chương 18 – Al-Kahf, câu 110).
Do đó, bắt buộc việc làm phải hoàn toàn không dính vào điều Riya’ và Bid’ah: Riya’ phủ định Ikhlaas; còn Bid’ah đối nghịch với Sunnah.” (hết lời của học giả Al-Fudhail).
Ở đây, trong câu nói của đại học giả Al-Fudhail này có một điểm nhỏ mà những tín đồ Muslim đang đi theo đúng con đường Sunnah của Thiên sứ Muhammad e cần lưu ý và khắc ghi trong lòng, đó là “Riya’ phủ định Ikhlaas”.
Tại sao học giả Al-Fudhail lại nói rằng Riya’ phủ định Ikhlaas?
Học giả Al-Fudhail khẳng định rằng Riya’ phủ định Ikhlaas bởi vì Riya’ có nghĩa là sự phô trương, là không hoàn toàn thành tâm vì riêng một mình Allah I mà đồng thời còn vì một mục đích nào đó hay một sự việc nào đó hoặc vì một ai đó trên thế gian trong khi Ikhlaas là phải hoàn toàn vì một mình Allah duy nhất.
Riya’ được Thiên sứ của Allah e gọi là tội Shirk nhỏ, bởi lẽ một người bề tôi hành đạo hoặc làm một việc làm ngoan đạo nào đó không hẳn là chỉ vì Allah I mà còn vì một điều nào đó cùng với Ngài. Chẳng hạn như có người năng dâng lễ nguyện Salah không chỉ vì Allah I mà còn vì muốn được dân làng bầu chọn mình giữ một chức vụ nào đó trong ban quản lý Masjid (hay ban đại diện của một cộng đồng trong khu vực); có người thường xuyên làm Sadaqah, y thường phát gạo cho người nghèo, hỗ trợ cho trẻ mồ côi, đóng góp tiền của cho xã hội cộng đồng nhưng những việc làm Sadaqah đó không hẳn chỉ vì một mình Allah I mà còn vì muốn được người đời khen ngợi và tán thưởng, muốn được người đời ghi danh công lao của mình. Nhưng Thiên sứ của Allah e có nói với các vị Sahabah:
{إِنَّ أَخْوَفَ مَا أَخَافُ عَلَيْكُمُ الشِّرْكُ الأَصْغَرُ}
“Quả thật, điều mà Ta lo sợ nhất cho các ngươi là tiểu Shirk”.
Các vị Sahabah hỏi: “Thưa Thiên sứ của Allah, tiểu Shirk là gì?” Thiên sứ của Allah e nói:
{الرِّيَاءُ يَقُولُ اللهُ عَزَّ وَجَلَّ لَهُمْ يَوْمَ الْقِيَامَةِ إِذَا جُزِىَ النَّاسُ بِأَعْمَالِهِمْ اذْهَبُوا إِلَى الَّذِينَ كُنْتُمْ تُرَاءُونَ فِى الدُّنْيَا فَانْظُرُوا هَلْ تَجِدُونَ عِنْدَهُمْ جَزَاءً}
“Đó là Riya’ (tức sự phô trương trong việc làm). Vào Ngày Phục Sinh lúc nhân loại được mang ra phán xét về các việc làm của họ, Allah Đấng Tối Cao phán với những người làm điều ngoan đạo và thiện tốt trong sự Riya’: “Các ngươi hãy đi đến những ai mà các ngươi đã phô trương cho họ thấy việc làm ngoan đạo và thiện tốt của các ngươi trên thế gian và các người hãy xem các ngươi tìm thấy phần thưởng nào từ nơi họ?”” (Ahmad).
Như đã biết, các vị Sahabah của Thiên sứ e là những người rất ngoan đạo và đầy đức tin Iman, mỗi việc làm của họ dù lớn hay nhỏ đều được Allah I xí xóa và chấp nhận bởi vì tâm của họ luôn hoàn toàn hướng về Ngài, lòng của họ luôn dành trọn cho Ngài. Sự Ikhlaas của các vị Sahabah so với những người thời sau họ thì không một ai có thể sánh được. Thiên sứ của Allah e đã khẳng định tấm lòng của họ trong lời di huấn:
{لاَ تَسُبُّوا أَصْحَابِى، فَلَوْ أَنَّ أَحَدَكُمْ أَنْفَقَ مِثْلَ أُحُدٍ ذَهَبًا مَا بَلَغَ مُدَّ أَحَدِهِمْ وَلاَ نَصِيفَهُ}
“Các ngươi không được chửi rủa các vị Sahabah của Ta, bởi lẽ dẫu ai đó trong các ngươi có bố thí cả một đóng vàng to như núi Uhud đi chăng nữa thì cũng không bằng một hoặc nửa nắm tay của ai đó trong số họ.” (Albukhari, Muslim).
Mặc dù Thiên sứ của Allah e đề cao tấm lòng và đức tin Iman của các vị Sahabah y nhưng Người vẫn lo sợ cho họ về vấn đề Riya’. Tại sao lại như vậy, tại sao Thiên sứ của Allah e lại phải lo sợ cho các vị Sahabah y khi mà họ đã thấm nhuần đức tin Iman đồng thời tấm lòng của họ luôn hướng về Allah I? Câu trả lời là bởi vì Riya’ là điều rất nhẹ nhàng và rất khó nhận biết. Có thể một ai đó đã rơi vào Riya’ nhưng bản thân lại không hề hay biết vì không nhận ra nó. Một người ngay từ lúc ban đầu với tâm niệm hoàn toàn vì Allah I trong một hành động ngoan đạo và thiện tốt nào đó nhưng khi trong lúc tiến hành điều ngoan đạo và thiện tốt đó thì có những yếu tố xảy ra trong quá trình thực hiện khiến nó không còn là điều dành riêng cho một mình Allah I nữa mà nó đã được chia sẻ với một thứ gì khác ngoài Ngài, tuy nhiên, người đó không hề hay biết. Thí dụ, một người mua gạo phân phát cho người nghèo và những người khó khăn, ngay từ lúc đầu y định tâm bố thí gạo là vì Allah, vì muốn được Ngài ban ân phước chứ không vì một thứ gì khác của thế gian, nhưng trong quá trình phân phát y nhờ người ta chụp hình hoặc ghi hình lại buổi phân phát đó của y rồi y đăng lên trên trang mạng xã hội Facebook, có thể việc y tải những hình ảnh mình làm từ thiện lên trang mạng xã hội như thế là chỉ nhằm mục đích rao truyền việc tốt, kêu gọi người khác lấy đó mà hành thiện, tuy nhiên, hành động đó của y có thể khiến y rơi vào Riya’ tức sự phô trương để được người đời khen ngợi và ca tụng trong khi bản thân y không hề hay biết, y cứ tưởng mình đã dành trọn cho Allah. Chính vì lẽ này mà Thiên sứ của Allah e đã thuyết giảng cho các vị Sahabah trong một ngày nọ, Người nhắc họ về điều Riya’, Người nói:
{أَيُّهَا النَّاسُ اتَّقُوا هَذَا الشِّرْكَ فَإِنَّهُ أَخْفَى مِنْ دَبِيبِ النَّمْلِ}
“Này hỡi mọi người, các ngươi hãy coi chừng mà thận trọng tránh điều Shirk này (Riya’) bởi quả thật nó khó nhìn thấy hơn cả dấu chân loài kiến” (Ahmad).
Còn trong một lời dẫn khác, Thiên sứ của Allah e nhấn mạnh hơn nữa về mức độ khó nhận ra điều Riya’ của người chủ thể, Người nói:
{اَلشِّرْكُ فِيْ هذِهِ الْأُمَّةِ أَخْفَى مِنْ دَبِيْبِ النَّمْلَةِ السَّوْدَاء عَلَى صَفَاةٍ سَوْدَاء فِيْ ظُلْمَةِ الْلَيْلِ}
“Điều Shirk (Riya’) trong cộng đồng này (cộng đồng tín đồ của Muhammad) khó nhìn thấy hơn cả dấu chân loài kiến đen bò trên tảng đá đen trong bóng tối của màn đêm” (Ahmad).
Subha-nallah, dấu chân loài kiến dù cho ở ngoài ánh sáng mặt trời cũng đã không thể nhìn thấy thì nói chi đến việc những con kiến đen bò trên tảng đá đen mà còn trong bóng đêm u tối. Thiên sứ của Allah e ví điều Riya’ với hình ảnh đó như muốn nhấn mạnh với các vị Sahabah rằng một người khó có thể nhận dạng được điều Riya’ nếu như nó tồn tại trong bản thân người đó. Lời của Thiên sứ của Allah e  muốn nhắc nhở các vị Sahabah cũng như các tín đồ nói chung của Người phải nên tránh xa những hành động khi mà bản thân cảm thấy hoặc nghi ngờ chúng có thể dẫn đến điều Riya’.
Mặc dù Thiên sứ của Allah e cho biết rằng điều Riya’ rất khó nhìn thấy cũng như khó nhận dạng nó nhưng Người vẫn đề cập đến một số biểu hiện của Riya’ như trong Hadith do ông Jabir bin Abdullah thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e đi ra và nói với mọi người:
{أَيُّهَا النَّاسُ إِيَّاكُمْ وَشِرْكَ السَّرَائِرِ}
“Này hỡi mọi người, các người hãy tránh xa điều Shirk thầm kín (Riya’)!”
Các vị Sahabah hỏi: Thưa Thiên sứ của Allah, Shirk thầm kín là gì?
Thiên sứ của Allah e nói:
{يَقُومُ الرَّجُلُ فَيُصَلِّى فَيُزَيِّنُ صَلاَتَهُ جَاهِدًا لِمَا يَرَى مِنْ نَظَرِ النَّاسِ إِلَيْهِ، فَذَلِكَ شِرْكُ السَّرَائِرِ}
“Một người dâng lễ nguyện Salah, y cố chỉnh chu lễ nguyện Salah của mình bởi cái nhìn của mọi người hướng về y. Đó là Shirk thầm kín.” (Albayhaqi, Ibnu Khuzaimah).
Hadith này cho thấy rằng nếu một người làm một hành động ngoan đạo nào đó hoặc một việc làm thiện tốt nào đó nhưng có những cử chỉ hay những biểu hiện phô diễn ra để người đời nhìn thấy việc làm đó của mình thì người đó đã làm điều Shirk thầm kín với Allah I tức đã rơi vào Riya’.
Trong thời buổi ngày nay, thời buổi mà công nghệ thông tin tiến bộ và hiện đại, thời buổi mà chỉ cần một vài thao tác nhỏ là đã có thể chia sẻ tất cả mọi thứ với nhau chỉ trong một chốc lát dù có ở cách xa nhau như thế nào ngay tại nơi ở của mỗi người. Chỉ cần lên mạng vào trang xã hội Facebook thì thấy - Masha-Allah – nhiều hình ảnh chia sẻ về các việc làm hành đạo cũng như từ thiện, nào là những người đi hành hương Hajj khoe những tấm ảnh mình đang khoác trên người hai mảnh vải của Hajj, nào là những người khoe những tấm ảnh mình đang đứng tại ngôi đền Thiêng liêng Ka’bah thật vinh dự và tự hào, nào là những người đi Hajj khoe những tấm ảnh mình đang ở khu mua sắm vàng bạc, nào là những người khoe những tấm ảnh mình đang làm thịt Qurbaan cũng như những hình ảnh đang phân phát cho mọi người và không quên kèm theo những dòng chữ ý cho mọi người biết rằng họ đã giết bò hay dê vì Allah,... có rất nhiều những hình ảnh được chia sẻ về các việc làm ngoan đạo và thiện tốt một cách đa dạng và phong phú, nhưng một câu hỏi nêu ra ở đây liệu những sự chia sẻ đó có rơi vào điều Shirk thầm kín tức Riya’ mà Thiên sứ của Allah e đã khuyến cáo trong Hadith vừa nêu trên không? Thật là một điều đáng để cho những người bề tôi hành đạo và làm việc thiện vì Allah quan tâm và nhìn lại những hành động của bản thân mình. Mỗi người cần phải xem xét và cân nhắc khi bản thân mình làm gì hay thực hiện một hành động nào đó rằng việc làm hay hành động đó có ảnh hưởng đến tấm lòng thành và sự chân tâm “Ikhlaas” của mình dành cho Allah I hay không, bởi lẽ sẽ là điều vô cùng đáng tiếc, vô cùng thất bại khi những nỗ lực hành đạo cũng như bao nhiêu công sức và tiền bạc cho việc hành thiện trên thế gian với tâm niệm vì Allah nhưng rồi lại trở thành “dã tràng xe cát biển Đông” nơi Allah vào Ngày Sau.
Người dâng lễ nguyện Salah hãy coi chừng đừng để sự chỉnh chu của mình trong lễ nguyện Salah là vì ai đó đang nhìn mình mà hãy điều chỉnh tâm niệm rằng mình cố gắng chỉnh chu chỉ vì một mình Allah I.
Người năng dâng lễ nguyện Salah Sunnah tại Masjid chớ đừng quên dâng lễ nguyện Salah Sunnah tại nhà, bởi lễ nguyện Sunnah tại nhà tốt hơn tại Masjid và những nơi công cộng vì nó thể hiện sự chân tâm nhiều hơn, Thiên sứ của Allah e nói:
{فَصَلُّوا أَيُّهَا النَّاسُ فِى بُيُوتِكُمْ، فَإِنَّ أَفْضَلَ الصَّلاَةِ صَلاَةُ الْمَرْءِ فِى بَيْتِهِ إِلاَّ الْمَكْتُوبَةَ}
“Này hỡi mọi người, hãy dâng lễ nguyện Salah tại nhà của các ngươi, bởi quả thật lễ nguyện Salah tốt nhất là lễ nguyện Salah của một người tại nhà của y ngoại trừ lễ nguyện Salah bắt buộc.” (Albukhari).
Có người rất năng dâng lễ nguyện Salah tại các Masjid, điều đó là vô cùng tốt đẹp, tuy nhiên, họ không bao giờ thực hiện lễ nguyện Salah Sunnah tại nhà thì đó là điều cần phải nên suy xét lại, bởi lẽ một người thực sự chân tâm muốn thực hiện nhiều lễ nguyện Salah Sunnah vì Allah I thì chắc chắn y sẽ luôn duy trì các lễ nguyện Salah tại nhà giống như tại Masjid.
Người đi hành hương Hajj với lòng thành tâm thực sự vì Allah I luôn hết sức cẩn thận tránh xa những hành động cũng như lời nói phô trương. Y đi hành hương Hajj là chỉ vì Allah I nên y không tổ chức tiệc tùng ồn ào để mọi người biết đến trước khi rời đi; y đi hành hương Hajj là chỉ vì Allah I và chỉ muốn tìm được nhiều ân phước nơi Ngài nên khi đến Makkah, y đã nỗ lực hết mình tận dùng mọi cơ hội và mọi thời gian có được để tụng niệm và dâng lễ nguyện Salah thật nhiều tại Masjid Haram chứ không thích dành nhiều thời gian cho việc đi tham quan hay mua sắm trừ phi thực sự cần thiết, bởi lẽ y biết rằng một lần dâng lễ nguyện Salah tại Masjid Haram bằng một trăm ngàn lần tại các Masjid khác; y đi hành hương Hajj là chỉ vì Allah I nên y không hề bận tâm việc có ai đó nhận ra mình là người đã đi hành hương Hajj hay không khi xuống máy bay lúc trở về nhà; y đi hành hương Hajj là chỉ vì Allah I không phải là vì để được mọi người xướng danh mình là ông Haji này hay bà Haji nọ nên y sẽ không cố gắng tìm cách thể hiện mình bằng cách phải quấn khăn trên đầu thật to, phải mặc những chiếc áo dài thật trang trọng; y đi hành hương Hajj là chỉ vì Allah I chứ không phải vì được mọi người nể trọng cũng như không vì mục đích nào khác mà danh nghĩa Haji mang lại cho y trên cuộc đời này nên y không màng đến việc ai đó có xưng hô ông (bà) Haji khi gọi tên mình hay không, y sẽ không buồn và sẽ không cảm thấy khó chịu dẫu ai đó có xưng hô tên mình mà không gắn vào tiếng ông (bà) Haji, không những vậy thậm chí y còn ghét ai đó gọi mình bằng tiếng ông bà Haji bởi vì y sợ cuộc hành hương Hajj của mình sẽ không còn Ikhlaas vì Allah I nữa.
Đó là hình ảnh của người đi hành hương Hajj với trái tim chân thành một cách trọn vẹn vì Allah I.
Người làm Sadaqah với tấm lòng Ikhlaas đích thực vì Allah I thường luôn âm thầm lặng lẽ trong việc làm Sadaqah của mình, y ít khi phô trương cho thiên hạ biết trừ phi là điều không tránh khỏi vì y luôn ghi nhớ lời di huấn của Thiên sứ e rằng vào Ngày Sau, Ngày mà sẽ không có bóng mát nào ngoài bóng mát của Allah I, chỉ có vỏn vẹn bảy tốp người được che dưới bống mát của Allah, và một trong bảy tốp người được che dưới bóng mát đó của Allah là những người mà khi tay phải cho đi mà tay trái không hề hay biết.
Người làm Sadaqah đích thực chỉ vì Allah I luôn lấy hình ảnh của hai ông Abu Bakr  và Umar  làm gương mẫu. Abu Bakr t, một vị thủ lĩnh của những người có đức tin, một vĩ lãnh tụ của Islam sau Thiên sứ Muhammad e đã thường âm thầm lặng lẽ mỗi ngày sau giờ Fajar đi đến nhà của một người phụ nữ góa mù lòa không quen biết để quét dọn nhà cửa và giúp bà nấu ăn; còn Umar t, một vị thủ lĩnh của những người có đức tin sau Abu Bakr t cũng hằng đêm âm thầm lặng lẽ tự mình vác trên lưng những bao lương thực đem đặt trước cửa nhà của những người nghèo khó. Họ và các vị Sahabah đều là những hình ảnh tiêu biểu cho những việc làm âm thầm và lặng lẽ vì Allah, và họ là những hình ảnh tiêu biểu nằm trong lời phán của Allah I:
﴿وَيُطۡعِمُونَ ٱلطَّعَامَ عَلَىٰ حُبِّهِۦ مِسۡكِينٗا وَيَتِيمٗا وَأَسِيرًا ٨ إِنَّمَا نُطۡعِمُكُمۡ لِوَجۡهِ ٱللَّهِ لَا نُرِيدُ مِنكُمۡ جَزَآءٗ وَلَا شُكُورًا ٩ إِنَّا نَخَافُ مِن رَّبِّنَا يَوۡمًا عَبُوسٗا قَمۡطَرِيرٗا١٠﴾ [سورة الإنسان: 8 - 10]
{Và vì thương yêu Ngài, họ đã chu cấp thức ăn đồ uống cho người nghèo, trẻ mồ côi và những tù binh. Họ bảo: “Quả thật, chúng tôi chu cấp thức ăn đồ uống cho các người chỉ vì Allah mà thôi chứ chúng tôi không cần các người phải biết ơn và đáp trả. Quả thật chúng tôi sợ Thượng Đế của chúng tôi vào một Ngày sẽ có những gương mặt nhăn nhó và buồn thảm”.} (Chương 76 – Al-Insan, câu 8 – 10).
Người làm Sadaqah đích thực chỉ vì muốn được ân phước ở nơi Allah I sẽ không bao giờ thích công khai việc làm của mình bằng những cuộc xướng tên trong bản ghi danh người tốt việc tốt của một ai đó hay một tổ chức nào đó vì y biết rằng điều đó chỉ khiến bản thân trở nên yêu thích sự phô trương hơn để rồi tâm của mình không còn trọn vẹn dành cho Allah I nữa.
Có người thường làm rất nhiều Sadaqah, nhưng hễ gặp ai là kể tôi làm thế này, thế này và có người thì tỏ vẻ khiêm tốn không muốn khoe khoang nhưng lại thường buông những lời với những người xung quanh: “Tôi có cái tật làm phước nên thấy ai tôi cũng giúp” hoặc “Tôi có cái tật hay tốt bụng nên thấy ai khổ là tôi cho tiền ngay”,... Chủ nhân của những câu nói mang ý như thế này vô tình rơi vào Riya’ mà bản thân không hay biết. Bởi vậy, khi làm phước và hành thiện vì Allah I thì ai đó chớ nên kể và nhắc đi nhắc lại về điều mình đã làm, có thể những lời nói đó sẽ hủy hoại tấm lòng Ikhlaas của y đối với Ngài.
Những người ngoan đạo và hành thiện đừng tưởng rằng chỉ có những người xấu và bất tuân Allah mới bị đày vào Hỏa Ngục còn những người năng hành đạo và làm điều thiện thì không bao giờ vào Hỏa Ngục cả. Có thể có những người chúng ta thấy họ là những người ngoan đạo lúc nào cũng hành đạo, lúc nào cũng hành thiện, họ luôn làm và làm rất nhiều điều thiện tốt nhưng biết đâu họ lại là cư dân của Hỏa Ngục. Chắc chắn sẽ có người nói cơ sở nào mà nói như vậy, làm gì có chuyện một người ngoan đạo và thường xuyên năng hành thiện lại là cư dân nơi Hỏa Ngục cho được?
Xin khẳng định là có, thực sự có những người ngoan đạo và hành thiện nhưng khi Allah phán xét vào Ngày Phục Sinh thì họ lại là những người đầu tiên bị đày vào Hỏa Ngục, bằng chứng cho lời nói này là Hadith Sahih do Muslim ghi lai qua lời thuật của ông Abu Huroiroh t rằng Thiên sứ của Allah e nói: “Quả thật, vào Ngày Phục Sinh, người đầu tiên được đưa ra phán xét trước Allah I là người đàn ông chết Shaheed (hy sinh vì đạo trên sa trường được gọi là người tử đạo). Y được dẫn ra trình diện trước Allah và Ngài nhắc cho y nhớ về những ân huệ mà Ngài đã ban cho y trên thế gian từ sức mạnh cơ bắp, lòng dũng cảm, kỹ năng chiến đấu và y đã thừa nhận các ân huệ đó. Sau khi y thừa nhận các ân huệ thì Allah phán: Ngươi đã làm gì với những ân huệ đó? Y nói: Dạ thưa Allah, bề tôi đã đi chinh chiến vì con đường chính nghĩa của Ngài và bề tôi đã hy sinh nơi sa trường. Allah phán: Ngươi nói dối, thật ra ngươi tham gia chinh chiến là chỉ vì ngươi muốn được người đời lưu danh ngươi là anh hùng, ngươi thực sự không làm điều đó vì TA. Thế là, Allah ra lệnh cho các Thiên Thần lôi kéo y ném vào Hỏa Ngục, họ đã kéo lê y úp mặt xuống đất và ném y vào trong Hỏa Ngục.
Tiếp đến là một người đàn ông hiểu biết về kiến thức giáo lý, thông thạo Qur’an, y được dẫn đến trình diện trước Allah. Allah nhắc lại cho y nhớ về các ân huệ mà Ngài đã ban cho y trên thế gian về kiến thức giáo lý, thông thạo Qur’an, trí tuệ sáng suốt và cả giọng đọc xướng Qur’an mượt mà và truyền cảm. Sau khi y đã thừa nhận tất cả các ân huệ đó thì Allah phán: Ngươi đã làm gì với các ân huệ đó? Y nói: Dạ thưa Allah, bề tôi đã học giáo lý và truyền dạy lại cho người khác vì Ngài, bề tôi đã đọc xướng Qur’an vì Ngài. Allah phán: Ngươi nói dối, thật ra ngươi học giáo lý và truyền dạy lại cho người chỉ vì muốn được người đời tôn vinh ngươi là học giả, là nhà thông thái, ngươi đọc Qur’an chỉ vì muốn người đời khen ngươi có chất giọng hay, Ngươi không thực sự vì TA. Thế là Allah ra lệnh bảo các Thiên Thần lôi y đi quẳng vào trong Hỏa Ngục. Các Thiên Thần kéo lê y úp mặt xuống đất và ném y vào trong Hỏa Ngục.
Người tiếp theo được dẫn ra trình diện trước Allah là người được Allah ban cho sự giàu sang phú quý, y sở hữu bao nhiêu là tiền của và các loại tài sản khác nhau. Allah phán nhắc y về các ân huệ mà Ngài đã ban cho y trên thế gian, sau khi y thừa nhận các ân huệ đó thì Allah phán: Ngươi đã làm gì với các ân huệ của TA? Y nói: Dạ thưa Allah, bề tôi đã dùng tiền bạc và tài sản của bề tôi cho con đường chính nghĩa của Ngài, bề tôi dùng chúng cho con đường hành thiện chỉ vì Ngài. Allah phán: Ngươi nói dối, thật ra ngươi chi dùng tiền bạc và tài sản của ngươi cho con đường hành thiện là chỉ vì muốn được người đời khen ngợi và ca tụng ngươi là người giàu có, là người có tấm lòng rộng lượng, quảng đại và hào hiệp chứ ngươi không hề vì TA. Thế là Allah ra lệnh bảo các Thiên Thần lôi y đi ném vào trong Hỏa Ngục. Các Thiên Thần kéo lê y úp mặt xuống đất và ném y vào Hỏa Ngục.”
Còn trong lời dẫn của Tirmizdi, sau khi nói những lời này, Thiên sứ của Allah e nói với Abu Huroiroh t:
{يَا أَبَا هُرَيْرَةَ أُولَئِكَ الثَّلاَثَةُ أَوَّلُ خَلْقِ اللهِ تُسَعَّرُ بِهِمُ النَّارُ يَوْمَ الْقِيَامَةِ}
“Này Abu Huroiroh, ba hạng người đó là những người đầu tiên trong tạo vật của Allah bị ném vào Hỏa Ngục vào Ngày Phục Sinh”.
Ông Al’ala’ bin Abu Hakeem kể lại Ông Mu’awiyah t khi nghe được Hadith này thì ông nói: Allah đã thanh toán với những người đó như thế thì những ngươi khác còn lại sẽ ra sao? Sau đó ông bật khóc và khóc rất nhiều.
Subha-nallah, ba hạng người được nói trong Hadith trên toàn là những người đi trên con đường chính nghĩa của Allah, họ là những người đi Jihaad, họ là những người A’lim (thông thái hiểu biết về Islam), họ là những vị Imam thông thạo Qur’an, và họ là những người năng làm Sadaqah nhưng rốt cuộc họ lại thất bại hoàn toàn. Nguyên nhân cho sự việc đó là bởi vì họ đã đánh mất tấm lòng Ikhlaas bởi những hành vi phô trương Riya’ của họ. Và họ là những người đầu tiên nếm mùi vị của Hỏa Ngục mặc dầu họ không phải đời đời kiếp kiếp ở trong đó vì họ là cư dân của Tawhid.
Những người bề tôi có đức tin nơi Allah và mong muốn ân phước thực sự ở nơi Ngài trong cõi Đời Sau thì phải luôn biết điều chỉnh tâm niệm hướng về Allah I một cách hoàn toàn và trọn vẹn, mỗi lần họ hành đạo và làm việc thiện thì họ nên tránh những hành vi thể hiện sự phô trương “Riya’”, còn nếu họ cứ thích những hành động phô trương thì coi chừng có thể họ sẽ không được gì ở Ngày Sau như Allah I đã phán:
﴿وَقَدِمۡنَآ إِلَىٰ مَا عَمِلُواْ مِنۡ عَمَلٖ فَجَعَلۡنَٰهُ هَبَآءٗ مَّنثُورًا ٢٣﴾ [سورة الفرقان: 23]
{Và TA (Allah) sẽ xét lại công trình nào mà chúng đã làm ra và sẽ làm cho nó thành tro bay tứ tán.} (Chương 25 – Al-Furqan, câu 23).
 Và Allah I cũng cảnh báo những ai luôn có tâm niệm chỉ vì mục đích trần gian qua những việc làm cho cuộc sống Đời Sau rằng họ sẽ trở nên trắng tay một cách thảm hại khi quay trở về với Ngài, Ngài phán:
﴿مَن كَانَ يُرِيدُ ٱلۡحَيَوٰةَ ٱلدُّنۡيَا وَزِينَتَهَا نُوَفِّ إِلَيۡهِمۡ أَعۡمَٰلَهُمۡ فِيهَا وَهُمۡ فِيهَا لَا يُبۡخَسُونَ ١٥ أُوْلَٰٓئِكَ ٱلَّذِينَ لَيۡسَ لَهُمۡ فِي ٱلۡأٓخِرَةِ إِلَّا ٱلنَّارُۖ وَحَبِطَ مَا صَنَعُواْ فِيهَا وَبَٰطِلٞ مَّا كَانُواْ يَعۡمَلُونَ ٦﴾ [سورة هود: 15، 16]
{Những ai ham muốn sự hào nhoáng của đời sống trần tục thì TA sẽ trả đầy đủ phần công lao của họ và TA sẽ không hề cắt giảm một tí nào ở nơi đó. Nhưng họ sẽ là những kẻ không hưởng được gì ở Đời sau ngoài ngọn lửa nơi Hỏa ngục, lúc đó họ mới nhận thấy rằng công trình của họ nơi trần gian sẽ tiêu tan và việc làm mà họ đã từng làm nơi đó chỉ là vô nghĩa.} (Chương 11 – Hud, câu 15, 16).
Thiên sứ của Allah e nói:
{مَنْ عَمِلَ مِنْ هذِهِ الأُمَّةِ عَمَلَ الآخِرَةِ لِلدُّنْيَا فَلَيْسَ لَهُ فِى الآخِرَةِ نَصِيبٌ}
“Ai trong cộng đồng tín đồ này của Ta làm một việc làm của Ngày Sau vì lợi ích của cõi trần gian thì vào Ngày Sau y sẽ không được bất cứ điều gì.” (Ahmad).
Hỡi những người đang đi tìm ân phước cho cõi Đời Sau, hãy luôn Ikhlaas trong việc làm của mình, hãy luôn điều chỉnh trái tim hướng về Allah I, chớ đừng để bất cứ một hành động Riya’ nào dính vào và hãy luôn cầu xin Allah chấp nhận việc làm của mình. Và hãy ghi nhớ lời Du-a mà Thiên sứ của Allah e đã dạy mà thường xuyên cầu nguyện với nó. Đó là lời Du-a mà khi Thiên sứ của Allah nói rằng Riya’ là điều thầm kín rất khó nhận thấy hơn cả dấu chân của con kiến thì các vị Sahabah hỏi làm cách nào để thanh lọc nó rồi Người nói: Hãy thanh lọc nó bằng lời:
{اللَّهُمَّ إِنِّي أَعُوذُ بِكَ أَنْ أُشْرِكَ بِكَ وَأَنَا أَعْلَمُ، وَأَسْتَغْفِرُكَ لِمَا لَا أَعْلَمُ}
“Ollo-humma inni a’u-zdu bika an ushrika bika wa ana a’lam wa astaghfiruka lima la a’lam”.
“Lạy Allah, quả thật bề tôi cầu xin Ngài che chở tránh khỏi điều Shirk với Ngài mà bề tôi biết được và cầu xin Ngài tha thứ cho bề tôi những điều mà bề tôi không hay biết”.
Cầu xin Allah I làm cho tất cả các việc làm của bầy tôi luôn được chân tâm vì Ngài và cầu xin Ngài chấp nhận tất cả các việc làm của bầy tôi.
ربنا آتنا في الدنيا حسنة، وفي الآخرة حسنة، وقنا عذاب النار، وصلى الله وسلم على نبينا محمد وعلى آله وصحبه أجمعين.