Giáo Luật Quan Hệ Giao Tế Với Những Người Không Phải Muslim

Qiáo Luật Quan Hệ Giao Tế Với Những Người Không Phải Muslim: Tác giả nói: “Đây là bức thông điệp ngắn gọn gởi đến người Muslim mới cải đạo về các giáo luật quan hệ giáo tế với những người không phải Muslim, cách quan hệ với họ trong đất nước của họ và những điều liên quan. Bức thông điệp này là phần đáp lại lời yêu cầu của các anh em trong văn phòng đại diện cộng đồng ngoại kiều tại quận Assali thủ đô Riyadh khi mà họ thấy rằng cần phải có bài viết trình bày giải thích ngắn gọn và phù hợp cho những người Muslim mới cải đạo về khía cạnh quan hệ giao tế với những người ngoại đạo, và họ thấy rằng đây thực sự là khía cạnh quan trọng trong cuộc sống của người Muslim đặc biệt là đối với những người Muslim mới cải đạo.”

Giáo Luật Quan Hệ Giao Tế Với Những Người Không Phải Muslim

] Tiếng Việt – Vietnamese – فيتنامية [
Khalid Bin Muhammad Al-Majid


Dịch thuật: Abu Zaytune Usman Ibrahim

Kiểm duyệt: Abu Hisaan Ibnu Ysa



2014 - 1435


 
أحكام التعامل مع غير المسلمين
« باللغة الفيتنامية »
خالد بن محمد الماجد


ترجمة: أبو زيتون عثمان إبراهيم

مراجعة: أبو حسان محمد زين بن عيسى

2014 - 1435
 

Mục lục
    Chủ đề    Trang
    1 - Lời mở đầu       4
    2 - Những người không phải Muslim là ai?        5
    3 - Giới luật những người không phải Muslim trong giáo lý thực hành       13
    - Giới luật trong thờ phượng       13
    - Giới luật trong tẩy rửa Taha-rah và lễ
nguyện Salah    14
 - Giới luật trong Zakah       22
 - Giới luật trong Jihad        24
    4 - Giới luật những người không phải Muslim trong quan hệ tài chính      39
    5 - Giới luật những người không phải Muslim trong thừa kế tài sản        44
    6 - Giới luật những người không phải Muslim trong giáo lý thực hành gia đình       45
    7 - Giới luật những người không phải Muslim trong tội phạm hình sự       53
    8 - Giới luật về những con vật được những người không phải Muslim giết thịt và thức ăn của họ      58
    9 - Giới luật những người không phải Muslim trong việc phân xử tranh chấp      60





ﭑ       ﭒ  ﭓ  ﭔ
Nhân Danh Allah
Đấng Rất Mực Độ Lượng, Đấng Rất Mực Khoan Dung

Lời mở đầu
اَلْحَمْدُ لِلَّهِ رَبِّ الْعَالَمِيْنَ، وَالصَّلَاةُ وَالسَّلَامُ عَلَى أَشْرَفِ الْأَنْبِيَاء وَالْمُرْسَلِيْنَ، نَبِيِّنَا مُحَمَّدٍ وَعَلَى آلِهِ وَصَحْبِهِ أَجْمَعِيْنَ، وَبَعْدُ:
Mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Thượng Đế của vũ trụ và muôn loài, cầu xin bằng an và phúc lành cho vị Thiên sứ, vị Nabi danh dự nhất, Nabi của chúng ta Muhammad và cho gia quyến của Người cùng tất cả các bạn đạo của Người.
Đây là bức thông điệp ngắn gọn gởi đến người Muslim mới cải đạo về các giáo luật quan hệ giáo tế với những người không phải Muslim, cách quan hệ với họ trong đất nước của họ và những điều liên quan. Bức thông điệp này là phần đáp lại lời yêu cầu của các anh em trong văn phòng đại diện cộng đồng ngoại kiều tại quận Assali thủ đô Riyadh khi mà họ thấy rằng cần phải có bài viết trình bày giải thích ngắn gọn và phù hợp cho những người Muslim mới cải đạo về khía cạnh quan hệ giao tế với những người ngoại đạo, và họ thấy rằng đây thực sự là khía cạnh quan trọng trong cuộc sống của người Muslim đặc biệt là đối với những người Muslim mới cải đạo.
Tác giả
Khaalid Bin Muhammad Al-Maajid
d / f
    Những người không phải Muslim là ai?
Họ là những ai không có đức tin nơi sứ mạng của Nabi Muhammad. Trong thuật ngữ giáo lý Islam, họ được gọi là “كُفَّارٌ” – “Kuffaar” có nghĩa là những người vô đức tin hay những người phủ nhận.
    Phân loại: Họ phân thành hai nhóm
Nhóm thứ nhất: Những người không phải Muslim một cách công khai và thầm kín, họ được gọi là “كُفَّارٌ صُرَحَاء” – “Kuffaar Suraha” có nghĩa là những người vô đức tin không che đậy. Nhóm này được phân thành hai dạng:
-    Dạng thứ nhất: Những người vô đức tin chính gốc, họ là những ai chưa từng vào tôn giáo Islam, tiêu biểu như người dân Kinh sách (Do Thái và Thiên Chúa giáo), người Majus (thờ lửa) hay còn được gọi là Bái Hỏa giáo, ..
-    Dạng thứ hai: Những người Murtad (bỏ đạo hay bị trục xuất khỏi đạo), họ là những ai đã vào Islam rồi rời bỏ nó dù vào Islam trong lúc trưởng thành rồi bỏ đạo hay sinh ra là người Muslim rồi sau đó rơi vào tình trạng vô đức tin sau khi đã trưởng thành, và sự vô đức tin được xác định bởi các yếu tố được qui định theo giáo lý.
Nhóm thứ hai: Những người bề ngoài biểu hiện Islam nhưng bên trong thực chất không có đức tin, họ được gọi là những người Muna-fiq có nghĩa là những người giả tạo đức tin.
    Giáo luật Giao ước
Thứ nhất: Giáo luật ở Đời Sau
Những ai chết trong tình trạng không phải là người Muslim không năm ngoài hai trường hợp sau:
1-    Người không phải chịu trách nhiệm cho hành vi của mình, đó là người điên, tâm thần hoặc chưa trưởng thành (chưa đến tuổi dậy thì): Giới luật dành cho họ ở Đời Sau vẫn nằm trong sự bất đồng quan điểm của giới học giả Islam. Một số học giả nói rằng Allah sẽ xử trí họ theo kiến thức của Ngài bởi vì Ngài biết rõ ai trong số họ sẽ vào Islam khi đã trưởng thành hoặc tỉnh táo trở lại, đây là quan điểm yếu, bởi vì Allah không phán xét các bầy tôi của Ngài ngoại trừ họ đã có hành vi thực sự. Một số học giả khác thì nói rằng những người này cũng giống như những ngươi điên, tâm thần và trẻ con thuộc tín đồ Muslim, họ sẽ được vào Thiên Đàng. Một số còn lại thì bảo rằng quả thật Allah sẽ thử thách họ ở Đời Sau giống như Ngài đã thử thách những người sống mà không được tôn giáo chân lý truyền đến họ (chưa từng thấy, nghe đến Nabi và Islam). Hai quan điểm sau có lý hơn hơn quan điểm đầu.
2-    Người phải chịu trách nhiệm cho hành vi của mình tức là người có trí khôn bình thường và đã trưởng thành. Những người này được phân thành hai nhóm:
    Nhóm thứ nhất:
Những người mà tôn giáo Islam chân lý và đúng đắn đã được truyền đến nơi họ, họ nghe thấy và hiểu nhưng lại không chấp nhận nó, từ chối gia nhập nó, thì họ là những người phải bị đày vào trong Hỏa Ngục, họ sẽ sống trong đó đời đời kiếp kiếp, như Allah đã phán:
﴿ إِنَّ ٱلَّذِينَ كَفَرُواْ مِنۡ أَهۡلِ ٱلۡكِتَٰبِ وَٱلۡمُشۡرِكِينَ فِي نَارِ جَهَنَّمَ خَٰلِدِينَ فِيهَآۚ أُوْلَٰٓئِكَ هُمۡ شَرُّ ٱلۡبَرِيَّةِ ٦ ﴾ [سورة البينة: 6]
{Quả thật, những kẻ vô đức tin thuộc những người dân Kinh Sách cũng như những người thờ đa thần sẽ bị đày vào Hỏa Ngục đời đời kiếp kiếp. Họ là những sinh vật xấu xa nhất.} (Chượng 98 – Al-Bayyinah, câu 6).
﴿ وَٱلَّذِينَ كَفَرُواْ لَهُمۡ نَارُ جَهَنَّمَ لَا يُقۡضَىٰ عَلَيۡهِمۡ فَيَمُوتُواْ وَلَا يُخَفَّفُ عَنۡهُم مِّنۡ عَذَابِهَاۚ كَذَٰلِكَ نَجۡزِي كُلَّ كَفُورٖ ٣٦ ﴾ [سورة فاطر : 36]
{Và những kẻ vô đức tin sẽ bị trừng phạt trong Hỏa ngục, họ sẽ không chết và cũng không được giảm nhẹ hình phạt, đó là phần thưởng thỏa đáng mà TA dành cho những kẻ vô đức tin.} (Chương 35 – Fatir, câu 36, 37).
    Nhóm thứ hai:
Những ai mà Islam không được truyền đến nơi họ và họ chưa bao giờ nghe và biết đến nó hoặc đã đến với họ nhưng không đúng bản chất chân lý của nó và họ chưa thể nhận thức được chân lý. Những người này được gọi là Ahlul-Fatrah, Allah sẽ thử thách họ ở Đời Sau, họ sẽ nhìn thấy Hỏa Ngục nhưng thực chất không phải là Hỏa Ngục mà là Thiên Đàng, Ngài sẽ bảo họ đi vào trong đó, nếu ai tuân lệnh Ngài thì người đó là người Muslim, và y đã vào Thiên Đàng; còn nếu ai không tuân lệnh thì người đó là người vô đức tin và sẽ bì đày vào Hỏa Ngục. Bằng chứng giáo lý cho điều này là lời phán của Allah, Đấng Tối Cao:
﴿ وَمَا كُنَّا مُعَذِّبِينَ حَتَّىٰ نَبۡعَثَ رَسُولٗا ١٥ ﴾ [سورة الإسراء: 15]
{Và TA (Allah) không trừng phạt trừ phi TA đã dựng lên một Sứ giả} (Chương 17 – Al-Isra’, câu 15).
Những người không phải Muslim, tất cả họ đều phải bị trừng phạt trong Hỏa Ngục, chỉ có điều sự trừng phạt dành cho họ sẽ khác nhau tùy theo sự vô đức tin của họ cũng như sự chống lại điều chân lý của họ. Người vô đức tin càng mạnh thì sự trừng phạt dành cho họ càng nặng, và người Muna-fiq (giả tạo đức tin) bị trừng phạt nặng nhất do sự vô đức tin quá lớn của họ và sự nguy hiểm của họ đối với những người Muslim. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ إِنَّ ٱلۡمُنَٰفِقِينَ فِي ٱلدَّرۡكِ ٱلۡأَسۡفَلِ مِنَ ٱلنَّارِ وَلَن تَجِدَ لَهُمۡ نَصِيرًا ١٤٥ ﴾ [سورة النساء: 145]
{Quả thật, những tên giả tạo đức tin sẽ ở tận đáy cùng của hố lửa (Hỏa Ngục) và Ngươi sẽ không tìm được cho chúng một vị cứu tinh nào.} (Chương 4 – Annisa’, câu 145 – 147).
Hỏa Ngục có các vực sâu và vực sâu nhất là ở tận đáy cùng nơi của sự trừng phạt nặng nhất và khắc nghiệt nhất.
Thứ hai: Giáo luật ở cõi trần gian
    Giới luật thứ nhất:
Phải quan niệm và khẳng định rằng tất cả những cộng đồng khác Islam đều là sự vô đức tin, phải tin rằng không có bất kỳ tôn giáo hay tín ngưỡng nào được chấp nhận ở Đời Sau ngoài tôn giáo Islam bởi Allah, Đấng Tối Cao đã phán:
﴿ وَمَن يَبۡتَغِ غَيۡرَ ٱلۡإِسۡلَٰمِ دِينٗا فَلَن يُقۡبَلَ مِنۡهُ وَهُوَ فِي ٱلۡأٓخِرَةِ مِنَ ٱلۡخَٰسِرِينَ ٨٥ ﴾ [سورة آل عمران:85 ]
{Và ai tìm kiếm một tôn giáo nào khác ngoài tôn giáo Islam thì tôn giáo đó của y sẽ không được chấp nhận và vào Ngày Sau y sẽ là đồng bọn của những người thua thiệt} (Chương 3 – Ali ‘Imran, câu 85).
Phải tin rằng tất cả những người không phải Muslim đều là những người vô đức tin cho dù họ có khác nhau về thành phần, và phải tin rằng họ đều lệch lạc. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ أَفَمَن شَرَحَ ٱللَّهُ صَدۡرَهُۥ لِلۡإِسۡلَٰمِ فَهُوَ عَلَىٰ نُورٖ مِّن رَّبِّهِۦۚ فَوَيۡلٞ لِّلۡقَٰسِيَةِ قُلُوبُهُم مِّن ذِكۡرِ ٱللَّهِۚ أُوْلَٰٓئِكَ فِي ضَلَٰلٖ مُّبِينٍ ٢٢  ﴾ [سورة الزمر: 22]
{Phải chăng một người được Allah mở rộng tấm lòng để tiếp thu Islam, rồi bước theo ánh sáng của Thượng Đế của y giống với một người không có đức tin ư? Thật khốn khổ cho những ai mà tấm lòng đã trở thành chai cứng trước Lời nhắc nhở của Allah. Những người đó thực sự là những người đang trong lầm lạc.} (Chương 39 – Azzumar, câu 22).
Phải tin rằng nếu họ chết trong tình trạng vô đức tin sau khi sự kêu gọi đến với Islam đã được truyền tới họ và họ đã được trình bày điều chân lý thì họ là những người của Hỏa Ngục, cho dù họ có là người thuộc dân Kinh sách. Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
« وَالَّذِى نَفْسُ مُحَمَّدٍ بِيَدِهِ لاَ يَسْمَعُ بِى أَحَدٌ مِنْ هَذِهِ الأُمَّةِ يَهُودِىٌّ وَلاَ نَصْرَانِىٌّ ثُمَّ يَمُوتُ وَلَمْ يُؤْمِنْ بِالَّذِى أُرْسِلْتُ بِهِ إِلاَّ كَانَ مِنْ أَصْحَابِ النَّارِ » رواه مسلم.
“Ta thề bởi Đấng nắm lấy linh hồn của Muhammad rằng không một người Do Thái hay một người Thiên Chúa nào từ cộng động đồng này nghe thấy sự kêu gọi của Ta rồi chết trong tình trạng vô đức tin nơi điều Ta mang đến mà không là người bạn của Hỏa Ngục.” (Muslim).
    Giới luật thứ hai:
Bắt buộc không liên can đến họ cũng như tín ngưỡng và tôn giáo của họ, không yêu thương và kết thân với họ bởi vì họ đã phủ nhận và từ chối chân lý của Allah, phủ nhận sứ mạng của vị Nabi cuối cùng. Allah phán:
﴿ قَدۡ كَانَتۡ لَكُمۡ أُسۡوَةٌ حَسَنَةٞ فِيٓ إِبۡرَٰهِيمَ وَٱلَّذِينَ مَعَهُۥٓ إِذۡ قَالُواْ لِقَوۡمِهِمۡ إِنَّا بُرَءَٰٓؤُاْ مِنكُمۡ وَمِمَّا تَعۡبُدُونَ مِن دُونِ ٱللَّهِ كَفَرۡنَا بِكُمۡ وَبَدَا بَيۡنَنَا وَبَيۡنَكُمُ ٱلۡعَدَٰوَةُ وَٱلۡبَغۡضَآءُ أَبَدًا حَتَّىٰ تُؤۡمِنُواْ بِٱللَّهِ وَحۡدَهُۥٓ ﴾ [سورة الممتحنة: 4]
{Chắc chắn có một gương tốt nơi Ibrahim và những ai theo Y để cho các ngươi noi theo khi họ bảo dân của họ: “Chúng tôi vô can đối với quí vị và những tượng vật mà quí vị tôn thờ ngoài Allah và chúng tôi phủ nhận quí vị; giữa chúng tôi và quí vị có một mối hiềm thù kéo dài cho đến lúc quí vị tin tưởng nơi Đấng Allah duy nhất”.} (Chương 60 – Al-Mumtahidah, câu 4).
﴿ يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ لَا تَتَّخِذُواْ ٱلَّذِينَ ٱتَّخَذُواْ دِينَكُمۡ هُزُوٗا وَلَعِبٗا مِّنَ ٱلَّذِينَ أُوتُواْ ٱلۡكِتَٰبَ مِن قَبۡلِكُمۡ وَٱلۡكُفَّارَ أَوۡلِيَآءَۚ وَٱتَّقُواْ ٱللَّهَ إِن كُنتُم مُّؤۡمِنِينَ ٥٧ ﴾ [سورة المائدة: 57]
{Hỡi những người có đức tin, chớ nhận những ai trong số những kẻ đã được ban cho Kinh sách trước các ngươi và những kẻ không có đức tin đã mang đạo giáo của các ngươi ra chế giễu và bỡn cợt làm người đỡ đầu của các ngươi. Và hãy sợ Allah nếu các ngươi thực sự có đức tin.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 57).
﴿ يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ لَا تَتَّخِذُواْ ٱلۡيَهُودَ وَٱلنَّصَٰرَىٰٓ أَوۡلِيَآءَۘ بَعۡضُهُمۡ أَوۡلِيَآءُ بَعۡضٖۚ وَمَن يَتَوَلَّهُم مِّنكُمۡ فَإِنَّهُۥ مِنۡهُمۡۗ إِنَّ ٱللَّهَ لَا يَهۡدِي ٱلۡقَوۡمَ ٱلظَّٰلِمِينَ ٥١﴾ [سورة المائدة: 51]
{Hỡi những người có đức tin, chớ kết thân với người Do thái và tín đồ Thiên Chúa giáo. Họ là đồng minh bảo vệ lẫn nhau. Và ai trong các ngươi quay về kết thân với họ thì là người của họ. Quả thật, Allah không hướng dẫn đám người làm điều sai quấy.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 51).
Sự thù ghét và biểu hiện hiềm khích với họ tùy theo cấp độ sự vô đức tin và sự gây chiến của họ đối với người Muslim.
Ý nghĩa của sự không can hệ là không hài lòng về họ, không hài lòng về tôn giáo và tín ngưỡng của họ; sự thù ghét và hiềm khích là không yêu thương họ trong tình yêu tôn giáo hoặc tình yêu nói chung còn riêng về tình yêu có nguyên nhân đặc biệt như tình yêu cha con, vợ chồng, bạn bè, tình yêu đối với người có phẩm chất đạo đức tốt thì không thuộc ý nghĩa này. Và ý nghĩa của sự thù hằn là không yêu thương họ và không kết thân với họ để giúp đỡ họ chống lại những người Muslim bằng tiền, tính mạng, hoặc lời nói hay hành động.
    Giới luật thứ ba:
Cấm bắt chước và làm theo bất cứ thứ gì đặc trưng của họ dù trong tín ngưỡng như rửa tội cho trẻ con trong nhà thờ hay trong các ngày lễ hội tôn giáo của họ như lễ Giáng sinh hoặc trong các hình thức thờ phượng mà họ có những trang phục dành riêng hoặc tổ chức tiệc tùng như tiệc ăn mừng lễ sinh nhật, lễ kỷ niệm ngày cưới, ... Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ وَلَا تَتَّبِعُوٓاْ أَهۡوَآءَ قَوۡمٖ قَدۡ ضَلُّواْ مِن قَبۡلُ وَأَضَلُّواْ كَثِيرٗا وَضَلُّواْ عَن سَوَآءِ ٱلسَّبِيلِ ٧٧ ﴾ [سورة المائدة: 77]
{Và chớ đi theo đám người đã lệch đạo và dẫn dắt nhiều người lệch đạo trước đây và họ cũng đã lạc khỏi con đường chân lý.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 77).
﴿ يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ لَا تَكُونُواْ كَٱلَّذِينَ كَفَرُواْ وَقَالُواْ لِإِخۡوَٰنِهِمۡ إِذَا ضَرَبُواْ فِي ٱلۡأَرۡضِ أَوۡ كَانُواْ غُزّٗى لَّوۡ كَانُواْ عِندَنَا مَا مَاتُواْ وَمَا قُتِلُواْ لِيَجۡعَلَ ٱللَّهُ ذَٰلِكَ حَسۡرَةٗ فِي قُلُوبِهِمۡۗ وَٱللَّهُ يُحۡيِۦ وَيُمِيتُۗ وَٱللَّهُ بِمَا تَعۡمَلُونَ بَصِيرٞ ١٥٦ ﴾ [سورة آل عمران: 156]
{Hỡi những người có đức tin, các ngươi chớ cư xử như những ai không có đức tin và nói về các anh em đồng đạo của họ khi họ ra đi truyền giáo xa trên mặt đất hoặc ra đi tham chiến: “Giá như họ ở lại với chúng mình thì đâu đến nỗi bị chết hoặc bị giết”. Quả thật, Allah biến điều đó thành một nguồn ân hận trong lòng của họ bởi vì chính Allah là Đấng ban sự sống và làm cho chết. Và Allah thấy rõ những gì các ngươi đã làm.} (Chương 3 – Ali-Imran, câu 156).
Ông Ibnu Umar t thuật lại rằng Nabi e nói:
« مَنْ تَشَبَّهَ بِقَوْمٍ فَهُوَ مِنْهُمْ » رواه أبو داود.
“Ai bắt chước giống một nhóm người nào đó thì y thuộc nhóm người đó” (Hadith do Abu Dawood ghi lại).
    Giới luật những người không phải Muslim trong giáo lý thực hành
    Giới luật trong thờ phượng:
Sự thờ phượng của những người không phải Muslim không có giá trị bởi vì Allah, Đấng Tối Cao đã phán:
﴿ وَمَا مَنَعَهُمۡ أَن تُقۡبَلَ مِنۡهُمۡ نَفَقَٰتُهُمۡ إِلَّآ أَنَّهُمۡ كَفَرُواْ بِٱللَّهِ وَبِرَسُولِهِۦ وَلَا يَأۡتُونَ ٱلصَّلَوٰةَ إِلَّا وَهُمۡ كُسَالَىٰ وَلَا يُنفِقُونَ إِلَّا وَهُمۡ كَٰرِهُونَ ٥٤ ﴾ [سورة التوبة: 54]
{Và lý do mà việc đóng góp của chúng không được chấp nhận là vì chúng đã phủ nhận Allah và Sứ giả của Ngài, chúng đến dâng lễ nguyện Salah một cách uể oải và chúng chỉ chi dùng tài sản cho chính nghĩa của Allah một cách miễn cưỡng.} (Chương 9 – Attawbah, câu 54).
Điều kiện để sự thờ phượng có giá trị là Islam và họ được lệnh phải thờ phượng và họ sẽ bị trừng phạt nếu không thực hiện. Allah phán:
﴿ مَا سَلَكَكُمۡ فِي سَقَرَ ٤٢ قَالُواْ لَمۡ نَكُ مِنَ ٱلۡمُصَلِّينَ ٤٣ وَلَمۡ نَكُ نُطۡعِمُ ٱلۡمِسۡكِينَ ٤٤ ﴾ [سورة المدثر: 42 - 44]
{Điều gì khiến các người phải bị đày trong Hỏa ngục? Những người trong Hỏa ngục đáp: “Bởi vì chúng tôi không dâng lễ nguyện Salah, chúng tôi đã không nuôi ăn giúp đỡ người nghèo.} (Chương 74 – Al-Muddaththir, câu 42 - 44).
Chính vì thế, điều bắt buộc đầu tiên mà người Muslim kêu gọi những người ngoại đạo đến với nó là gia nhập Islam, đó là lời tuyên thệ Shahadah. Đây cũng là điều Nabi e đã dặn dò Mu’azd t khi Người cử ông đến Yemen để kêu gọi người dân ở đó, Người e nói:
« إِنَّكَ تَأْتِى قَوْمًا مِنْ أَهْلِ الْكِتَابِ فَلْيَكُنْ أَوَّلَ مَا تَدْعُوهُمْ إِلَيْهِ إِلَى شَهَادَةِ أَنْ لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللهُ وَأَنَّ مُحَمَّداً رَسُولُ اللهِ » متفق عليه.
“Ngươi hãy đến cộng đồng thuộc người dân Kinh sách, điều đầu tiên ngươi kêu gọi họ đến với nó là lời tuyên thệ Shahadah (chứng nhận): không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah và Muhammad là Thiên sứ của Allah” (Hadith do Albukhari và Muslim ghi lại).
    Giới luật trong tẩy rửa Taha-rah và lễ nguyện Salah
•    Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ إِنَّمَا ٱلۡمُشۡرِكُونَ نَجَسٞ ﴾ [سورة التوبة: 28]
{Quả thật, những người thờ đa thần là những người Najis (không được trong sạch).} (Chương 9 – Attawbah, câu 28).
Câu nói hợp lý nhất về ý nghĩa Najis (không trong sạch) ở đây là chỉ mang tính nội dung tức sự ô uế của vô đức tin chứ không phải sự ô uế và dơ bẩn hình thể. Do đó, được phép cưới những phụ nữ thuộc dân Kinh sách, được phép bắt tay với những người ngoại đạo khi họ bắt đầu trước, được phép mặc quần áo mà họ dệt may, ngay cả những quần áo họ mặc miễn sao không dính những thứ Najis, quân áo của họ cũng giống như quần áo của những người Muslim.
•    Các vật dụng (chén, bát, đĩa, nồi, soong, chảo, ..) của những người không phải Muslim không nằm ngoài hai trường hợp sau:
-    Trường hợp thứ nhất: Những vật dụng đó được làm từ những vật liệu Haram chẳng hạn như da chó, da lợn, vàng và bạc, hoặc là của trộm thì không được phép dùng.
-    Trường hợp thứ hai: Những vật dụng đó được làm từ những vật liệu Tahir (sạch) được phép chẳng hạn như đá, gỗ, thủy tinh, sắt, và những kim loại khác. Nếu người Muslim mua mới các vật dụng này thì được phép dùng còn nếu như các vật dụng này đã được những người ngoại đạo sử dụng trong việc nấu nướng và ăn uống thì lại có ba trường hợp:
+ Người Muslim có sự chắc chắn rằng những vật dụng đó không được họ dùng để ăn uống những thức ăn và đồ uống Haram thì được phép dùng ngay không cần phải rửa. Bằng chứng cho điều này là Hadith được Jabir bin Abdullah t thuật lại: “Chúng tôi đi chinh chiến cùng với Thiên sứ của Allah e, chúng tôi có được các vật dụng (chén, bát, đĩa, lý, tách, ..) của những người thờ đa thần, tôi đã cho họ (các vị Sahabah đi cùng) uống bằng các vật dụng đó và chúng tôi thoải mái dùng chúng, và điều đó không làm cho họ e ngại gì cả” (Hadith do Ahmad và Abu Dawood ghi lại).
+ Người Muslim có sự chắc chắn rằng họ đã dùng những vật dụng đó trong việc nấu ăn và đựng đồ uống Haram. Trong trường hợp này, nếu người Muslim tìm thấy các vật dụng khác thì không được phép dùng những vật dụng đó của họ, còn nếu như y không tìm thấy các vật dụng khác thì hãy rửa các vật dụng đó của họ để tẩy sạch những thứ Haram rồi dùng. Bằng chứng cho điều này là Hadith được Abu Tha’labah Al-Khushani thuật lại rằng ông đã hỏi Thiên sứ của Allah e: “Thưa Thiên sứ của Allah, chúng tôi sống ở vùng đất của người dân Kinh sách, vậy chúng tôi có được phép ăn từ các vật dụng ăn uống của họ không?”. Thiên sứ của Allah e nói:
« إِنْ وَجَدْتُمْ غَيْرَهَا فَلاَ تَأْكُلُوا فِيهَا ، وَإِنْ لَمْ تَجِدُوا فَاغْسِلُوهَا وَكُلُوا فِيهَا » رواه البخاري.
“Nếu các người tìm thấy các vật dụng ăn uống khác ngoài những vật dụng đó thì các người chớ ăn từ các vật dụng đó, còn nếu các người không tìm thấy thì các ngươi hãy rửa các vật dụng đó và dùng” (Albukhari).
+ Người Muslim không có sự chắc chắn thì hãy rửa các vật dụng đó trước khi dùng.
Dựa theo lý vừa nêu trên thì người Muslim được phép dâng lễ nguyện Salah trong các sản phẩm của những người ngoại đạo từ quần áo, tấm trải thuộc những thứ Tahir và được phép dùng.
•    Một khi khi gia nhập Islam thì nên tắm, bằng chứng cho điều này là Hadith được ghi lại rằng Qais bin A’sim gia nhập Islam, Nabi e đã bảo ông tắm bằng nước và lá táo. (Hadith được ghi lại bởi Abu Dawood, Tirmizhi, Annasa-i và Ahmad). Còn trong Muslim thì ghi rằng ông đã bắt vợ của ông thuộc người dân Kinh sách phải tắm sau khi đã sạch kinh nguyệt và máu hậu sản và phải tẩy rửa Najis chẳng hạn như nước tiểu.
•    Bắt buộc người không phải Muslim khi vào Islam thì phải thực hiện phẫu thuật cắt da qui đầu cho dù đã lớn tuổi trừ phi y lo sợ chết hoặc bệnh cho bản thân mình thì lúc bấy giờ không còn bắt buộc nữa, bởi vì cắt da qui đầu là Sunnah của các vị Thiên sứ của Allah, quả Nabi Ibrahim u đã cắt da qui đầu lúc Người tám mươi tuổi.
•    Không được phép dâng lễ nguyện Salah tại những nơi thờ phượng của những người ngoại đạo chẳng hạn như nhà thờ (Thiên Chúa giáo, Do thái), chùa chiền, .. trừ trường hợp không tìm thấy một nơi nào khác để người Muslim dâng lễ nguyện Salah chẳng hạn như y bị giam cầm trong đó thì được phép dâng lễ nguyện Salah ở tại nơi đó, nhưng nếu y có thể tẩy xóa và làm mất đi các tranh ảnh và những vật thờ phượng trong đó thì hãy làm hoặc hãy dâng lễ nguyện sao cho tranh ảnh và các vật thờ phượng không ơ phía trước mặt.
•    Người ngoại đạo không được phép vào Masjid Al-Haram, đó là Haram ở Makkah mà Allah đã ban cho nơi ấy sự thiêng liêng. Những người ngoại đạo không được phép vào Masjid Al-Haram dưới mọi tình huống cho dù có sự cho phép của những người Muslim hoặc vì nhu cầu cần thiết nào đó hoặc với ý nghĩa để cảm hóa trái tim của họ hướng về Islam.
Còn đối với các Masjid khác thì có sự bất đồng quan điểm giữa các học giả, quan điểm hợp lý nhất là được phép nếu có nhu cầu cần thiết hoặc để cải thiện sự việc. Bằng chứng cho điều này là những người ngoại đạo đã từng vào gặp Nabi e trong Masjid Madinah và Người đã không ngăn cấm họ, hơn nữa Người còn giam Thama-mah bin Athaal trong Masjid Madinah trước khi vị Sahabah t này gia nhập Islam.
•     Không được phép để người ngoại đạo lấy quyển Qur’an dù tặng hay bán hoặc mượn bởi vì họ là những người không có đức tin, họ sẽ xúc phạm đến quyển kinh Qur’an; và cũng không được phép để họ sờ chạm vào Nó bởi Allah đã phán:
﴿ إِنَّمَا ٱلۡمُشۡرِكُونَ نَجَسٞ ﴾ [سورة التوبة: 28]
{Quả thật, những người thờ đa thần là những người Najis (không được trong sạch).} (Chương 9 – Attawbah, câu 28).
Tuy nhiên, được phép đưa cho họ những bản dịch ý nghĩa nội dung Kinh Qur’an nếu họ là những người có hy vọng sẽ vào Islam và không sợ họ xúc phạm đến bản dịch hoặc dùng nó để gây chuyện không tốt lành cho Islam và những người Muslim.
•    Người Muslim được phép thăm viếng người ngoại đạo khi họ bệnh. Nabi e đã từng thăm viếng người láng giềng Do Thái và cầu nguyện cho y được khỏi bệnh nhưng không cầu nguyện ân phước và sự tha thứ. Tương tự, người bác sĩ, thầy thuốc Muslim được phép chữa bệnh cho người ngoại đạo, được phép đọc Qur’an để chữa bệnh cho họ. Bằng chứng là Hadith được ghi lại bởi Albukhari và Muslim qua lời thuật của Abu Saeed Alkhudri t về câu chuyện của các vị Sahabah đã dùng Qur’an chữa vết thương cho một ông trưởng làng khi ông bị bò cạp đốt, họ đã đọc bài Fatihah để điều trị cho ông ta, Thiên sứ của Allah e đã xác nhận việc làm của họ là đúng.
Một số học giả nói rằng người Muslim được phép đến chia buồn người ngoại đạo khi họ có người thân chết. Chỉ được phép nói lời chia buồn chẳng hạn như Allah sẽ bù lại điều tốt lành khác ông (anh, ..) chứ không được cầu xin ân phước và lòng khoan dung nơi Allah cho họ. Người Muslim nên định tâm việc làm đó là vì để cảm hóa trái tim của người ngoại đạo đến với Islam, cũng giống như người Muslim được phép đi viếng mộ của người ngoại đạo để tự nhắc nhở mình về cái chết nhưng không chào Salam đến họ và cũng không cầu nguyện cho họ hay cầu xin tha thứ cho họ. Bằng chứng cho điều này là Hadith do Muslim ghi lại: Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
« اسْتَأْذَنْتُ رَبِّى أَنْ أَسْتَغْفِرَ لأُمِّى فَلَمْ يَأْذَنْ لِى وَاسْتَأْذَنْتُهُ أَنْ أَزُورَ قَبْرَهَا فَأَذِنَ لِى » رواه مسلم.
“Ta đã xin phép Thượng Đế của Ta cho Ta được cầu xin tha thứ cho mẹ của Ta nhưng Ngài không cho phép; Ta xin phép Ngài cho ta được viếng thăm mộ của mẹ Ta thì Ngài cho phép” (Muslim: 3/65).
Người Muslim không được phép tắm, liệm cho người chết không phải Muslim bởi vì Thiên sứ của Allah e đã chôn những xác chết của những người thờ đa thần trong trận chiến Badr ở một thung lũng mà không có tắm và liệm.
Người Muslim không được phép dâng lễ nguyện Salah cho người chết không phải Muslim bởi Allah đã phán với vị Nabi của Ngài e:
﴿ وَلَا تُصَلِّ عَلَىٰٓ أَحَدٖ مِّنۡهُم مَّاتَ أَبَدٗا وَلَا تَقُمۡ عَلَىٰ قَبۡرِهِۦٓۖ إِنَّهُمۡ كَفَرُواْ بِٱللَّهِ وَرَسُولِهِۦ وَمَاتُواْ وَهُمۡ فَٰسِقُونَ ٨٤ ﴾ [سورة التوبة: 84]
{Và chớ bao giờ dâng lễ nguyện Salah cho bất cứ người nào chết đi trong bọn chúng và chớ đứng gần ngôi mộ của hắn. Quả thật, chúng đã phủ nhận Allah và Sứ Giả của Ngài và chúng chết trong tình trạng phản nghịch.} (Chương 9 – Attawbah, câu 84).
Không được phép cầu nguyện sự tha thứ và khoan dung cho người chết ngoại đạo bởi Allah, Đấng Tối Cao đã phán:
﴿ مَا كَانَ لِلنَّبِيِّ وَٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ أَن يَسۡتَغۡفِرُواْ لِلۡمُشۡرِكِينَ وَلَوۡ كَانُوٓاْ أُوْلِي قُرۡبَىٰ مِنۢ بَعۡدِ مَا تَبَيَّنَ لَهُمۡ أَنَّهُمۡ أَصۡحَٰبُ ٱلۡجَحِيمِ ١١٣ وَمَا كَانَ ٱسۡتِغۡفَارُ إِبۡرَٰهِيمَ لِأَبِيهِ إِلَّا عَن مَّوۡعِدَةٖ وَعَدَهَآ إِيَّاهُ فَلَمَّا تَبَيَّنَ لَهُۥٓ أَنَّهُۥ عَدُوّٞ لِّلَّهِ تَبَرَّأَ مِنۡهُۚ إِنَّ إِبۡرَٰهِيمَ لَأَوَّٰهٌ حَلِيمٞ ١١٤ ﴾ [سورة التوبة: 113]
{Nabi và những người có đức tin không được phép xin (Allah) tha thứ cho những người dân đa thần dù đó là bà con ruột thịt của họ đi chăng nữa sau khi đã rõ rằng họ là những người bạn của Hỏa ngục. Và Ibrahim cầu xin (Allah) tha thứ cho người cha của mình là do lời hứa mà Y đã hứa với người cha. Nhưng khi thấy rõ người cha của mình là một kẻ thù của Allah thì Y đoạn tuyệt với ông. Quả thật, Ibrahim là một người con có hiếu và hằng chịu đựng.} (Chương 9 – Attawbah, câu 113).
Người Muslim không được phép chôn cất người không phải Muslim giống như cách chôn cất đối với người Muslim, nếu người chết ngoại đạo không có người thân nào chôn cất y thì người Muslim cứ chôn đại xuống đất để khỏi gây hại đến môi trường. Tương tự, người Muslim không được phép tham gia đưa tiễn, khiêng, chôn cất người chết không phải Muslim nếu y đã có người thân thích lo liệu bởi Allah đã phán {...và chớ đứng gần ngôi mộ của hắn...} (Chương 9 – Attawbah, câu 84).
Không được phép chôn cất người không phải Muslim tại khu chôn cất của người Muslim mà phải chôn họ tại những nơi của họ bởi Thiên sứ của Allah e đã hành động như thế và tất cả những người Muslim đều đồng thuận điều này.
Trừ trường hợp người phụ nữ chết là người của dân Kinh sách, chồng của cô ta là người Muslim và cô ta có mang thai với anh ta và bào thai đã trên ba tháng tuổi thì được phép chôn cất cô ta tại khu chôn chất dành cho người Muslim. Khi chôn hãy đặt lưng cô ta hướng về Qiblah để mặt của bào thai hướng về Qiblah. Vì bào thai là Muslim do cha nó là người Muslim nên phải chôn nơi chôn cất của người Muslim, không được phép chôn ơ nơi chôn cất của người ngoại đạo.
    Giới luật trong Zakah:
•    Không được phép đưa tiền, đồ Zakah và Zakah Fitri cho người ngoại đạo bởi Thiên sứ của Allah e đã nói với Mu’azd khi Người cử ông đến Yemen:
« فَأَعْلِمْهُمْ أَنَّ اللهَ افْتَرَضَ عَلَيْهِمْ صَدَقَةً فِى أَمْوَالِهِمْ ، تُؤْخَذُ مِنْ أَغْنِيَائِهِمْ وَتُرَدُّ عَلَى فُقَرَائِهِمْ » متفق عليه.
“Ngươi hãy cho họ biết rằng Allah đã sắc lệnh cho họ phải bố thí tài sản của họ, phần tài sản đó lấy từ những người giàu  trong số họ mang cho những nghèo trong số họ” (Albukhari, Muslim).
Có nghĩa là những người giàu và những người nghèo trong số những người Muslim. Như vậy không được phép đưa của Zakah cho người ngoài đạo trừ trường hợp người ngoại đạo thuộc thành phần mà người Muslim muốn cảm hóa trái tim họ hướng đến Islam, hoặc những người mà khi đưa cho họ của Zakah sẽ mang lại sự cải thiện tốt đẹp hoặc đẩy lùi điều xấu cho người Muslim. Allah, Đấng Tối Cao đã phán:
﴿ إِنَّمَا ٱلصَّدَقَٰتُ لِلۡفُقَرَآءِ وَٱلۡمَسَٰكِينِ وَٱلۡعَٰمِلِينَ عَلَيۡهَا وَٱلۡمُؤَلَّفَةِ قُلُوبُهُمۡ وَفِي ٱلرِّقَابِ وَٱلۡغَٰرِمِينَ وَفِي سَبِيلِ ٱللَّهِ وَٱبۡنِ ٱلسَّبِيلِۖ ﴾  [سورة التوبة: 60]
{Thật ra, của bố thí chỉ dành cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người thu và quản lý của bố thí, người Muallaf (mới gia nhập Islam hay người có thiện chí muốn vào Islam), người bị giam cầm (nô lệ hay tù binh chiến tranh), người mắc nợ, con đường phục vụ chính nghĩa của Allah và người lỡ đường.} (Chương 9 – Attawbah, câu 60).
•    Người Muslim được phép bố thí cho người ngoại đạo nếu như người ngoại đạo đó không phải là những người giao chiến với Islam; được phép di chúc cho họ, biếu tặng họ, giúp đỡ và hỗ trợ cho họ. Bởi vì đó là hành động từ thiện tốt đẹp được phép dành cho họ như Allah, Đấng Tối Cao đã phán:
﴿ لَّا يَنۡهَىٰكُمُ ٱللَّهُ عَنِ ٱلَّذِينَ لَمۡ يُقَٰتِلُوكُمۡ فِي ٱلدِّينِ وَلَمۡ يُخۡرِجُوكُم مِّن دِيَٰرِكُمۡ أَن تَبَرُّوهُمۡ وَتُقۡسِطُوٓاْ إِلَيۡهِمۡۚ إِنَّ ٱللَّهَ يُحِبُّ ٱلۡمُقۡسِطِينَ﴾ [سورةالممتحنة: 8]
{Allah không ngăn cấm các ngươi đối xử tử tế và công bằng với những ai đã không giao chiến với các ngươi và không trục xuất các ngươi ra khỏi nhà của các ngươi, bởi vì Allah yêu thương những người công bằng.} (Chương 60 – Al-Mumtahidah, câu 8).
Và Thiên sứ của Allah e đã nói với ý nghĩa tổng quát:
« فِى كُلِّ كَبِدٍ رَطْبَةٍ أَجْرٌ » رواه البخاري ومسلم.
“Ở tất cả lá gan ướt (động vật) đều có ân phước” (Albukhari và Muslim).
Bà Asma’  con gái Abu Bakr Assiddeeq t có người mẹ là người thờ đa thần, có lần người mẹ của bà tìm đến bà, bà xin phép Thiên sứ của Allah e cho bà được bố thí cho mẹ mình thì Người đã cho phép. Tương tự, Umar t đã tặng chiếc áo choàng Hilah từ tơ lụa cho người anh em thờ đa thần của ông. Tuy nhiên, không được biếu tặng một thứ gì đó mà giáo lý cấm trong một trường hợp nào đó, thí dụ như không được biếu tặng nhân dịp lễ hội tôn giáo của họ.
Người Muslim được phép nhận quà biếu tặng từ những người ngoại đạo khi nào đố biếu tặng đó là những thứ không bị nghiêm cấm trong Islam. Quả thật, Thiên sứ của Allah e đã nhận quà biếu từ Al-Maquqis và ông ta không phải là người Muslim.
    Giới luật trong Jihad:
•    Thứ nhất: Người ngoại đạo được phép giao chiến hoặc không được phép giao chiến với họ có hai nhóm
-    Nhóm thứ nhất: Những người được phép giao chiến với họ, là những người không có bất cứ hiệp ước nào với những người Muslim và họ đe dọa đến sự an toàn của người Muslim. Islam qui định được phép chinh chiến với họ tùy theo khả năng. Có thể sự chinh chiến trở thành nghĩa vụ bắt buộc đối với từng cá nhân tín đồ Muslim khi nào họ xâm chiếm xứ sở của người Muslim để cai trị hoặc khi nào họ giết chóc người Muslim và cướp bóc tài sản của họ. Khi đó, bắt buộc mỗi tín đồ Muslim của quốc gia đó phải chinh chiến với họ. Nếu những người ngoại đạo này xâm hại đến một quốc gia Muslim nào khác thì những người Muslim của quốc gia này phải hỗ trợ và giúp đỡ các quốc gia Muslim đó binh lính, tài sản và vũ khí, bởi Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ وَإِنِ ٱسۡتَنصَرُوكُمۡ فِي ٱلدِّينِ فَعَلَيۡكُمُ ٱلنَّصۡرُ  ﴾ [سورة الأنفال: 72]
{Và nếu vì tôn giáo, họ yêu cầu các ngươi giúp đỡ họ thì các ngươi phải có nghĩa vụ giúp đỡ họ.} (Chương 8 – Al-Anfal, câu 72).
Có lúc, việc chinh chiến với những nhóm người ngoại đạo này là nghĩa vụ bắt buộc cho tập thể tức chỉ cần một số đứng lên chinh chiến thì những người còn lại đã hết nghĩa vụ. Trường hợp này khi nào những người ngoại đạo ngăn cấm không cho sự truyền bá Islam đến với quốc gia của họ hoặc họ nghiêm cấm người dân của họ gia nhập Islam thì lúc bấy giờ những người Muslim có sức mạnh phải đứng lên chinh chiến với họ. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ وَقَٰتِلُوهُمۡ حَتَّىٰ لَا تَكُونَ فِتۡنَةٞ وَيَكُونَ ٱلدِّينُ لِلَّهِۖ فَإِنِ ٱنتَهَوۡاْ فَلَا عُدۡوَٰنَ إِلَّا عَلَى ٱلظَّٰلِمِينَ ١٩٣ ﴾ [سورة البقرة: 193]
{Và các ngươi hãy tiếp tục chiến đấu với chúng cho đến khi nào chúng thôi quấy nhiễu và để tôn giáo được hướng về Allah một cách hoàn toàn. Do đó, khi nào chúng đã ngưng chiến thì các ngươi chớ gây hận thù với chúng nữa trừ phi có kẻ làm điều sai quấy.} (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 193).
Còn các trường hợp khác còn lại trong việc đánh chiến với những người ngoại đạo mang tính khuyến khích; nhưng không được phép gây chiến với họ trước cho đến khi nào đã kêu gọi họ đến với Islam, nếu họ từ chối thì phải kêu gọi họ đến với sự hòa bình và chấp nhận đóng thuế cho người Musim, còn nếu họ từ chối thì được phép đánh chiến với họ.
-    Nhóm thứ hai: Những người không được phép chinh chiến với họ, họ là những người có sự thỏa hiệp, không gây bất an cho người Muslim và họ không vi phạm hiệp ước. Nhóm người này gồm có ba thành phần:
1.    Ahlul-Zdimmah: là những người sống trong quốc gia Islam, họ chập thuận với giáo luật của Islam và họ phải đóng thuế. Nhiều học giả cho rằng không được phép chấp thuận ai khác ngoài dân Kinh sách và Bái Hỏa giáo làm Ahlu-Zdimmah, một số học giả thì thấy rằng được phép chấp thuận Ahlul-Zdimmah đối với tất cả mọi người ngoại đạo. Quan điểm thứ hai có lý hơn bởi Allah đã phán:
﴿ لَآ إِكۡرَاهَ فِي ٱلدِّينِۖ ﴾  [سورة البقرة : 256]
{Không có sự cưởng ép tín ngưỡng trong tôn giáo.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 256).
2.    Al-Mua’hidun: là những người sống trong quốc gia không phải Islam có hiệp ước hòa bình không chiến tranh với những người Muslim.
3.    Al-Musta’minun: là những người sống trong quốc gia không phải Islam đang giao chiến với những người Muslim nhưng được vị Imam của những người Muslim đồng ý cho phép họ ra vào đất nước của Islam một cách an toàn, dù họ là dân Kinh sách hay những người ngoại đạo khác.
Giới luật cho ba thành phần nói trên đều như nhau, người Muslim không được phép xâm hại đến tính mạng và tài sản của họ, bởi Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ قَٰتِلُواْ ٱلَّذِينَ لَا يُؤۡمِنُونَ بِٱللَّهِ وَلَا بِٱلۡيَوۡمِ ٱلۡأٓخِرِ وَلَا يُحَرِّمُونَ مَا حَرَّمَ ٱللَّهُ وَرَسُولُهُۥ وَلَا يَدِينُونَ دِينَ ٱلۡحَقِّ مِنَ ٱلَّذِينَ أُوتُواْ ٱلۡكِتَٰبَ حَتَّىٰ يُعۡطُواْ ٱلۡجِزۡيَةَ عَن يَدٖ وَهُمۡ صَٰغِرُونَ ٢٩ ﴾ [سورة ا لتوبة: 29]
{Hãy chiến đấu với những ai không tin nơi Allah và nơi Ngày Sau, những kẻ đã không tôn trọng các giới cấm mà Allah và Sứ giả của Ngài đã cấm, không chấp nhận tôn giáo chân lý trong số những ai đã được ban cho Kinh sách cho đến khi chúng chịu thần phục và tự tay chịu trả thuế.} (Chương 9 – Attawbah, câu 29).
﴿ وَإِنۡ أَحَدٞ مِّنَ ٱلۡمُشۡرِكِينَ ٱسۡتَجَارَكَ فَأَجِرۡهُ حَتَّىٰ يَسۡمَعَ كَلَٰمَ ٱللَّهِ ثُمَّ أَبۡلِغۡهُ مَأۡمَنَهُۥۚ ﴾ [سورة  التوبة: 6]
{Và nếu có một người dân đa thần nào đến xin Ngươi chỗ tị nạn thì hãy che chở giúp y mãi cho đến khi y thấm nhuần lời phán của Allah rồi hộ tống y đến một nơi an toàn.} (Chương 9 – Attawbah, câu 6).
Islam khuyến khích người Muslim quan hệ và cư xử tử tế và công bằng với những người này để cảm hóa trái tim họ hướng về Islam.
Người Muslim có nhiệm vụ phải bảo vệ tính mạng và tài sản của họ khi mà họ vẫn còn nằm trong sự thỏa hiệp với người Muslim khỏi kẻ gây thù hằn cho họ, cho dù kẻ gây thù hằn cho họ là những người thuộc thành phần của họ hay thuộc những người Muslim hoặc thuộc những người tham chiến. Thiên sứ của Allah e nói:
« إِنَّمَا بَذَلُوْا الْجِزْيَةَ لِتَكُوْنَ أَمْوَالَهُمْ كَأَمْوَالِنَا وَدِمَاؤُهُمْ كَدِمَائِنَا »
“Quả thật, họ đóng thuế là chỉ để tài sản của họ giống như tài sản của chúng ta và tính mạng của họ giống như tính mạng của chúng ta”.
Người Muslim có nghĩa vụ dùng tiền chuộc những người này nếu họ bị bắt làm tù binh bởi vì họ nằm dưới quyền bảo hộ của người Muslim.
Khi nào người Muslim lo ngại những người Al-Mu’hidun và Al-Musta’minun vi phạm sự thỏa hiệp thì được phép thông báo hủy hiệp ước với họ rồi được phép chinh chiến với họ, bởi Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ وَإِمَّا تَخَافَنَّ مِن قَوۡمٍ خِيَانَةٗ فَٱنۢبِذۡ إِلَيۡهِمۡ عَلَىٰ سَوَآءٍۚ إِنَّ ٱللَّهَ لَا يُحِبُّ ٱلۡخَآئِنِينَ ٥٨ ﴾ [سورة الأنفال: 58]
{Và nếu Ngươi (Muhammad) sợ đám người nào bội ước thì Ngươi hãy ném trả lại chúng (giao ước của chúng) để được ngang bằng nhau bởi lẽ Allah không yêu thương những kẻ phản bội.} (Chương 8 – Al-Anfal, câu 58).
Và khi nào họ bội ước thì được phép chinh chiến với họ chứ không cần phải thông báo hủy hiệp ước với họ bởi vì sự bội ước đã xảy ra từ phía họ giống như Thiên sứ của Allah e đã đánh Quraish mà không cần tuyên bố hủy hiệp ước với họ vì họ đã bội ước và vi phạp sự thỏa hiệp. Đó là năm chinh phục Makkah. Còn đối với Ahlul-Zdimmah thì không được phép hủy hiệp ước với họ mà cho đến khi nào họ thực sự đã bội ước bởi vì họ nằm dưới quyền kiểm soát của chúng ta cho nên nỗi lo cho sự nguy hại đến từ họ ít hơn những ai khác họ. Khi nào họ thực sự đã bội ước thì lúc bấy giờ người Muslim được phép chạm đến tính mạng và tài sản của họ, một sự đáp trả thỏa đáng cho sự bội ước của họ. Sự bội ước của họ được diễn ra bởi những điều làm trái với qui chế hiệp ước chẳng hạn như họ xúc phạm Allah, hoặc xúc phạm Thiên sứ của Ngài, hoặc xúc phạm tôn giáo Islam, hoặc chế giễu nhạo báng một điều gì đó, hoặc quan hệ Zinah (gian dâm) với người phụ nữ Muslim hoặc giúp những người ngoại đạo chống phá những người Muslim hoặc làm gián điệp theo dõi những người Muslim, ...
Còn đối với những người Murtad (bị trục xuất khỏi Islam) thì khi nào đã xác định rõ ràng họ đã bị trục xuất khỏi Islam thì cho họ thời gian ba ngày để sám hối quay lại, nếu họ quay lại sám hối thì chấp nhận họ còn không thì phải áp dùng án hình đối với họ, đó là xử tử họ.
Còn đối với những người Muna-fiq (giả tạo đức tin) thì chúng ta đối xử với họ như đối xử với những người Muslim ở bề ngoài, và một trong những biểu hiện rõ rệt nhất của sự giả tạo đức tin là họ làm những điều khiến họ bị trục xuất khỏi Islam. Và nếu trong trường hợp như thế thì xử trí họ giống như những người Murtad.
•    Thứ hai: Khi người Muslim phải chinh chiến với những người ngoại đạo do những nguyên nhận được qui định theo giáo lý Islam thì cuộc đánh chiến có những qui chế mà người Muslim cần phải tuân thủ:
1.    Không giết phụ nữ, trẻ con, người già, những tu sĩ, mục sư khi họ không tham gia đanh chiến.
2.    Không được hành hạ, không được thiêu đốt họ trừ phi để đáp trả lại những gì họ đã làm như Allah đã phán:
﴿ وَجَزَٰٓؤُاْ سَيِّئَةٖ سَيِّئَةٞ مِّثۡلُهَاۖ ﴾ [سورة الشورى: 40]
{Trả oán bằng cái oán tương tự. } (Chương 42 – Ash-Shura, câu 40).
3.    Thực hiện đúng hiệp ước, không bội ước và gian trá.
Bằng chứng cho những qui chế trên là Hadith được thuật lại bởi Buraidah rằng Thiên sứ của Allah e nói:
« اغْزُوا وَلاَ تَغُلُّوا وَلاَ تَغْدِرُوا وَلاَ تُمَثِّلُوا وَلاَ تَقْتُلُوا وَلِيدًا » رواه مسلم.
“Các ngươi hãy chinh chiến nhưng chớ đừng thái quá, đừng bội ước, đừng hành hạ và đừng giết trẻ con” (Muslim).
Một Hadith khác, ông Ibnu Umar t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nhìn thấy xác một phụ nữ bị giết trong một số trận chiến thì Người giận dữ và cấm không cho phép giết phụ nữ và trẻ con. (Theo Albukhari và Muslim ghi lại).
•    Thứ ba: Bắt buộc người Muslim phải rời bỏ xứ sở của những người ngoại đạo mà di cư đến xứ sở Islam trong các điều kiện sau:
    Người Muslim không thể thể hiện các nghi thức và biểu hiệu của tôn giáo trong xứ của người ngoại đạo hoặc lo sợ cho sự an nguy của bản thân, con cái và người thân.
    Người Muslim có khả năng và điều kiện cho cuộc dời cư.
    Có xứ sở Islam để người Muslim đó định cư và thực hiện bổn phận tôn giáo.
Nếu thiếu một trong ba điều kiện trên thì người Muslim không bắt buộc phải di cư, mà trở thành việc làm khuyến khích.
•    Thứ tư: Giới luật định cư của người Muslim tại đất nước không phải Islam có sự khác nhau tùy theo tình trạng quan hệ của người Muslim đối với đất nước đó
o    Dạng thứ nhất: Người Muslim định cự tại quốc gia không phải Islam như một công dân chính thức, y mang quốc tịch của quốc gia đó thì được phép định cư ở đất nước đó nếu như thiếu một trong ba điều kiện phải di cư được nói trong mục thứ ba.
o    Dạng thứ hai: Người Muslim không phải là công dân của quốc gia đó nhưng y chỉ muốn rời bỏ các xứ sở Islam. Đây là điều không được phép nếu dựa theo căn nguyên của giáo lý bởi Thiên sứ của Allah e nói:
« أَنَا بَرِيءٌ مِنْ كُلِّ مُسْلِمٍ يُقِيمُ بَيْنَ أَظْهُرِ الْمُشْرِكِينَ » رواه أبو داود وصححه الباني.
“Ta không liên can với bất kỳ người Muslim nào sống giữa những người thờ đa thần” (Hadith do Abu Dawood ghi lại và được Sheikh Albani xác nhận Sahih).
Bởi lẽ người Muslim sống trong quốc gia không phải Islam là điều mạo hiểm cho tôn giáo của y. Tuy nhiên, vẫn được phép sống ở các xứ sở của người ngoại đạo khi nào đảm bảo các điều kiện sau:
1.    Có lý do chính đáng theo giáo lý, đó là có nhu cầu cần phải di cư chẳng hạn như người Muslim lo sợ cho tôn giáo, tài sản, tính mạng và người thân của y khi sống trong xứ gốc của mình nhưng lại không tìm thấy một đất nước Islam nào đón nhận ngoại trừ những quốc gia không phải Islam và y tìm thấy sự an toàn trong các quốc gia đó; hoặc y đến các quốc gia không phải Islam vì mục đích chữa bệnh, kinh doanh, lao động hoặc học tập bởi vì trong quốc gia Islam không đáp ứng đủ các những nhu cầu đó.
2.    Định tâm sinh sống tạm thời ở quốc gia của những người ngoại đạo cho đến khi hoàn toàn chấm dứt những nhu cầu cần thiết. Không được phép định tâm sống luôn ở quốc gia của những người ngoại đạo bởi vì việc dời cư từ đất nước Islam để đến sống luôn ở đất nước không phải Islam là điều đi ngược lại với qui định của giáo lý Islam rằng bắt buộc phải rời bỏ vùng đất của những người ngoại đạo đến với vùng đất Islam.
3.    Quốc gia không phải Islam mà y muốn định cư không phải là quốc gia đang gây chiến với những người Muslim.
4.    Tự do hành đạo và duy trì tôn giáo trong quốc gia của những người ngoại đạo và được đảm bảo an toàn về tính mạng, tài sản và người thân con cái; được tự do học tập và trau dồi và truyền dạy kiến thức tôn giáo.
5.    Vẫn luôn ủng hộ và bảo vệ tôn giáo cũng như ủng hộ và đồng minh với các đồng đạo Muslim.
Khi nào hội đủ các điều kiện này thì người Muslim được phép định cư tại xứ sở của những người ngoại đạo, được phép nhập tịch tại quốc gia đó nếu như việc nhập tịch mang lại nhiều lợi ích tốt đẹp.
•    Thứ năm: Giới luật đánh chiến với người ngoại đạo khác nhau tuỳ theo mục tiêu chiến đấu, và mục tiêu chiến đấu không nằm ngoài một trong hai phía:
    Thứ nhất: Phía Islam – dù cá nhân, tổ chức hay quốc gia – cuộc chiến bắt đầu từ phía những người không phải Islam thì người Muslim không được phép tham gia với họ, trái lại họ phải có nghĩa vụ hoặc ủng hộ và giúp đỡ những người Muslim chống lại họ tùy theo tình huống và khả năng.
Nếu phía Islam là bên khởi chiến nhưng không phải là kẻ gây hấn thì người Muslim không được phép tiếp tay bên những người không phải Islam và cũng không được phép đánh chống lại những người ngoại đạo đó nếu giữa y và họ có sự thỏa hiệp bởi Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ وَإِنِ ٱسۡتَنصَرُوكُمۡ فِي ٱلدِّينِ فَعَلَيۡكُمُ ٱلنَّصۡرُ إِلَّا عَلَىٰ قَوۡمِۢ بَيۡنَكُمۡ وَبَيۡنَهُم مِّيثَٰقٞۗ ﴾ [سورة الأنفال: 72]
{Và nếu vì tôn giáo, họ yêu cầu các ngươi giúp đỡ họ thì các ngươi phải có nghĩa vụ giúp đỡ họ, ngoại trừ đối với đám người mà giữa họ và các ngươi đã ký một thỏa hiệp.} (Chương 8 – Al-Anfal, câu 72).
Còn nếu giữa y và họ không có sự giao ước nào thì giáo lý qui định cho y phải chiến đấu cùng với những người Muslim hoặc là bắt buộc hoặc là khuyến khích tùy theo tình huống và khả năng.
Nếu phía Islam là bên gây hấn và người Muslim có khả năng đòi lại quyền công bằng cho bên không phải Islam mà không cần dùng đến vũ lực thì hãy làm, còn không thì chỉ được phép giải hòa và ngăn cuộc chiến giữa hai bên, chứ không được phép giúp đỡ và ủng hộ bất kỳ bên nào.
    Thứ hai: Phía bên không phải Islam, không nằm ngoài hai tình huống:
1.    Giữa người Muslim và bên không phải Islam này có sự thỏa hiệp thì y không được phép đánh chiến với họ, cho dù việc đánh chiến với họ là do sự bất công của họ; mục đích để thực hiện sự giao ước.
2.    Giữa y và bên không phải Islam không có sự thỏa hiệp, nếu đánh chiến với họ là bất công thì không được phép đánh bởi vì không được phép giúp người bất công làm điều bất công, nếu người Muslim là kẻ bất công thì cũng không được phép giúp thì nói chi giúp kẻ bất công là người ngoại đạo?. Còn nếu sự bất công là ở phía những người này (những người không phải Islam) đối với những người ngoại đạo kia thì bắt buộc phải chiến đấu ủng hộ bên bị bất công nếu có sự thỏa hiệp trở giúp lẫn nhau bởi vì Islam thì phải thực hiện theo đúng sự thỏa hiệp; hoặc được phép đánh chiến cùng với họ nếu điều đó mang lại sự cải thiện cho những người Muslim hoặc bị cấm tham gia đánh chiến nếu như không có sự thỏa hiệp cũng như không mang lại sự cải thiện cho người Muslim.
•    Thứ sáu: Người Muslim được phép làm việc, lao động tại các quốc gia không phải Islam cũng như được phép tham gia vào cơ quan chính phủ của các quốc gia đó với ba điều kiện sau:
1.    Công việc phải là công việc được phép trong giáo lý Islam, bởi lẽ không được phép làm các công việc Haram trong xứ sở Islam thì làm sao được phép trong xứ sở của những người ngoại đạo, thí dụ cho các công việc Haram chẳng hạn như làm việc trong xưởng sản xuất rượu hoặc trong các ngân hàng hoạt động theo hình thức cho vay lấy lãi hoặc trong các sòng bạc.
2.    Công việc không gây nguy hại cho những người Muslim hoặc cho tôn giáo của họ chẳng hạn như công việc gián điệp theo dõi những người Muslim dù làm cho cá nhân hay cho chính phủ, hoặc làm trong sản xuất vũ khí trừ phi với định tâm thu thập kinh nghiệm để phục vụ cho những người Muslim, hoặc làm cho các tổ chức phá hại các trang mạng Islam, hoặc làm trong tổ chức quân sự gây chiến với người Muslim. Còn nếu công việc mang lại lợi ích cho tôn giáo và cho những người Muslim hoặc giúp ngăn chặn những trở ngại cho người Muslim và bảo vệ họ thì công việc đó được phép chẳng hạn như làm bộ trưởng tôn giáo hoặc là một thành viên trong quốc hội bởi vì qua chức vụ này người Muslim có thể mang lại lợi ích cho những người Muslim.
3.    Công việc không có sự ràng buộc với những điều không được phép trong tôn giáo Islam, cho dù những điều đó liên quan tới tín ngưỡng chẳng hạn như tham gia các lễ hội tôn giáo của những người không phải Muslim; hoặc liên quan đến sự thờ phượng chẳng hạn như không thể thực hiện Salah trong các Masjid, bị yêu cầu không được mộ đạo; hoặc liên quan đến giao dịch chẳng hạn như giao dịch tiền tệ theo hình thức cho vay lấy lãi; hoặc liên quan tới đạo đức và phong thái của Islam chẳng hạn như bắt người phụ nữ Muslim phải cởi Hijab trong suốt thời gian làm việc.
•    Thứ bảy: Người Muslim được phép tham gia bầu cử tại quốc gia không phải Islam mà y đang sinh sống, dù là bầu cử cấp lãnh đạo chính phủ hay quốc hội. Không những thế, việc bầu cử có thể trở thành nghĩa vụ bắt buộc đối với y nếu cuộc bầu cử đó ảnh hưởng đến lợi ích và sự cải thiện của những người Muslim hoặc đẩy lùi những tiêu cực cho họ. Một trong hai điều này sẽ không thể đạt được trừ phi phải tham gia vào cuộc bầu cử bởi vì đây cũng là việc kêu gọi làm điều thiện tốt và ngăn cản, tẩy xóa điều xấu.
•    Thứ tám: Tuân thủ theo luật pháp của quốc gia sở tại không phải Islam sẽ khác nhau tùy theo hệ thống luật pháp của nước đó, và điều này không nằm ngoài một trong hai trường hợp sau:
1.    Hệ thống luật pháp đó không trái với hệ thống giáo luật Islam chẳng hạn như các luật liên quan đến các qui định về giao thông, cấp giấy phép và tôn trọng quyền của người khác cũng như tài sản của họ. Nếu như thế thì bắt buộc người Muslim phải tuân thủ bởi lẽ sự giao ước định cư của y bao hàm nghĩa vụ tuân thủ các qui định và luật pháp của đất nước mà y đang sinh sống. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ أَوۡفُواْ بِٱلۡعُقُودِۚ ﴾ [سورة المائدة: 1]
{Hỡi những ngời có đức tin hãy làm các nghĩa vụ giao ước} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 1).
2.    Hệ thống luật pháp của quốc gia đó trái với các giáo luật của Islam, nếu người Muslim có thể tránh được chẳng hạn như các vấn đề giao dịch tài chính dưới hình thức Haram thì y hãy tránh miễn sao điều đó không gây hại đến cuộc sống của y tại quốc gia y đang sinh sống. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ عَلَيۡكُمۡ أَنفُسَكُمۡۖ لَا يَضُرُّكُم مَّن ضَلَّ إِذَا ٱهۡتَدَيۡتُمۡۚ إِلَى ٱللَّهِ مَرۡجِعُكُمۡ جَمِيعٗا فَيُنَبِّئُكُم بِمَا كُنتُمۡ تَعۡمَلُونَ ١٠٥﴾ [سورة المائدة: 105]
{Hỡi những ai có đức tin, các ngươi chịu trách nhiệm về bản thân của các ngươi. Dẫu cho ai đó có lạc đạo đi nữa thì việc đó chẳng hại gì đến các ngươi miễn sao các ngươi đi đúng đường là đủ. Tất cả các ngươi sẽ về trình diện Allah trở lại, xong Ngài sẽ cho các ngươi biết về mọi điều các ngươi đã từng làm.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 105).
Nếu y có thể tránh được các qui chế của xứ sở y đang sinh sống thì phải xem xét đến nguyên nhân định cư của y, nếu nguyên nhân là sự lựa chọn của y thì không được phép ở lại xứ sở của những người ngoại đạo, y phải dời cư khỏi xứ đó; còn nếu nguyên nhân định cư là sự ép buộc thì y hãy kính sợ Allah theo khả năng của y, còn những gì nằm ngoài khả năng thì nó thuộc tình huống bất đắc dĩ và bất khả kháng, tính huống đó được phép làm điều bị nghiêm cấm.
•    Thứ chín: Giới học giả bất đông quan điểm với nhau về việc người Muslim nhờ sự giúp đỡ và hỗ trợ từ những người ngoại đạo trong chiến đấu Jihad. Đa số học giả cho rằng không được phép dựa theo Hadith do Muslim ghi lại qua lời thuật của bà A’ishah : Một người đàn ông thờ đa thần đã nói với Nabi e rằng tôi đến để đi theo Người và cùng hoạn nạn với Người (ý ông ta muốn chiến lợi phẩm). Người e nói: “Ngươi có đức tin nơi Allah và Thiên sứ của Ngài không?”. Y đáp: Không. Người e nói: “Ngươi hãy quay về, bởi Ta không bao giờ nhờ đến sự giúp đỡ của người thờ đa thần”.
Và trong một Hadith khác được Imam Ahmad ghi lại trong Musnad của ông rằng Nabi e nói:
« فَإِنَّا لَا نَسْتَعِينُ بِالْمُشْرِكِينَ عَلَى الْمُشْرِكِينَ » رواه أحمد.
“Quả thật, chúng ta không nhờ sự trợ giúp từ những người thờ đa thần để đối phó với những người thờ đa thần” (Ahmad).
Một số học giả thì cho rằng được phép nhờ sự trợ giúp từ những người ngoại đạo nhưng phải kèm theo ba điều kiện:
1.    Những người Muslim thực sự cần đến sự trợ giúp từ những người ngoài Islam.
2.    Những người ngoại đạo mà những người Muslim nhờ trợ giúp là những người đáng tin, họ không gian trá đối với người Muslim và không làm gián điệp chống lại người Muslim.
3.    Số lượng người Muslim phải hơn số lượng của những người ngoại đạo được nhờ trợ giúp.
Bằng chứng giáo lý cho quan điểm thứ hai là Nabi e đã sự giúp đỡ và hỗ trợ của Safwan bin Ummiyah trong trận chiến Hunain và lúc đó ông còn là người thờ đa thần.
    Giới luật về những người không phải Muslim trong quan hệ tài chính
    Được phép quan hệ với những người không phải Muslim trong mua bán, thuê mướn và những những giao dịch tài chính khác, các điều luật và qui chế giao dịch cũng giống như đối với những người Muslim.
    Người Muslim được phép giao dịch hợp tác với những người ngoại đạo thuộc thành phần Ahlul-Zdimmah, Al-Muta’hidun và Al-Musta’minun với điều kiện sự hợp tác theo đúng các qui chế và điều luật của giáo lý về Halal và Haram trong giao dịch. Và không được để đối tác không phải Muslim toàn quyền chi tiêu nguồn tài chính mà không có sự giám sát, mục đích nhằm đảm bảo đối tác đó chi tiêu và hoạt động nguồn tài chính không trái với giáo lý Islam.
    Không được phép quan hệ giao dịch với những người không phải Muslim bằng các giao dịch dưới hình thức Riba (cho vay lấy lãi) và cờ bạc hoặc kinh doanh các thứ bị nghiêm cấm chẳng hạn như các chất kích thích, rượu, thịt của con vật chết, lợn, dù đó là những người thuộc thành phần Ahlul-Zdimmah, Al-Muta’hidun và Al-Musta’minun bởi vì quan hệ giao dịch dưới các hình thức Haram và trong                  các thứ Haram là một trong những điều làm thối nát trên trái đất; và Allah không yêu thích sự thối nát.
    Giới học giả bất đồng quan điểm với nhau về việc người Muslim mua giá cao hơn hoặc bán giá thấp hơn đối để cạnh tranh với người không phải Muslim (có nghĩa là một người bạn cho một người một món hàng, cuộc giao dịch đã hoàn tất thì một người bán khác tiếp thị cùng một món hàng đó nhưng với giá rẻ hơn; hoặc người mua đã hoàn tất cuộc giao dịch nhưng rồi có một mười khác đến mua với giá cao hơn). Qua diểm điểm đúng nhất trong vấn đề này là được phép cho dù đó là những người ngoại đạo thuộc các thành phần Ahlul-Zdimmah, Al-Muta’hidun và Al-Musta’minun, bởi lẽ lệnh cấm hình thức đối với người anh em đồng đạo Muslim với nhau mà thôi, trong khi người ngoại đạo không phải là người anh em đồng đạo của người Muslim.
    Được phép mượn và cho mượn từ người không phải Muslim. Quả thật đã có ghi nhận rằng những người Muslim trong thời của Nabi e đã mượn từ những người Do thái tại Madinah và Nabi e đã thừa nhận việc làm đó của họ. Tuy nhiên phải tuân thủ các điều kiện sau:
1.    Mang tính hỗ trợ chứ không phải là cho vai lấy lãi.
2.    Không hỗ trợ cho họ để chống lại những người Muslim, chẳng hạn như hỗ trợ cho những người giao chiến với Islam.
3.    Người Muslim có sự chắc chắn rằng những người ngoại đạo sẽ hoàn trả lại nếu như họ là người mượn.
    Người Muslim được phép ủy thác cho người không phải Muslim nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau:
1.    Không được ủy thác cho người ngoại đạo những công việc mang tính quản lý và lãnh đạo cho người Muslim chẳng hạn như ủy thác cho họ quyền ly dị cho người phụ nữ Muslim, hoặc quyền chăm sóc con cái chưa tuổi thành niên, hoặc thực thi di chúc, hoặc đứng ra chia tài sản thừa kế, hoặc làm thẩm phán xét xử những người Muslim. Bởi lẽ Allah, Đấng Tối Cao đã phán:
﴿ وَلَن يَجۡعَلَ ٱللَّهُ لِلۡكَٰفِرِينَ عَلَى ٱلۡمُؤۡمِنِينَ سَبِيلًا ١٤١ ﴾ [سورة النساء: 138 - 141]
{Và không bao giờ Allah mở đường cho những kẻ không có đức tin thắng những người có đức tin.} (Chương 4 – Annisa’, câu 138 - 141).
2.    Không được ủy quyền cho những người ngoại đạo về những việc mang tính thờ phượng chẳng hạn như ủy thác cho họ cắt cổ những con vật Qurban, hoặc ủy thác cho Azan hoặc thuyết giảng hoặc làm Imam. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ وَمَا مَنَعَهُمۡ أَن تُقۡبَلَ مِنۡهُمۡ نَفَقَٰتُهُمۡ إِلَّآ أَنَّهُمۡ كَفَرُواْ بِٱللَّهِ وَبِرَسُولِهِۦ وَلَا يَأۡتُونَ ٱلصَّلَوٰةَ إِلَّا وَهُمۡ كُسَالَىٰ وَلَا يُنفِقُونَ إِلَّا وَهُمۡ كَٰرِهُونَ ٥٤ ﴾ [سورة التوبة: 54]
{Và lý do mà việc đóng góp của chúng không được chấp nhận là vì chúng đã phủ nhận Allah và Sứ giả của Ngài, chúng đến dâng lễ nguyện Salah một cách uể oải và chúng chỉ chi dùng tài sản cho chính nghĩa của Allah một cách miễn cưỡng.} (Chương 9 – Attawbah, câu 54).
3.    Người Muslim không được phép ủy thác cho người ngoại đạo những việc mà giáo lý Islam không cho phép chẳng hạn như nhờ người đạo làm hợp động Riba thay, hoặc mua rượu hộ; hoặc những việc mà chỉ có người Muslim mới được phép làm thay như ủy uyền kết hôn với người phụ nữ Muslim hoặc ủy quyền mua nô lệ Muslim.
    Người Muslim được phép mượn các đồ dùng cần thiết từ những người ngoại đạo, tương tự cũng được phép cho họ mượn đồ dùng cần thiết trở lại nếu không phải là những người giao chiến với người Muslim, bởi vì đó là cung cách cư xử tự tế và thiện tốt. 
    Người Muslim được phép nhận tiền (của cải, tài sản) gởi từ những người ngoại đạo cũng như được phép gởi tiền (của cải, tài sản) với họ, tuy nhiên, trường hợp gởi tiền (của cả, tài sản) với họ phải có điều kiện rằng họ không phải là những người giao chiến với người Muslim và họ phải là những người đáng tin cậy dựa theo nhận xét và đánh giá bề ngoài thông qua giao tiếp và cư xử.
    Người Muslim được phép nhận quà cáp từ những người ngoại đạo biếu tặng, giống như Nabi e đã nhận món quà từ vua của Ai Cập Al-Maquqis, trong đó có món quà, đó là bà Mariyah Al-Qubiyah, vợ của Người, người vợ đã sinh cho Người đứa con trai Ibrahim. Tương tự, Umar t đã tặng chiếc ao Hilah bằng tơ lụa cho người anh em thờ đa thần của ông, cái áo đó chính Nabi e đã đưa cho ông.
    Tài sản của những người ngoại đạo không phải là những người giao chiến với người Muslim được Islam thừa nhận nguồn lợi của nó là Haram tiêu hủy nó cho dù tài sản đó thuộc những thứ mà người Muslim không được phép sở hữu chẳng hạn như rượu; còn đối với tài sản và của cải của những người ngoại đạo giao chiến thì người Muslim được phép tiêu hủy nó nếu việc làm đó mang tính cải thiện. Allah đã xác nhận cho Nabi của Ngài và những ai theo Người về đốn ngã cây chà là của người Do thái thuộc bộ tộc Bani Annudhair trong trận chiến Khaibar qua lời phán:
﴿ مَا قَطَعۡتُم مِّن لِّينَةٍ أَوۡ تَرَكۡتُمُوهَا قَآئِمَةً عَلَىٰٓ أُصُولِهَا فَبِإِذۡنِ ٱللَّهِ وَلِيُخۡزِيَ ٱلۡفَٰسِقِينَ ٥ ﴾ [سورة الحشر: 5]
{Bất cứ cây chà là nào mà các ngươi (hỡi người Muslim) đốn ngã hoặc cầy nào mà các ngươi chừa lại để cho đứng thẳng trên rễ của nó, thì (mọi việc làm đó) đều do phép của Allah cả và để cho Ngài hạ nhục những kẻ dấy loạn, bất tuân Allah.} (Al-Hashr, câu 5, Chương 59).
    Những đứa trẻ bị bỏ rơi không phải Muslim, tức những đứa trẻ không cha không mẹ (được tìm thấy ở hầu hết các quốc gia không phải Islam) có quyền được những người Muslim nuôi dưỡng và bảo hộ giống như đối với những trẻ em bị bỏ rơi trong cộng đồng Muslim, bởi lẽ mỗi con người đều được quí trọng như Allah, Đấng Tối Cao đã phán:
﴿ وَلَقَدۡ كَرَّمۡنَا بَنِيٓ ءَادَمَ ﴾ [سورة الإسراء: 70]
{Và quả thật, TA đã ban nhiều vinh dự cho con cháu của Adam (nhân loại).} (Chương 17 – Al-Isra, câu 70).
    Giới luật những người không phải Muslim trong thừa kế tài sản
    Thứ nhất: Theo quan điểm đúng và hợp lý nhất trong các quan điểm của giới học giả thì người Muslim không kế thừa từ người không phải Muslim và ngược lại dù là quan hệ ruột thịt hay hôn nhân, bởi Thiên sứ của Allah e đã nói:
« لاَ يَرِثُ الْمُسْلِمُ الْكَافِرَ ، وَلاَ الْكَافِرُ الْمُسْلِمَ »  رواه البخاري.
“Người Muslim không kế thừa người ngoại đạo và người ngoại đạo không kế thừa người Muslim” (Albukhari).
    Nếu những người không phải Muslim đến để chúng ta chia của thừa kế của họ thì chúng ta sẽ chia theo giáo luật của chúng ta. Trường hợp này, những người ngoại đạo đến nhờ chúng ta phân chia của thừa kế sẽ có hai tình huống:
o    Người để lại của thừa kế và người kế thừa cùng một tôn giáo, thì sự phân chia cũng giống như sự phân chia giữa những người Muslim.
o    Người để lại của thừa kế và người kế thừa khác tôn giáo, chẳng hạn người chết (người để lại của thừa kế) là người Thiên Chúa giáo còn người thân của y (người kế thừa) là người Do Thái. Tình huống này, các học giả có các quan điểm bất đồng nhau: quan điểm thứ nhất nói rằng không có sự kế thừa giữa những người ngoại đạo có tôn giáo khác nhau, bởi Nabi e đã nói:
« لاَ يَتَوَارَثُ أَهْلُ مِلَّتَيْنِ شَتَّى » رواه أحمد وأبو داود والنسائي.
“Những người của hai tôn giáo khác nhau khong thừa kế nhau bất cứ điều gì.” (Hadith do Ahmad, Abu Dawood và Annasa-i ghi lại).
Quan điểm thứ hai thì bảo rằng họ thừa kế lẫn nhau cho dù họ có tôn giáo khác nhau với điều kiện họ phải ở cùng một nơi (tức cùng một đất nước mà giữa họ không có chiến tranh); bởi vì những người ngoại đạo đều chung một nhóm. Quả thật, Allah Tối Cao đã phán:
﴿ وَٱلَّذِينَ كَفَرُواْ بَعۡضُهُمۡ أَوۡلِيَآءُ بَعۡضٍۚ ﴾ [سورة الأنفال: 73]
{Và những người không có đức tin thì là đồng minh lẫn nhau.} (Chương  8 – Al-Anfal, câu   73).
Quan điểm thứ ba nói rằng những người thuộc dân Kinh sách (Thiên Chúa và Do Thái) sẽ thừa kế lẫn nhau bởi họ cùng một nhóm Kinh sách;  còn những người ngoại đạo khác thì thừa kế lẫn nhau bởi vì họ cùng một nhóm không phải dân Kinh sách, tuy nhiên không có sự thừa kế lẫn nhau giữa người dân Kinh sách và những người không phải dân Kinh sách.
Vấn đề này không thế đánh giá quan điểm nào đúng nhất bởi không có bằng chứng giáo lý đủ thuyết phục.
    Giới luật người không phải Muslim trong giáo lý thực hành gia đình
    Người Muslim không được phép nhìn người phụ nữ không phải Muslim nếu như người phụ nữ đó không phải là Mahram (người mà anh ta không thể cưới làm vợ) của anh ta. Bằng chứng cho điều này là lời phán của Allah, Đấng Tối Cao mang ý nghĩa chung chung:
﴿قُل لِّلۡمُؤۡمِنِينَ يَغُضُّواْ مِنۡ أَبۡصَٰرِهِمۡ وَيَحۡفَظُواْ فُرُوجَهُمۡۚ ذَٰلِكَ أَزۡكَىٰ لَهُمۡۚ إِنَّ ٱللَّهَ خَبِيرُۢ بِمَا يَصۡنَعُونَ ٣٠ وَقُل لِّلۡمُؤۡمِنَٰتِ يَغۡضُضۡنَ مِنۡ أَبۡصَٰرِهِنَّ وَيَحۡفَظۡنَ فُرُوجَهُنَّ﴾ [سورة النور:30، 31]
{Hãy bảo những người đàn ông có đức tin hạ thấp cái nhìn xuống và che phủ phần kín đáo của cơ thể họ. Điều đó tốt cho họ hơn bởi vì Allah am tường mọi điều họ làm. Và hãy bảo những người phụ nữ có đức tin hạ thấp các nhìn xuống và che phủ phần kín đáo của cơ thể họ.} (Chương 24 – Annur, câu 30, 31).
Người Muslim cũng không được phép chạm và bắt tay với phụ nữ không phải Muslim bởi Thiên sứ của Allah e đã nói:
 « لأَنْ يُطْعَنَ فِي رَأْسِ رَجُلٍ بِمِخْيَطٍ مِنْ حَدِيدٍ خَيْرٌ لَهُ مِنْ أَنْ تَمَسَّهُ امْرَأَةٌ لا تَحِلُّ لَهُ »
“Quả thật, người đàn ông bị đâm vào đầu một cái kim sắt còn tốt cho y hơn là chạm vào người phụ nữ mà y không được phép”.
Tuy nhiên, khi nào thực sự cần thiết thì đó là trường hợp ngoại lệ chẳng hạn như nhìn người muốn hỏi cưới, hoặc cái nhìn của vị thẩm phán hoặc người làm chứng, hoặc bác sĩ nhìn và chạm vào người phụ nữ để khám điều trị.
Còn riêng người phụ nữ Muslim được phép nhìn phụ nữ không phải Muslim và và ngược lại, tuy nhiên, một số học giả cho rằng người phụ nữ Muslim không nên chưng diện quá trước những người phụ nữ không phải Muslim.
    Người phụ nữ Muslim không để người thân của cô ta không phải là Muslim làm người đứng ra cưới gả cô ta bởi Allah đã phán:
﴿ وَلَن يَجۡعَلَ ٱللَّهُ لِلۡكَٰفِرِينَ عَلَى ٱلۡمُؤۡمِنِينَ سَبِيلًا ١٤١ ﴾ [سورة النساء: 138 - 141]
{Và không bao giờ Allah mở đường cho những kẻ không có đức tin thắng những người có đức tin.} (Chương 4 – Annisa’, câu 138 - 141).
Người đứng ra gả cô ta phải là người thân Muslim, nếu như không có thì vị Hakim Muslim sẽ là người đại diện, hoặc vị thẩm phán Muslim và những người có thẩm quyền trông coi và quản lý vụ việc của người Muslim sẽ đại diện cho cô ta, còn nếu cũng không có thì cứ ủy thác cho bất cứ người Muslim nào mà cô ta thấy người đó ngoan đạo.
    Người đàn ông không phải Muslim không được phép cưới người phụ nữ Muslim dù anh ta là người thuộc dân Kinh sách hay không phải dân Kinh sách, dựa theo ý nghĩa chung trong lời phán của Allah:
﴿ فَإِنۡ عَلِمۡتُمُوهُنَّ مُؤۡمِنَٰتٖ فَلَا تَرۡجِعُوهُنَّ إِلَى ٱلۡكُفَّارِۖ ﴾ [سورةالممتحنة: 10]
{Bởi thế, khi các ngươi đã chắc chắn họ là những người có đức tin thì các ngươi chớ giao trả họ về cho những người ngoại đạo.} (Chương 60 – Al-Mumtahidah, câu 10).
﴿ وَلَا تُنكِحُواْ ٱلۡمُشۡرِكِينَ حَتَّىٰ يُؤۡمِنُواْۚ ﴾ [سورة البقرة: 221]
{Và chớ kết hôn (con gái của các ngươi) cho những người đàn ông thờ đa thần cho đến khi nào chúng có đức tin.} (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 221).
    Người đàn ông Muslim không được phép kết hôn với người phụ nữ ngoại đạo không phải là dân Kinh sách bởi ý nghĩa chung trong lời phán:
﴿ وَلَا تَنكِحُواْ ٱلۡمُشۡرِكَٰتِ حَتَّىٰ يُؤۡمِنَّۚ ﴾ [سورة البقرة: 221]
{Và chớ kết hôn với các phụ nữ thờ đa thần cho đến khi nào họ có đức tin.} (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 221).
Riêng đối với phụ nữ dân Kinh sách thì tốt nhất người đàn ông Muslim không nên kết hôn với họ bởi vì sẽ có sự mạo hiểm đối với tôn giáo của y và con cái của y, nhưng nếu y thực sự muốn kết hôn với họ thì được phép bởi Allah, Đấng Tối Cao đã phán:
﴿ ٱلۡيَوۡمَ أُحِلَّ لَكُمُ ٱلطَّيِّبَٰتُۖ وَطَعَامُ ٱلَّذِينَ أُوتُواْ ٱلۡكِتَٰبَ حِلّٞ لَّكُمۡ وَطَعَامُكُمۡ حِلّٞ لَّهُمۡۖ وَٱلۡمُحۡصَنَٰتُ مِنَ ٱلۡمُؤۡمِنَٰتِ وَٱلۡمُحۡصَنَٰتُ مِنَ ٱلَّذِينَ أُوتُواْ ٱلۡكِتَٰبَ مِن قَبۡلِكُمۡ إِذَآ ءَاتَيۡتُمُوهُنَّ أُجُورَهُنَّ مُحۡصِنِينَ غَيۡرَ مُسَٰفِحِينَ وَلَا مُتَّخِذِيٓ أَخۡدَانٖۗ  ﴾ [سورة المائدة: 5]
{Ngày nay, các ngươi được phép dùng các món (thực phẩm) tốt và sạch, và thực phẩm của những người dân Kinh sách là Halah cho các ngươi và thực phẩm của các ngươi thì Halal cho họ. Các ngươi được phép cưới các phụ nữ tiết hạnh có đức tin và các phụ nữ tiết hạnh thuộc những người Kinh Sách vào thời kỳ trước các ngươi với điều kiện các ngươi phải tặng họ phần tiền cưới bắt buộc (Mahr) với mục đích nhận họ làm vợ chứ không vì ham muốn tình dục cũng không nhận họ làm tình nhân vụng trộm.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 5).
Tuy nhiên, việc được phép cưới người phụ nữ dân Kinh sách phải kèm theo năm điều:
1.    Người phụ nữ đó là người tiết hạnh không phải là người dâm loàn.
2.    Cuộc hôn ước phải được thực hiện theo giáo luật của Islam.
3.    Người cha Muslim không lo sợ sự kết hôn có những điều ràng buộc trái với giáo luật Islam, chẳng hạn như theo luật pháp của quốc gia không phải Islam thì con cái phải theo tôn giáo của mẹ, và người mẹ có quyền hơn người cha Muslim trong việc giữ nuôi con cái khi ly hôn; hoặc người mẹ là người mộ đạo sẽ dạy con cái tôn giáo của cô ta; hoặc người mẹ sẽ đưa con cái đến các nhà thờ Thiên Chúa giáo hay các nhà thờ Do Thái.
4.    Hội đủ các điều kiện của hôn ước theo Islam:
    Sự đồng ý của đôi bên trong kết hôn
    Phải có người Wali của bên nữ
    Phải có tiền Mahar (tiến cưới mà người chồng phải trao cho người vợ).
    Phải có ít nhất hai người làm chứng.
    Phải có lời hứa gả từ Wali và lời chấp nhận từ phía người chồng.
5.    Không có những cản trở cho cuộc kết hôn chẳng hạn như người phụ nữ mới vừa ly dị chồng hoặc chết chồng đang trong thời gian cấm kết hôn. Bởi thế, người chồng Muslim phải xác định thời gian cấm kỵ kết hôn sau khi chia tay người chồng đầu nếu cố ta là người phụ nữ đã có chồng: nếu cô ta mang thai thì phải đợi đến sau khi hạ sinh, còn nếu không mang thai thì phải đợi sau ba kỳ kinh nguyệt, đây là đối với người phụ nữ ly dị chồng; còn đối với người phụ nữ chồng chết thì phải đợi đến sau bốn tháng mười ngày tính từ khi người chồng cô ta qua đời.
    Người Muslim phải đối xử tử tế trong đời sống vợ chồng với người vợ Kinh sách, phải công bằng trong chu cấp giống như đối với người vợ Muslim, phải yêu thương cô ta bằng sự yêu thương của tình yêu vợ chồng chứ không phải yêu thương và hài lòng với tôn giáo của cô ta, phải tuyên truyền kêu gọi cô ta đến với Islam bởi vì đó là việc làm thiện tốt và đó là việc làm bắt buộc đối với mỗi tín đồ Muslim. Y phải bảo cô tắm sau các chu kỳ kinh nguyệt và sau quan hệ vợ chồng, đó là quyền lợi của y và người vợ phải nghe theo.
    Nếu người Muslim ly dị người vợ là người Kinh sách thì cô ta phải ở vậy trong ba kỳ kinh hoặc đến khi hạ sinh nếu mang thai. Sau ba kỳ kinh hoặc sau khi hạ sinh thì cô ta mới được quyền lấy chồng khác cũng giống như những người phụ nữ Muslim. Còn nếu như người chồng chết thì người vợ cũng phải tuân thủ khoảng thời gian ở vậy: nếu mang thai thì đợi đến sau khi hạ sinh mới được phép kết hôn còn nếu không mang thai thì sau bốn tháng mười ngày mới được phép tái giá.
    Quyền nuôi con phải được giao lại cho người chồng Muslim nếu có sự ly hôn bởi vì con cái là những người Muslim theo cha của chúng. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ وَلَن يَجۡعَلَ ٱللَّهُ لِلۡكَٰفِرِينَ عَلَى ٱلۡمُؤۡمِنِينَ سَبِيلًا ١٤١ ﴾ [سورة النساء: 138 - 141]
{Và không bao giờ Allah mở đường cho những kẻ không có đức tin thắng những người có đức tin.} (Chương 4 – Annisa’, câu 138 - 141).
    Islam thừa nhận hôn nhân của những người ngoại đạo khi họ vào Islam, họ không phải làm mới cuộc hôn ước khi họ vào Islam; bởi Nabi e thừa nhận hôn nhân của những ai vào Islam mà không bắt họ phải làm mới lại hôn ước, dù đối với người dân Kinh sách hay không phải dân Kinh sách.
Nếu cả hai vợ chồng đều vào Islam thì cuộc hôn nhân của hai người đều có giá trị, họ vẫn tiếp tục là vợ chồng. Trường hợp người chồng vào Islam còn người vợ thì không, nếu người vợ là người dân Kinh sách thì cuộc hôn nhân giữa họ vẫn còn giá trị, họ vẫn được sống với nhau; nhưng nếu người vợ không phải là dân Kinh sách: nếu chưa động phòng thì cuộc hôn nhân lập tức được hủy bỏ không cần phải ly dị, còn nếu đã động phòng thì phải chờ trong ba kỳ kinh hoặc sau khi hạ sinh nếu có thai, nếu người vợ vào Islam trong khoảng thời gian ba kỳ kinh hoặc trước khi hạ sinh thì cô ta vẫn là vợ của anh ta không cần phải làm mới cuộc hôn ước, còn nếu đã qua ba kỳ kinh hoặc sau khi hạ sinh mà người vợ không vào Islam thì cuộc hôn ước lập tức được hủy bỏ, và sự hủy hôn ước được tính từ thời điểm người chồng vào Islam. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ وَلَا تُمۡسِكُواْ بِعِصَمِ ٱلۡكَوَافِرِ ﴾ [سورةالممتحنة: 10]
{Và chớ đừng ràng buộc những người vợ không có đức tin bằng cách các ngươi đòi lại những gì các ngươi chi ra.} (Chương 60 – Al-Mumtahidah, câu 10).
﴿ وَلَا تَنكِحُواْ ٱلۡمُشۡرِكَٰتِ حَتَّىٰ يُؤۡمِنَّۚ ﴾ [سورة البقرة: 221]
{Và chớ kết hôn với các phụ nữ thờ đa thần cho đến khi nào họ có đức tin.} (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 221).
Trường hợp người vợ vào Islam còn người chồng thì không: dù người chồng là dân Kinh sách hay không phải là dân Kinh sách thì giới luật giống như giới luật của trường hợp người chồng vào Islam còn người thì không phải dân Kinh sách. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ فَلَا تَرۡجِعُوهُنَّ إِلَى ٱلۡكُفَّارِۖ لَا هُنَّ حِلّٞ لَّهُمۡ وَلَا هُمۡ يَحِلُّونَ لَهُنَّۖ ﴾ [سورةالممتحنة: 10]
{Các ngươi chớ giao trả họ về cho những người ngoại đạo. Họ không còn là những người hợp pháp cho chúng và chúng cũng không là những người hợp pháp của họ.} (Chương 60 – Al-Mumtahidah, câu 10).


    Giới luật những người không phải Muslim trong tội phạm hình sự
    Nếu người ngoại đạo – thuộc thành phần sống trong xứ sở Islam tức những người Ahlul-Zdimmah – phạm tội hình sự phải chịu án Qisaas (giết người đền mạng, gây tổn thương bộ phận nào trên cơ thể phải trả lại đúng như vậy) thì người thân của nạn nhân có quyền lựa chọn giữa án Qisaas hoặc tiền bồi thường hoặc khoan hồng. Nếu phạm tội giết người thì phải chịu án tử hình, những người thân của nạn nhân sẽ lựa chọn theo ý của họ; còn nếu phạm tội gây tổn thương bộ phần nào đó của cơ thể chẳng hạn như cắt đứt chân hoặc tay của một người thì nạn nhân là người có quyền lựa chọn theo ý của mình; và nếu tội phạm không thể dùng mức an Qisaas thì nạn nhân lựa chon giữa tiền bồi thường hoặc khoan hồng. Giới luật này giống như đối với người Muslim, bởi  Allah Tối Cao phán:
﴿ وَكَتَبۡنَا عَلَيۡهِمۡ فِيهَآ أَنَّ ٱلنَّفۡسَ بِٱلنَّفۡسِ وَٱلۡعَيۡنَ بِٱلۡعَيۡنِ وَٱلۡأَنفَ بِٱلۡأَنفِ وَٱلۡأُذُنَ بِٱلۡأُذُنِ وَٱلسِّنَّ بِٱلسِّنِّ وَٱلۡجُرُوحَ قِصَاصٞۚ فَمَن تَصَدَّقَ بِهِۦ فَهُوَ كَفَّارَةٞ لَّهُۥ وَمَن لَّمۡ يَحۡكُم بِمَآ أَنزَلَ ٱللَّهُ فَأُوْلَٰٓئِكَ هُمُ ٱلظَّٰلِمُونَ ٤٥ ﴾ [سورة المائدة: 45]
{Và TA (Allah) đã ra lệnh cho họ trong nó: “Mạng đền mạng, mắt đền mắt, mũi đền mũi, tai đền tai, răng đền răng và thương tích đền bằng thương tích theo luật công bằng”. Nhưng ai vì nhân đạo bỏ qua việc trả thù thì đó là cách xóa tội cho hắn; Và ai không xét xử theo điều Allah đã ban xuống thì đó là những kẻ làm điều sai quáy.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 45).
﴿ يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ كُتِبَ عَلَيۡكُمُ ٱلۡقِصَاصُ فِي ٱلۡقَتۡلَىۖ ٱلۡحُرُّ بِٱلۡحُرِّ وَٱلۡعَبۡدُ بِٱلۡعَبۡدِ وَٱلۡأُنثَىٰ بِٱلۡأُنثَىٰۚ فَمَنۡ عُفِيَ لَهُۥ مِنۡ أَخِيهِ شَيۡءٞ فَٱتِّبَاعُۢ بِٱلۡمَعۡرُوفِ وَأَدَآءٌ إِلَيۡهِ بِإِحۡسَٰنٖۗ ذَٰلِكَ تَخۡفِيفٞ مِّن رَّبِّكُمۡ وَرَحۡمَةٞۗ فَمَنِ ٱعۡتَدَىٰ بَعۡدَ ذَٰلِكَ فَلَهُۥ عَذَابٌ أَلِيمٞ ١٧٨ ﴾ [سورة البقرة: 178]
{Hỡi những người có đức tin, luật Qisaas về việc giết người được qui định như sau: sinh mạng của một người tự do đổi lấy sinh mạng của một người tự do; sinh mạng của một người nô lệ đổi lấy sinh mạng của một người nô lệ; một người phụ nữ đổi lấy mọt người phụ nữ; nhưng nếu phạm nhân nào được anh (em) của nạn nhân lượng thứ cho phần nào thì hãy làm theo yêu cầu hợp lý của y và bồi thường cho nạn nhân một cách tốt đẹp. Đây là sự giảm khinh và là sự khoan dung từ Thượng Đế của các ngươi. Bởi thế, sau các qui định nêu trên, ai vượt quá mức giới hạn thì sẽ bị trừng trị đích đáng.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 178).
    Nếu người Muslim giết hoặc gây tổn thưởng người ngoại đạo thuộc thành phần Ahlul-Zdimmah hoặc Musta’minun thì quả thật y đã phạm phải đại trọng tội. Thiên sứ của Allah e nói:
« مَنْ قَتَلَ ذِمِّياً أَوْ مُعَاهَدًا لَمْ يَرَحْ رَائِحَةَ الْجَنَّةِ ، » رواه البخاري.
“Ai giết một người thuộc Ahlul-Zdimmah hay Mua’hid thì sẽ không ngửi thấy được mùi hương của Thiên Đàng” (Albukhari).
Y đáng bị trừng phạt, y phải trả tiền bồi thường những không xử với án tử hình hay làm tổn thương bởi Thiên sứ của Allah e đã nói:
« لاَ يُقْتَلَ مُسْلِمٌ بِكَافِرٍ »  رواه البخاري.
“Người Muslim không bị giết bởi người vô đức tin” (Albukhari).
Tương tự, nếu người thuộc Ahlul-Zdimmah giết một người ngoại đạo giao chiến thì y không bị xử án tử hình, không bị trừng phạt và cũng không phải bồi thường bởi vì đã giết một người không có sự giao ước được bảo vệ tính mạng.
    Quan điểm đúng nhất trong các quan điểm của các học giả rằng tiền bồi thường dành cho người dân Kinh sách thuộc thành phần có giáo ước được bảo về tính mạng khi bị giết hoặc bị gây thương tích một cách không cố y thì băng một nửa tiền bồi thường dành cho người Muslim; nữ giới sẽ bằng một nửa phụ nữ Muslim và nam giới bằng một nửa nam giới Muslim. Điều này là dựa theo Hadith được thuật lại bởi Amru bin Shu’aib từ cha của ông rằng Thiên sứ của Allah e nói:
« عَقْلُ أَهْلِ الذِّمَّةِ نِصْفُ عَقْلِ الْمُسْلِمِينَ » رواه أحمد.
“Mức bồi thương dành cho người thuộc Ahlul-Zdimmah bằng một nửa mức bồi thường dành cho người Muslim” (Ahmad).
Trường hợp phạm tội hình sự một cách cố ý thì Imam Ahmad cho rằng tiền bồi thường được nhân lên gấp đôi tức sẽ bằng mức bồi thường dành cho người Muslim và điều này dựa theo Uthman bin Affan, tuy nhiên, đại đa số học giả đều nói rằng mức bồi thường không được nhân lên.
    Nếu người ngoại đạo thuộc thành phần Ahlul-Zdimmah và Mua’hidun phạm tội trong đất nước của Islam thì bắt buộc phải áp dụng hình phạt theo giáo luật đối với người Muslim. Khi họ vi phạm, chúng ta xem xét nếu tội đó thuộc những điều Islam thừa nhận khi thực hiện thầm kín chẳng hạn như uống rượu thì không áp dụng hình phạt nhưng nếu uống một cách công khai thì được phép áp dụng hình phạt thích hợp để ngăn không cho tái diễn; riêng trường hợp tội nào thuộc những điều mà Islam không thừa nhận hành vi của nó chẳng hạn như Zina thì bắt buộc phải áp dụng hình phạt cho tôi Zina, đó là ném đá đối với người đã có gia đình (có gia đình rồi ly di, sau đó mới Zina) hoặc bị đánh một trăm roi đối với người chứa có gia đình. Hình phạt chỉ được thực hiện khi nào y thựa nhận tội trạng hoặc có đủ bốn người công bằng làm chứng. Bằng chứng giáo lý cho điều này là ý nghĩa chung qua lời phán:
﴿ٱلزَّانِيَةُ وَٱلزَّانِي فَاْجۡلِدُواْ كُلَّ وَٰحِدٖ مِّنۡهُمَا مِاْئَةَ جَلۡدَةٖۖ﴾ [سورة النور: 2]
{Và người phụ nữ và người đàn ông phạm tôi gian dâm, hãy đánh cả hai một trăm roi.} (Chương 24 – Annur, câu 2).
Ông Ibnu Umar t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e đã thi hành hình phạt ném đá đối với hai người Do Thái phạm tội Zina trong Madinah khi những người Do Thái tố sự việc với Người. (Albukhari, Muslim).
Xin lưu ý rằng một số học giả cho rằng không bắt buộc phải áp dụng thi hành hình phạt với họ nếu như họ không tố lên tòa án của những người Muslim, đó là việc của họ.
    Nếu người Muslim xâm phạm những người không phải Muslim thuộc Ahlul-Zdimmah và Mua’hidun bởi các tội phải áp dụng hình phạt chẳng hạn như nếu y Zina với một người phụ nữ của họ hoặc quan hệ đồng tính với một ai đó trong số họ hoặc lấy cắp tài sản của họ thì phải thì hành hình phạt cho tất cả mọi tội đó đối với y.
    Không thực thi luật Qisaas cũng như không thực thi hình phạt đối với những cá nhân Muslim kiều sống trong đất nước không phải Islam cho dù quốc giá đó thù địch hay không thù địch. Tuy nhiên, luật trừng phạt họ vẫn không được hủy bỏ mà sẽ trì hoãn cho tới khi nào họ đến quốc gia Islam thì sẽ thực thi giới luật tại quốc gia đó. Bằng chứng cho điều này – nếu xảy ra trong quốc gia đang giao chiến với người Muslim – là một Hadith ghi lại rằng Bashr bin Abu Arta’ đã bắt một người đàn ông tham gia chinh chiến đã trộm cắp và nói: nếu ta không nghe Thiên sứ của Allah e nói: “Không được cắt tay người chinh chiến” thì ta chắc chắn đã cắt tay của ngươi. (Abu Dawood và những người khác ghi lại).
Ông Saeed bin Mansur thuật lại từ Al-Ahwas bin Hakim rằng Umar đã viết gởi đi cho mọi người rằng người tướng lĩnh cũng như đoàn binh không được thực thi hình phạt với một người Muslim nào đó phạm tội (phải bị trừng phạt theo giáo luật của Islam) khi y đang chinh chiến; và theo lời thuật của Abu Darda và Huzaifah bin Al-Yama-mah cũng tương tự. Như vậy, khi những cá nhân Muslim sống ở quốc gia không phải Islam đang giao chiến với những người Muslim thì nên áp dụng giới luật này với họ.
Đối với các quốc gia sống hòa bình với những Muslim thì những người Muslim không phân xử theo giáo luật của Allah ban xuống vì đất nước của họ đã có luật riêng của họ để trừng trị những tội phạm hình sự của họ.
    Giới luật về những con vật được những người không phải Muslim giết thịt và thức ăn của họ
    Các thức ăn của những người ngoại đạo không thuộc các loại thịt của các động vật cần phải giết thịt theo cách thức của Islam thì Halal chẳng hạn như cá, rau củ, hoa quả và những gì được chế biến từ chúng. Bởi vì không có bằng chứng giáo lý chỉ ra rằng các thức ăn này của họ Haram cho nên phải trở về bản chất gốc của chúng, đó là Halal, như lời phán của Allah đã phán:
﴿ هُوَ ٱلَّذِي خَلَقَ لَكُم مَّا فِي ٱلۡأَرۡضِ جَمِيعٗا ﴾ [سورة البقرة: 29]
{Ngài là Đấng đã tạo hóa cho các ngươi tất cả mọi thứ trên trái đất} (Chương 2 -  Albaqarah, câu 29).
    Không được phép ăn thịt của những con vật được giết thịt của những người không phải Muslim, bởi Allah đã phán:
﴿ وَلَا تَأۡكُلُواْ مِمَّا لَمۡ يُذۡكَرِ ٱسۡمُ ٱللَّهِ عَلَيۡهِ وَإِنَّهُۥ لَفِسۡقٞۗ  ﴾ [سورة الأنعام: 121].
{Và các ngươi chớ ăn thịt từ con vật không được nhân danh Allah lên nó, bởi vì đó là một sự phạm giới.} (Chương 6 – Al-An’am, câu 121).
Ngoại trừ những con vật được giết thịt của người Do Thái và Thiên Chúa giáo thì được phép ăn với điều kiện họ phải giết thịt con vật giống như cách giết thịt của người Muslim đối với con vật phải cắt cổ theo giáo luật Islam chẳng hạn như cừu, dê, bò, ..
Cách cắt cổ theo giáo luật Islam là cắt bằng dao hoặc những dụng cụ cắt tương tự, cắt cổ là cắt ở phần cổ họng của con vật hoặc thọc (đâm) yết hầu đối với lạc đà. Mục đích của việc cắt ngay cổ họng và đâm ngay yết hầu là để máu trong cơ thể con vật chảy mạnh ra ngoài.
Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ ٱلۡيَوۡمَ أُحِلَّ لَكُمُ ٱلطَّيِّبَٰتُۖ وَطَعَامُ ٱلَّذِينَ أُوتُواْ ٱلۡكِتَٰبَ حِلّٞ لَّكُمۡ وَطَعَامُكُمۡ حِلّٞ لَّهُمۡۖ  ﴾ [سورة المائدة: 5]
{Ngày nay, các ngươi được phép dùng các món (thực phẩm) tốt và sạch, và thực phẩm của những người dân Kinh sách là Halah cho các ngươi và thực phẩm của các ngươi thì Halal cho họ.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 5).
Nếu con vật không được giết theo cách thức của Islam thì đó được coi là con vật chết, Haram ăn giống như con vật chết của người Muslim.
Người Muslim qua sự hiểu biết của y về cách thức mà con vật bị giết bởi những người Kinh sách không nằm ngoài một trong ba trường hợp:
-    Thứ nhất: Người Muslim biết chắc con vật được giết không theo cách thức của Islam hoặc đoán chắc rằng như thế thì y không được phép ăn nó.
-    Thứ hai: Người Muslim biết chắc con vật được giết theo cách thức của Islam hoặc đoán chắc rằng như thế thì y được phép ăn nó.
-    Thứ ba:  Người Muslim có sự nghi ngờ, không chắc rằng con vật được giết theo cách của Islam hay không thì y được phép ăn, tuy nhiên, tốt nhất là không nên ăn.
    Giới luật những người không phải Muslim trong việc phân xử tranh chấp
    Không được phép cử người không phải Muslim lên quản lý và lãnh đạo ở bộ phận cấp cao trong đất nước Islam chẳng hạn như chủ tịch nước, bộ trưởng hay thẩm phán; hoặc ở bộ phận cấp nhỏ giám đốc điều hành hay trưởng ban điều hành, dù là chức năng dân sự hay quân sự, bởi Allah Tối Cao đã phán:
﴿ وَلَن يَجۡعَلَ ٱللَّهُ لِلۡكَٰفِرِينَ عَلَى ٱلۡمُؤۡمِنِينَ سَبِيلًا ١٤١ ﴾ [سورة النساء: 138 - 141]
{Và không bao giờ Allah mở đường cho những kẻ không có đức tin thắng những người có đức tin.} (Chương 4 – Annisa’, câu 138 - 141).
Bởi vì, các công việc thuộc cơ quan nhà nước cần phải cử những người có năng lực và đáng tin nhưng những người không phải Muslim là những người không đáng tin cho sự cải thiện của những người Muslim. Điều này được thống nhất quan điểm của các học giả. Riêng những công việc khác thì được phép chẳng hạn trong các chức năng cải thiện cuộc sống và sức khỏe cho người Muslim như lĩnh vực y học, kỹ thuật, hoặc giữ vai trò đạo tạo dân sự và quân sự về kỹ thuật, y học, chiến đấu, ...
    Nếu một người ngoại đạo tố cáo hay thưa kiện một người ngoại đạo hoặc một người Muslim thì được chấp nhận. Bắt buộc vị thẩm phán phải phân xử và phán xét công bằng và liêm chính giống như phân xử và phán xét giữa những người Muslim, bởi Allah đã phán:
﴿ وَإِنۡ حَكَمۡتَ فَٱحۡكُم بَيۡنَهُم بِٱلۡقِسۡطِۚ إِنَّ ٱللَّهَ يُحِبُّ ٱلۡمُقۡسِطِينَ ٤٢ ﴾ [سورة المائدة: 42]
{Và nếu Ngươi (Muhammad) phân xử bọn chúng thì hãy xét xử một cách công bằng. Quả thật, Allah yêu thương người công bằng.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 42).
     Không chấp nhận người ngoại đạo làm chứng tố cáo người Muslim trong hội đồng từ pháp, bởi vì điều kiện để chấp nhận sự làm chứng là công bằng nhưng người không phải Muslim thì không công bằng. Riêng sự làm chứng của họ với nhau thì các học giả có các quan điểm khác nhau, quan điểm được cho là hợp lý nhất là chấp nhận sự làm chứng của họ với nhau, dù họ có cùng tôn giáo hay khác tôn giáo, bởi vì nếu không chấp nhận sự làm chứng cho họ với nhau thì sẽ gây khó khăn cho quyền lợi của họ.
    Chấp nhận lời thề của người ngoại đạo trong tranh chấp bởi ý nghĩa chung chung từ lời di huấn của Thiên sứ e:
« الْيَمِينَ عَلَى الْمُدَّعَى عَلَيْهِ » رواه البخاري ومسلم.
“Lời thề là đối với người bị đơn” (Albukhari, Muslim).
Một Hadith được ghi lại rằng ông Al-Ash’ath bin Qais đã có sự tranh chấp với một người Do Thái về khu đất. Al-Ash’ath đã thưa lên Thiên sứ của Allah e, Người nói với ông: “Anh có bằng chứng gì không?”. Ông nói: Không. Người e nói với người Do Thái: “Ngươi hãy thề!” (Albukhari).
Tuy nhiên, chỉ được phép thề với Allah bởi Thiên sứ của Allah e nói:
« مَنْ كَانَ حَالِفًا فَلْيَحْلِفْ بِاللهِ أَوْ لِيَصْمُتْ » متفق عليه.
“Ai thề thì hãy thề với Allah hoặc hãy giữ im lặng” (Albukhari, Muslim).
Người Do Thái khi thề thì phải nói: Tôi thề trước Allah, Đấng đã ban xuống Kinh Tawrah cho Musa; người Thiên Chúa giáo thì phải nói: Tôi thề trước Allah, Đấng đã ban xuống Kinh Injil cho Ysa.
Người thẩm phán có nhiệm vụ bắt người ngoại đạo phải thề trong một không gian và thời gian để làm cho lời thề trở nên trang trọng.
وَآخِرُ دَعْوَانا أَنِ الْحَمْدُ لِلهِ رَبِّ الْعَالَمِيْنَ، وَصَلَّى اللهُ وَسَلِّمَ عَلَى نَبِيِّنَا مُحَمَّدٍ وَعَلَى آلِهِ وَصَحْبِهِ وَسَلَّمَ تَسْلِيْماً كَثِيْراً.
Và cuối lời tuyên truyền của tôi, tôi xin nói rằng mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Allah, Thượng Đế của vũ trụ và muôn loài; cầu xin bằng an và phúc lành cho vị Nabi của chúng ta Muhammad, cho gia quyến của Người cùng tất các bạn đạo của Người.

Khaalid bin Muhammad Al-Maajid
23/4/1425 hijri

d / f

Giáo Luật Quan Hệ Giao Tế Với Những Người Không Phải Muslim

Tải về

Về cuốn sách

Tác giả :

Khalid b. Muhammad al-Maajid

Nhà xuất bản :

www.islamhouse.com

Thể loại :

For New Muslim