Kitab Tawhid (Giáo Lý Độc Thần)

Sheikh Saleh bin Fawzaan nói: “Đây là cuốn sách về kiến thức Tawhid mà tôi đã cố gắng rút gọn lại với lối trình bày dễ hiểu. Tôi đã thu thập từ nhiều nguồn tài liệu của các vị Imam lớn của chúng ta, đặc biệt là các sách của Sheikh Islam Ibnu Taymiyah, các sách của học giả Ibnu Al-Qayyim, các sách của Sheikh Islam Muhammad bin Abdul-Wahaab cùng với các học trò của ông thuộc các thành phần Imam lớn trong con đường Da’wah (tuyên truyền) ân phúc. Không cần phải bàn cãi rằng kiến thức về giáo lý đức tin Islam là kiến thức nền tảng cho việc giáo dục và thực hành, và là một yếu tố thiết yếu làm nên giá trị của các hành vi và việc làm ngoan đạo để Allah chấp nhận. Đặc biệt trong thời đại của chúng ta ngày nay, thời đại mà có đầy dẫy dòng lệch lạc, đầy dẫy trường phái dị giáo: dòng vô thần, dòng thần bí tu đạo khổ hạnh, dòng thờ mồ mả và thần tượng, dòng lệch lạc sai với đường lối Sunnah của Thiên sứ. Tất cả những dòng lệch lạc này đều trở nên nguy hiểm nếu như người Muslim không trang bị vũ khí từ giáo lý đức tin đúng đắn dựa sát theo Qur’an, Sunnah và giáo lý đức tin của những thế hệ tiền bối Salaf (Sahabah và Tabi’een). Quả thật, với vũ khí này người Muslim mới có thể bảo vệ được bản thân mình khỏi những dòng lệch lạc đó; và một trong những điều mà người Muslim cần phải có sự chăm sóc đầy đủ là phải giáo dục con cái giáo lý đức tin đúng đắn này theo các nguồn gốc thuần túy của nó.”

Kitab Tawhid
(Giáo Lý Độc Thần)

>Tiếng Việt – Vietnamese – <فيتنامية
        
Sheikh – Tiến sĩ
Saaleh bin Fawzaan bin Abdullah Al-Fawzaan
Thành viên hội đồng đại học giả
Thành viên của Ủy ban thường vụ về Fata-wa và nghiên cứu giáo lý





Dịch thuật: Abu Zaytune Usman Ibrahim
Kiểm thảo: Abu Hisaan Ibnu Ysa

 
كتاب التوحيد
باللغة الفيتنامية
        

فضيلة الشيخ
د/ صالح بن فوزان بن عبد الله الفوزان
عضو هيئة كبار العلماء
وعضو اللجنة الدائمة للإفتاء والبحوث العلمية




ترجمة: أبو زيتون عثمان إبراهيم
مراجعة: أبو حسان محمد زين بن عيسى

ﭑ       ﭒ  ﭓ  ﭔ
Nhân danh Allah
Đấng Rất mực Độ lượng
Đấng Rất mực Khoan dung

Lời mở đầu

اَلْحَمْدُ لِلهِ رَبِّ الْعَالَمِيْنَ، وَالصَّلَاةُ وَالسَّلَامُ عَلَى نَبِيَّهُ الصَّادِقِ الأَمِيْنِ نَبِيِّنَا مُحَمَّدٍ وَعَلَى آلِهِ وَصَحْبِهِ أَجْمَعِيْنَ .. وَبعْدُ:
Mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Allah I, Đấng Chủ Tể của toàn vũ trụ và muôn loài, cầu xin bằng ăn và phúc lành cho vị Nabi trung thực và ngay chính của Ngài, vị Nabi của chúng ta Muhammad, và cho gia quyến của Người cùng tất cả các bạn đạo của Người ...
 Đây là cuốn sách về kiến thức Tawhid mà tôi đã cố gắng rút gọn lại với lối trình bày dễ hiểu. Tôi đã thu thập từ nhiều nguồn tài liệu của các vị Imam lớn của chúng ta, đặc biệt là các sách của Sheikh Islam Ibnu Taymiyah, các sách của học giả Ibnu Al-Qayyim, các sách của Sheikh Islam Muhammad bin Abdul-Wahaab cùng với các học trò của ông thuộc các thành phần Imam lớn trong con đường Da’wah (tuyên truyền) ân phúc.
Không cần phải bàn cãi rằng kiến thức về giáo lý đức tin Islam là kiến thức nền tảng cho việc giáo dục và thực hành, và là một yếu tố thiết yếu làm nên giá trị của các hành vi và việc làm ngoan đạo để Allah I chấp nhận. Đặc biệt trong thời đại của chúng ta ngày nay, thời đại mà có đầy dẫy dòng lệch lạc, đầy dẫy trường phái dị giáo: dòng vô thần, dòng thần bí tu đạo khổ hạnh, dòng thờ mồ mả và thần tượng, dòng lệch lạc sai với đường lối Sunnah của Thiên sứ e. Tất cả những dòng lệch lạc này đều trở nên nguy hiểm nếu như người Muslim không trang bị vũ khí từ giáo lý đức tin đúng đắn dựa sát theo Qur’an, Sunnah và giáo lý đức tin của những thế hệ tiền bối Salaf (Sahabah và Tabi’een). Quả thật, với vũ khí này người Muslim mới có thể bảo vệ được bản thân mình khỏi những dòng lệch lạc đó; và một trong những điều mà người Muslim cần phải có sự chăm sóc đầy đủ là phải giáo dục con cái giáo lý đức tin đúng đắn này theo các nguồn gốc thuần túy của nó.
وَصَلَّى اللهُ وَسَلَّمَ عَلَى نَبِيِّنَا مُحَمَّدٍ وَآلِهِ وَصَحْبِهِ ..
Cầu xin Allah I ban bằng an và phúc lành cho vị Nabi của chúng ta Muhammad và cho gia quyến của Người cùng các bạn đạo của Người ..
Tác giả

 

 

 

 

PHẦN MỘT
Sự lệch lạc trong đời sống con người và cái nhìn tổng quan về Kufr (vô đức tin), chủ nghĩa vô thần, Shirk (sự đa thần) và Nifaaq (ngụy tạo đức tin)

Chương thứ nhất
Sự lệch lạc trong đời sống con người
Chương thứ hai
Shirk – khái niệm và phân loại
Chương thứ ba
Kufr – khái niệm và phân loại
Chương thứ tư
Nifaaq – khái niệm và phân loại
Chương thứ năm
Thực tế về: Jahiliyah (thời ngu muội) – nghịch đạo – lệch lạc – bỏ đạo
(Phân loại và giáo lý)

 

 

 


Chương thứ nhất
Sự lệch lạc trong đời sống con người

Allah Tối Cao và Ân Phúc đã tạo hóa con người và mọi vạn vật mục đích để thờ phượng Ngài và chính Ngài ban bổng lộc và nuôi dưỡng họ. Ngài I phán:
﴿وَمَا خَلَقۡتُ ٱلۡجِنَّ وَٱلۡإِنسَ إِلَّا لِيَعۡبُدُونِ ٥٦  مَآ أُرِيدُ مِنۡهُم مِّن رِّزۡقٖ وَمَآ أُرِيدُ أَن يُطۡعِمُونِ ٥٧ إِنَّ ٱللَّهَ هُوَ ٱلرَّزَّاقُ ذُو ٱلۡقُوَّةِ ٱلۡمَتِينُ ٥٨﴾ [سورة الذاريات :  57، 58]
{Và TA tạo hóa loài Jinn và loài người mục đích chỉ để chúng thờ phượng riêng TA. TA không đòi hỏi bổng lộc từ chúng và cũng không đòi hỏi chúng nuôi dưỡng TA. Quả thật, Allah mới là Đấng ban bổng lộc cho tất cả, Ngài là Đấng của mọi quyền lực và sức mạnh.} (Chương 51 – Azh-zhariyat, câu 56 - 58).
Theo bản năng tự nhiên của mỗi linh hồn, khi chúng ta bỏ mặc nó thì nó sẽ thừa nhận và khẳng định Allah I là Thượng Đế, là Đấng Chủ Tể, nó sẽ yêu thương Allah I và thờ phượng Ngài không tổ hợp với Ngài bất cứ điều gì. Nhưng những tên Shaytan từ con người và loài Jinn đã bày vẽ, xúi giục và dẫn nó khỏi điều đó. Bởi thế, Tawhid là trọng tâm của bản năng còn Shirk là điều ngoại lai được tác động từ bên ngoài. Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc phán:
﴿فَأَقِمۡ وَجۡهَكَ لِلدِّينِ حَنِيفٗاۚ فِطۡرَتَ ٱللَّهِ ٱلَّتِي فَطَرَ ٱلنَّاسَ عَلَيۡهَاۚ لَا تَبۡدِيلَ لِخَلۡقِ ٱللَّهِۚ ذَٰلِكَ ٱلدِّينُ ٱلۡقَيِّمُ وَلَٰكِنَّ أَكۡثَرَ ٱلنَّاسِ لَا يَعۡلَمُونَ ٣٠﴾ [سورة الروم: 30]
{Do đó, hãy định diện của Ngươi (Muhammad) hướng về tôn giáo thuần túy (chỉ tôn thờ Allah), tôn giáo theo bản năng tự nhiên mà Allah đã tạo hóa con người vì nó. Không có một sự thay thế nào cho tôn giáo này của Allah. Đó là tôn giáo đúng đắn, tuy nhiên, đa số nhân loại không biết.} (Chương 30 – Arrum, câu 30).
Thiên sứ của Allah e nói:
{كُلُّ مَوْلُودٍ يُولَدُ عَلَى الْفِطْرَةِ، فَأَبَوَاهُ يُهَوِّدَانِهِ أَوْ يُنَصِّرَانِهِ أَوْ يُمَجِّسَانِهِ} رواه البخاري ومسلم.
“Tất cả mọi đứa trẻ đều được sinh ra trên Fitrah (tôn giáo tự nhiên của bản năng: chỉ tôn thờ Allah) nhưng cha mẹ chúng làm cho chúng thành người Do thái, hoặc Thiên Chúa hoặc Bái hõa giáo” (Albukhari, Muslim).
Như vậy, bản chất nguồn gốc của con cháu Adam là bản chất Tawhid: chỉ tôn thờ một mình Allah I.
Tôn giáo: là Islam từ thời của Adam u và thế hệ con cháu sau Người trải qua bao kỷ nguyên, bao thời đại rất dài. Allah I phán:
﴿كَانَ ٱلنَّاسُ أُمَّةٗ وَٰحِدَةٗ فَبَعَثَ ٱللَّهُ ٱلنَّبِيِّ‍ۧنَ مُبَشِّرِينَ وَمُنذِرِينَ وَأَنزَلَ مَعَهُمُ ٱلۡكِتَٰبَ بِٱلۡحَقِّ لِيَحۡكُمَ بَيۡنَ ٱلنَّاسِ فِيمَا ٱخۡتَلَفُواْ فِيهِۚ﴾ [سورة البقرة: 213]
{Ban đầu nhân loại chỉ là một cộng đồng duy nhất. Sau đó vì họ lầm lạc nên Allah dựng lên các vị Nabi làm những vị vừa mang tin mừng vừa cảnh báo về tin dữ, và Allah gởi xuống cùng với họ những kinh sách chứa đựng điều chân lý để họ dựa vào đó mà giải quyết và phân xử nhân loại về những vấn đề mà họ thường tranh chấp nhau.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 213).
Shirk và sự lệch lạc về giáo lý đức tin xảy ra đầu tiên trong cộng đồng của Nabi Nuh (Noah) u, và Người là vị Thiên sứ đầu tiên trên trái đất này. Allah I phán:
﴿إِنَّآ أَوۡحَيۡنَآ إِلَيۡكَ كَمَآ أَوۡحَيۡنَآ إِلَىٰ نُوحٖ وَٱلنَّبِيِّ‍ۧنَ مِنۢ بَعۡدِهِۦۚ﴾ [سورة النساء: 163]
{Quả thật, TA đã mặc khải cho Ngươi (Muhammad!) giống như TA đã mặc khải cho Nuh (Noah) và các Nabi sau Y.} (Chương 4 – Annisa, câu 163).
Ibnu Abbas t nói: Khoảng thời gian giữa Nabi Adam u và Nabi Nuh u là mười thế kỷ, tất cả họ (những người trong các kỷ nguyên này) đều theo tôn giáo Islam.
Ibnu Al-Qayyim nói( ): Đây là câu nói đúng thực và được dùng làm cơ sở giáo lý, và quả thật, cách đọc câu Kinh của Abu bin Ka’ab tức câu Kinh 213 chương Albaqarah:
﴿فَٱخۡتَلَفُواْ فَبَعَثَ ٱللَّهُ ٱلنَّبِيِّ‍ۧنَ﴾
{Họ đã tranh cãi nhau nên Allah đã dựng lên các vị Nabi.}
Cơ sở cho cách đọc này là lời phán của Allah I:
﴿وَمَا كَانَ ٱلنَّاسُ إِلَّآ أُمَّةٗ وَٰحِدَةٗ فَٱخۡتَلَفُواْ﴾ [سورة يونس: 18]
{Và nhân loại trước đây chỉ là một cộng đồng chung một tôn giáo (thờ phượng một mình Allah) nhưng về sau họ bất đồng ý kiến với nhau.} (Chương 10 – Yunus, câu 19).
Do sự bất đồng ý kiến và tranh cãi nhau về tôn giáo chân lý, nên Allah I đã dựng lên các vị Nabi dưới lòng thương xót của Ngài, giống như dân Ả Rập sau đó đều ở trên tôn giáo thuần túy của Nabi Ibrahim u cho đến khi Amru bin Lahy Al-Khazaa’i thay đổi tôn giáo của Nabi Ibrahim u, và y đã mang các thần tượng đến với vùng đất của dân Ả Rập và mang đến vùng đất Hijaaz với một hình thức riêng biệt, dân Ả rập đã thờ phượng thần linh khác ngoài Allah I. Sự Shirk (thờ đa thần) đã lan ra trong xứ sở thiêng liêng này và lan xa ra ngoài. Thế là Allah I dựng lên một vị Nabi cuối cùng, đó là Muhammad, để kêu gọi nhân loại trở về với Tawhid (tôn thờ một mình Allah) và đi theo tôn giáo của Nabi Ibrahim u.
Nabi Muhammad e đã chiến đấu vì con đường chính nghĩa của Allah I bằng sự chiến đấu quên mình và Người e đã chiến đấu cho đến khi họ đã quay trở về với Tawhid và tôn giáo của Nabi Ibrahim u, Người đã phá hủy hết tất cả các bục tượng và hoàn tất tôn giáo của Allah I và hoàn thiện ân huệ của Ngài cho nhân loại. Tôn giáo chân lý và thuần túy này đã diễn ra trong suốt nhiều thế kỷ ân phúc cho đến khi sự ngu dốt phổ biến và lan rộng trở lại ở các thế kỷ sau đó, những tôn giáo ngoại lai khác bắt đầu xâm nhập vào, Shirk bắt đầu quay trở lại với nhiều cộng đồng bởi nhiều nhà tuyên truyền lệch lạc, bởi việc xây cất trên các mồ mả mục đích để tôn vinh các vị ngoan đạo thần tượng; vì quá yêu thương và tôn kính các vị đó họ đã xây các tượng đài trên các mộ của họ rồi sau đó xây các bục tượng và thờ phượng chúng ngoài Allah I dưới nhiều hình thức: cầu xin, khấn vái, giết tế, thề nguyện ngay tại mồ mả hay đài tưởng niệm của họ. Họ cho rằng đó chỉ là hình thức Tawassul (nhờ cậy) đến các vị ngoan đạo làm trung gian giữa họ với Allah I chứ không thờ phượng họ, nhưng họ đã quên đấy chính là câu nói của những người thờ đa thần của các thế kỷ đầu:
﴿مَا نَعۡبُدُهُمۡ إِلَّا لِيُقَرِّبُونَآ إِلَى ٱللَّهِ زُلۡفَىٰٓ﴾ [سورة الزمر: 3]
{Chúng tôi không tôn thờ họ mà chỉ nhờ họ đưa chúng tôi đến gần Allah mà thôi.} (Chương 39 – Azzumar, câu 3).
Thật ra, hình thức Shirk này đã xảy ra trong nhân loại từ xưa đến nay. Đa số nhân loại đều có đức tin về dạng Tawhid Rubu-biyah (tin Allah là Đấng Tạo Hóa và Điều Hành), họ chỉ làm Shirk trong thờ phượng mà thôi, như Allah I đã phán:
﴿وَمَا يُؤۡمِنُ أَكۡثَرُهُم بِٱللَّهِ إِلَّا وَهُم مُّشۡرِكُونَ ١٠٦﴾ [سورة يوسف: 106]
{Và đa số bọn họ không tin tưởng Allah nếu họ vẫn tôn thờ đa thần.} (Chương 12 – Yusuf, câu 106).
Con người không phủ nhận sự hiện hữu và tồn tại của Thượng Đế trừ một số ít trong nhân loại như Fir’aun (Pharaoh), những người theo chủ nghĩa vô thần trong thời đại ngày nay. Sự phủ nhận của họ về sự tồn tại của Allah I là do sự tự cao tự đại của họ, thực chất trong tâm khảm bản thân họ có sự thừa nhận sự hiện hữu của Thượng Đế và Đấng Tạo Hóa, như Allah I đã phán:
﴿وَجَحَدُواْ بِهَا وَٱسۡتَيۡقَنَتۡهَآ أَنفُسُهُمۡ ظُلۡمٗا وَعُلُوّٗاۚ﴾ [سورة النمل: 14]
{Chỉ vì sự tự cao tự đại một cách ngông cuồng, chúng đã phủ nhận mặc dầu trong thâm tâm, chúng nhìn nhận đó là sự thật.} (Chương 27 – An-Naml, câu 14)
Tâm trí và ‎ý thức hệ của họ đều thừa nhận rằng mọi tạo vật chắc hẳn phải có Đấng Tạo Hóa, mọi sự tồn tại chắn hẳn phải có Đấng làm cho nó tồn tại, và vũ trụ càn khôn này hoạt động theo một hệ thống vô cùng tinh vi và trật tự như thế chắc hẳn phải có Đấng điều hành Siêu việt, Toàn năng và Chí minh. Người nào phủ nhận Ngài thì người đó: hoặc là bị mất trí, hoặc là tự cao tự đại một cách ngông cuồng.

 

 

 

 

 

 

 

Chương thứ hai
Shirk – khái niệm và phân loại

    Khái niệm Shirk:
Shirk là gán ghép với Allah I đối tác ngang vai trong việc chia sẻ sự trông coi, điều hành vũ trụ và mọi vạn vật và trong việc thờ phượng. Đa phần là gán ghép với Allah I đối tác trong thờ phượng như cầu xin ai (vật) khác ngoài Allah I, hoặc có những hành vi nào đó trong các dạng thờ phượng như giết tế, thề nguyện, kính sợ, hy vọng, yêu thương đối với ai (vật) khác ngoài Allah I.) (
Shirk là tội lớn nhất trong các đại trọng tội bởi những điều sau đây:
1.    Cho rằng tạo vật mang các thuộc tính của Đấng Tạo Hóa, Thượng Đế của mọi vạn vật. Ai Shirk với Allah I bất cứ ai hay bất cứ vật gì thì có nghĩa rằng y đã gán cho người đó hay vật đó mang các thuộc tính của thần thánh và siêu việt của Ngài. Đó là điều vô cùng bất công, Allah I phán:
﴿إِنَّ ٱلشِّرۡكَ لَظُلۡمٌ عَظِيمٞ ١٣﴾ [سورة لقمان: 13]
{Quả thật, Shirk là điều bất công vô cùng nghiêm trọng”.} (Chương 31 – Luqman, câu 13).
Bất công có nghĩa là đặt một sự việc hay một điều nào đó không đúng chỗ của nó. Ai thờ phượng ai (vật gì) ngoài Allah I có nghĩa rằng y đã đặt sự thờ phượng không đúng chỗ của nó, y đã hướng sự việc không đúng đối tượng để hướng tới, đó là sự bất công vô cùng nghiêm trọng.
2.    Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc cho biết rằng Ngài không tha thứ cho ai không sám hối về tội Shirk, Ngài phán:
﴿إِنَّ ٱللَّهَ لَا يَغۡفِرُ أَن يُشۡرَكَ بِهِۦ وَيَغۡفِرُ مَا دُونَ ذَٰلِكَ لِمَن يَشَآءُ﴾ [سورة النساء: 48]
{Quả thật, Allah không tha thứ cho hành vi Shirk nhưng Ngài sẽ tha thứ cho những tội lỗi khác cho người nào Ngài muốn.} (Chương 4  - Annisa’, câu 48).
3.    Allah, Đấng Tối Cao cho biết rằng Ngài cấm Thiên Đàng đối với người làm Shirk và Ngài sẽ đày họ vào Hỏa Ngục đời đời kiếp kiếp, Ngài phán:
﴿إِنَّهُۥ مَن يُشۡرِكۡ بِٱللَّهِ فَقَدۡ حَرَّمَ ٱللَّهُ عَلَيۡهِ ٱلۡجَنَّةَ وَمَأۡوَىٰهُ ٱلنَّارُۖ وَمَا لِلظَّٰلِمِينَ مِنۡ أَنصَارٖ ٧٢ ﴾ [سورة المائدة: 72]
{Quả thật, người nào  làm điều Shirk với Allah thì y sẽ bị cấm vào Thiên Đàng và chỗ ở của y sẽ là nơi Hỏa ngục. Và những kẻ làm điều sai quấy sẽ không được ai giúp đỡ.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 72).
4.    Việc làm Shirk làm mất hết giá trị của mọi việc làm. Allah, Đấng Tối Cao và Toàn Năng phán:
﴿وَلَوۡ أَشۡرَكُواْ لَحَبِطَ عَنۡهُم مَّا كَانُواْ يَعۡمَلُونَ ٨٨﴾ [سورة الأنعام: 88]
{Nhưng nếu họ tổ hợp những thần linh khác cùng với Allah (trong việc thờ phượng) thì tất cả các việc làm của họ đều trở nên hoài công vô ích.} (Chương 6 - Al-An’am, câu 88).
﴿وَلَقَدۡ أُوحِيَ إِلَيۡكَ وَإِلَى ٱلَّذِينَ مِن قَبۡلِكَ لَئِنۡ أَشۡرَكۡتَ لَيَحۡبَطَنَّ عَمَلُكَ وَلَتَكُونَنَّ مِنَ ٱلۡخَٰسِرِينَ ٦٥﴾ [سورة الزمر: 65]
{Và quả thật, Ngươi (Muhammad) và những vị Nabi trước Ngươi đã được mặc khải cho biết rằng: Nếu Ngươi làm điều Shirk (thờ phượng một thần linh khác cùng với Allah) thì việc làm của các ngươi sẽ trở thành vô nghĩa và chắc chắn rằng Ngươi sẽ là đồng bọn của những kẻ thất bại thật thảm hại.} (Chương 39 – Azzumar, câu 65).
5.    Shirk là tội lớn nhất trong các đại trọng tội, Thiên sứ của Allah e nói:
{أَلاَ أُنَبِّئُكُمْ بِأَكْبَرِ الْكَبَائِرِ}
“Các ngươi có muốn Ta nói cho các ngươi biết tội lớn nhất trong các đại trọng tội không?”.
Các vị Sahabah nói: Chúng tôi muốn thưa Thiên sứ của Allah.
Thiên sứ của Allah e nói:
 {الإِشْرَاكُ بِاللهِ ، وَعُقُوقُ الْوَالِدَيْنِ} رواه البخاري ومسلم.
“Shirk với Allah và bất hiếu với cha mẹ” (Albukhari, Muslim).
Học giả Ibnu Al-Qayyim nóị( ):]Allah Tối Cao phán cho biết rằng mục đích của việc tạo hóa là để tạo vật của Ngài nhận thức về các đại danh, các thuộc tính của Ngài và thờ phượng Ngài không tổ hợp với Ngài bất cứ điều gì, và để nhân loại làm theo công lý, cái công lý mà với nó trời đất được dựng lên, Ngài phán:
﴿لَقَدۡ أَرۡسَلۡنَا رُسُلَنَا بِٱلۡبَيِّنَٰتِ وَأَنزَلۡنَا مَعَهُمُ ٱلۡكِتَٰبَ وَٱلۡمِيزَانَ لِيَقُومَ ٱلنَّاسُ بِٱلۡقِسۡطِۖ﴾ [سورة الحديد: 25]
{Quả thật, TA (Allah) đã cử các Sứ giả của TA đến với những Bằng chứng rõ rệt và đã ban xuống cùng với họ Kinh sách và chiếc Cân (công lý) để nhân loại đi theo công lý.} (Chương 57 – Al-Hadid, câu 25).
Allah Tối Cao cho biết rằng Ngài đã gởi đến các Sứ giả của Ngài và ban xuống các Kinh sách của Ngài để nhân loại đi theo công lý, và điều lớn nhất của công lý là Tawhid, còn Shirk là bất công như Allah I đã phán:
﴿إِنَّ ٱلشِّرۡكَ لَظُلۡمٌ عَظِيمٞ ١٣﴾ [سورة لقمان: 13]
{Quả thật, Shirk là điều bất công vô cùng nghiêm trọng”.} (Chương 31 – Luqman, câu 13).
Shirk là điều bất công trên mọi sự bất công và Tawhid là công lý trên mọi điều công lý. Bởi thế, điều gì phủ nhận ý nghĩa này thì đó là tội lớn nhất trong các đại trọng tội ... Shirk là điều phủ nhận ý nghĩa này cho nên nó là tội lớn nhất trong các đại trọng tội, Allah I nghiêm cấm Thiên Đàng đối với tất cả mọi người làm điều Shirk bởi vì họ đã thờ phượng các thần linh khác bỏ đi nghĩa vụ thờ phượng Ngài. Allah Tối Cao không chấp nhận các việc làm của những người làm điều Shirk hoặc không cho họ ân huệ được cầu xin ân xá. Người làm điều Shirk là kẻ thiếu hiểu biết nhất trong những kẻ thiếu hiểu biết về Allah I khi mà họ chọn lấy tạo vật của Ngài làm thần linh, và thực chất người làm điều Shirk không thể bất công với Thượng Đế của y mà y chỉ bất công với chính bản thân mình. [
6.    Shirk là điều xấu xa đáng khinh miệt mà Allah I phải quay lưng một cách hoàn toàn.
    Phân loại Shirk
Shirk có hai dạng: Đại Shirk và tiểu Shirk.
    Dạng thứ nhất: Đại Shirk
Đại Shirk trục xuất người bề tôi khỏi tôn giáo và đưa người chủ thể của nó phải đời đời bị đày trong Hỏa Ngục khi chết đi mà vẫn chưa sám hối. Đại Shirk là hướng một dạng thức nào đó trong các dạng thức thờ phượng tới ai (vật) khác ngoài Allah I như cầu nguyện khấn vái ai (vật) ngoài Allah I; giết tế, thề nguyện đến ai (vật) khác ngoài Allah I từ mồ mã, Jinn và Shaytan; sợ người chết hoặc Jinn hoặc Shaytan gây hại hay làm cho bệnh tật; và hy vọng ai (vật) khác ngoài Allah I về những điều, những sự việc chỉ nằm trong khả năng của Allah I từ điều phúc lành, từ việc tránh điều dữ. Một trong những hình thức thuộc đại Shirk ở thời nay là xây các tượng đài tưởng niệm trên mồ mả của những người ngoan đạo, những vị thần tượng. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَيَعۡبُدُونَ مِن دُونِ ٱللَّهِ مَا لَا يَضُرُّهُمۡ وَلَا يَنفَعُهُمۡ وَيَقُولُونَ هَٰٓؤُلَآءِ شُفَعَٰٓؤُنَا عِندَ ٱللَّهِۚ﴾ [سورة يونس: 18]
{Và họ thờ phượng ngoài Ngài những kẻ đã không làm hại cũng chẳng mang lợi gì cho họ và họ nói: “Những vị này là những vị can thiệp giùm cho chúng tôi với Allah”.} (Chương 10 – Yunus, câu 18).
    Dạng thứ hai: Tiểu Shirk
Tiểu Shirk không trụ xuất người bề tôi khỏi tôn giáo nhưng làm giảm Tawhid, và là phương tiện dẫn đến đại Shirk. Tiểu Shirk được phân thành hai loại:
-    Loại thứ nhất: Shirk công khai, đó là qua lời nói và hành vi. Về lời nói chằng hạn như lời thề thốt với ai (vật) ngoài Allah, Thiên sứ của Allah e nói:
{مَنْ حَلَفَ بِغَيْرِ اللهِ فَقَدْ أَشْرَكَ} رواه البخاري  مسلم.
“Ai thề với ai (vật) ngoài Allah là đã làm điều Shirk” (Albukhari, Muslim).
Và chẳng hạn như lời nói: “مَا شَاءَ اللهُ وَشِئْتَ” – “Ma-sha-Allah wa shi’ta” có nghĩa là “Điều Allah và anh muốn”. Thiên sứ của Allah e nói với người đàn ông đã nói với Người “مَا شَاءَ اللهُ وَشِئْتَ”:
{أَجَعَلْتَنِى لِلهِ نِدَّا؟ قُلْ: مَا شَاءَ اللهُ وَحْدَهُ} رواه ابن ماجه والنسائي وأحمد.
“Ngươi muốn lấy Ta làm thần linh cùng với Allah ư? Hãy nói: ‘مَا شَاءَ اللهُ وَحْدَهُ’ – ‘Điều chỉ một mình Allah muốn’.” (Ibnu Ma-jah, Annasa-i và Ahmad).
Và lời nói: “Nếu không có Allah I và anh thì ...” cũng là lời nói thuộc dạng tiểu Shirk thuộc loại công khai; lời nói đúng là nên nói “Nếu không có Allah, rồi không có anh thì ..” hoặc “Nếu không nhờ Allah, rồi nhờ anh thì ...”, bởi vì từ liên kết “rồi” mang ý nghĩa trước sau để nói lên ý muốn của người bề tôi theo sau ý muốn của Allah I như Ngài đã phán:
﴿وَمَا تَشَآءُونَ إِلَّآ أَن يَشَآءَ ٱللَّهُ رَبُّ ٱلۡعَٰلَمِينَ ٢٩ ﴾ [سورة التكوير : 29]
{Nhắc nhở ai trong các ngươi muốn đi đúng đường. Và những điều các ngươi muốn sẽ không thể xảy ra trừ phi đó là những điều Allah, Đấng Chủ Tể của vũ trụ và muôn lòai muốn.} (Chương 81 – Al-Takwir, câu 28, 29).
Riêng từ liên kết “và” thì không mang ý trước sau của sự việc mà mang nghĩa gộp chung và chia sẻ; chẳng hạn như khi nói: Sự việc đều nhờ Allah I và anh, lời nói này mang nghĩa rằng sự việc là nhờ phúc của Allah I đồng thời nhờ phúc của anh tức phúc của anh và của Allah I ngang bằng nhau.
Về hành vi thuộc tiểu Shirk công khai chẳng hạn như đeo các khoen bùa, các sợi dây chỉ được yếm bùa chú, ..., nhằm mục đích tránh tà và bệnh tật. Nếu tin rằng những thứ đó là những nguyên giúp xua đuổi điều dữ và tránh được tà ma bệnh tật thì đó là tiểu Shirk, bởi vì Allah I không tạo ra những thứ đó làm nguyên nhân; còn nếu tin rằng bản thân những thứ đó có thể đẩy lùi tà ma và tránh bệnh tật thì đó là đại Shirk bởi vì đã mong mỏi và hy vọng ở nơi ai (vật) ngoài Allah I về những điều chỉ nằm trong quyền năng của Ngài.
-    Loại thứ hai: loại tiểu Shirk thầm kín, là loại Shirk nằm sâu thẩm trong tâm như Riya’ (không thành tâm, hoặc không hoàn toàn vì Allah I, thích phô trương vì lợi ích nào đó). Thí dụ: một người làm việc làm ngoan đạo muốn để mọi người ca tụng và khen ngợi chẳng hạn như y chu đáo dâng lễ nguyện Salah hay làm Sadaqah mục đích muốn người đời ca tụng và khen; hoặc y thường xuyên tụng niệm hay trau chuốt giọng đọc khi đọc Qur’an để người đời khen là có giọng đọc hay.
Riya’, khi nó lẫn vào việc làm thì nó sẽ làm mất giá trị của việc làm. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿فَمَن كَانَ يَرۡجُواْ لِقَآءَ رَبِّهِۦ فَلۡيَعۡمَلۡ عَمَلٗا صَٰلِحٗا وَلَا يُشۡرِكۡ بِعِبَادَةِ رَبِّهِۦٓ أَحَدَۢا ١١٠ ﴾ [سورة الكهف : 110]
{Do đó, người nào mong muốn được gặp Thượng Đế của y thì hãy làm việc thiện tốt và chớ đừng Shirk với Thượng Đế của y một ai (vật) khác trong lúc thờ phượng Ngài.} (Chương 18 – Al-Kahf, câu 110).
Thiên sứ của Allah e nói:
{إِنَّ أَخْوَفَ مَا أَخَافُ عَلَيْكُمُ الشِّرْكُ الأَصْغَرُ }.
“Quả thật, điều Ta lo sợ nhất cho các ngươi là tiểu Shirk”
Các vị Sahabah nói: Thưa Thiên sứ của Allah, tiểu Shirk là gì? Thiên sứ của Allah e nói:
{الرِّيَاءُ} رواه أحمد والطبراني.
“Riya’.” (Ahmad, Attabra-ni).
Một trong những dạng thức tiểu Shirk thuộc loại thầm kín là hành động với tâm niệm vì muốn lợi ích vất chất của trần thế, chẳng hạn như người đi Hajj hoặc Azaan hoặc làm Imam chỉ vì mục đích tiền bạc, hoặc người truyền dạy kiến thức giáo lý hoặc đi Jihaad chỉ vì đồng tiền. Thiên sứ của Allah e nói:
{تَعِسَ عَبْدُ الدِّينَارِ ، تَعِسَ عَبْدُ الدِّرْهَمِ ، تَعِسَ عَبْدُ الْخَمِيصَةِ، تَعِسَ عَبْدُ الْخَمِيْلَةِ ، إِنْ أُعْطِىَ رَضِىَ ، وَإِنْ لَمْ يُعْطَ سَخِطَ} رواه البخاري.
“Thật khổ hạnh và đáng thương thay cho nô lệ Dinar (đồng tiền vàng), thật khổ hạnh và đáng thương thay cho nô lệ Dirham (đồng tiền bạc), thật khổ hạnh và đáng thương thay cho nô lệ quần áo, nếu y được ban cho thì y hài lòng và nếu không được ban cho thì y bất mãn.” (Albukhari).
Imam Ibnu Al-Qayyim  nói: ]Đối với Shirk trong ý muốn và tâm niệm thì nó như đại dương không bờ và ít ai thoát khỏi nó được. Bởi thế, ai làm việc làm không vì sắc diện của Allah I và định tâm một điều gì đó không hướng tới Ngài nhưng lại mong được ân phước từ nơi Ngài thì người đó đã Shirk trong định tâm và ý muốn của mình. Ngược lại với điều này là Ikhlaas, đó là sự thành tâm tức toàn tâm toàn ý vì Allah I trong việc làm, lời nói và tâm niệm. Đó là sự thuần túy của tôn giáo Ibrahim u mà Allah I ra lệnh cho tất cả các bề tôi của Ngài phải đi theo và Ngài không chấp nhận bất kỳ tôn giáo nào khác. Tôn giáo thuần túy đó chính là Islam như Allah I đã phán:
﴿وَمَن يَبۡتَغِ غَيۡرَ ٱلۡإِسۡلَٰمِ دِينٗا فَلَن يُقۡبَلَ مِنۡهُ وَهُوَ فِي ٱلۡأٓخِرَةِ مِنَ ٱلۡخَٰسِرِينَ ٨٥ ﴾ [سورة آل عمران:85 ]
{Và ai tìm kiếm một tôn giáo nào khác ngoài tôn giáo Islam thì tôn giáo đó của y sẽ không được chấp nhận và vào Ngày Sau y sẽ là đồng bọn của những kẻ thua thiệt.} (Chương 3 – Ali ‘Imran, câu 85).
Đấy là tôn giáo của Nabi Ibrahim u, ai ghét bỏ nó thì người đó thuộc những người điên rồ.[( )

 

 


Chương thứ ba
Kufr – khái niệm và phân loại

    Khái niệm Kufr:
Kufr trong tiếng Ả Rập có nghĩa là sự che đậy và phủ kín; còn trong giáo lý, Kufr mang nghĩa trái ngược với đức tin Iman tức không có đức tin nơi Allah I và Thiên sứ của Ngài e dù có sự phủ nhận hay không có sự phủ nhận, thậm chí chỉ cần có sự nghi ngờ hoặc phản đối hoặc đố kỵ hoặc tự cao tự đại hoặc đi theo một số dục vọng nghịch lại với Bức Thông Điệp của Allah I và Sứ Mạng của Thiên sứ e; tuy nhiên, sự phủ nhận là đại Kufr.
(Qua khái niệm, Kufr có thể tạm dịch là sự vô đức tin nơi Allah I và Thiên sứ của Ngài e).
    Phân loại Kufr:
Có hai dạng Kufr: Đại Kufr và tiểu Kufr
    Dạng thứ nhất: Đại Kufr, là dạng trục xuất người bề tôi khỏi tôn giáo. Dạng này có năm loại:
1-    Loại thứ nhất: Kufr bởi sự phủ nhận, bằng chứng cho điều này là lời phán của Allah Tối Cao:
﴿وَمَنۡ أَظۡلَمُ مِمَّنِ ٱفۡتَرَىٰ عَلَى ٱللَّهِ كَذِبًا أَوۡ كَذَّبَ بِٱلۡحَقِّ لَمَّا جَآءَهُۥٓۚ أَلَيۡسَ فِي جَهَنَّمَ مَثۡوٗى لِّلۡكَٰفِرِينَ ٦٨﴾ [سورة العنكبوت: 68]
{Và còn ai sai quấy hơn kẻ đã đặt điều nói dối rồi đổ thừa cho Allah hoặc phủ nhận điều Chân lý khi nó đến với y?! Chẳng phải trong Hỏa Ngục sẽ có một chỗ dành cho những kẻ vô đức tin đó sao?} (Chương 29 – Al-Ankabut, câu 68).
2-    Loại thứ hai: Kufr bằng sự bất tuân và tự cao tự đại mặc dù có sự tin tưởng, bằng chứng cho điều này là lời phán của Allah I:
﴿وَإِذۡ قُلۡنَا لِلۡمَلَٰٓئِكَةِ ٱسۡجُدُواْ لِأٓدَمَ فَسَجَدُوٓاْ إِلَّآ إِبۡلِيسَ أَبَىٰ وَٱسۡتَكۡبَرَ وَكَانَ مِنَ ٱلۡكَٰفِرِينَ ٣٤ ﴾ [سورة البقرة : 34]
{Và khi TA (Allah) bảo các Thiên thần hãy quỳ xuống phủ phục trước Adam thì tất cả chúng đã quỳ xuống phủ phục ngoại trừ tên Iblis, hắn đã từ chối và ngạo mạn, thế là hắn trở thành một trong những kẻ vô đức tin.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 34).
3-    Loại thứ ba: Kufr bằng ý nghĩ, bằng chứng cho điều này là lời phán của Allah Tối Cao:
﴿وَدَخَلَ جَنَّتَهُۥ وَهُوَ ظَالِمٞ لِّنَفۡسِهِۦ قَالَ مَآ أَظُنُّ أَن تَبِيدَ هَٰذِهِۦٓ أَبَدٗا ٣٥ وَمَآ أَظُنُّ ٱلسَّاعَةَ قَآئِمَةٗ وَلَئِن رُّدِدتُّ إِلَىٰ رَبِّي لَأَجِدَنَّ خَيۡرٗا مِّنۡهَا مُنقَلَبٗا ٣٦ قَالَ لَهُۥ صَاحِبُهُۥ وَهُوَ يُحَاوِرُهُۥٓ أَكَفَرۡتَ بِٱلَّذِي خَلَقَكَ مِن تُرَابٖ ثُمَّ مِن نُّطۡفَةٖ ثُمَّ سَوَّىٰكَ رَجُلٗا ٣٧ لَّٰكِنَّا۠ هُوَ ٱللَّهُ رَبِّي وَلَآ أُشۡرِكُ بِرَبِّيٓ أَحَدٗا ٣٨﴾ [سورة الكهف : 35 - 38]
{Và y đi vào ngôi vườn của mình và y tự làm cho bản thân mình sai quấy, y nói: “Tôi không nghĩ rằng ngôi vườn này sẽ tiêu tan, và tôi cũng không nghĩ rằng giờ tận thế sẽ xảy ra, và nếu tôi được đưa trở về gặp Thượng Đế của tôi thì chắc chắn tôi sẽ được nhiều điều tốt đẹp hơn cả ngôi vườn này nữa”. Người bạn của y đáp lại lời y trong lúc hai người đang nói chuyện: “Phải chăng anh phủ nhận Đấng đã tạo anh ra từ cát bụi, rồi từ một giọt tinh dịch rồi sàu đó Ngài uốn nắn anh thành một người đàn ông hoàn chỉnh như thế này ư?”. Riêng đối với tôi thì Ngài là Allah, Thượng Đế của tôi và tôi không gán ghép với Thượng Đế của tôi bất cứ ai.} (Chương 18 – Al-Kahf, câu 35 – 38).
4-    Loại thứ tư: Kufr bằng sự phản kháng, bằng chứng cho điều này là lời phán của Allah I:
﴿وَٱلَّذِينَ كَفَرُواْ عَمَّآ أُنذِرُواْ مُعۡرِضُونَ ٣ ﴾ [سورة الأحقاف : 3]
{Và những kẻ không có đức tin đã phản đối và chống lại điều mà họ đã được cảnh báo.} (Chương 46 – Al-Ahqaf, câu 3).
5-    Loại thứ năm: Kufr bằng sự ngụy tạo đức tin được gọi là Nifaaq, bằng chứng cho điều này là lời phán của Allah, Đấng Tối Cao:
﴿ذَٰلِكَ بِأَنَّهُمۡ ءَامَنُواْ ثُمَّ كَفَرُواْ فَطُبِعَ عَلَىٰ قُلُوبِهِمۡ فَهُمۡ لَا يَفۡقَهُونَ ٣﴾ [سورة المنافقون : 3]
{Sở dĩ như thế là vì chúng có niềm tin nhưng sau đó chúng lại phủ nhận đức tin, do đó, quả tim của chúng bị niêm kín lại nên chúng không hiểu gì cả.} (Chương 63 – Al-Munafiqun, câu 3).
    Dạng thứ hai: Tiểu Kufr, là dạng không trục xuất người bề tôi khỏi tôn giáo. Đây là dạng thuộc các việc làm trái lệnh và tội lỗi được Kinh Qur’an và Sunnah gọi là sự vô đức tin nhưng nó chưa đến mức đại Kufr. Những thí dụ cho dạng Kufr này:
-    Phủ nhận ân huệ của Allah I như được nói trong lời phán của Ngài:
﴿وَضَرَبَ ٱللَّهُ مَثَلٗا قَرۡيَةٗ كَانَتۡ ءَامِنَةٗ مُّطۡمَئِنَّةٗ يَأۡتِيهَا رِزۡقُهَا رَغَدٗا مِّن كُلِّ مَكَانٖ فَكَفَرَتۡ بِأَنۡعُمِ ٱللَّهِ﴾ [سورة النحل : 112]
{Và Allah đã đưa ra một thí dụ so sánh: Có một thị trấn an ninh và yên bình, mọi nguồn lương thực đã đến với nó từ khắp mọi nơi một cách rất dồi dào nhưng nó đã phủ nhận những ân huệ đó của Allah.} (Chương 16 – An-Nahl, câu 112).
-    Đánh chiến với người Muslim như Thiên sứ của Allah e nói:
{سِبَابُ الْمُسْلِمِ فُسُوقٌ، وَقِتَالُهُ كُفْرٌ } رواه البخاري ومسلم.
“Chửi rủa người Muslim là tội lỗi và đánh chiến với người Muslim là vô đức tin” (Albukhari, Muslim).
{لاَ تَرْجِعُوا بَعْدِى كُفَّارًا يَضْرِبُ بَعْضُكُمْ رِقَابَ بَعْضٍ} رواه البخاري ومسلم.
“Các ngươi chớ quay về với Kufr thời sau Ta bằng cách đánh vào cổ của nhau (đánh giết nhau).” (Albukhari, Muslim).
-    Thề thốt với ai (vật) ngoài Allah I, Thiên sứ của Allah e nói:
{مَنْ حَلَفَ بِغَيْرِ اللهِ فَقَدْ كَفَرَ  أَوْ أَشْرَكَ} رواه البخاري ومسلم.
“Người nào thề với ai (vật) khác ngoài Allah thì là kẻ đã Kufr hoặc Shirk” (Albukhari, Muslim).
Tuy nhiên, Allah I vẫn gọi những ai phạm đại trọng tội là người có đức tin. Ngài phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ كُتِبَ عَلَيۡكُمُ ٱلۡقِصَاصُ فِي ٱلۡقَتۡلَىۖ ﴾ [سورة البقرة: 178]
{Hỡi những người có đức tin, TA đã ban hành luật Qisas (tử hình) cho việc giết người.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 178).
Người giết người vẫn không bị trục xuất khỏi những người có đức tin và y vẫn được gọi là người anh em của những người có đức tin, Allah I phán:
﴿فَمَنۡ عُفِيَ لَهُۥ مِنۡ أَخِيهِ شَيۡءٞ فَٱتِّبَاعُۢ بِٱلۡمَعۡرُوفِ وَأَدَآءٌ إِلَيۡهِ بِإِحۡسَٰنٖۗ﴾ [سورة البقرة: 178]
{Nhưng nếu phạm nhân nào được anh (em) của nạn nhân lượng thứ cho phần nào thì hãy làm theo yêu cầu hợp lý của y và bồi thường cho nạn nhân một cách tốt đẹp.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 178).
Anh em trong câu Kinh là anh em trong đạo. Trong câu Kinh khác, Allah I phán:
﴿وَإِن طَآئِفَتَانِ مِنَ ٱلۡمُؤۡمِنِينَ ٱقۡتَتَلُواْ فَأَصۡلِحُواْ بَيۡنَهُمَاۖ فَإِنۢ بَغَتۡ إِحۡدَىٰهُمَا عَلَى ٱلۡأُخۡرَىٰ فَقَٰتِلُواْ ٱلَّتِي تَبۡغِي حَتَّىٰ تَفِيٓءَ إِلَىٰٓ أَمۡرِ ٱللَّهِۚ فَإِن فَآءَتۡ فَأَصۡلِحُواْ بَيۡنَهُمَا بِٱلۡعَدۡلِ وَأَقۡسِطُوٓاْۖ إِنَّ ٱللَّهَ يُحِبُّ ٱلۡمُقۡسِطِينَ ٩ إِنَّمَا ٱلۡمُؤۡمِنُونَ إِخۡوَةٞ فَأَصۡلِحُواْ بَيۡنَ أَخَوَيۡكُمۡۚ وَٱتَّقُواْ ٱللَّهَ لَعَلَّكُمۡ تُرۡحَمُونَ ١٠﴾ [سورة الحجرات : 9، 10]
{Nếu có hai nhóm tín đồ giao chiến, hãy hòa giải giữa đôi bên. Nhưng nếu nhóm này áp bức và lấn át nhóm kia thì hãy đánh nhóm áp bức cho đến khi họ trở về phục tùng mệnh lệnh của Allah. Bởi thế, nếu họ chiêu hồi thì hãy giải hòa giữa hai nhóm một cách công bằng và vô tư. Quả thật, Allah yêu thương những người công bằng vô tư. Quả thật, chỉ những người có đức tin mới là anh em của nhau. Bởi thế, các ngươi hãy giải hòa giữa hai người anh em của các ngươi và các ngươi hãy kính sợ Allah, mong rằng các ngươi được thương xót (nơi Ngài).} (Chương 49 – Al-Hujurat, câu 9, 10).
(Những lời nói vừa được nêu trên là những lời được  nói trong Sharh Attaha-wiyah trang 361 do nhà xuất bản Al-Maktab Islami).

 

Chương thứ tư
Nifaaq – khái niệm và phân loại

    Khái niệm Nifaaq:
Theo nghĩa của từ Nifaaq có nghĩa là đạo đức giả hoặc giả danh giả nghĩa hoặc là sự hai mặt tức ở bên này thì thể hiện bộ mặt này nhưng khi đến với bên kia thì thể hiện bộ mặt khác.
Theo nghĩa của giáo lý, Nifaaq là bên ngoài thể hiện Islam nhưng bên trong lại là vô đức tin và mang tâm niệm xấu. Sở dĩ nó được gọi như vậy trong giáo lý bởi vì bản chất tồn tại hai bộ mặt, mặt thật là vô đức tin và mặt giả là có đức tin, nó đi vào giáo lý bằng cánh cửa này nhưng đi ra bằng cánh cửa khác. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿إِنَّ ٱلۡمُنَٰفِقِينَ هُمُ ٱلۡفَٰسِقُونَ ٦٧﴾ [سورة التوبة: 67]
{Quả thật những kẻ Muna-fiq (ngụy tạo đức tin) là những kẻ dấy loạn và bất tuân.} (Chương 9 – Attawbah, câu 67).
Có nghĩa là những kẻ thường ra khỏi phạm vi giáo lý. Allah I xem những kẻ Muna-fiq còn xấu xa hơn những kẻ Kafir (vô đức tin), Ngài phán:
﴿إِنَّ ٱلۡمُنَٰفِقِينَ فِي ٱلدَّرۡكِ ٱلۡأَسۡفَلِ مِنَ ٱلنَّارِ﴾ [سورة النساء: 145 - 147]
{Quả thật, những tên giả tạo đức tin sẽ ở tận đáy cùng của hố lửa (Hỏa Ngục).} (Chương 4 – Annisa’, câu 145 – 147).
﴿إِنَّ ٱلۡمُنَٰفِقِينَ يُخَٰدِعُونَ ٱللَّهَ وَهُوَ خَٰدِعُهُمۡ﴾ [سورة النساء: 142، 143]
{Quả thật, những tên giả tạo đức tin tìm cách lừa dối Allah nhưng chính Ngài đã đánh lừa chúng (vào cạm bẫy của chúng).} (Chương 4 – Annisa’, câu 142, 143).
﴿وَمِنَ ٱلنَّاسِ مَن يَقُولُ ءَامَنَّا بِٱللَّهِ وَبِٱلۡيَوۡمِ ٱلۡأٓخِرِ وَمَا هُم بِمُؤۡمِنِينَ ٨ يُخَٰدِعُونَ ٱللَّهَ وَٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ وَمَا يَخۡدَعُونَ إِلَّآ أَنفُسَهُمۡ وَمَا يَشۡعُرُونَ ٩ فِي قُلُوبِهِم مَّرَضٞ فَزَادَهُمُ ٱللَّهُ مَرَضٗاۖ وَلَهُمۡ عَذَابٌ أَلِيمُۢ بِمَا كَانُواْ يَكۡذِبُونَ ١٠ ﴾ [سورة البقرة: 8 - 10]
{Và trong nhân loại, có người nói rằng chúng tôi tin nơi Allah và tin vào Ngày Sau nhưng thực chất họ không hề tin gì cả. Chúng dối lừa Allah và những người có đức tin nhưng thật ra chúng chỉ dối lừa chính bản thân của chúng mà chúng không biết. Trong lòng của chúng có một chứng bệnh (giả dối), thế là Allah gia tăng thêm làm bệnh của chúng trầm trọng hơn nữa để rồi chúng sẽ bị trừng phạt đau đớn về những gì mà chúng giả dối và ngụy tạo.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 8 - 10).
(Như vậy, Nifaaq có thể tạm dịch là sự ngụy tạo đức tin hoặc giả danh Islam hoặc là sự giả tạo hoặc là đạo đức giả; những kẻ mang trong người bản chất này được gọi là những kẻ Muna-fiq).
    Phân loại Nifaaq: Có hai dạng
1.    Dạng thứ nhất: Nifaaq I’tiqa-di (Nifaaq đức tin), là đại Nifaaq, bên ngoài biểu hiện Islam nhưng bên trong là Kufr. Dạng này trục xuất người chủ thể ra khỏi tôn giáo Islam một cách hoàn toàn và y sẽ bị đày xuống ở tận đáy của Hỏa Ngục. Quả thật, Allah I đã mô tả những người của Nifaaq với những bản chất và đặc điểm hoàn toàn xấu xa: họ là những kẻ vô đức tin, họ chế giễu và nhạo báng Islam và các tín đồ của nó, họ cùng phe với kẻ thù của Islam.
Những người Muna-fiq hiện diện trong mọi thời đại, đặc biệt vào thời điểm mà Islam đã trở nên cường thịnh họ không thể lộ diện sự hận thù thì họ biểu hiện sự qui thuận Islam để mưu đồ chống phá ở bên trong. Mục đích là để sống cùng với những người Muslim và được bảo toàn tính mạng và tài sản của họ. Vẻ ngoài họ biểu hiện đức tin nơi Allah I, nơi các Thiên thần của Ngài, các Kinh sách của Ngài, các vị Thiên sứ của Ngài và Ngày Sau nhưng bên trong thì hoàn toàn ngược lại.  
Dạng Nifaaq này có sáu loại:
1-    Phủ nhận Thiên sứ của Allah e.
2-    Phủ nhận một số điều được Thiên sứ của Allah e mang đến.
3-    Thù ghét Thiên sứ của Allah e.
4-    Thù ghét một số điều được Thiên sứ của Allah e mang đến.
5-    Vui mừng khi thấy tôn giáo của Thiên sứ e bị suy yếu
6-    Cay ghét khi thấy tôn giáo của Thiên sứ e giành thắng lợi.
2.    Dạng thứ hai: Nifaaq A’mali (Nifaaq qua hành vi), là có hành vi của những người Muna-fiq (ngụy tạo đức tin hoặc đạo đức giả) nhưng trong tim vẫn còn đức tin Iman. Dạng này không trục xuất người tín đồ khỏi tôn giáo, tuy nhiên, nó là phương tiện dẫn tới điều đó. Và người chủ thể của dạng Nifaaq này, ở nơi y vừa tồn tại đức tin Iman vừa tồn tại bản chất của Nifaaq. Khi nào dạng Nifaaq này trở nên nhiều thì người chủ thể sẽ trở thành một kẻ Muna-fiq thực thụ; bằng chứng cho điều này là lời của Thiên sứ e:
{أَرْبَعٌ مَنْ كُنَّ فِيهِ كَانَ مُنَافِقًا خَالِصًا وَمَنْ كَانَتْ فِيهِ خَلَّةٌ مِنْهُنَّ كَانَتْ فِيهِ خَلَّةٌ مِنْ نِفَاقٍ حَتَّى يَدَعَهَا إِذَا حَدَّثَ كَذَبَ وَإِذَا عَاهَدَ غَدَرَ وَإِذَا وَعَدَ أَخْلَفَ وَإِذَا خَاصَمَ فَجَرَ} رواه البخاري ومسلم.
“Có bốn điều mà ai có chúng trong người là kẻ Muna-fiq thực thụ còn ai có trong người một điều nào đó trong số chúng thì y là người mang trong mình một tố chất của Nifaaq trừ phi y từ bỏ nó: khi nói thì dối, khi giao ước thì bội ước, khi hứa thì không giữ lời, và khi tranh luận thì buông lời xấu xa.” (Albukhari, Muslim).
Người nào tập hợp tất cả bốn đặc điểm này trong người thì y đã tập hợp những điều xấu trong con người y và y được coi là người thuộc những người Muna-fiq; còn ai mang trong người một đặc điểm nào đó trong bốn đặc điểm này thì y đã để trong người y một bản chất xấu của sự Nifaaq.
Quả thật, một người bề tôi có thể tập hợp những điểm tốt và những điểm xấu, những đặc điểm của đức tin Iman và những đặc điểm của sự vô đức tin Kufr. Y sẽ đáng nhận phần ân thưởng hoặc sẽ đáng lãnh sự trừng phạt tùy theo những gì xứng đáng phải như thế. Sự xao lãng lễ nguyện Salah cùng với tập thể tại Masjid là một thuộc tính của người Muna-fiq, và Nifaaq là điều xấu và rất nguy hiểm. Các vị Sahabah t đều rất lo sợ cho bản thân mình rơi vào Nifaaq; Ibnu Abu Malikah nói: tôi sống kịp thời với ba mươi vị Sahabah của Thiên sứ e, tất cả họ đều lo sợ Nifaaq dính vào bản thân họ.
    Sự khác nhau giữa đại Nifaaq và tiểu Nifaaq:
1.    Đại Nifaaq trục xuất người chủ thể ra khỏi tôn giáo còn tiểu Nifaaq thì không trục xuất người chủ thể ra khổi tôn giáo.
2.    Đại Nifaaq có sự khác biệt giữa thầm kín và công khai trong đức tin, còn tiểu Nifaaq có sự khác biệt giữa thầm kín và công khai trong hành vi.
3.    Đại Nifaaq không tồn tại trong con người của những người có đức tin, còn tiểu Nifaaq có thể tồn tại trong con người của những người có đức tin.
4.    Đại Nifaaq hầu như người chủ thể không có sự sám hối, khác với tiểu Nifaaq rằng người chủ thể của nó có thể sám hối với Allah I và được Ngài chấp nhận sự sám hối của y. Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: ]Có một phần nào đó thuộc bản chất của sự Nifaaq trong bản thân của người có đức tin nhưng rồi họ sám hối với Allah I. Có thể trong trái tim của y có sự tái diễn của một số điều Nifaaq nhưng Allah I đã phù hộ y tránh khỏi nó. Người có đức tin luôn có sự thử thách bởi sự cám dỗ và quấy nhiễu của Shaytan và Kufr làm cho tấm lòng của họ có sự gò bó; như các vị Sahabah đã nói: “Thưa Thiên sứ của Allah e, quả thật chúng tôi thấy trong bản thân mình rằng thứ gì giáng mạnh từ trên trời xuống trái đất tốt cho chúng tôi hơn việc chúng tôi nói về nó (Nifaaq). Thế là Thiên sứ của Allah nói: Đó là đức tin Iman thực thụ”.[ ( )
Riêng đối với những người chủ thể của đại Nifaaq thì Allah I phán về họ:
﴿صُمُّۢ بُكۡمٌ عُمۡيٞ فَهُمۡ لَا يَرۡجِعُونَ ١٨﴾ [سورة البقرة: 18]
{Chúng giống như những kẻ điếc, câm, và mù, không thể quay về.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 18).
Có nghĩa là trong lòng sẽ không quay về với chính đạo tức Islam. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿أَوَلَا يَرَوۡنَ أَنَّهُمۡ يُفۡتَنُونَ فِي كُلِّ عَامٖ مَّرَّةً أَوۡ مَرَّتَيۡنِ ثُمَّ لَا يَتُوبُونَ وَلَا هُمۡ يَذَّكَّرُونَ ١٢٦﴾ [سورة التوبة: 126]
{Há chúng không nhận thấy mỗi năm chúng đã gặp phải tại họa một hay hai lần hay sao? Nhưng chúng vẫn không chịu ăn năn hối cải và không chịu tỉnh ngộ.} (Chương 9 – Attawbah, câu 126).
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: ]Quả thật, các học giả đã bất đồng quan điểm với nhau về việc sự sám hối của họ có được chấp nhận hay không bởi vì điều đó không thể biết được khi mà họ luôn thể hiện Islam ở bên ngoài.[( )

 

 

 

 

 

 

 

Chương thứ năm
Jaahiliyah (thời ngu muội) – Fisq (nghịch đạo) – Dhalaal (lệch lạc) – Riddah (bỏ đạo)

    Jaahiliyah (thời ngu muội): Là tình trạng của dân Ả Rập trước thời Islam về Jahl (thiếu hiểu biết, dốt) về Allah I, về các Thiên sứ của Ngài cũng như ngu dốt về tôn giáo đích thực của Ngài. Niềm kiêu hãnh và tự hào của họ trước Islam là ở dòng tộc, giai cấp và quyền lực và những thứ phù phiếm khác( ).
Nói về sự Jahl tức sự thiếu hiểu biết về kiến thức giáo lý hoặc không đi theo kiến thức thì Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: ]Ai không hiểu biết về điều chân lý thì người đó là người Jaahil (dốt) một cách đơn thuần; nhưng nếu ý có tâm niệm chống lại điều chân lý thì y là kẻ Jaahil một cách ngoan cố. Như vậy, trước khi Thiên sứ của Allah e được dựng lên thì thiên hạ đang ở trong thời kỳ Jaahiliyah, một danh từ có nguồn gốc từ Jahl có nghĩa là ngu dốt, không hiểu biết. Những gì họ nói và họ làm thật ra chỉ là những bịa đặt và sáng chế từ những người Jaahil đã bày ra cho họ; tương tự, tất cả những gì của những người Do Thái và những người Thiên Chúa khác với những điều được các vị Thiên sứ của Allah mang đến đều là những điều của Jaahiliyah. Đó là tình trạng Jaahiliyah nói chung một cách bao quát; riêng tình trạng sau khi Thiên sứ của Allah e được dựng lên thì có thể vùng đất này sẽ khác với vùng khác chẳng hạn như vùng đất của những người vô đức tin là vùng đất Jaahiliyah hoặc người này sẽ không giống người kia chẳng hạn như một người trước khi vào Islam thì y là người Jaahiliyah cho dù y có sống trong vùng đất Islam. Ai tiếp nhận điều chân lý mà Thiên sứ Muhammad e mang đến thì người đó đã thoát khỏi tình trạng Jaahiliyah và cộng đồng tín đồ này của Người e vẫn mãi đi trên con đường chân lý này cho đến giờ Tận Thế. Có thể danh từ Jaahiliyah hiện hữu ở một số vùng đất của những người Muslim để mô ta về những người Muslim, chẳng hạn như lời nói của Thiên sứ e:
{أَرْبَعٌ فِى أُمَّتِى مِنْ أَمْرِ الْجَاهِلِيَّةِ لاَ يَتْرُكُونَهُنَّ الْفَخْرُ فِى الأَحْسَابِ وَالطَّعْنُ فِى الأَنْسَابِ وَالاِسْتِسْقَاءُ بِالنُّجُومِ وَالنِّيَاحَةُ} رواه مسلم.
“Trong cộng đồng tín đồ của Ta, vẫn còn bốn điều của thời Jaahiliyah mà chúng không được bỏ: tự hào về dòng tộc, xúc phạm gia phả, cầu mưa qua thuật chiêm tinh và Niyaahah( )” (Muslim).
Chẳng hạn như Thiên sứ của Allah e nói với Abu Zdar:
{يَا أَبَا ذَرٍّ إِنَّكَ امْرُؤٌ فِيكَ جَاهِلِيَّةٌ} رواه البخاري ومسلم.
“Này Abu Zdar, quả thật, ngươi là một người còn trong mình thói Jaahiliyah”( ) (Albukhari, Muslim) [.( )
Tóm lại: Jaahiliyah là biến thể của danh từ Jahl có nghĩa là không hiểu biết, nó được phân thành hai dạng:
1-    Jaahiliyah nói chung là những gì ở thời trước khi Thiên sứ của Allah e được dựng lên, và nó đã chấm dứt khi Người Thiên sứ của Allah e được dựng lên.
2-    Jaahiliyah nói riêng đối với một số xứ sở, một số người, và nó vẫn còn tồn tại. Điều này làm rõ ra cái sai của những ai cho rằng Jaahiliyah của thế kỷ này. Câu nói đúng chính là Jaahiliyah của một số người trong thế kỷ này hoặc của đa số người trong thế kỷ này. Việc nói bao hàm tất cả là không đúng và không được phép, bởi vì Jaahiliyah tổng quát đã biến mất khi Thiên sứ của Allah, Muhammad e, được dựng lên.
    Fisq (nghịch đạo):
Fisq theo nghĩa của từ có nghĩa là ra khỏi; còn theo giáo lý Fisq được dùng để gọi sự rời bỏ việc tuân lệnh Allah I và nó gồm sự rời bỏ hoàn toàn và sự rời bỏ một phần: sự rời bỏ hoàn toàn chẳng hạn như gọi người Kafir là kẻ nghịch đạo hay là kẻ phản nghịch; còn sự rời bỏ một phần chẳng hạn như gọi người có đức tin làm các đại trọng tội là kẻ nghịch đạo.
Fisq được phân thành hai dạng
Dạng thứ nhất: Fisq mang nghĩa Kufr tức sự vô đức tin là sự phản nghịch. Người vô đức tin được gọi là kẻ phản nghịch. Allah, Đấng Tối Cao nói về Iblis trong lời phán của Ngài:
﴿فَفَسَقَ عَنۡ أَمۡرِ رَبِّهِۦٓۗ﴾ [سورة الكهف: 50]
{Hắn đã nghịch lại mệnh lệnh Thượng Đế của hắn.} (Chương 18 – Al-Kahl, câu 50).
Trong câu Kinh khác Allah I phán:
﴿وَأَمَّا ٱلَّذِينَ فَسَقُواْ فَمَأۡوَىٰهُمُ ٱلنَّارُۖ كُلَّمَآ أَرَادُوٓاْ أَن يَخۡرُجُواْ مِنۡهَآ أُعِيدُواْ فِيهَا وَقِيلَ لَهُمۡ ذُوقُواْ عَذَابَ ٱلنَّارِ ٱلَّذِي كُنتُم بِهِۦ تُكَذِّبُونَ ٢٠﴾ [سورة السجدة: 20]
{Còn đối với những ai nghịch đạo thì chỗ ở của chúng sẽ là Hỏa Ngục. Mỗi lần chúng muốn thoát ra khỏi đó, chúng sẽ bị đẩy vào trong trở lại và có lời bảo chúng: “Các ngươi hãy nếm hình phạt của Hỏa Ngục, điều mà các ngươi đã từng phủ nhận”.} (Chương 32 – As-Sajdah, câu 20).
Dạng thứ hai: Người Muslim làm điều tội lỗi được gọi là người làm điều Fisq tức là người nghịch đạo (người Faasiq) nhưng sự nghịch đạo này không trục xuất y khỏi Islam. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَٱلَّذِينَ يَرۡمُونَ ٱلۡمُحۡصَنَٰتِ ثُمَّ لَمۡ يَأۡتُواْ بِأَرۡبَعَةِ شُهَدَآءَ فَٱجۡلِدُوهُمۡ ثَمَٰنِينَ جَلۡدَةٗ وَلَا تَقۡبَلُواْ لَهُمۡ شَهَٰدَةً أَبَدٗاۚ وَأُوْلَٰٓئِكَ هُمُ ٱلۡفَٰسِقُونَ ٤﴾ [سورة النور: 4]
{Và những ai buôc tội những người phụ nữ trinh thục nhưng không đưa ra đủ bốn nhân chứng thì hãy đánh chúng tám mươi roi và sau đó chớ bao giờ nhận lời chứng nhận từ chúng nữa bởi vì chúng là những kẻ nghịch đạo.} (Chương 24 – Annur, câu 4).
Các học giả Tafseer từ Fisq trong câu Kinh này có nghĩa là sự bất tuân và nghịch lại mệnh lệnh của Allah( ).
    Dhalaal (sự lệch lạc):
Dhalaal có nghĩa là trệch khỏi con đường ngay thẳng, nó trái nghĩa với sự hướng dẫn. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿مَّنِ ٱهۡتَدَىٰ فَإِنَّمَا يَهۡتَدِي لِنَفۡسِهِۦۖ وَمَن ضَلَّ فَإِنَّمَا يَضِلُّ عَلَيۡهَاۚ﴾ [سورة الإسراء: 15]
{Ai theo Chỉ đạo thì việc theo đó chỉ có lợi cho bản thân y còn ai lạc đạo thì việc lạc đạo đó chỉ bất lợi cho chính bản thân y.} (Chương 17 – Al-Isra’, câu 15).
Dhalaah được dùng cho nhiều ý nghĩa:
1.    Nó được dùng để chỉ sự Kufr, Allah Tối Cao phán:
﴿وَمَن يَكۡفُرۡ بِٱللَّهِ وَمَلَٰٓئِكَتِهِۦ وَكُتُبِهِۦ وَرُسُلِهِۦ وَٱلۡيَوۡمِ ٱلۡأٓخِرِ فَقَدۡ ضَلَّ ضَلَٰلَۢا بَعِيدًا ١٣٦ ﴾ [سورة النساء: 136]
{Và người nào phủ nhận Allah, phủ nhận các thiên thần của Ngài, các kinh sách của Ngài, các Sứ giả của Ngài và Ngày Tận thế thì quả thật y đã lầm lạc rất xa.} (Chương 4 – Annisa’, câu 136).
2.    Nó được dùng để chỉ tội Shirk, Allah Tối Cao phán:
﴿وَمَن يُشۡرِكۡ بِٱللَّهِ فَقَدۡ ضَلَّ ضَلَٰلَۢا بَعِيدًا ١١٦﴾ [سورة النساء: 116]
{Và người nào Shirk với Allah thì quả thật y đã quá lầm lạc.} (Chương 4 – Annisa’, câu 116).
3.    Nó được dùng để chỉ sự trái đạo nhưng chưa đến mức Kufr chẳng hạn như người ta nói: những nhóm lệch lạc ý nói những nhóm làm trái đạo.
4.    Nó được dùng để chỉ sự nhầm lẫn, như lời nói của Nabi Musa u:
﴿قَالَ فَعَلۡتُهَآ إِذٗا وَأَنَا۠ مِنَ ٱلضَّآلِّينَ ٢٠﴾ [سورة الشعراء: 20]
{(Musa) đáp: “Qur thật, tôi đã nhầm lẫn khi tôi làm điều đó”.} (Chương 26 – Ash-Shu’ara’, câu 20).
5.    Nó được dùng để chỉ sự quên và đãng trí, Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿أَن تَضِلَّ إِحۡدَىٰهُمَا فَتُذَكِّرَ إِحۡدَىٰهُمَا ٱلۡأُخۡرَىٰۚ﴾ [سورة البقرة: 282]
{Mục đích là nếu một trong người nữ nhân chứng đó quên thì người này sẽ nhắc người kia.} (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 282).
6.    Nó được dùng để chỉ sự lạc mất, chẳng hạn như nói con lạc đà đã lạc mất.
    Riddah (sự bỏ đạo)
Khái niệm
- Theo nghĩa của từ Riddah là sự trở lại. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَلَا تَرۡتَدُّواْ عَلَىٰٓ أَدۡبَارِكُمۡ﴾ [سورة المائدة: 21]
{Và các ngươi chớ lui về phía sau của các ngươi.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 21).
Có nghĩa là các ngươi chớ đừng quay trở lại.
- Theo thuật ngữ giáo lý, Riddah được dùng để chỉ sự vô đức tin sau Islam. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَمَن يَرۡتَدِدۡ مِنكُمۡ عَن دِينِهِۦ فَيَمُتۡ وَهُوَ كَافِرٞ فَأُوْلَٰٓئِكَ حَبِطَتۡ أَعۡمَٰلُهُمۡ فِي ٱلدُّنۡيَا وَٱلۡأٓخِرَةِۖ وَأُوْلَٰٓئِكَ أَصۡحَٰبُ ٱلنَّارِۖ هُمۡ فِيهَا خَٰلِدُونَ ٢١٧﴾ [سورة البقرة: 217]
{Và ai trong các ngươi bỏ đạo và chết trong tình trạng vô đức tin thì là những người mà việc làm sẽ trở nên vô nghĩa ở đời này và ở cõi Đời Sau. Những kẻ đó sẽ làm bạn với Hỏa Ngục, chúng sẽ ở trong đó đời đời kiếp kiếp.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 217).
Các dạng Riddah:
Riddah diễn ra khi vi phạm một điều nào đó từ những điều làm hư Islam, và những điều làm hư Islam thì có rất nhiều được phân thành bốn dạng:
1- Riddah bằng lời nói: Chửi rủa, xúc phạm Allah I, Thiên sứ của Ngài e, các Thiên Thần của Ngài hoặc bất cứ ai trong các vị Thiên sứ, các vị Nabi của Ngài. Tự xưng biết điều vô hình hoặc tự nhận bản thân mang trọng trách sứ mạng tiên tri hoặc tin vào những lời kêu gọi này hoặc cầu xin khấn vái ai (vật) khác ngoài Allah I hoặc nhờ vả ai (vật) trong tạo vật của Allah I về điều chỉ thuộc riêng quyền năng của Allah I, ...
2- Riddah bằng hành động: Cúi đầu quỳ lạy bục tượng, cây cối, đá, mồ mả hoặc giết tế dâng cúng đến chúng; vứt quyển Kinh Qur’an tại những nơi ô uế và dơ bẩn; học hỏi và sử dụng ma thuật bùa ngải; phân xử theo giới luật ngoài giáo luật của Allah I và cho rằng điều đó được phép.
3- Riddah bằng tâm niệm: Quan niệm rằng việc Shirk với Allah I, việc Zina, uống rượu, cho vay lấy lãi là Halal; hoặc quan niệm rằng bánh mì là Haram; hoặc lễ nguyện Salah là không bắt buộc; ... tức quan niệm những điều Halal là Haram và ngược lại hoặc những điều bắt buộc thành không bắt buộc và ngược lại.
4- Riddah bằng sự ngờ vực về một điều nào đó trong giáo luật của Allah I: chẳng hạn như ngờ vực việc cấm Shirk hay cấm Zina, rượu hoặc ngờ vực về sự Halal của bánh mì; hoặc nghi ngờ về sứ mạng của Thiên sứ e hay bất cứ vị Thiên sứ nào khác trong các vị Thiên sứ của Allah I.
Giới luật đối với người Riddah khi đã được xác định rõ ràng:
1- Yêu cầu người Riddah sám hối: Nếu trong thời hạn ba ngày, người đó sám hối và trở lại với Islam thì Alhamdulillah.
2- Nếu người Riddah từ chối việc sám hối thì bắt buộc phải lấy đi tính mạng của y bởi Thiên sứ của Allah e đã nói:
{مَنْ بَدَّلَ دِينَهُ فَاقْتُلُوهُ} رواه البخاري.
“Ai thay đổi tôn giáo của mình thì hãy giết chết y” (Albukhari).
3- Niêm phong tài sản của người Riddah trong suốt thời gian yêu cầu sám hối, nếu y quay lại với Islam thì giao lại tài sản cho y còn không thì tài sản đó sẽ được sung vào công quỹ của Islam (khi bị giết hoặc do y chết trong tình trạng Riddah).
4- Quyền thừa kế gia tài giữa người Riddah và dòng họ của y sẽ bị cắt đứt, y không có quyền thừa kế từ họ và họ cũng không thừa kế từ y.
5- Nếu người Riddah chết hoặc bị giết trong tình trạng Riddah thì y sẽ không được tắm, không được dâng lễ nguyện Salah và cũng không được chôn cất tại khu chôn cất của những người Muslim, mà y sẽ được chôn cất tại khu chôn cất của những người ngoại đạo.

 


PHẦN HAI
Những lời nói và hành động phủ nhận Tawhid hoặc làm giảm Tawhid
Chương 1
Tự xưng biết điều của cõi vô hình qua việc xem vân tay, xem quẻ, thuật chiêm tinh, ...
Chương 2
Bùa thuật, bói toán và tướng số
Chương 3
Giết tế, dâng cúng, nguyện thề và tôn vinh các đền thờ và lăng mộ
Chương 4
Tôn vinh các bức tượng và các đài tưởng niệm
Chương 5
Giễu cợt, nhạo báng tôn giáo và xem thường sự tôn nghiêm
Chương 6
Thực thi giới luật ngoài giáo luật mà Allah ban xuống
Chương 7
Đòi quyền lập pháp và tự định đoạt Halal và Haram
Chương 8
Đi theo chủ nghĩa vô thần và các trường phái Jaahiliyah
Chương 9
Cái nhìn về vật chất của đời sống trần tục
Chương 10
Bùa chú
Chương 11
Thề thốt với ai (vật) khác Allah và sự nhờ vả, xin sự phù hộ từ tạo vật của Allah

Chương 1
Tự xưng biết điều của cõi vô hình qua việc xem vân tay, xem quẻ, thuật chiêm tinh, ...

Khái niệm điều vô hình
Điều vô hình là những điều, những sự việc, những sự vật, những hiện tượng mà con người không nhìn thấy dù ở tương lai hay ở trong quá khứ.
Allah, Đấng Tối Cao khẳng định kiến thức về những điều vô hình này là chỉ dành riêng cho Ngài, chỉ một mình Ngài duy nhất mới biết rõ về chúng, Ngài phán:
﴿قُل لَّا يَعۡلَمُ مَن فِي ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَٱلۡأَرۡضِ ٱلۡغَيۡبَ إِلَّا ٱللَّهُۚ﴾ [سورة النمل: 65]
{Hãy bảo họ (Muhammad!): Không một ai trong các tầng trời và trái đất biết được điều vô hình ngoại trừ Allah.} (Chương 27 – Annaml, câu 65).
Bởi thế, không một ai biết được điều vô hình ngoại trừ một mình Allah I duy nhất. Có thể Ngài để cho các vị Thiên sứ của Ngài biết một số điều vô hình tùy theo ý muốn của Ngài và sự sáng suốt của Ngài, Ngài phán:
﴿عَٰلِمُ ٱلۡغَيۡبِ فَلَا يُظۡهِرُ عَلَىٰ غَيۡبِهِۦٓ أَحَدًا ٢٦ إِلَّا مَنِ ٱرۡتَضَىٰ مِن رَّسُولٖ﴾ [سورة الجن: 26، 27]
{Chỉ riêng Ngài biết điều vô hình, bởi thế, Ngài không tiết lộ điều vô hình ở nơi Ngài cho bất kỳ ai trừ vị Sứ giả nào mà Ngài hài lòng.} (Chương 72 – Al-Jinn, câu 26, 27).
Có nghĩa là Allah I không phơi bày bất cứ điều vô hình nào cho bất kỳ ai trừ phi đó là người được Ngài lựa chọn mang Bức Thông Điệp của Ngài đến với nhân loại và Ngài chỉ tiết lộ theo ý muốn và sự chí minh của Ngài. Và sứ giả của Ngài bao hàm Thiên thần và người phàm, ngoài hai loài này không có bất kỳ loài nào khác được Ngài tiết lộ bởi lời phán của Ngài đã khẳng định điều đó.
Như vậy, ai tự xưng mình biết điều vô hình dưới bất kỳ hình thức nào – trừ những ai nằm trong trường hợp ngoại lệ được Ngài giao phó cho trọng trách sứ mạng Thiên sứ -  thì kẻ đó là tên dối trá vô đức tin, dù sự tự xưng đó dưới hình thức xem vân tay, xem quẻ, bói toán, bùa thuật, thuật chiêm tinh hay những hình thức nào khác.
Một số căn bệnh mà họ nói do nguyên nhân này bởi nguyên nhân kia, tất cả đều chỉ dùng Jinn và Shaytan, họ thể hiện cho thiên hạ thấy các sự việc bằng sự lừa gạt và gian lận. Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: Những tên thầy bói như thể mỗi người trong bọn họ được tên Qareen Shaytan thông tin về nhiều điều vô hình mà hắn đã nghe trộm được từ trên trời, và tất cả chúng đều pha trộn giữa sự thật và giả dối .. và những người này (thầy bói) thường dâng cúng lên Shaytan thức ăn như trái cây, bánh kẹo ..
Có thể những tên thầy bói sẽ thông tin cho những người đến xem bằng thuật chiêm tinh – dùng vị trí cũng như hoạt cảnh của các sao để phỏng đoán về những sự kiện xảy ra trên trái đất chẳng hạn như phỏng đoán về thời điểm có gió đến, có mưa, giông bão và những thứ khác mà họ cho rằng nó xảy ra do các vị trí của tinh tú. Họ còn cho rằng mỗi một người có số mạng tùy theo một vì sao nhất định nào đó chẳng hạn như họ nói nếu người có số mạng ngôi sào này cưới người có số mang ngôi sao này thì sẽ như thế này, hoặc ai đi xa với ngôi sao này thì sẽ gặp phải chuyện thế này, hoặc ai sinh ra dưới sự chiếu mạng của vì sao này thì sẽ hạnh phúc thế này hay khổ đau thế kia. Một số tạp chí thường đăng tải thông tin về thuật tử vi rằng nếu ngôi sao thế này thì người này sẽ xảy ra thế này.
Quả thật, một số người thiếu hiểu biết cũng như yếu đức tin Iman đã tìm đến những tên thầy bói và xem tướng số này để xem về tương lai của họ, cuộc sống mai sau của họ, về hôn nhân và gia cảnh của họ, ... Người nào cho rằng mình biết điều vô hình hoặc tin những ai tự xưng biết điều vô hình thì người đó là kẻ thờ đa thần vô đức tin bởi vì y đã làm điều tổ hợp với Allah I về những điều chỉ nằm trong quyền năng của riêng Ngài. Các ngôi sao di chuyển theo quĩ đạo của nó là được Allah I sắp đặt cho chúng chứ chúng không có bất cứ một quyền năng nào để ban cho sự hạnh phúc, làm cho đau khổ, làm cho sống hay làm cho chết. Tất cả đều thuộc các việc làm của những tên Shaytan, những tên mà đã nghe trộm thông tin trừ trên trời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương 2
Sihr (bùa thuật), bói toán và tướng số

Bùa thuật, bói toán và xem tướng số, tất cả đều là việc làm của Shaytan, không được phép trong Islam.
    Sihr (bùa thuật):
Sihr là một khái niệm về những điều gây ảnh hưởng một cách thầm kín và bí ẩn.
Bùa thuật, ma thuật hay bùa ngải được gọi là Sihr bởi vì nó là những thứ, những điều kín ẩn mà mắt thường khó quan sát thấy. Sihr thường ở dạng những lời thần chú, những nút thắt, những tờ giấy được ghi những kí hiệu kì quặc, những dòng chữ khó hiểu cùng với những phương thuốc quái lạ. Sihr là thật, nó thực sự gây ảnh hưởng đến tâm hồn và thể xác của con người, nó gây bệnh tật, gây tử vong và thường được dùng để chia cắt vợ chồng.
Ảnh hưởng của Sihr có hiệu lực là do sự cho phép và quyền năng của Allah I và dĩ nhiên đó là việc làm của Shaytan. Mọi người chỉ đạt được năng lực Sihr khi nào đã làm điều Shirk với Allah I và dâng cúng đến các linh hồn dơ bẩn. Chính vì lẽ này mà giáo lý đã liên kết nó với Shirk khi Thiên sứ của Allah e nói:
{اجْتَنِبُوا السَّبْعَ الْمُوبِقَاتِ}
“Các ngươi hãy tránh xa bảy điều hủy diệt”
Các vị Sahabah hỏi: Thưa Thiên sứ của Allah, những điều hủy diệt đó là gì thì Người nói:
{الشِّرْكُ بِاللهِ ، وَالسِّحْرُ ... } رواه البخاري ومسلم.
“Shirk với Allah và Sihr ...” (Albukhari, Muslim).
Sihr nằm trong việc làm Shirk từ hai phương diện:
Phương diện thứ nhất: Trong Sihr có nhờ vả đến sự giúp đỡ của Shaytan, có sự dâng cúng đến chúng và tuân thủ theo những chỉ thị của chúng. Do đó, Sihr thuộc những điều chỉ dạy của Shaytan như Allah I đã phán:
﴿وَمَا كَفَرَ سُلَيۡمَٰنُ وَلَٰكِنَّ ٱلشَّيَٰطِينَ كَفَرُواْ يُعَلِّمُونَ ٱلنَّاسَ ٱلسِّحۡرَ﴾ [سورة البقرة: 102]
{Sulayman đã không phủ nhận đức tin mà chính những tên Shaytan đã phủ nhận đức tin, chúng chỉ dạy nhân loại phép thuật.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 102).
Phương diện thứ hai: Trong đó có sự tự xưng biết về điều vô hình và tự xưng có quyền năng ngang vai với Allah I. Đó là sự vô đức và lệch lạc. Allah, Đấng Tối Cao và Toàn Năng phán:
﴿وَلَقَدۡ عَلِمُواْ لَمَنِ ٱشۡتَرَىٰهُ مَا لَهُۥ فِي ٱلۡأٓخِرَةِ مِنۡ خَلَٰقٖۚ﴾ [سورة البقرة: 102]
{Và quả thật, họ biết rằng ai mua bán phép thuật thì sẽ không được hưởng bất cứ phần tốt đẹp nào ở Đời Sau.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 102).
Quả thật, nhiều người đã lơ là với sự nghiêm trọng của Sihr. Không những vậy, họ còn xem Sihr là một lĩnh vực học thuật cần phải tự hào và hãnh diện, họ khen tặng và tuyên dương những người làm Sihr với các món quà nhằm khích lệ những người đó; họ tổ chức các câu lạc bộ, các bữa tiệc và các cuộc thi dành cho thuật Sihr và mời gọi hàng ngàn người tham dự và cổ vũ. Đây thật là một sự thiếu hiểu biết về giáo lý cũng như lơ là trong tín ngưỡng.
    Bói toán và xem tướng số:
Tất cả hai dạng này đều thuộc hình thức tự xưng biết được điều vô hình. Hai dạng này thường thông tin những điều sẽ xảy trong tương lai ở trên trái đất hoặc thông tin về vật bị mất hay thất lạc. Cả hai đều nhờ vả đến những tên Shaytan chuyên đi nghe trộm tin tức từ trên trời. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿هَلۡ أُنَبِّئُكُمۡ عَلَىٰ مَن تَنَزَّلُ ٱلشَّيَٰطِينُ ٢٢١ تَنَزَّلُ عَلَىٰ كُلِّ أَفَّاكٍ أَثِيمٖ ٢٢٢ يُلۡقُونَ ٱلسَّمۡعَ وَأَكۡثَرُهُمۡ كَٰذِبُونَ ٢٢٣﴾ [سورة الشعراء: 221 - 223]
{Há TA (Allah) sẽ phải báo cho các ngươi biết rằng ai là kẻ mà những tên Shaytan thường xuống gặp ư? Chúng (những tên Shaytan) thường xuống nhập với từng kẻ tội lỗi dối trá. Chúng kể lại về những điều nghe được nhưng đa số bọn chúng thường nói dối.} (Chương 26 – Ash-Shu’ara’, câu 221 – 223).
Shaytan nghe trộm những lời đàm thoại của các vị Thiên Thần ở trên trời rồi mách lại vào tai của những tên thầy bói với những điều thật lẫn những điều nói dối, sau đó, những tên thầy bói dùng những lời được mách và dối thêm cả trăm điều nữa. Thiên hạ thiếu hiểu biết cứ tin vào những lời của thầy bói trong khi Allah I là Đấng duy nhất biết được điều vô hình.
Bởi thế, ai tự nhận mình có quyền năng chia sẻ cùng với Allah I về bất cứ điều vô hình nào bằng sự bói toán hay hình thức nào khác hoặc ai đó tin vào sự mạo nhận đó thì người đó đã Shirk với Allah I về những điều chỉ nằm trong quyền năng siêu việt của Ngài.
Sự bói toán và xem tướng số không nằm ngoài phạm vi Shirk bởi vì nó dâng cúng những tên Shaytan với những điều chúng yêu thích.
Bói toán và xem tướng số là Shirk cả trong Rububiyah và trong Uluhiyah của Allah I, trong Rububiyah vì nó đã tự nhận là đối tác chia sẻ với Allah I trong việc làm của Ngài còn trong Uluhiyah vì nó đã hướng một điều gì đó của thờ phượng tới những ai (vật) khác ngoài Allah I. Ông Abu Huroiroh t thuật lại lời của Thiên sứ e:
{مَنْ أَتَى كَاهِناً أَوْ عَرَّافاً فَصَدَّقَهُ بِمَا يَقُولُ فَقَدْ كَفَرَ بِمَا أُنْزِلَ عَلَى مُحَمَّدٍ } رواه أبو دواد والترمذي وأحمد.
“Ai tìm đến thầy bói hoặc thầy tướng số rồi tin vào những điều y nói thì người đó đã vô đức tin với những điều được ban xuống cho Muhammad e” (Abu Dawood, Tirmizdi và Ahmad).
Một trong những điều cần phải lưu ý là những tên thầy bói, thầy tướng số hay thầy bùa đều quấy rối niềm tin của thiên hạ dưới vỏ bọc của những thầy thuốc chữa bệnh. Họ thường bảo người bệnh giết tế dâng cúng ai (vật) khác Allah I, có thể giết tế một con cừu dưới một hình thức thế này hay giết tế một con gà với hình thức thế nọ; hoặc họ viết chữ tượng hình, những kí hiệu kì quặc và khấn vái Shaytan rồi đeo nó vào cổ của người bệnh hay đặt nó trong hộp đựng hoặc trong nhà của người bệnh. Một số khác thì biểu hiện như những chuyên gia am hiểu về những điều vô hình, họ sẽ mách bảo về những điều vô hình và cho biết địa điểm của các vật thất lạc và mất tích; những người thiếu hiểu biết đến tìm họ và hỏi họ về đồ vật bị mất thì họ sẽ nói cho những người đó biết qua trung gian Shaytan. Một số thầy bói, thầy bùa khác thì hiện thân thành những người có những năng lực siêu thường như đi vào lửa mà không hề hấn gì, hoặc dùng các khí cụ tự đánh đập cơ thể mà không có bất cứ sự tổn thương nào, hoặc nằm trên đường cho xe trọng tải nặng di chuyển qua người mà không gặp mối nguy hiểm nào, ... Tất  cả thực chất đều là bùa thuật từ Shaytan hoặc là những trò ảo thuật gây ảo giác cho người xem giống như những tên pháp sư của Fir’aun (Pharaon).
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói về cuộc tranh luận của ông với các thầy bùa Al-Bataa-ihiyah Al-Ahmadiyah. Một người thầy bùa Al-Bataa-hiyah nói một cách cao giọng rằng chúng tôi có những năng lực thế này thế này và họ tự nhận có những thuộc tính siêu nhiên và họ có thể an toàn từ lửa. Sheikh Islam nói: ]Tôi đã lớn tiếng và tức giận, tôi nói: tôi xin tuyên bố thách đấu với tất cả những người Ahmadi từ đông sang tây tức về điều mà họ đã làm trong lửa rằng tôi sẽ làm giống như họ, nếu ai bị bỏng thì người đó thua cuộc, có lẽ tôi cũng đã nói: nếu ai bị bỏng thì người đó sẽ bị Allah I nguyền rủa .. tuy nhiên, sau khi chúng tôi tắm với giấm và nước nóng thì những người cầm quyền và người dân đã hỏi tôi về việc làm đó, tôi nói: bởi vì họ đánh lừa mọi người trong việc tiếp xúc với lửa bằng cách dùng thủ thuật, đó là họ dùng mở ếch và cây cam chanh và đá để thể hiện rằng họ có khả năng chịu được lửa. Tôi nói với người Ahmadi đó: tôi và anh sẽ gởi thân mình cho Đấng Chủ Tể sau khi cơ thể chúng tôi đã phủ lên lớp lưu huỳnh. Tôi nói: nào hãy đứng dậy .. tôi đã nhiều lần bảo y đứng dậy, rồi y định lấy tay cởi áo ra .. tôi nói: không, kẻo anh có thể tắm bằng nước nóng và giấm .. thế là sự lo lắng hiện rõ trên mặt của họ .. tôi nói: thôi, đốt lửa lên và để ngón tay vào nếu ngón tay của ai bị bỏng thì người đó sẽ bị Allah I nguyền rủa hoặc tôi nói thì người đó bị thua cuộc .. khi tôi nói như thế thì y thay đổi sắc mặt và trở nên thấp hèn( ). Ý nghĩa trong câu chuyện là muốn làm rõ rằng những người này là những tên đánh lừa và dối trá thiên hạ bằng những thủ thuật kín đáo để che mắt mọi người.


Chương 3
Giết tế, dâng cúng, nguyện thề và tôn vinh các đền thờ và lăng mộ


Quả thật, Thiên sứ của Allah e đã ngăn tất cả mọi con đường dẫn tới điều Shirk và cảnh báo các tín đồ tránh xa những con đường đó. Một trong những điều mà Thiên sứ của Allah e cảnh báo là cầu xin mồ mả. Thiên sứ của Allah e đã đặt ra các quy chế trong thờ phượng:
    Thiên sứ của Allah e cảnh báo việc ngưỡng mộ và kính trọng thái quá đối với những nhà lãnh đạo cũng như những người ngoan đạo; bởi vì điều đó dẫn đến việc tôn thờ họ, Người nói:
{يَا أَيُّهَا النَّاسُ إِيَّاكُمْ وَالْغُلُوَّ فِى الدِّينِ فَإِنَّمَا أَهْلَكَ مَنْ كَانَ قَبْلَكُمُ الْغُلُوُّ فِى الدِّينِ} رواه الترمذي وابن ماجه وأحمد.
“Này hỡi người dân, các ngươi hãy tránh xa việc thái quá trong đạo bởi quả thật những người trước các ngươi đã bị hủy diệt do sự thái quá trọng đạo” (Tirmizhi, Ibnu Ma-jah và Ahmad).
{لاَ تُطْرُونِى كَمَا أَطْرَتِ النَّصَارَى ابْنَ مَرْيَمَ، فَإِنَّمَا أَنَا عَبْدُ، فَقُولُوا عَبْدُ اللهِ وَرَسُولُهُ} رواه البخاري.
“Các ngươi đừng ca ngợi và ngưỡng mộ Ta giống như những người Thiên Chúa đã ca ngợi và ngưỡng mộ người con trai của Maryam (Nabi Ysa), quả thật Ta chỉ là một người bề tôi, bởi thế, các ngươi hãy nói: người bề tôi của Allah và Thiên sứ của Ngài” (Albukhari)
    Thiên sứ của Allah e cảnh báo về việc xây cất bên trên mồ mả; ông Abu Al-Hiyaaj Al-Asadi nói: Ali bin Abu Talib t đã nói với tôi: “Chẳng phải tôi cử anh đi với những điều mà Thiên sứ của Allah đã cử tôi đi, đó là hãy đập phá đừng chừa bất cứ bục tượng nào và hãy làm cho bằng phẳng các ngôi mộ đừng để bất kỳ ngôi mộ nào nhô cao lên.” (Muslim, Tirmizdi, Annasa-i, Abu Dawood và Ahmad).
Thiên sứ của Allah e cấm xây dựng lăng mộ và tô trát chúng. Ông Jabir t nói: “Thiên sứ của Allah cấm tô trát mộ, cấm ngồi lên mộ và cấm xây cất bên trên chúng” (Muslim, Abu Dawood, Tirmizdi, Annasa-i và Ahmad).
    Thiên sứ của Allah e cảnh báo việc dâng lễ nguyện Salah tại khu chôn cất; bà A’ishah  thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{لَعْنَةُ اللهُ عَلَى الْيَهُودِ وَالنَّصَارَى اتَّخَذُوا قُبُورَ أَنْبِيَائِهِمْ مَسَاجِدَ} متفق عليه.
“Allah nguyền rủa những người Do thái và những người Thiên Chúa về việc họ lấy mộ của các vị Nabi của họ làm các Masjid” (Albukhari, Muslim).
Thiên sứ của Allah e nói:
{أَلاَ وَإِنَّ مَنْ كَانَ قَبْلَكُمْ كَانُوا يَتَّخِذُونَ قُبُورَ أَنْبِيَائِهِمْ وَصَالِحِيهِمْ مَسَاجِدَ أَلاَ فَلاَ تَتَّخِذُوا الْقُبُورَ مَسَاجِدَ إِنِّى أَنْهَاكُمْ عَنْ ذَلِكَ} رواه مسلم.
“Chẳng phải là những người trước các ngươi đã lấy mộ các vị Nabi của họ và mộ những vị ngoan đạo của họ làm các Masjid, bởi thế, các ngươi chớ lấy mồ mả làm Masjid quả thật Ta cấm các ngươi việc làm đó” (Muslim).
Việc lấy mộ làm Masjid có nghĩa là dâng lễ nguyện Salah tại đó cho dù không xây cất Masjid bên trên nó đi chăng nữa. Dâng lễ nguyện Salah tại bất kỳ chỗ nào trong khu mộ đều được coi là việc lấy mộ làm Masjid bởi vì Thiên sứ của Allah e đã nói:
{جُعِلَتْ لِىَ الأَرْضُ مَسْجِدًا وَطَهُورًا} رواه البخاري ومسلم.
“Ta được ban cho mặt đất như là Masjid và để tẩy sạch” (Albukhari, Muslim).
Quả thật có không ít người đã đi ngược lại với sự cấm đoán này, họ đã phạm vào những điều mà Thiên sứ của Allah e cảnh báo để rồi họ đã rơi vào đại Shirk. Họ xây bên trên mồ mả các Masjid, các tượng đài, lăng mộ và biến chúng thành nơi thăm viếng mang tất cả mọi hình thức Shirk như giết tế dâng cúng, cầu xin khấn vái, thề nguyện, ...
Học giả Ibnu Al-Qayyim  nói: ]Ai tập hợp giữa Sunnah của Thiên sứ về vấn đề mồ mả, vấn đề Người ra lệnh và nghiêm cấm cũng như những gì mà các Sahabah của Người đã đi qua với những gì mà đa số người đang làm trong thời đại ngày nay thì sẽ thấy cả hai có sự mâu thuẫn và không thể hòa hợp được.
Thiên sứ của Allah e cấm dâng lễ nguyện Salah hướng đến mồ mả thì những người đó lại dâng lễ nguyện ngay tại mồ mả; Thiên sứ của Allah e  cấm lấy mồ mả làm Masjid thì những người đó lại xây Masjid bên trên mồ mả; Thiên sứ của Allah e cấm đốt nến ở mồ mả thì những người đó lại thắp đèn lên ở đó; Thiên sứ của Allah e cấm lấy khu mồ mả làm nơi tụ tập lễ hội thì những người đó lại lấy khu mồ mả làm nơi tu tập lễ hội và nghi thức thờ phượng; Thiên sứ của Allah e ra lệnh bảo làm bằng phẳng phần mộ – ông Abu Al-Hiyaaj Al-Asadi nói: Ali bin Abu Talib t đã nói với tôi: “Chẳng phải tôi cử anh đi với những điều mà Thiên sứ của Allah đã cử tôi đi, đó là hãy đập phá đừng chừa bất cứ bục tượng nào và hãy làm cho bằng phẳng các ngôi mộ đừng để bất kỳ ngôi mộ nào nhô cao lên.” (Muslim, Tirmizdi, Annasa-i, Abu Dawood và Ahmad). Và một Hadith khác trong Sahih Muslim, ông Thamaamah bin Shufai nói: “Lúc chúng tôi cùng với Fadha-lah bin Ubaid ở xứ Rome tại Rhodes, có một người trong chúng tôi qua đời, Fadha-lah đã ra lệnh làm bằng phẳng ngôi mộ của người đó rồi ông nói: tôi đã nghe Thiên sứ của Allah bảo phải làm bằng phẳng ngôi mộ” – thì những người đó lại quyết liệt làm trái với hai Hadith này, họ vô tư đắp mộ nhô lên khỏi mặt đất và xây thành lăng mộ bên trên ...
Bởi thế, hãy nhìn vào sự khác biệt giữa hệ thống giáo lý của Thiên sứ e và những gì mà những người đó đã và đang làm, chẳng phải nghi ngờ gì nữa rằng sự việc đó là điều nghịch đạo và tội lỗi ...
Thiên sứ của Allah e qui định việc đi viếng mộ là chỉ nhằm mục đích để các tín đồ lưu tâm và nghĩ đến cuộc sống Đời Sau và để các tín đồ thể hiện sự tử tế đối với những người đã khuất bằng sự cầu nguyện Allah I điều phúc lành và sự tha thứ cho họ, và đây không những là việc làm tử tế đối với người đã chết mà còn là việc làm tử tế đối với chính bản thân của người đi viếng. Tuy nhiên, những người đó lại lật ngược mục đích của giáo lý, họ đã biến sự việc thành điều Shirk, họ đi ngược lại hoàn toàn với ý nghĩa và mục đích của Thiên sứ e; họ lấy việc đi viếng mộ làm phương tiện cho điều Shirk, họ đi viếng mộ không phải để cầu xin Allah I tha thứ và ban phúc lành cho người chết trong mộ mà là để cầu xin người trong mộ điều phúc lành, cầu xin sự phù hộ và che chở từ người trong mộ ..[ ( ).
Với những lời trên đã cho thấy rõ rằng việc nguyện thề, dâng cúng đến những nơi thăm viếng là đại Shirk; bởi vì việc làm đó đã trái với sự hướng dẫn và chỉ đạo của Thiên sứ e khi Người cấm xây cất bên trên các mộ, cấm lấy mồ mả làm Masjid; bởi vì Thiên sứ e bảo người đi viếng mộ cầu xin Allah I tha thứ và ban điều phúc lành cho người chết thì họ lại cầu xin người chết ban điều phúc lành và che chở cho họ, nguyện thề và dâng cúng đến người chết trong mộ; những ngôi mộ trở thành những thần linh được thờ phượng cùng với Allah I hoặc được thờ phượng ngoài Allah I. Thiên sứ của Allah e nói:
{اللَّهُمَّ لاَ تَجْعَلْ قَبْرِى وَثَناً يُعْبَدُ} رواه أحمد.
“Lạy Allah, xin Ngài đừng làm cho ngôi mộ của bề tôi thành bục tượng được thờ phượng” (Ahmad).
Lời cầu nguyện này có nghĩa là sau này sẽ xuất hiện một điều gì đó trong vấn đề này đối với những mồ mả ngoài ngôi mộ của Thiên sứ e và điều đó thực sự đã xảy ra ở nhiều quốc gia Islam. Riêng ngôi mộ của Thiên sứ e thì đã được Allah I bảo vệ bởi lời cầu nguyện của Người. Mặc dù đã có nhiều sự việc trái nghịch với giáo lý xảy ra trong Masjid của Người từ một số người thiếu hiểu biết và mê tín dị đoạn, tuy nhiên, họ không có khả năng chạm đến ngôi mộ của Người e bởi vì ngôi mộ của Người e nằm trong nhà của Người chứ không phải nằm trong Masjid, hơn nữa nó được rào bao quanh bởi những lớp tường thành.

 

 

 


Chương 4
Tôn vinh các bức tượng và các đài tưởng niệm

Bức tượng là những hình tượng của con người hay của động vật hoặc những gì có linh hồn; còn tượng đài là những biểu tượng đặc trưng cho một sự kiện lịch sử nào đó hay một nhân vật nào, có thể là một công trình kiến trúc hay chỉ là một khối đá, để nhằm tưởng nhớ công lao hay ghi nhớ đến một sự kiện nào đó.
Quả thật, Thiên sứ của Allah e đã cảnh báo về những hình ảnh của những sự vật có linh hồn, đặc biệt  đối với các hình tượng được tôn vinh về con người như các hình tượng của các vị học giả, các vị vua chúa, các vị tu hành, các nhà lãnh đạo, ...
Các hình ảnh này dù được vẽ trên bảng, trên giấy, trên bức tường, trên quần áo hay được vẽ bằng máy tải quang phổ biến của thời đại nay; hoặc được điêu khắc và nắn tạc thành các bức tượng.
Thiên sứ của Allah e cấm treo các hình ảnh lên tường hay những gì khác và Người cấm dựng lên các bức tượng dù chỉ với mục đích tưởng nhớ hay lưu niệm bởi vì đó là phương tiện dẫn đến Shirk. Quả thật, Shirk đầu tiên xảy ra trên trái đất bắt nguồn từ các tranh ảnh, và việc treo, dựng lên các hình ảnh. Sự việc này xảy ra trong cộng đồng của Nabi Nuh (Noah) u. Trong cộng đồng của Nuh u có những người đàn ông ngoan đạo và hiền lương, khi họ chết đi thì cả cộng đồng đều đau buồn và thương tiếc cho họ, thế là Shaytan đã thì thào vào tai người dân của Nuh u và xúi họ dựng lên các hình tượng của những người ngoan đạo và hiền lương đó tại nơi mà họ thường ngồi và đặt tên cho mỗi hình tượng theo tên của những người ngoan đạo và hiền lương đã chết. Tuy nhiên, người dân của Nuh u làm điều này chỉ nhằm mục đích tưởng nhớ đến những người đã khuất chớ chưa có thờ phượng họ, cho đến khi thế hệ này chết đi thì thế hệ con cháu sau này của họ mới dần dần thờ phượng các hình tượng đó. Vì lẽ đó, Allah I mới lựa chọn Nuh u làm Thiên sứ của Ngài e ngăn cấm họ điều Shirk mà họ đã làm với các hình tượng nhưng người dân của Nuh u đã không chấp nhận lời kêu gọi của Người mà vẫn ngoan cố thờ phượng các hình tượng đó, không những vậy, họ còn biến các hình tượng thành các thần linh ngoài Allah I. Allah Tối Cao phán về họ:
﴿وَقَالُواْ لَا تَذَرُنَّ ءَالِهَتَكُمۡ وَلَا تَذَرُنَّ وَدّٗا وَلَا سُوَاعٗا وَلَا يَغُوثَ وَيَعُوقَ وَنَسۡرٗا ٢٣ ﴾ [سورة نوح: 23]
{Và họ bảo: “Chớ từ bỏ các thần linh của các người và chớ bỏ các thần: Wadd, Suwa, Yaghut, Ya’uq, và Nasr.} (Chương 71 – Nuh, câu 23).
Đây là tên gọi của những người ngoan đạo và hiền lương đã qua đời mà người dân của Nuh u đã nắn tạc thành các bức tượng để tưởng nhớ và tôn vinh họ.
Việc tưởng nhớ và lưu niệm của họ trở thành việc làm Shirk với Allah I và nghịch lại với vị Thiên sứ của Ngài. Nó là nguyên nhân mà Allah I đã hủy diệt họ bằng trận lụt kinh hoàng, một sự trừng phạt nghiêm khắc của Allah I và là một bài học để đời cho tạo vật của Ngài. Đây là bằng chứng cho sự nguy hiểm của việc vẽ tranh ảnh và nắn tạc hình tượng. Chính vì vậy Thiên sứ của Allah e đã nguyền rủa những người vẽ tranh ảnh (về sự vật có linh hồn); Người cho biết rằng những người đó là những người bị trừng phạt nặng nhất trong nhân loại vào Ngày Phục Sinh; Người ra lệnh bảo phải đập phá hết các bức tượng và tranh ảnh; và Người cho biết rằng các Thiên Thần không vào bất kỳ ngôi nhà nào có treo hình ảnh. Tất cả những điều này đều chỉ vì hình ảnh là thứ nguy hiểm khôn lường ảnh hưởng đến tín ngưỡng của cộng đồng tín đồ.
Như vậy, Shirk xảy ra đầu tiên trên trái đất bắt nguồn từ việc dựng lên các hình ảnh. Dù hình ảnh, bức tượng, các tượng đài được dựng lên tại các phòng hội họp, các quảng trường, các công viên thì tất cả đều Haram theo qui định của giáo lý bởi vì tất cả đều là phương tiện dẫn đến Shirk và sự hư hại đức tin.
Ngày nay, nếu những người ngoại đạo làm những điều này bởi vì họ không có đức tin để lưu giữ và bảo tồn thì những người Muslim không được bắt chước theo họ và tham gia cùng với họ trong việc làm này vì những người Muslim phải lưu giữ và bảo tồn đức tin của mình, cái mà nó là nguồn gốc của sức mạnh và hạnh phúc.


Chương 5
Giễu cợt, nhạo báng tôn giáo và xem thường sự tôn nghiêm của tôn giáo

Giễu cợt, nhạo báng tôn giáo là Riddah (chối bỏ Islam), là điều bị trục xuất khỏi Islam một cách hoàn toàn. Allah, Đấng Tối Cao và Toàn Năng phán:
﴿ قُلۡ أَبِٱللَّهِ وَءَايَٰتِهِۦ وَرَسُولِهِۦ كُنتُمۡ تَسۡتَهۡزِءُونَ ٦٥ لَا تَعۡتَذِرُواْ قَدۡ كَفَرۡتُم بَعۡدَ إِيمَٰنِكُمۡۚ  ﴾  [سورة التوبة: 65، 66]
{Hãy bảo chúng (Muhammad!): “Chẳng lẽ với Allah, với các lời mặc khải của Ngài và với thiên sứ của Ngài các người dám buông lời giễu cợt ư?” Các ngươi chớ biện minh, quả thật các ngươi đã chối bỏ đức tin sau khi các ngươi đã tin tưởng.} (Chương 9 – Attawbah, câu 65, 66).
Câu Kinh này chỉ ra rằng giễu cợt và nhạo báng Allah I là sự vô đức tin, giễu cợt và nhạo báng Thiên sứ của Ngài e là sự vô đức tin, giễu cợt và nhạo báng các lời phán của Allah I là sự vô đức tin. Bởi thế, ai giễu cợt và nhạo báng một trong ba điều này có nghĩa là y đã giễu cợt và nhạo báng với cả ba điều.
Những người Muna-fiq (giả tạo đức tin) đã giễu cợt và chế nhạo Thiên sứ của Allah e và các bạn đạo của Người nên câu Kinh này được mặc khải xuống.
Những người xem thường Tawhid đối với Allah I và luôn xem trọng việc cầu xin khấn vái đến ai (vật) khác ngoài Allah I khi được bảo đến với Tawhid và từ bỏ điều Shirk thì họ luôn xem thường điều đó, như Allah I đã phán:
﴿وَإِذَا رَأَوۡكَ إِن يَتَّخِذُونَكَ إِلَّا هُزُوًا أَهَٰذَا ٱلَّذِي بَعَثَ ٱللَّهُ رَسُولًا ٤١ إِن كَادَ لَيُضِلُّنَا عَنۡ ءَالِهَتِنَا لَوۡلَآ أَن صَبَرۡنَا عَلَيۡهَاۚ ﴾ [سورة الفرقان: 41]
{Và khi thấy Ngươi (Muhammad), chúng chỉ muốn chế nhạo Ngươi (bảo): “Phải chăng đây là kẻ mà Allah cử đến làm Sứ giả (cho bòn mình)? Quả thật, chỉ còn tí nữa là Y đã làm cho bọn mình từ bỏ những thần linh của bọn mình nếu bọn mình không kiên trì với các đấng ấy”.} (Chương 25 – Al-Furqan, câu 41).
Những người thờ đa thần đã chế nhạo Thiên sứ của Allah e khi Người ngăn cản họ làm điều Shirk; và từ nào đến giờ họ vẫn luôn chế nhạo các vị Thiên sứ của Allah bằng cách cho rằng các vị Thiên sứ của Allah là những kẻ điên, những kẻ lầm lạc, những kẻ đần độn mỗi khi các vị Thiên sứ kêu gọi họ đến với Tawhid bởi vì trong bản thân họ luôn yêu thích và tôn vinh việc Shirk. Tương tự như thế, những người có tâm giống họ khi thấy ai đó kêu gọi đến với Tawhid thì những người đó sẽ có hành vi, lời nói hoặc thái độ chế giễu vì trong lòng họ đang tồn tại điều Shirk. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَمِنَ ٱلنَّاسِ مَن يَتَّخِذُ مِن دُونِ ٱللَّهِ أَندَادٗا يُحِبُّونَهُمۡ كَحُبِّ ٱللَّهِۖ﴾ [سورة البقرة : 165]
{Và trong nhân loại, có những kẻ đã dựng lên những thần linh ngang hàng cùng với Allah. Họ yêu thương chúng giống như tình yêu họ dành cho Allah. Còn những người có đức tin thì một lòng yêu thương Allah.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 165).
Ai yêu thương một tạo vật nào đó giống như tình yêu thương dành cho Allah I thì người đó là kẻ đa thần. Bắt buộc phải có sự phân biệt giữa tình yêu vì Allah I và tình yêu cùng với Allah I. Những người yêu thương tạo vật cùng với Allah I là những người lấy mồ mả làm thần linh, chúng ta thấy họ thường chế nhạo những gì thuộc Tawhid và thờ phượng Allah I và tôn vinh các thần linh của họ, họ thề thốt với chúng, cầu xin chúng phù hộ che chở. Điều này được thấy rất rõ ở những nhóm người rằng họ thường xem việc cầu xin khấn vái một vị Sheikh nào đó trong mộ còn quan trọng hơn việc cầu xin khấn vái Allah I trong Masjid khi bị ếm bùa chú. Họ giễu cợt và xem thường những ai kêu gọi và hướng dẫn họ con đường của Tawhid. Đây là sự xem thường Allah I, xem thường các lời phán của Ngài, xem thường vị Thiên sứ của Ngài và tôn vinh Shirk. Đây là điều mà nhiều Muslim đã vấp phải trong thời đại ngày nay.
Sự chế giễu và nhạo báng được phân thành hai loại:
Loại thứ nhất: Sự chế giễu và nhạo báng dưới hình thưc rõ rệt chẳng hạn như khi lời phán của Allah I được mặc khải xuống thì lời của họ: chúng ta chưa từng thấy lời Kinh nào dí dỏm và hóm hỉnh thế này, tôn giáo của các người là tôn giáo vụng về, hoặc khi họ nhìn thấy những người duy trì trật tự giáo lý Islam thì họ nói: người của đạo đến rồi đây (với ý nghĩa giễu cợt), ...
Loại thứ hai: Sự chế giễu và nhạo báng không lộ diện một cách rõ rệt, sự chế giễu và nhạo báng ở dạng này thì mênh mông và bao la chẳng hạn như một cái nháy mắt, lè lưỡi, chề môi, hoặc dùng tay ra dấu khi đọc Qur’an hoăc khi nói đến Sunnah của Thiên sứ; hoặc khi nói đến vấn đề duy trì trật tự theo giáo lý thì một số người nói: Islam không phù hợp cho thế kỷ 20 mà chỉ phù hợp cho thời trung cổ, Islam nghiêm khắc quá trong sự trừng phạt, Islam bất công với phụ nữ khi cho phép ly dị và đa thê, hoặc lời của họ: hệ thống luật quốc gia tốt cho nhân loại hơn giáo luật của Islam; hoặc họ nói với những người kêu gọi tuyền truyền đến với Tawhid và ngăn cản thờ phượng mồ mả: đây là cực đoan, hay đây là Wahabi; hoặc khi gặp những người tuân thủ theo Sunnah của Thiên sứ thì nói: đạo đâu phải ở bộ râu, ...

 

 

Chương 6
Thực thi giới luật ngoài giáo luật mà Allah ban xuống

Một trong những biểu hiện đức tin Iman nơi Allah Tối Cao và thờ phượng Ngài là hạ mình qui phục tuân thủ theo hệ thống giáo luật của Ngài một cách hài lòng, là phải quay trở về với Kinh sách của Ngài và Sunnah vị Thiên sứ của Ngài e mỗi khi có sự bất đồng quan điểm và suy nghĩ trong tranh chấp dân sự hay hình sự và trong mọi vụ việc của cuộc sống.
Quả thật, Allah I là Đấng Chí Minh và Sáng Suốt, mọi sự khôn ngoan và anh minh đều ở nơi Ngài. Bởi thế, bắt buộc tất cả những người thẩm phán, những người được giao cho quyền phân xử và phán xét phải phân xử và phán xét theo giáo luật mà Allah I đã ban xuống và bắt buộc tất cả các công dân Islam phải chấp hành và thực thi theo những gì Allah I đã ban xuống trong Kinh Qur’an của Ngài và trong Sunnah của vị Thiên sứ của Ngài e. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿إِنَّ ٱللَّهَ يَأۡمُرُكُمۡ أَن تُؤَدُّواْ ٱلۡأَمَٰنَٰتِ إِلَىٰٓ أَهۡلِهَا وَإِذَا حَكَمۡتُم بَيۡنَ ٱلنَّاسِ أَن تَحۡكُمُواْ بِٱلۡعَدۡلِۚ إِنَّ ٱللَّهَ نِعِمَّا يَعِظُكُم بِهِۦٓۗ إِنَّ ٱللَّهَ كَانَ سَمِيعَۢا بَصِيرٗا ٥٨ ﴾ [سورة النساء : 58 ]
{Quả thật, Allah ra lệnh bảo các ngươi phải giao hoàn tín vật về lại cho chú nhân của nó, và khi các ngươi phân xử thiên hạ thì hãy phân xử một cách công bằng. Quả thật, Allah là Đấng ân phúc khi Ngài đã dạy bảo các ngươi về điều đó, quả thật Allah là Đấng Hằng Nghe và Hằng Thấy.} (Chương 4 – Annisa’, câu 58).
Allah I phán về nghĩa vụ của người có đức tin:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ أَطِيعُواْ ٱللَّهَ وَأَطِيعُواْ ٱلرَّسُولَ وَأُوْلِي ٱلۡأَمۡرِ مِنكُمۡۖ فَإِن تَنَٰزَعۡتُمۡ فِي شَيۡءٖ فَرُدُّوهُ إِلَى ٱللَّهِ وَٱلرَّسُولِ إِن كُنتُمۡ تُؤۡمِنُونَ بِٱللَّهِ وَٱلۡيَوۡمِ ٱلۡأٓخِرِۚ ذَٰلِكَ خَيۡرٞ وَأَحۡسَنُ تَأۡوِيلًا ٥٩﴾ [سورة النساء: 59]
{Hỡi những người có đức tin! Hãy tuân lệnh Allah và tuân lệnh Thiên sứ cũng như hãy tuân lệnh vị lãnh đạo trong số các ngươi. Nhưng nếu các ngươi có bất đồng và tranh cãi với nhau về một vấn đề nào đó thì các ngươi hãy đem vấn đề đó trở về với Allah (Qur’an) và Thiên sứ (Sunnah của Nabi Muhammad e) nếu các ngươi thực sự có đức tin nơi Allah và Đời Sau. Đó là cách giải trình tốt nhất.} (Chương 4 – An-Nisa, câu 59).
Sau đó, Allah I phán trình bày rõ rằng đức tin không thể đi cùng với sự phân xử và thực thi theo hệ thống luật ngoài những gì Ngài đã ban xuống:
﴿أَلَمۡ تَرَ إِلَى ٱلَّذِينَ يَزۡعُمُونَ أَنَّهُمۡ ءَامَنُواْ بِمَآ أُنزِلَ إِلَيۡكَ وَمَآ أُنزِلَ مِن قَبۡلِكَ يُرِيدُونَ أَن يَتَحَاكَمُوٓاْ إِلَى ٱلطَّٰغُوتِ وَقَدۡ أُمِرُوٓاْ أَن يَكۡفُرُواْ بِهِۦۖ وَيُرِيدُ ٱلشَّيۡطَٰنُ أَن يُضِلَّهُمۡ ضَلَٰلَۢا بَعِيدٗا ٦٠﴾  [سورة النساء: 60]
{Há Ngươi (Muhammad!) không lưu ý đến những kẻ đã xác nhận việc chúng tin nơi điều (mặc khải) đã được ban xuống cho Ngươi và nơi điều đã được xuống vào thời trước Ngươi hay sao? Chúng muốn nhờ Tà thần xét xử công việc của chúng trong lúc chúng được lệnh phải tẩy chay Tà thần. Và Shaytan muốn dắt chúng lạc xa khỏi đạo.} (Chương 4 – Annisa, câu 60).
﴿فَلَا وَرَبِّكَ لَا يُؤۡمِنُونَ حَتَّىٰ يُحَكِّمُوكَ فِيمَا شَجَرَ بَيۡنَهُمۡ ثُمَّ لَا يَجِدُواْ فِيٓ أَنفُسِهِمۡ حَرَجٗا مِّمَّا قَضَيۡتَ وَيُسَلِّمُواْ تَسۡلِيمٗا ٦٥ ﴾ [سورة النساء: 65]
{Thề bởi Thượng Đế của Ngươi (Muhammad) rằng chúng sẽ không tin tưởng cho đến khi nào chúng đề cử Ngươi đứng ra phân xử về điều mà chúng tranh chấp rồi chúng cảm thấy không uất ức trong lòng về quyết định mà Ngươi đã đưa ra và chúng hoàn toàn quy phục.} (Chương 4 – Annisa, câu 65).
Allah I đã phủ nhận đức tin Iman đối với ai không thực thi và chấp hành theo sự phân xử của Thiên sứ e cũng như không hài lòng và không phục trước sự phân xử của Người. Và Ngài cũng khẳng định sự vô đức tin đối với ai phân xử theo giới luật khác với hệ thống giáo luật mà Ngài đã ban xuống, Ngài phán:
﴿وَمَن لَّمۡ يَحۡكُم بِمَآ أَنزَلَ ٱللَّهُ فَأُوْلَٰٓئِكَ هُمُ ٱلۡكَٰفِرُونَ ٤٤﴾ [سورة المائدة: 44]
{Và ai không xét xử theo điều Allah đã ban xuống thì đó là những kẻ không có đức tin.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 44).
﴿وَكَتَبۡنَا عَلَيۡهِمۡ فِيهَآ أَنَّ ٱلنَّفۡسَ بِٱلنَّفۡسِ وَٱلۡعَيۡنَ بِٱلۡعَيۡنِ وَٱلۡأَنفَ بِٱلۡأَنفِ وَٱلۡأُذُنَ بِٱلۡأُذُنِ وَٱلسِّنَّ بِٱلسِّنِّ وَٱلۡجُرُوحَ قِصَاصٞۚ فَمَن تَصَدَّقَ بِهِۦ فَهُوَ كَفَّارَةٞ لَّهُۥ وَمَن لَّمۡ يَحۡكُم بِمَآ أَنزَلَ ٱللَّهُ فَأُوْلَٰٓئِكَ هُمُ ٱلظَّٰلِمُونَ ٤٥﴾ [سورة المائدة: 45]
{Và ai không xét xử theo điều Allah đã ban xuống thì đó là những kẻ làm điều sai quấy.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 45).
﴿وَمَن لَّمۡ يَحۡكُم بِمَآ أَنزَلَ ٱللَّهُ فَأُوْلَٰٓئِكَ هُمُ ٱلۡفَٰسِقُونَ ٤٧﴾ [سورة المائدة: 47]
{Và ai không xét xử theo điều Allah đã ban xuống thì đó là những kẻ dấy loạn.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 47).
Bắt buộc phải phân xử và thực thi theo điều Allah I đã ban xuống về tất cả mọi vấn đề tranh chấp, và khi những nhà phân xử hay các học giả nghiên cứu có sự bất đồng quan điểm với nhau về bất cứ sự việc nào đó thì họ phải trở về với Ngài tức Kinh Qur’an và Sunnah của Thiên sứ e. Bởi thế không chấp nhận bất cứ bằng chứng giáo luật nào ngoài Kinh Qur’an và Sunnah.
Phải tuân thủ theo Kinh Qur’an và Sunnah một cách toàn bộ chứ không theo một phần lại bỏ một phần như một số quốc gia mang danh nghĩa quốc gia Islam nhưng lại không thực thi theo toàn bộ giáo luật của Islam. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ ٱدۡخُلُواْ فِي ٱلسِّلۡمِ كَآفَّةٗ﴾ [سورة البقرة: 208]
{Hỡi những người có đức tin! Hãy gia nhập Islam một cách trọn vẹn.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 208).
﴿أَفَتُؤۡمِنُونَ بِبَعۡضِ ٱلۡكِتَٰبِ وَتَكۡفُرُونَ بِبَعۡضٖۚ﴾ [سورة البقرة: 85]
{Phải chăng các ngươi chỉ tin một phần của Kinh sách và phủ nhận phần còn lại.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 85).
Tương tự, những người đi theo các trường phái cũng phải đối chiếu các lời nói của các vị Imam của họ với Kinh Qur’an và Sunnah, những gì tương đồng với hai nền tảng giáo lý này thì hãy nhận lấy chúng còn những gì trái với hai nền tảng giáo lý này thì hãy từ chối chúng, không được theo một cách mù quáng và cảm tính, đặc biệt là đối với các vấn đề tín ngưỡng thì các vị Imam đều hết sức bảo vệ - đây là tất cả trường phái của họ - cho nên, ai làm khác họ là không phải những người đi theo họ cho dù có mang danh nghĩa của họ.
Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ٱتَّخَذُوٓاْ أَحۡبَارَهُمۡ وَرُهۡبَٰنَهُمۡ أَرۡبَابٗا مِّن دُونِ ٱللَّهِ وَٱلۡمَسِيحَ ٱبۡنَ مَرۡيَمَ﴾ [سورة التوبة: 31]
{Chúng đã nhận lấy tu sĩ Do thái và tu sĩ Công giáo làm Thượng Đế của chúng thay vì phải là Allah, và chúng nhận cả Nabi Ysa (Giê-su) con trai Maryam làm Thượng Đế của chúng.} (Chương 9 – Attawbah, câu 31).
Câu Kinh này không phải nói riêng về những người Thiên Chúa hay Do thái mà nó nói chung cho tất cả những ai có hành động giống như họ. Bởi thế, ai làm trái lệnh Allah I và trái với lệnh của Thiên sứ e thì y đã phân xử thiên hạ không theo điều Allah I đã ban xuống, hoặc nếu y yêu cầu điều đó để theo dục vọng của bản thân thì y đã tháo Islam và Iman khỏi cổ của mình cho dù y có khẳng định rằng y là người có đức tin. Quả thật, Allah Tối Cao đã chấp nhận những ai mong muốn điều đó và Ngài đã phủ nhận đức tin Iman của họ mặc dù họ cho rằng họ có đức tin.
Allah Tối Cao khẳng định:
﴿أَلَمۡ تَرَ إِلَى ٱلَّذِينَ يَزۡعُمُونَ أَنَّهُمۡ ءَامَنُواْ بِمَآ أُنزِلَ إِلَيۡكَ وَمَآ أُنزِلَ مِن قَبۡلِكَ يُرِيدُونَ أَن يَتَحَاكَمُوٓاْ إِلَى ٱلطَّٰغُوتِ وَقَدۡ أُمِرُوٓاْ أَن يَكۡفُرُواْ بِهِۦۖ وَيُرِيدُ ٱلشَّيۡطَٰنُ أَن يُضِلَّهُمۡ ضَلَٰلَۢا بَعِيدٗا ٦٠﴾  [سورة النساء: 60]
{Há Ngươi (Muhammad!) không lưu ý đến những kẻ đã xác nhận việc chúng tin nơi điều (mặc khải) đã được ban xuống cho Ngươi và nơi điều đã được xuống vào thời trước Ngươi hay sao? Chúng muốn nhờ Tà thần xét xử công việc của chúng trong lúc chúng được lệnh phải tẩy chay Tà thần. Và Shaytan muốn dắt chúng lạc xa khỏi đạo.} (Chương 4 – Annisa, câu 60).
Bởi vì phủ nhận tà thần là trụ cột của Tawhid, giống như trong câu Kinh của chương Al-Baqarah nếu không đạt được trụ cột này thì không đạt được Tawhid. Và Tawhid là nền tảng của đức tin Iman, cái mà với nó tất cả mọi việc làm thiện tốt mang lại giá trị còn nếu không có nó thì tất cả mọi việc làm thiện tốt đều trở nên vô giá trị.
﴿فَمَن يَكۡفُرۡ بِٱلطَّٰغُوتِ وَيُؤۡمِنۢ بِٱللَّهِ فَقَدِ ٱسۡتَمۡسَكَ بِٱلۡعُرۡوَةِ ٱلۡوُثۡقَىٰ لَا ٱنفِصَامَ لَهَاۗ ﴾  [سورة البقرة : 256]
{Do đó, người nào phủ nhận tà thần và tin tưởng nơi Allah thì quả thật y đã nắm chặt sơi dây cứu rỗi không bao giờ đứt.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 256).
Hiểu theo chiều ngược lại: ai phân xử và thực thi theo tà thần có nghĩa là người đó đã tin nơi chúng.
Và Allah I trách cứ những ai thực thi và chấp hành theo giáo luật của Allah I nhằm mục đích có lợi cho bản thân chứ không vì mục đích thờ phượng Ngài. Allah I phán:
﴿وَإِذَا دُعُوٓاْ إِلَى ٱللَّهِ وَرَسُولِهِۦ لِيَحۡكُمَ بَيۡنَهُمۡ إِذَا فَرِيقٞ مِّنۡهُم مُّعۡرِضُونَ ٤٨ وَإِن يَكُن لَّهُمُ ٱلۡحَقُّ يَأۡتُوٓاْ إِلَيۡهِ مُذۡعِنِينَ ٤٩﴾ [سورة النور: 47 - 52]
{Và khi chúng được gọi đến với Allah và Sứ giả của Ngài để Y phân xử giữa bọn chúng thì một phần tử trong bọn chúng lánh mặt bỏ đi. Nhưng nếu chúng nắm được phần phải thì chúng sẵn sàng đến gặp Sứ giả (Muhammad) ngay.} (Chương 24 – Annur, câu 47 – 52).
Những kẻ đó chỉ quan tâm khi nào những điều đó đồng với ý thích của họ còn những gì không thuận với dục vọng của họ thì họ kịch liệt phản đối bởi vì họ không thờ phượng Allah I bằng việc để cho Thiên sứ của Ngài phân xử các vụ việc của họ.
Giới luật về những ai phân xử và thực thi ngoài những gì Allah I ban xuống:
Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَمَن لَّمۡ يَحۡكُم بِمَآ أَنزَلَ ٱللَّهُ فَأُوْلَٰٓئِكَ هُمُ ٱلۡكَٰفِرُونَ ٤٤﴾ [سورة المائدة: 44]
{Và ai không xét xử theo điều Allah đã ban xuống thì đó là những kẻ không có đức tin.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 44).
Câu Kinh này đã khẳng định việc phân xử và phán xét khác với những gì Allah I ban xuống là sự vô đức tin. Sự vô đức tin này có lúc thuộc dạng đại vô đức tin bị trục xuất khỏi tôn giáo và có lúc nó thuộc dạng tiểu vô đức tin không bị trục xuất khỏi tôn giáo. Điều này tùy theo hoàn cảnh của người phán xét và phân xử. Nếu y cho rằng việc phân xử và phán xét theo điều Allah I ban xuống là không bắt buộc hoặc xem thường giáo luật của Allah I và cho rằng những hệ thống luật khác do con người đặt ra tốt hơn, và giáo luật của Ngài không phù hợp với thời đại này hoặc y muốn phân xử và phán xét theo những gì khác với những gì Allah I ban xuống nhằm làm hài lòng những người vô đức tin và những người giả tạo đức tin, thì y là kẻ vô đức tin dạng đại bị trục xuất khỏi Islam. Nếu y cho rằng bắt buộc phải phân xử và phán xét theo những gì Allah I ban xuống nhưng y lại không thực thi theo thì y đáng bị trừng phạt cho việc nghịch đạo đó của y, đây được gọi là sự vô đức tin thuộc dạng tiểu. Riêng nếu một người thiếu hiểu biết trong giáo luật của Allah I mặc dù đã nỗ lực tìm hiểu, y có kiến thức sâu rộng về giáo luật nhưng phán đoán sai thì đó sự sai sót của con người không thể tránh khỏi, y sẽ được ban ân phước cho việc nỗ lực tìm kiếm lẽ đúng và sự sai sót của y được xí xóa và tha thứ. Và đây là giới luật đối với việc phán xét cho cá nhân, còn đối với các việc phán xét cho cộng đồng Muslin nói chung thì có sự khác biệt. Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: ]Nếu người xét xử là người ngoan đạo nhưng y xét xử một cách không hiểu biết về giáo lý của Allah I thì y thuộc cư dân nơi Hỏa Ngục; nếu y là người có kiến thức về giáo lý của Allah I nhưng lại phân xử trái với điều chân lý mặc dù y thừa biết đó là sai trái thì y thuộc cư dân nơi Hỏa Ngục; nếu phân xử vừa không công bằng vừa không có kiến thức giáo lý thì đáng là cư dân nơi Hỏa Ngục hơn; đây là giới luật đối với việc phán xét cho cá nhân. Riêng đối với việc phán xét về các vấn đề tôn giáo mang tính cộng đồng của những người Muslim như đổi điều chân lý thành điều sai lệch và biến điều sai lệch thành điều chân lý; đổi điều Sunnah thành điều Bid’ah và đổi điều Bid’ah thành điều Sunnah; đổi điều tốt thành điều xấu và đổi điều xấu thành điều tốt; ngăn cấm điều Allah I và Thiên sứ của Ngài e bảo ban và cho phép làm điều Allah I và Thiên sứ của Ngài e ngăn cấm; thì đây hoàn toàn là một sắc thái khác với giáo luật mà Thượng Đế của vũ trụ và muôn loài đã sắc lệnh, giáo luật mà tất các các vị Thiên sứ và tất cả các bề tôi của Ngài phải quay trở về với nó và Ngài là Đức Vua của Ngày Phán Xét cuối cùng:
﴿لَهُ ٱلۡحُكۡمُ وَإِلَيۡهِ تُرۡجَعُونَ ٨٨﴾ [سورة القصص: 88]
{Mọi quyền xét xử đều thuộc nơi Ngài và các ngươi sẽ được đưa trở về trình diện Ngài.} (Chương 28 – Al-Qisas, câu 88).
﴿هُوَ ٱلَّذِيٓ أَرۡسَلَ رَسُولَهُۥ بِٱلۡهُدَىٰ وَدِينِ ٱلۡحَقِّ لِيُظۡهِرَهُۥ عَلَى ٱلدِّينِ كُلِّهِۦۚ وَكَفَىٰ بِٱللَّهِ شَهِيدٗا ٢٨﴾ [سورة الفتح: 28]
{Ngài là Đấng đã cử Sứ giả (Muhammad) của Ngài mang Chỉ đạo và Tôn giáo của Chân lý (Islam) đến để thắng tất cả mọi tôn giáo. Và Allah đủ làm một Nhân chứng (cho sự thật này).} (Chương 48 – Al-Fath, câu 28).
Và không phải nghi ngờ gì nữa rằng ai không cho việc phân xử theo điều Allah I ban xuống cho vị Thiên sứ của Ngài là bắt buộc thì người đó là kẻ vô đức tin. Bởi thế ai phân xử thiên hạ theo lý riêng của bản thân y mặc dù y là người phân xử công bằng những không theo điều Allah I đã ban xuống thì y là kẻ vô đức tin (Kafir).
Không ít người mang danh nghĩa Islam nhưng lại chỉ phân xử theo lề lối thông tục của họ (theo lề lối của các tiền nhân của họ và những người này là những người lãnh đạo được nhiều người đi theo) và họ thấy rằng nên đi theo các lề lối phân xử của những người đó mà không cần phải dựa theo Qur’an và Sunnah, đó là việc làm Kufr (vô đức tin). Quả thật, nhiều người trong nhân loại vào Islam nhưng vẫn đi theo lề lối thông tục xưa kia của họ; những người này nếu như đã biết rõ rằng chỉ được phép phân xử theo giáo luật của Allah I ban xuống nhưng lại không làm thế mà lại áp dụng giáo luật khác thì họ là những người vô đức tin. [( )

 

 

 

Chương 7
Đòi quyền lập pháp và tự định đoạt Halal và Haram

Việc thiết lập và định đoạt thống hiến pháp mà các bề tôi phải tuân thủ và chấp hành trong thờ phượng, giao tế xã hội và trong các vụ việc đời sống từ tranh chấp dân sự hay hình sự đều thuộc phạm vi và quyền hành của Allah, Đấng Tối Cao, Đâng Chủ tể của nhân loại, Đấng Tạo Hóa mọi vạn vật.
﴿أَلَا لَهُ ٱلۡخَلۡقُ وَٱلۡأَمۡرُۗ تَبَارَكَ ٱللَّهُ رَبُّ ٱلۡعَٰلَمِينَ ٥٤ ﴾ [سورة الأعراف : 54]
{Chẳng phải mọi sự tạo hóa và mọi mệnh lệnh đều thuộc nơi Ngài đó sao, thật phúc thay cho Allah, Đấng Chủ Tể của vũ trụ và muôn loài!} (Chương 7 – Al-‘Araf, câu 54).
Allah I là Đấng biết rõ điều gì tốt đẹp và cải thiện cho đám bầy tôi của Ngài và điều gì không tốt cho họ. Cho nên, mọi vấn đề tranh chấp, mọi vấn đề tranh luận, mọi vụ việc cần được giải quyết phải được đưa trở về với giáo luật của Ngài, Ngài phán:
﴿فَإِن تَنَٰزَعۡتُمۡ فِي شَيۡءٖ فَرُدُّوهُ إِلَى ٱللَّهِ وَٱلرَّسُولِ إِن كُنتُمۡ تُؤۡمِنُونَ بِٱللَّهِ وَٱلۡيَوۡمِ ٱلۡأٓخِرِۚ ذَٰلِكَ خَيۡرٞ وَأَحۡسَنُ تَأۡوِيلًا ٥٩﴾ [سورة النساء: 59]
{Nhưng nếu các ngươi có bất đồng và tranh cãi với nhau về một vấn đề nào đó thì các ngươi hãy đem vấn đề đó trở về với Allah (Qur’an) và Thiên sứ (Sunnah của Nabi Muhammad e) nếu các ngươi thực sự có đức tin nơi Allah và Đời Sau. Đó là cách giải trình tốt nhất.} (Chương 4 – An-Nisa, câu 59).
﴿وَمَا ٱخۡتَلَفۡتُمۡ فِيهِ مِن شَيۡءٖ فَحُكۡمُهُۥٓ إِلَى ٱللَّهِۚ ﴾  [سورة الشورى: 10]
{Và bất kỳ điều gì các ngươi không thống nhất ý kiến nhau thì hãy trình lên Allah quyết định.} (Chương 42 – Ash-Shura, câu 10).
Allah I không chập nhận việc các bầy tôi của Ngài nhận lấy các hệ thống luật khác với hệ thống giáo luật Ngài, Ngài phán:
﴿أَمۡ لَهُمۡ شُرَكَٰٓؤُاْ شَرَعُواْ لَهُم مِّنَ ٱلدِّينِ مَا لَمۡ يَأۡذَنۢ بِهِ ٱللَّهُۚ﴾ [سورة الشورى: 21]
{Hoặc phải chăng họ có những thần linh có quyền năng ngang hàng với Allah đã thiết lập cho họ một tôn giáo mà Allah không chấp thuận?} (Chương 42 – Ash-Shura, câu 21).
Bởi thế, ai chấp nhận một hế thống giáo luật nào đó ngoài hệ thống giáo luật của Allah I thì người đó đã làm điều Shirk với Ngài và ai làm một điều nào đó trong thờ phương không thuộc giáo lý của Allah I và Thiên sứ Ngài thì người đó đã làm điều Bid’ah; và tất cả mọi điều Bid’ah đều lệch lạc. Thiên sứ của Allah e nói:
{مَنْ أَحْدَثَ فِى أَمْرِنَا هَذَا مَا لَيْسَ فِيهِ فَهُوَ رَدٌّ} رواه البخاري ومسلم.
“Ai bịa ra một điều gì đó mà nó không nằm trong sứ mạng của Ta thì y không được chấp nhận” (Albukhari, Muslim).
Trong lời dẫn riêng của Muslim:
{مَنْ عَمِلَ عَمَلاً لَيْسَ عَلَيْهِ أَمْرُنَا ، فَهْوَ رَدٌّ} رواه مسلم.
 “Ai làm một điều gì đó mà nó không phải là điều trong sứ mạng của Ta thì y không được chấp nhận” (Muslim).
Những gì không được Allah I và Thiên sứ của Ngài e qui định thành giáo luật trong chính trị cũng như trong viếc phân xử mọi vụ việc của thiên hạ thì đó là luật của tà thần và của thời đại ngu muội Jaahiliyah. Allah I phán:
﴿أَفَحُكۡمَ ٱلۡجَٰهِلِيَّةِ يَبۡغُونَۚ وَمَنۡ أَحۡسَنُ مِنَ ٱللَّهِ حُكۡمٗا لِّقَوۡمٖ يُوقِنُونَ ٥٠﴾ [سورة المائدة: 50]
{Phải chăng họ mong được phân xử theo luật lệ của thời kỳ ngu muội? Và ai phân xử tốt hơn Allah cho đám người có đức tin?} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 50).
﴿وَلَا تَأۡكُلُواْ مِمَّا لَمۡ يُذۡكَرِ ٱسۡمُ ٱللَّهِ عَلَيۡهِ وَإِنَّهُۥ لَفِسۡقٞۗ وَإِنَّ ٱلشَّيَٰطِينَ لَيُوحُونَ إِلَىٰٓ أَوۡلِيَآئِهِمۡ لِيُجَٰدِلُوكُمۡۖ وَإِنۡ أَطَعۡتُمُوهُمۡ إِنَّكُمۡ لَمُشۡرِكُونَ ١٢١﴾ [سورة الأنعام: 121].
{Và các ngươi chớ ăn thịt từ con vật không được nhân danh Allah lên nó, bởi vì đó là một sự phạm giới. Và quả thật Shaytan xúi giục bạn bè của nó tranh luận với các ngươi. Và nếu các ngươi nghe theo chúng thì các ngươi sẽ trở thành những người thờ đa thần.} (Chương 6 – Al-An’am, câu 121).
Allah I qui định việc tuân thủ và đi theo Shaytan và những người bạn của chúng trong việc cho phép điều Ngài cấm và cấm điều Ngài cho phép là việc làm Shirk đối với Ngài. Tương tự, ai tuân thủ và đi theo các vị học giả cũng như các nhà lãnh đạo trong việc cấm điều Ngài cho phép và cho phép điều Ngài nghiêm cấm được xem là nhận lấy họ làm Thượng Đế ngoài Allah I. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ٱتَّخَذُوٓاْ أَحۡبَارَهُمۡ وَرُهۡبَٰنَهُمۡ أَرۡبَابٗا مِّن دُونِ ٱللَّهِ وَٱلۡمَسِيحَ ٱبۡنَ مَرۡيَمَ وَمَآ أُمِرُوٓاْ إِلَّا لِيَعۡبُدُوٓاْ إِلَٰهٗا وَٰحِدٗاۖ لَّآ إِلَٰهَ إِلَّا هُوَۚ سُبۡحَٰنَهُۥ عَمَّا يُشۡرِكُونَ ٣١ ﴾ [سورة التوبة: 31]
{Chúng đã nhận lấy tu sĩ Do thái và tu sĩ Công giáo làm Thượng Đế của chúng thay vì phải là Allah, và chúng nhận cả Nabi Ysa (Giê-su) con trai Maryam làm Thượng Đế của chúng, trong khi chúng chỉ được lệnh thờ phượng duy nhất một Thượng Đế, và không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah. Thật vinh quang và trong sạch cho Ngài về những gì mà chúng đã Shirk với Ngài.} (Chương 9 – Attawbah, câu 31).
Tirmizdi và một số học giả khác có ghi rằng khi Thiên sứ của Allah e đọc câu Kinh này cho Udai bin Hatim Atta-i t thì ông ta nói: Thưa Thiên sứ của Allah, chúng tôi đâu có thờ phượng họ. Thiên sứ của Allah e bảo:
{أَلَيْسَ يَحِلِّوْنَ لِحُكْمِ مَا حَرَّمَ اللهُ فَتُحِلِّوْنَهُ، وَيُحَرِّمُوْنَ مَا أَحَلَّ اللهُ فَتُحَرِّمُوْنَهُ؟}
“Chẳng phải họ đã cho phép điều Allah nghiêm cấm tức họ đã bàn hành điều Halal, và họ cấm điều Allah cho phép tức họ đã ban hành điều Haram đó sao?”
Udai bin Hatim t nói: Thưa, đúng như vậy.
Thiên sứ của Allah e nói:
{فَتِلْكَ عِبَادَتُهُمْ}
“Đó chính là thờ phượng họ”.
Việc tuân thủ và làm theo họ trong việc cho phép làm điều Allah I nghiêm cấm và nghiêm cầm điều Ngài cho phép có nghĩa là thờ phượng họ. Đó là việc làm Shirk thuộc dạng đại Shirk phủ nhận hoàn toàn Tawhid: “Không có Đấng nào đáng được thờ phượng ngoài Allah”. Lời Tawhid này mang nội dung rằng sự định đoạt điều Halal và Haram đều thuộc quyền hành của Allah I. Những học giả nói điều này Haram và điều kia Halal nhưng câu nói của họ khác với giáo luật của Allah I nguyên nhân không phải họ cố ý làm khác mà là do sai sót trong cách hiểu và nhìn nhận vấn đề của họ, và những người này mặc dù họ sai sót nhưng sai sót của họ được tha thứ và được ban cho ân phước vì sự nỗ lực muốn đạt được điều chân lý. Tuy nhiên, vẫn không được phép đi theo họ khi đã biết họ sai sót và trái với giáo lý của Allah I. Nếu đi theo những học giả ngoan đạo này là điều không được phép thì làm sao có thể đi theo những giáo luật do những con người vô đức tin và những con người theo chủ nghĩa vô thần thiết lập?
Quả thật, ai đi theo những người vô đức tin có nghĩa là đã nhận lấy họ làm Thượng Đế ngoài Allah I.

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương 8
Đi theo chủ nghĩa vô thần và các trường phái

    Đi theo chủ nghĩa vô thần:
Chủ nghĩa vô thần là những chế độ và tư tưởng không tin vào Thượng Đế chẳng hạn như chủ nghĩa thế tục, chủ nghĩa tư bản, và những chủ nghĩa khác. Nếu những ai thuộc các chủ nghĩa này xưng danh Islam thì họ thường thuộc những người Muna-fiq (ngụy tạo đức tin). Những người Muna-fiq lấy danh nghĩa Islam làm vỏ bọc bên ngoài nhưng bên trong là những kẻ vô đức tin như Allah Tối Cao phán:
﴿وَإِذَا لَقُواْ ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ قَالُوٓاْ ءَامَنَّا وَإِذَا خَلَوۡاْ إِلَىٰ شَيَٰطِينِهِمۡ قَالُوٓاْ إِنَّا مَعَكُمۡ إِنَّمَا نَحۡنُ مُسۡتَهۡزِءُونَ ١٤﴾ [سورة البقرة: 14]
{Và khi gặp những người có đức tin, chúng nói: “Chúng tôi tin” nhưng khi ở riêng cùng với những tên Shaytan của chúng thì chúng nói: “Quả thật, chúng tôi theo phe của quí ngài, chúng tôi chỉ giễu cợt họ mà thôi”.} (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 14).
﴿ٱلَّذِينَ يَتَرَبَّصُونَ بِكُمۡ فَإِن كَانَ لَكُمۡ فَتۡحٞ مِّنَ ٱللَّهِ قَالُوٓاْ أَلَمۡ نَكُن مَّعَكُمۡ وَإِن كَانَ لِلۡكَٰفِرِينَ نَصِيبٞ قَالُوٓاْ أَلَمۡ نَسۡتَحۡوِذۡ عَلَيۡكُمۡ وَنَمۡنَعۡكُم مِّنَ ٱلۡمُؤۡمِنِينَۚ﴾ [سورة النساء: 141]
{Những kẻ đang dòm ngó các ngươi, khi Allah ban cho các ngươi một thắng lợi nào đó thì chúng bảo (các ngươi): “Chẳng phải chúng tôi luôn đứng về phe của quí vị đó sao?”. Và nếu những kẻ không có đức tin đạt một phần thắng lợi nào đó thì chúng bảo (với những người vô đức tin): “Há chúng tôi không nắm ưu thế hơn quí vị và che chở quí vị khỏi tay của những người tin tưởng đó sao?”.} (Chương 4 – Annisa’, câu 141).
Những người Muna-fiq này là những người kẻ dối lừa:
 Tất cả họ đều mang hai mặt: một mặt được dùng để gặp những người có đức tin và một mặt dùng để quay đi trở về với anh em vô thần của họ; họ cũng có hai cái lưỡi: một cái để thể hiện vỏ bọc Islam ngụy tạo của họ khi đứng trước những người Muslim và một cái để giải bày niềm vui được che giấu trong lòng của họ: {Và khi gặp những người có đức tin, chúng nói: “Chúng tôi tin” nhưng khi ở riêng cùng với những tên Shaytan của chúng thì chúng nói: “Quả thật, chúng tôi theo phe của quí ngài, chúng tôi chỉ giễu cợt họ mà thôi”.} (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 14).
Quả thật, những người này luôn phản kháng Qur’an và Sunnah, họ thường giễu cợt và xem thường những người của Qur’an và Sunnah, họ từ chối tuân thủ theo giáo luật được mặc khải, họ chỉ vui với kiến thức ở nơi họ, kiến thức mà không mang lại nhiều hữu ích ngoại trừ điều xấu và sự ngông cuồng. Cho nên, chúng ta thấy họ không bao giờ bám lấy đúng mực theo lời mặc khải mà chỉ có sự giễu cợt:
﴿ٱللَّهُ يَسۡتَهۡزِئُ بِهِمۡ وَيَمُدُّهُمۡ فِي طُغۡيَٰنِهِمۡ يَعۡمَهُونَ ١٥﴾ [سورة البقرة: 15]
{Allah chế giễu lại chúng và buông cho chúng lang thang vớ vẩn trong sự thái quá.} (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 15).
Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc ra lệnh bảo phải là những người có đức tin trung thực:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ ٱتَّقُواْ ٱللَّهَ وَكُونُواْ مَعَ ٱلصَّٰدِقِينَ ١١٩﴾ [سورة التوبة : 119]
{Này hỡi những người có đức tin! Hãy kính sợ Allah và hãy cùng với những người chân thật và ngay chính.} (Chương 9 – Attawbah, câu 119).
Những đảng phái vô thần này là những đảng phái gây hấn bởi vì chúng là tổ chức của sự sai lệch. Chủ nghĩa thế tục phủ nhận các tín ngưỡng và chỉ dựa trên đời sống vật chất thế tục, đời sống thế tục của họ  chỉ là đời sống của loài vật không mang mục đích nào ngoài mục đích hưởng thụ vật chất. Chủ nghĩa tư bản thì chỉ biết tích góp của cải và đồng tiền bất chấp mọi thứ không hề có giới hạn Halal, Haram, không có sự thương hại và thông cảm cho những người nghèo, những người khó khăn; nền kinh tế của họ dựa trên sự cho vay lấy lại, một hình thức chống lại Allah I và Thiên sứ của Ngài, nó hủy hoại quốc gia và cá nhân, hút máu nhưng người dân nghèo. Và những chủ nghĩa khác thì phủ nhận sự hiện hữu của Đấng Tạo Hóa, kịch liệt chiến đấu với các tín ngưỡng của Thượng Đế, chỉ chấp nhận ý thức hệ chứ không có tín ngưỡng.
Những đảng phái vô thân này đã xâm lược các quốc gia của những người Muslim khi những người Muslim đã lơ đễnh và hời hợt rất nhiều với tôn giáo đúng đắn của họ.
    Đi theo những nhóm người Jaahiliyah và những nhóm người phân biệt sắc tộc
Giáo lý Islam không cho phép đi theo những nhóm người Jaahiliyah và những nhóm người kỳ thị sắc tộc bởi bản chất của Islam vốn dĩ không chấp nhận sự phân biệt màu da, chủng tộc, sự thành kiến vô minh và không chấp nhận chủ nghĩa bè phái của thời Jaahiliyah. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلنَّاسُ إِنَّا خَلَقۡنَٰكُم مِّن ذَكَرٖ وَأُنثَىٰ وَجَعَلۡنَٰكُمۡ شُعُوبٗا وَقَبَآئِلَ لِتَعَارَفُوٓاْۚ إِنَّ أَكۡرَمَكُمۡ عِندَ ٱللَّهِ أَتۡقَىٰكُمۡۚ إِنَّ ٱللَّهَ عَلِيمٌ خَبِيرٞ ١٣ ﴾ [سورة الحجرات : 13]
{Này hỡi nhân loại, quả thật TA (Allah) đã tạo hóa các ngươi từ một người nam và một người nữ và làm cho các ngươi thành quốc gia và bộ lạc để các ngươi nhận biết lẫn nhau. Quả thật, sự cao quý của các ngươi ở nơi Allah là lòng kính sợ và ngoan đạo của các ngươi. Quả thật, Allah là Đấng Thông Lãm và Am Tường mọi sự việc.} (Chương 49 – Al-Hujurat, câu 13).
Thiên sứ của Allah e nói:

{لَيْسَ مِنَّا مَنْ دَعَا إِلَى عَصَبِيَّةٍ وَلَيْسَ مِنَّا مَنْ قَاتَلَ عَلَى عَصَبِيَّةٍ وَلَيْسَ مِنَّا مَنْ مَاتَ عَلَى عَصَبِيَّةٍ} رواه مسلم.
“Không phải cộng đồng tín đồ của Ta đối với ai đó kêu gọi đến với chủ nghĩa bè phái, không phải cộng đồng tín đồ của Ta đối với ai đó chiến đấu cho chủ nghĩa bè phái, và không phải cộng đồng tín đồ của Ta đối với ai đó chết trong chủ nghĩa bè phái.” (Muslim).
{إِنَّ اللهَ قَدْ أَذْهَبَ عَنْكُمْ عُبِّيَّةَ الْجَاهِلِيَّةِ وَتَعَاظُمَهَا بِآبَائِهَا، إِنَّمَا هُوَ مُؤْمِنٌ تَقِىٌّ أَوْ فَاجِرٌ شَقِىٌّ، وَالنَّاسُ بَنُو آدَمَ وَخَلَقَ اللهُ آدَمَ مِنْ تُرَابٍ، وَلَا فَضْلَ لِعَرَبِي عَلَى عَجَمِي إَلَّا بِالتَّقْوَى} رواه أبو داود والترمذي.
“Quả thật, Allah đã lấy đi khỏi các ngươi sự tự cao tự đại của thời Jaahiliyah, sự tự hào về sự cao quý của ông cha. Quả thật, một người chỉ có thể là người có đức tin kính sợ (Allah) hoặc là người nghịch đạo và vô hạnh. Nhân loại đều là con cháu của Adam, Adam được tạo ra từ đất bụi; người Ả Rập không tốt hơn dân tộc khác ngoại trừ lòng Taqwa (sự kính sợ Allah)” (Abu Dawood và Tirmizdi).
Những nhóm người này làm chia rẻ những người Muslim với nhau trong khi Allah I đã ra lệnh bảo phải đoàn kết, giúp đỡ nhau trên điều ngoan đạo và kính sợ Allah I, cấm chia rẻ và phân biệt. Ngài phán:
﴿وَٱعۡتَصِمُواْ بِحَبۡلِ ٱللَّهِ جَمِيعٗا وَلَا تَفَرَّقُواْ  وَٱذۡكُرُواْ نِعۡمَتَ ٱللَّهِ عَلَيۡكُمۡ إِذۡ كُنتُمۡ أَعۡدَآءٗ فَأَلَّفَ بَيۡنَ قُلُوبِكُمۡ فَأَصۡبَحۡتُم بِنِعۡمَتِهِۦٓ إِخۡوَٰنٗا﴾ [سورة آل عمران: 103]
{Các ngươi hãy cùng nhau nắm lấy sợi dây (Islam) mà Allah đã giăng ra cho các ngươi và chớ đừng chia rẽ nhau; các ngươi hãy nhớ lại hồng phúc mà Allah đã ban cho các ngươi, lúc các ngươi đang oán thù nhau thì Ngài đã kết chặt tình hữu nghị giữa trái tim các ngươi lại và các ngươi đã trở thành huynh đệ của nhau dưới hồng phúc của Ngài.} (Chương 3 – Ali ‘Imran, câu 103).
Allah I muốn chúng ta thành một cộng đồng duy nhất, thành một đảng phái hợp nhất của Allah I, là những người thành công ở nơi Ngài, nhưng thế giới Islam sau khi bị sự xâm lược chính trị và văn hóa của châu Âu thì trở nên phục tùng chủ nghĩa bè phái, phân biệt màu da, sắc tộc và quốc tịch. Tinh thần đảng phái này đã hiên ngang đứng trước Islam như là một niềm tự hào biến Islam thành tên gọi Jahiliyah trong khi Alalh I đã giải thoát những người Muslim ra khỏi sự ngu muội đó và kêu gọi họ tri ân hồng phúc đó của Ngài.
Người tín đồ hãy biết rằng sự phân chia đảng phái là một sự trừng phạt mà Allah I đã gởi xuống cho những ai chống lại giáo lý của Ngài và phản đối tôn giáo của Ngài như Ngài đã phán:
﴿قُلۡ هُوَ ٱلۡقَادِرُ عَلَىٰٓ أَن يَبۡعَثَ عَلَيۡكُمۡ عَذَابٗا مِّن فَوۡقِكُمۡ أَوۡ مِن تَحۡتِ أَرۡجُلِكُمۡ أَوۡ يَلۡبِسَكُمۡ شِيَعٗا وَيُذِيقَ بَعۡضَكُم بَأۡسَ بَعۡضٍۗ ٱنظُرۡ كَيۡفَ نُصَرِّفُ ٱلۡأٓيَٰتِ لَعَلَّهُمۡ يَفۡقَهُونَ ٦٥﴾ [سورة الأنعام: 65]
{Hãy bảo họ: “Ngài (Allah) có toàn năng gởi sự trừng phạt từ phía bên trên các ngươi hoặc từ dưới chân các ngươi hoặc Ngài sẽ bao vây các ngươi bởi nạn xung đột bè phái và làm cho các ngươi nếm mùi khổ của sự sát phạt lẫn nhau”. Hãy xem, TA đã giải thích các lời mặc khải bằng nhiều cách để may ra họ có thể hiểu được (Thông Điệp của Ngài).} (Chương 6 – Al-An’am, câu 65).
Thiên sứ của Allah e nói:
{وَمَا لَمْ تَحْكُمْ أَئِمَّتُهُمْ بِكِتَابِ اللهِ إِلاَّ جَعَلَ اللهُ بَأْسَهُمْ بَيْنَهُمْ} رواه ابن ماجه.
“Và nếu các vị Imam của họ không áp dụng và thực thi theo Kinh sách của Allah thì Ngài sẽ làm cho giữa họ xảy ra sự xung đột.” (Ibnu Ma-jah).
Quả thật, sự phân chia bè phái là nguyên nhân chối bỏ điều chân lý, chối bỏ cái lẽ phải mà người khác đang có giống như những người Do thái mà Allah I phán nói về họ:
﴿وَإِذَا قِيلَ لَهُمۡ ءَامِنُواْ بِمَآ أَنزَلَ ٱللَّهُ قَالُواْ نُؤۡمِنُ بِمَآ أُنزِلَ عَلَيۡنَا وَيَكۡفُرُونَ بِمَا وَرَآءَهُۥ وَهُوَ ٱلۡحَقُّ مُصَدِّقٗا لِّمَا مَعَهُمۡۗ ﴾ [سورة البقرة: 91]
{Và khi có lời bảo họ: “Hãy tin nơi điều Allah ban xuống” thì họ bảo: “Chúng tôi tin nơi điều đã được ban xuống cho chúng tôi (Tawrah)” và họ không tin nơi điều nào khác sau Nó (Tawrah) trong lúc Nó (Qur’an) là điều xác nhận sự thật mà họ đang giữ.} (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 91).
Và giống như những người của thời Jaahiliyah đã chối bỏ điều chân lý khi nó được Thiên sứ của Allah e mang đến nguyên nhân chỉ vì họ đi theo một cách cuồng tín tôn giáo của ông cha họ, Allah I phán:
﴿وَإِذَا قِيلَ لَهُمُ ٱتَّبِعُواْ مَآ أَنزَلَ ٱللَّهُ قَالُواْ بَلۡ نَتَّبِعُ مَآ أَلۡفَيۡنَا عَلَيۡهِ ءَابَآءَنَآۚ أَوَلَوۡ كَانَ ءَابَآؤُهُمۡ لَا يَعۡقِلُونَ شَيۡ‍ٔٗا وَلَايَهۡتَدُونَ ١٧٠﴾ [سورة البقرة : 170]
{Và khi có lời bảo họ: “Hãy tuân theo điều được Allah ban xuống” thì họ nói: “Không, chúng tôi sẽ theo điều mà chúng tôi thấy cha mẹ của chúng tôi đã làm”. Chẳng lẽ họ đi theo ngay cả khi cha mẹ của họ không hiểu biết gì hoặc ngay cả khi cha mẹ của họ không được hướng dẫn ư?!} (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 170).
Và những người của các đảng phái này mong muốn thay thế Islam, tôn giáo mà Allah I đã ban hồng phúc cho nhân loại.

 


Chương 9
Cái nhìn về vật chất của đời sống trần tục

Có hai cái nhìn về cuộc sống: một cái nhìn theo chủ nghĩa đời sống vật chất thế tục và một cái nhìn còn lại theo điều chân lý đúng nghĩa.
    Cái nhìn theo chủ nghĩa đời sống vật chất:
Đó là tư tưởng con người chỉ giới hạn trong việc thu thập những hưởng thụ của cõi trần, và việc làm của y chỉ giới hạn cho phạm vi đó chớ y không nghĩ ngợi gì đến cuộc sống sau đó nên y không lao động để tích lũy và chuẩn bị dành cho nó cũng như chẳng thèm quan tâm đến tình trạng và sự việc của cuộc sống đó; y không biết rằng cuộc sống trần gian này chỉ là mảnh đất để trồng trọt trái hạt cho Đời Sau, y không biết rằng cuộc sống trần gian này là nơi của lao động còn cuộc sống Đời Sau là nơi của sự ban thưởng, y không biết rằng ai sống ở trần gian với việc làm ngoan đạo thì sẽ được lợi nhuận cho cả hai cõi và ai lơ đễnh thì sẽ thua thiệt cho cả hai.
﴿خَسِرَ ٱلدُّنۡيَا وَٱلۡأٓخِرَةَۚ ذَٰلِكَ هُوَ ٱلۡخُسۡرَانُ ٱلۡمُبِينُ ١١﴾ [سورة الحج: 11]
{Thế là y thất bại ở cõi đời này và ở cõi Đời Sau. Đấy quả thật là một sự thua thiệt và mất mát rõ ràng.} (Chương 22 – Al-Hajj, câu 11).
Quả thật, Allah I không tạo thế giới trần gian này một cách vô nghĩa và phù phiếm mà Ngài tạo ra nó mang một ý nghĩa và giá trị vô cùng thiêng liêng; Ngài phán:
 ﴿ٱلَّذِي خَلَقَ ٱلۡمَوۡتَ وَٱلۡحَيَوٰةَ لِيَبۡلُوَكُمۡ أَيُّكُمۡ أَحۡسَنُ عَمَلٗاۚ وَهُوَ ٱلۡعَزِيزُ ٱلۡغَفُورُ ٢﴾ [سورة الملك : 2]
{Đấng đã tạo hóa cái chết và sự sống để xem ai trong các ngươi làm tốt, và Ngài là Đấng Quyền Lực, Hằng Tha thứ.} (Chương 67 – Al-Mulk, câu 2).
﴿إِنَّا جَعَلۡنَا مَا عَلَى ٱلۡأَرۡضِ زِينَةٗ لَّهَا لِنَبۡلُوَهُمۡ أَيُّهُمۡ أَحۡسَنُ عَمَلٗا ٧﴾ [سورة الكهف: 7]
{Quả thật, TA đã làm ra mọi vật trên trái đất chỉ nhằm trang hoàng cho đẹp, mục đích để TA (dùng chúng) để thử thách xem ai trong họ (nhân loại) là người làm tốt nhất.} (Chương 18 – Al-Kahf, câu 7).
Allah I làm ra cho cuộc sống trần gian này những thú vui, những hưởng thụ, những cái đẹp từ tài sản, tiền bạc, con cái, vật chất, quyền lực và những khoái lạc khác là mục đích thử thách con người để xem ai trong là người vượt qua cuộc thử thách tốt nhất.
Trong nhân loại, đa số người thường giới hạn cái nhìn của họ, họ chỉ thấy những điều trước mắt và thường phủ nhận sau cuộc sống trần tục này không có cuộc sống nào khác. Allah I phán về suy nghĩ của những người này:
﴿وَقَالُوٓاْ إِنۡ هِيَ إِلَّا حَيَاتُنَا ٱلدُّنۡيَا وَمَا نَحۡنُ بِمَبۡعُوثِينَ ٢٩﴾ [سورة الأنعام: 29]
{Và chúng nói: “Quả thật, chẳng hề có đời sống nào khác ngoài đời sống trần gian này cả và không hề có chuyện chúng tôi được phục sinh trở lại.”} (Chương 6 – Al-An’am, câu 29).
Allah I hứa với những ai đi theo thuyết này với lời phán:
﴿إِنَّ ٱلَّذِينَ لَا يَرۡجُونَ لِقَآءَنَا وَرَضُواْ بِٱلۡحَيَوٰةِ ٱلدُّنۡيَا وَٱطۡمَأَنُّواْ بِهَا وَٱلَّذِينَ هُمۡ عَنۡ ءَايَٰتِنَا غَٰفِلُونَ ٧ أُوْلَٰٓئِكَ مَأۡوَىٰهُمُ ٱلنَّارُ بِمَا كَانُواْ يَكۡسِبُونَ ٨﴾ [سورة يونس: 7، 8]
{Quả thật những ai không màng đến việc gặp lại TA (ở Ngày Sau) và họ thỏa nguyện và hài lòng với đới sống trần tục này và cả những kẻ không lưu tâm đến những lời phán của TA. Những người kẻ đó, chỗ ở của họ sẽ là Hỏa Ngục do hậu quả của những điều mà họ đã gặt hái được.} (Chương 10 – Yunus, câu 7, 8).
﴿مَن كَانَ يُرِيدُ ٱلۡحَيَوٰةَ ٱلدُّنۡيَا وَزِينَتَهَا نُوَفِّ إِلَيۡهِمۡ أَعۡمَٰلَهُمۡ فِيهَا وَهُمۡ فِيهَا لَا يُبۡخَسُونَ ١٥ أُوْلَٰٓئِكَ ٱلَّذِينَ لَيۡسَ لَهُمۡ فِي ٱلۡأٓخِرَةِ إِلَّا ٱلنَّارُۖ وَحَبِطَ مَا صَنَعُواْ فِيهَا وَبَٰطِلٞ مَّا كَانُواْ يَعۡمَلُونَ ٦﴾ [سورة هود: 15، 16]
{Những ai ham muốn sự hào nhoáng của đời sống trần tục thì TA sẽ trả đầy đủ phần công lao của họ và TA sẽ không hề cắt giảm một tí nào ở nơi đó. Nhưng họ sẽ là những kẻ không hưởng được gì ở Đời sau ngoài ngọn lửa nơi Hỏa ngục, lúc đó họ mới nhận thấy rằng công trình của họ nơi trần gian sẽ tiêu tan và việc làm mà họ đã từng làm nơi đó chỉ là vô nghĩa.} (Chương 11 – Hud, câu 15, 16).
Đây là lời hứa trừng phạt bao hàm tất cả những ai thuộc cư dân của thuyết chủ nghĩa vật chất này, dù đó là những người làm những việc làm của cõi Đời Sau nhưng với tâm niệm mong muốn lợi ích của cuộc sống cõi trần như những người Muna-fiq, những người Riya’ (làm các việc làm thiện tốt và ngoan đạo chỉ vì tiếng tăm trong thiên hạ); hoặc dù đó là những người ngoại đạo không có đức tin nơi sự phục sinh, sự phán xét cuối cùng của Ngày Sau như những người của lời Jaahiliyah, những người của các học thuyết phá hoại từ chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thế tục và những chủ nghĩa vô thần khác, những người này không nhận thức được giá trị đích thực của cuộc sống, sự nhìn nhận về cuộc sống trần gian của họ chỉ giống cuộc sống của loài vật (sống để ăn, uống, vui chơi, hưởng thụ vật chất của thế gian rồi chết đi).
Cái nhìn nhận về cuộc sống trần gian của những người này không những được ví như cái nhìn của loài vật mà họ còn được mô tả rằng “thậm chí còn tệ hơn cả loài vật” bởi vì họ đã xóa đi trí tuệ nhận thức của họ, trêu đùa với năng lực của họ, lãng phí thời gian của họ về những điều chỉ là tạm bợ cho họ và bởi vì họ không làm những điều dành cho cuộc sống đích thực của họ đang chờ đợi họ ở phía trước, cuộc sống mà họ phải sống đời sống trường tồn và vĩnh viễn.
Các loài vật, chúng không có cuộc sống mai sau đang chờ đợi chúng, chúng cũng không có bộ não mang trí tuệ để nhận thức và suy ngẫm, chúng hoàn toàn khác với con người, chúng chỉ sống theo bản năng vốn có của chúng. Như vậy, nếu con người được ban cho khối óc biết nhận thức, biết suy ngẫm, biết phân biệt tốt xấu và điều đúng sai nhưng lại chỉ biết sống theo bản năng thì như thế chẳng phải là còn tệ hơn cả loài vật hay sao?! Chính vì lẽ này mà Allah, Tối Cao và Chí Minh đã phán về những người đó với lời phán:
﴿أَمۡ تَحۡسَبُ أَنَّ أَكۡثَرَهُمۡ يَسۡمَعُونَ أَوۡ يَعۡقِلُونَۚ إِنۡ هُمۡ إِلَّا كَٱلۡأَنۡعَٰمِ بَلۡ هُمۡ أَضَلُّ سَبِيلًا ٤٤﴾ [سورة الفرقان: 44]
{Phải chăng Ngươi (Muhammad) đã nghĩ rằng đa số bọn chúng nghe hoặc hiểu ư? Thật ra chúng chẳng khác nào loài vật; thậm chí còn tệ hơn nữa là khác!} (Chương 25 – Al-Furqan, câu 44).
Quả thật, Allah I đã mô tả những người của thuyết này là những người không có tri thức, Ngài phán:
﴿وَلَٰكِنَّ أَكۡثَرَ ٱلنَّاسِ لَا يَعۡلَمُونَ ٦ يَعۡلَمُونَ ظَٰهِرٗا مِّنَ ٱلۡحَيَوٰةِ ٱلدُّنۡيَا وَهُمۡ عَنِ ٱلۡأٓخِرَةِ هُمۡ غَٰفِلُونَ ٧﴾ [سورة الروم: 6، 7]
{Nhưng đa số nhân loại không biết gì cả. Họ chỉ biết những điều hiện diện hữu hình của đời sống trần tục nhưng lại vô tâm và lơ là về cuộc sống của cõi Đời Sau.} (Chương 30 – Arrum, câu 6, 7).
Những người này mặc dù thực tế là những người thuộc thành phần chuyên gia và am hiểu trong vấn đề sáng chế và sản xuất như họ không đáng được mô tả là những người của tri thức bởi vì kiến thức của họ không vượt qua giới hạn hữu hình của cuộc sống thế gian. Đó là kiến thức còn hạn chế không xứng tầm được mô tả với tên gọi học giả cao quý. Bởi thế, học giả là danh từ cao quý để gọi những người nhận thức được Allah I và kính sợ Ngài như Ngài đã phán:
﴿إِنَّمَا يَخۡشَى ٱللَّهَ مِنۡ عِبَادِهِ ٱلۡعُلَمَٰٓؤُاْۗ﴾ [سورة فاطر: 28]
{Trong số bầy tôi của Ngài (Allah), chỉ những ai hiểu biết mới sợ Allah.} (Chương 35 – Fatir, câu 28).
Và một trong hình ảnh thí dụ cho chủ nghĩa đời sống vật chất thế tục là câu chuyện của Qarun và những ân huệ mà Allah I đã ban cho y từ những kho tàng ngọc ngà châu báu. Allah I phán:
﴿فَخَرَجَ عَلَىٰ قَوۡمِهِۦ فِي زِينَتِهِۦۖ قَالَ ٱلَّذِينَ يُرِيدُونَ ٱلۡحَيَوٰةَ ٱلدُّنۡيَا يَٰلَيۡتَ لَنَا مِثۡلَ مَآ ُوتِيَ قَٰرُونُ إِنَّهُۥ لَذُو حَظٍّ عَظِيمٖ ٧٩﴾ [سورة القصص: 79]
{Rồi y (Qarun) ra ngoài gặp dân chúng phô trương vẻ lộng lẫy và huy hoàng của mình. Những kẻ ham muốn đời sống trần tục này (thấy vẻ lộng lẫy và hào nhoáng đó) xuýt xoa ngưỡng mộ và nói một cách thèm thuồng: “Ôi, ước gì mình có được những gì giống như Qarun. Quả thật, y đã sở hữu được cả kho báu vĩ đại!”} (Chương 28 – Al-Qisas, câu 79).
Những người dân của Qarun đã ao ước và khao khát có được kho báu vĩ đại mà Qarun đã sở hữu, đây là sự ham muốn đời sống vật chất trần tục. Thực trạng này giống như hiện trạng của các quốc gia không phải Islam, những đất nước với sự phát triển và tiến bộ về công nghiệp và kinh tế, sự thiếu đức tin Iman khiến những người Muslim hướng cái nhìn đến họ bằng sự ngưỡng mộ, bằng sự khao khát và thèm thuồng mà không nhìn đến sự vô đức tin của họ cũng như không nhìn đến cuộc sống tồi tệ đang chờ họ ở phía trước. Cái nhìn này khiến người Muslim tôn vinh những người ngoại đạo, ngưỡng mộ họ và bắt chước theo họ trong phong cách và lề lối sống xấu xa và tội lỗi của họ nhưng lại không bắt chước họ trong sự nỗ lực, học hỏi  kiến thức để trang bị sức mạnh cũng như củng cố trí tuệ để phát triển trong sản xuất và sáng chế.
    Cái nhìn thứ hai về cuộc sống thế tục (cái nhìn đúng đắn)
Con người của cái nhìn này xem những gì tồn tại trong cuộc sống trần tục từ tiền bạc, của cải vật chất, quyền lực và mọi nguồn hữu ích khác cho cuộc sống chỉ là phương tiện cần thiết trợ giúp họ làm việc chuẩn bị cho cuộc sống Đời Sau. Đối với họ, bản chất của đời sống trần tục thực chất không phải là điều đáng khiến trách và đáng xấu hổ mà sự xấu hổ hay sự được ca ngợi là việc làm và hành vi của người bê tôi trong cuộc sống đó. Đối với họ, cuộc sống thế tục là một chiếc cầu đưa họ sang bên kia sông, nơi của cuộc sống cõi Đời Sau vĩnh hằng; nơi đó có Thiên Đàng và Hỏa Ngục. Và việc được sống nơi Thiên Đàng chỉ có thể đạt được với những nỗ lực tuân lệnh Allah I.
Như vậy, cuộc sống trần gian đích thực chỉ là nơi để phấn đấu: chiến đấu, dâng lễ nguyện Salah, nhịn chay, làm điều thiện tốt vì chính nghĩa của Allah I; là thước đo cho cuộc chạy đua đến với điều thiện tốt và ngoan đạo.
Allah Tối Cao và Công Bằng phán bảo với cư dân của Thiên Đàng:
﴿كُلُواْ وَٱشۡرَبُواْ هَنِيٓ‍َٔۢا بِمَآ أَسۡلَفۡتُمۡ فِي ٱلۡأَيَّامِ ٱلۡخَالِيَةِ ٢٤ ﴾ [سورة الحاقة: 24]
{Và họ được mời gọi: Nào, quí vị hãy ăn và uống cho thỏa thích về những gì mà quí vị đã làm trong những ngày trước đây.} (Chương 69 – Al-Haqqah, câu 19 – 24).
Trong những ngày trước đây có nghĩa là những ngày của đời sống trần tục.

 

 

 

Chương 10
Bùa chú

    Sự niệm chú:
Tất cả sự niệm chú mà người chủ thể đọc lên để cầu xin sự che chở khỏi bệnh tật cũng như xua đuổi tà ma, được gọi là các lời thần chú. Có hai dạng:
Dạng thứ nhất: Những lời thần chú không dưới hình thức Shirk chẳng hạn như đọc Qur’an, hay cầu xin Allah I với những tên gọi và thuộc tính của Allah I hoặc những lời tụng niệm, những lời Du-a mà Thiên sứ của Allah e chỉ dạy để chữa bệnh và xua đuổi tà ma hay giải bùa ngải. Đây là dạng thần chú được phép, bởi vì Thiên sứ của Allah e đã từng dùng hình thức này để chữa bệnh và ra lệnh bảo dùng nó. Ông  Awf bin Malik t nói: Trong thời Jaahiliyah chúng tôi thường dùng hình thức đọc những lời thần chú. Chúng tôi đã hỏi Thiên sứ của Allah e: Thưa Thiên sứ của Allah, Người thấy thế nào về việc làm đó? Người nói:
{اعْرِضُوا عَلَىَّ رُقَاكُمْ لاَ بَأْسَ بِالرُّقَى مَا لَمْ يَكُنْ فِيهِ شِرْكٌ} رواه مسلم.
“Các ngươi hãy cho Ta biết hình thức niệm chú của các ngươi, không vấn đề gì đối với sự niệm chú trong đó không dính dấp với điều Shirk.” (Muslim).
Học giả Assuyu-ti nói: Quả thật, các học giả đều đồng thuận rằng được phép dùng những lời niệm chú nếu như đã hội đủ ba điều kiện sau:
- Những lời niệm chú phải là những lời phán của Allah I, hoặc những đại danh và thuộc tính của Allah I. (hoặc những lời Zikir và Du-a mà Thiên sứ của Allah e chỉ dạy).
- Phải bằng tiếng Ả Rập hoặc bằng những lời được hiểu ý nghĩa của nó.
- Phải tâm niệm và tin rằng bản thân của những lời niệm chú không có gây ra bất cứ tác động nào mà do chính quyền năng của Allah I.( )
Hình thức niệm chú để chữa bệnh hay xua duổi tài ma là đọc các lời thần chú được phép rồi thổi (phun nhẹ) vào người bệnh hoặc vào nước rồi cho người bệnh uống; như một Hadith xác thực được ghi lại rằng ông Thabit bin Qais t nói: “Thiên sứ của Allah lấy đất ở Bathaan để vào trong nồi rồi Người phun nhẹ nước vào trong đó và đổ lên người ông” (Abu Dawood).
Dạng thứ hai: Những lời thần chú có dính vào điều Shirk. Đây là những lời tụng niệm cầu xin đến ai (vật) khác Allah I sự lành bệnh, xua đuổi tà ma và tránh rủi ro, chẳng hạn như dùng các tên gọi các Thiên Thần, các vị Nabi hoặc những người ngoan đạo. Đây là hình thức thuộc dạng đại Shirk. Tương tự, dùng các lời niệm chú không bằng tiếng Ả Rập hoặc bằng tiếng không hiểu được nội dung ý nghĩa của nó thì cũng bị cấm đoán bởi vì có thể trong những lời sẽ là điều vô đức tin hay điều Shirk mà người chủ thể không hề hay biết.
    Đeo bùa chú: Là việc đeo vào cổ của trẻ con những dây bùa từ sợi chỉ, khoen kim loại hoặc những vỏ ốc hay các đồ vật khác với tâm niệm tránh tà ma, bệnh tật và những rủi ro. Việc đeo bùa chú này không những chỉ dành cho trẻ con mà ngay cả người lớn nam và nữ; nó bao hàm cả việc treo các bùa chú trong nhà, trên xe cộ hay những nơi nào khác.
Bùa đeo được phân thành hai dạng:
Dạng bùa đeo thứ nhất: Viết những câu Kinh Qur’an hoặc các tên và các thuộc tính của Allah I rồi đeo lên người hay treo vào một địa điểm nào đỏ để cầu mong được tốt lành.
Các học giả có hai quan điểm về giới luật đeo hay treo dạng bùa đeo này:
Quan điểm thứ nhất: Được phép, đây là câu nói của Abdullah bin Amru bin Aas, là điều được hiểu từ Hadith do A’ishah thuật lại. Quan điểm này được Abu Jafar Al-Baaqir và Ahmad bin Hambal lựa chọn. Họ cho rằng Hadith cấm đeo các bùa đeo là chỉ cấm đối với bùa đeo dính dấp đến Shirk.
Quan điểm thứ hai: Không được phép, đây là câu nói của Ibnu Mas’ud, Ibnu Abbas, là điều được hiểu qua lời của Huzdaifah, Uqbah bin Amir và Ibnu A’qeem. Quan điểm này được tập thể các vị Taabi’een chọn lấy tiêu biểu như các bạn đồng hành của Ibnu Mas’ud và Ahmad. Và trong một lời ghi nhận khác rằng đa số các bạn đồng hành của Ibnu Mas’ud đã chọn lấy quan điểm này và những người sau này cũng thế. Họ lấy bằng chứng từ lời nói của Ibnu Mas’ud t: Tôi đã nghe Thiên sứ của Allah e nói:
{إِنَّ الرُّقَى وَالتَّمَائِمَ وَالتِّوَلَةَ شِرْكٌ} رواه أبو داود، ابن ماجه، وأحمد.
“Quả thật, các lời thần chú, các bùa đeo và các bùa yêu đều là Shirk.” (Abu Dawood, Ibnu Ma-jah và Ahmad).
Quan điểm thứ hai là quan điểm đúng bởi ba yếu tố:
•    Yếu tố thứ nhất: Sự cấm đoán mang ý nghĩa bao quát, không có sự cụ thể nào từ ý nghĩa bao quát này.
•    Yếu tố thứ hai: Đóng lại các phương tiện dẫn tới Shirk, loại bỏ những bùa đeo không được phép.
•    Yếu tố thứ ba: Nếu đeo một thứ gì đó có ghi các Kinh Qur’an hay tên và thuộc tính của Allah I thì chắc người đeo sẽ phải mang hành vi xem Thường Allah I trong những lúc vào nhà vệ sinh và giải quyết “nhu cầu giải tỏa hằng ngày”.( )
Dạng bùa đeo thứ hai: Là đeo lên người các vật như xương, ngà, các hạt ngọc, các loại vỏ (ốc, sò), chỉ, móng của con vật, các bùa chú có ghi tên của các Shaytan, Jinn và các ký hiệu kỳ quặc. Đây là hình thức Haram, thuộc việc làm Shirk, bởi vì đã mong sự phúc lành tự vật (ai) khác Allah và các đại danh và thuộc tính của Ngài. Thiên sứ của Allah e nói:
{مَنْ تَعَلَّقَ شَيْئًا وُكِلَ إِلَيْهِ} رواه الترمذي وأحمد.
“Ai đeo (treo) một thứ gì đó thì y đã phó thác cho thứ đó” (Tirmizdi, Ahmad).
Có nghĩa là Allah I sẽ bỏ mặc y với thứ mà y đã gửi gắm niềm tin. Bởi thế, ai phó thác cho Allah I thì Ngài sẽ bảo vệ và che chở cho y và Ngài sẽ đến gần kền bên người đó, Ngài sẽ làm cho điều khó khăn thành điều dễ dàng cho y; còn ai phó thác và gởi gắm niềm tin vào các tạo vật của Ngài từ bùa chú, phương thuốc và mồ mả thì Ngài sẽ để mặc y với những thứ đó, những thứ mà y gửi gắm và phó thác nhưng chúng sẽ không thể mang đến điều lợi cho y cũng như không thể gây hại bất kỳ điều gì.
Tất cả mỗi tín đồ Muslim phải duy trì và bảo vệ đức tin của mình khỏi những điều làm hư hại đến nó, không được dùng các phương thuốc đi ngược lại với giáo lý Tawhid, không tìm đến thầy bùa để chữa bệnh bởi vì họ sẽ gieo rắc bệnh hoạn vào trái tim. Và ai phó thác cho Allah I thì Ngài đã đủ cho y trong việc bảo hộ và che chở.
Một số người đã đeo một thứ gì lên người của mình để phòng ngựa bệnh tật và phòng tránh tà ma bùa ngải cũng như tránh điều rủi ro; hoặc họ treo một thứ gì đó trong xe của họ, vật cưỡi của họ hay treo ở cửa nhà hoặc cửa tiệm của họ. Tất cả là do họ yếu đức tin Iman và chưa ngay chính trong Tawhid.


Chương 11
Thề thốt với ai (vật) khác Allah và nhờ vả tạo vật làm kẻ trung gian hướng tới Allah

    Thề thốt với ai (vật) khác Allah:
Thề là sự khẳng định điều gì đó một cách chắc chắn bằng hình thức nhân danh một đấng nào đó được cho là vĩ đại và thiêng liêng. Và không ai là Đấng Vĩ đại và Thiêng liêng ngoài Allah I cả cho nên không được phép thề thốt với ai (vật) khác ngoài Ngài.
Quả thật, các học giả đều đồng thuận rằng chỉ được phép thề thốt với Allah I hoăc với các tên gọi và thuộc tính của Ngài. Tất cả đều đồng thuận nghiêm cấm thề thốt với ai (vật) khác Allah I và sự thề thốt với ai (vật) khác Ngài là việc làm Shirk. Ibnu Umar t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{مَنْ حَلَفَ بِغَيْرِ اللهِ فَقَدْ كَفَرَ أَوْ أَشْرَكَ} رواه البخاري ومسلم.
“Ai thề với ai (vật) khác ngoài Allah thì y là kẻ vô đức tin hoặc là kẻ Shirk.” (Albukhari, Muslim).
Là Shirk dạng tiểu, nhưng nếu vật được thề được người thề thốt tôn vinh lên đến đẳng cấp thờ phượng thì đó là Shirk dạng đại. Điều này giống như thực trạng của thời đại ngày nay, đa số người đã  thờ phượng mồ mả, họ tôn vinh và kính sợ những người trong mồ còn nhiều hơn cả Allah I, nếu họ muốn khấn vái cầu xin thì họ khấn vái cầu xin những người đó và khi họ muốn thề thì họ thề với những người đó.
Sự thề thốt là tôn vinh sự vĩ đại của thứ mà người chủ thể thề thốt, cho nên chỉ có Allah I mới là Đấng có sự vĩ đại đáng cho người bề tôi phải tôn vinh, và cho nên bắt buộc người bề tôi phải thề thốt với Ngài, chỉ với một mình Ngài duy nhất. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَلَا تُطِعۡ كُلَّ حَلَّافٖ مَّهِينٍ ١٠﴾ [سورة القلم: 10]
{Và chớ nghe theo tất cả những tên thề thốt đê tiện.} (Chương 68 – Al-Qlam, câu 10).
﴿وَٱحۡفَظُوٓاْ أَيۡمَٰنَكُمۡۚ﴾ [سورة المائدة: 89]
{Các ngươi hãy coi chừng lời thề của các ngươi.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu  89).
Tức hãy cẩn trọng trong việc thề thốt, chớ đừng tùy tiện thề thốt một cách vô tội vạ mà hãy thề thốt khi nào thực sự cần thiết và phải trung thực và ngay chính trong lời thề; bởi lẽ sự thề thốt quá nhiều hoặc dối trá trong lời thề là minh chứng cho việc xem thường Allah I và không tôn vinh Ngài. Đó là điều phủ nhận tính trọn vẹn và hoàn thiện của Tawhid.
Trong một Hadith, Thiên sứ của Allah e nói rằng có loại người mà Allah I không nhìn mặt vào Ngày Phục Sinh, không tha thứ tội lỗi cho họ và họ sẽ bị trừng phạt đau đớn và một trong ba dạng người này là người lấy việc thề thốt với Allah I để làm bình phong cho việc dối trá và gian lận trong mua bán.( )
 Quả thật, Allah I đã hứa trừng phạt nghiêm khắc đối với những ai thề thốt một cách thái quá và quả thật Ngài đã mô tả những người Muna-fiq là những người thường thề thốt một cách dối trá và họ không bao giờ thực hiện theo đúng lời thề.
Tóm lược nội dung:
-    Cấm thề thốt với ai (vật) khác ngoài Allah I: như thề với ngôi đền Ka’bah, với Thiên sứ của Allah e hoặc với những thứ gì khác thuộc tạo vật của Allah I. Đó là việc làm Shirk.
-    Cấm thề thốt với Allah I về những điều dối trá bởi đó là việc làm đê tiện.
-    Cấm thề thốt với Allah I quá nhiều ngay cả khi thề thốt một cách trung thực trừ phi trong trường hợp thực sự cần thiết bởi vì sự thái quá trong thề thốt với Allah I là việc làm khinh thường Ngài.
-    Được phép thề với Allah I nếu là lời thề trung thực và trong trường hợp cần thiết.
    Nhờ vả tạo vật làm kẻ trung gian hướng tới Allah
Nhờ vả một vật nào đó hay một nhân vật nào đó làm kẻ trung gian kết nối với Allah I hay để can thiệp với Ngài, hoặc dùng một phương tiện nào để được đến gần với Allah I như Ngài đã phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ ٱتَّقُواْ ٱللَّهَ وَٱبۡتَغُوٓاْ إِلَيۡهِ ٱلۡوَسِيلَةَ﴾ [سورة المائدة: 35]
{Này hỡi những người có đức tin! Các ngươi hãy kính sợ Allah và hãy tìm phương cách hướng về Ngài.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 35).
Sự nhờ vả hay tìm phương tiện để đến gần Allah được phân thành hai dạng:
1-    Dạng thứ nhất: Sự nhờ vả hay tìm phương tiện để đến gần Allah I dưới hình thức được phép, dạng này được phân thành các loại:
    Loại thứ nhất: tìm phương tiện để đến gần Allah I qua các đại danh và thuộc tính của Ngài như Ngài đã phán bảo điều đó:
﴿وَلِلَّهِ ٱلۡأَسۡمَآءُ ٱلۡحُسۡنَىٰ فَٱدۡعُوهُ بِهَاۖ وَذَرُواْ ٱلَّذِينَ يُلۡحِدُونَ فِيٓ أَسۡمَٰٓئِهِۦۚ سَيُجۡزَوۡنَ مَا كَانُواْ يَعۡمَلُونَ ١٨٠﴾ [سورة الأعراف: 180]
{Và Allah có những tên gọi tốt đẹp và hoàn mỹ nhất, bởi thế, hãy cầu nguyện Ngài bằng các tên gọi đó. Và hãy tránh xa những kẻ bóp méo tên gọi của Ngài, rồi họ sẽ lãnh đủ về tội của họ.} (Chương 7 – Al-‘Araf, câu 180).
    Loại thứ hai: tìm phương tiện để đến gần Allah I qua đức tin Iman và các việc làm thiện tốt và ngoan đạo, như Allah Tối Cao và Ân Phúc phán về những người của Iman:
﴿رَّبَّنَآ إِنَّنَا سَمِعۡنَا مُنَادِيٗا يُنَادِي لِلۡإِيمَٰنِ أَنۡ ءَامِنُواْ بِرَبِّكُمۡ فَ‍َٔامَنَّاۚ رَبَّنَا فَٱغۡفِرۡ لَنَا ذُنُوبَنَا وَكَفِّرۡ عَنَّا سَيِّ‍َٔاتِنَا وَتَوَفَّنَا مَعَ ٱلۡأَبۡرَارِ ١٩٣﴾ [سورة آل عمران: 193]
{Lạy Thượng Đế của bầy tôi, quả thật bầy tôi đã nghe thấy lời gọi của một vị mời gọi đến với đức tin Iman: “Các ngươi hãy tin tưởng nơi Thượng Đế của các ngươi!” và bầy tôi đã tin tưởng. Lạy Thượng Đế của bầy tôi, xin Ngài tha thứ tội lỗi cho bầy tôi và xóa bỏ những việc làm xấu của bầy tôi và xin Ngài bắt hồn của bầy tôi cùng với những người ngoan đạo.} (Chương 3 – A’li-Imran, câu 193).
Một bằng chứng khác như trong một Hadith mà Thiên sứ của Allah e đã nói về ba người lữ hành ngủ qua đêm trong một hang núi và đã bị kẹt trong đó do có một tảng đá to rơi xuống chắn cửa hang lại. Họ đã cầu xin Allah I cứu rỗi họ với những việc làm ngoan đạo trước đây của họ và Allah I đã cứu rỗi họ ra khỏi hang.( )
    Loại thứ ba: tìm phương tiện đến gần Allah I bằng sự độc tôn hóa Ngài, như Nabi Yunus u đã làm:
﴿فَنَادَىٰ فِي ٱلظُّلُمَٰتِ أَن لَّآ إِلَٰهَ إِلَّآ أَنتَ سُبۡحَٰنَكَ﴾ [سورة الأنبياء: 87]
{Nhưng Y đã cầu xin từ trong những màn u tối: “Không có Thượng Đế đích thực ngoài Ngài, Quang vinh thay Ngài..”} (Chương 21 – Al-Ambiya’, câu 87, 88).
    Loại thứ tư: tìm phương tiện đến gần Allah I bằng cách biểu hiện sự yếu đuối và tha thiết cần đến sự giúp đỡ của Ngài, như Nabi Ayyub u đã cầu nguyện:
﴿أَنِّي مَسَّنِيَ ٱلضُّرُّ وَأَنتَ أَرۡحَمُ ٱلرَّٰحِمِينَ ٨٣﴾ [سورة الأنبياء: 83]
{“Quả thật, bề tôi đã gặp nạn, và Ngài là Đấng Khoan Dung nhất”.} (Chương 21 – Al-Ambiya’, câu 83).
     Loại thứ năm: tìm phương tiện đến gần Allah I bằng cách nhờ vả đến những người ngoan đạo vẫn còn tại thế cầu nguyện giùm, giống như các Sahabah khi gặp cảnh khó khăn thì họ thường nhờ Thiên sứ của Allah e cầu nguyện Allah I cho họ; và khi Thiên sứ của Allah e qua đời thì họ thường nhờ đến người bác của Người, ông Abbas t cầu nguyện cho họ.( )
    Loại thứ sáu: Tìm phương tiện đến gần Allah I bằng sự thừa nhận tội lỗi và sai quấy của bản thân trước Ngài.
﴿قَالَ رَبِّ إِنِّي ظَلَمۡتُ نَفۡسِي فَٱغۡفِرۡ لِي فَغَفَرَ لَهُۥٓۚ إِنَّهُۥ هُوَ ٱلۡغَفُورُ ٱلرَّحِيمُ ١٦﴾ [سورة القصص: 16]
{Musa thưa: “Lạy Thượng Đế của bề tôi! Bề tôi đã tự hại bản thân mình, xin Ngài hãy tha thứ cho bề tôi”. Bởi thế, (Allah) đã tha thứ cho y. Quả thật, Ngài là Đấng Hằng Tha thứ, Đấng rất mực Khoan dung.} (Chương 28 – Al-Qisas, câu 16).
2-    Dạng thứ hai: Sự nhờ vả và tìm phương tiện đến gần Allah I dưới hình thức không được phép. Đó là nhờ vả những người đã chết cầu nguyện giùm hoặc nhờ vả họ can thiệp trong việc cầu xin ân xa nơi Allah I hay tìm những phương tiện đến gần Allah I bằng những sự vật nào đó trong tạo vật chẳng hạn như cầu xin Allah I bằng sự nhắc đến sự cao quý của Thiên sứ e.
Dạng nhờ vả và tìm phương tiện đến gần Allah I dưới hình thức không được phép được trình bày cụ thể hơn sau đây:
    Nhờ vả khấn vái người chết cầu nguyện Allah giùm là việc làm không được phép. Bởi vì người chết không có khả năng cho việc cầu nguyện giống như lúc còn sống, và cũng không có khả năng hay bất cứ quyền hạn trong việc cầu xin ân xá cho ai khác; và bởi vì Umar bin Al-Khattaab, Mu’a-wiyah bin Abu Sufyaan và các vị Sahabah trong thời của hai người họ cũng những người đi theo con đường tốt đẹp của họ mỗi khi gặp điều khó khăn thì họ chỉ nhờ vả đến những người còn sống tiêu biểu như nhớ đến Abbas, Zubaid bin Al-Aswad, họ không hề nhờ vả đến Thiên sứ của Allah e dù là tại mộ của Người hay không phải tại mộ của Người.
    Nhờ vả và tìm phương tiện đến gần Allah  bằng cách cầu xin Ngài qua sự nhắc đến sự cao quý và địa vị của Thiên sứ là việc làm không được phép.
{إِذَا سَأَلْتُمُ اللهَ فَاسْأَلُوْهُ بِجَاهِي فَإِنَّ جَاهِي عِنْدَ اللهِ عَظِيْمٌ}
“Khi nào các ngươi muốn cầu xin Allah thì hãy cầu xin Ngài với địa vị của Ta bởi quả thật vị trí của Ta ở nơi Allah rất vĩ đại”
Đây là Hadith bịa đặt và dối trá, không mang bất cứ giá trị và ý nghĩa nào trong các sách của những người Muslim được dùng làm nên tảng giáo lý. Không ai trong giới học giả chuyên về Hadith ghi lại Hadith này( ). Và dĩ nhiên khi Hadith này không xác thực thì đó là bằng chứng không được phép bởi vì sự thờ phượng phải được dựa trên bằng chứng giáo lý xác thực.
    Tìm phương cách đến gần Allah bằng cách nhân danh một tạo vật nào đó trong các tạo vật của Ngài. Đây là việc làm không được phép bởi vì việc nhân danh mang ý nghĩa tôn sùng sự vĩ đại và thiêng liêng, và chỉ Allah I mới là Đấng thực sự vĩ đại và thiêng liêng để cho tạo vật nhân danh. Nếu ai nhân danh tạo vật với ý nghĩa thề thốt thì người đó đã làm điều Shirk như được nói trong Hadith được nêu ở phần trên, còn nếu ai nhân danh tạo vật để làm nguyên nhân để đến gần Allah I thì hãy biết rằng Allah I không qui định việc cầu xin tạo vật như một nguyên nhân để Ngài đáp lại sự cầu xin của họ, và Ngài không hề sắc lệnh điều đó cho bầy tôi của Ngài.
    Tìm phượng tiện đến gần Allah qua quyền của tạo vật là việc làm không được phép bởi hai điều sau đây:
Thứ nhất: Allah Tối Cao không bắt bản thân Ngài phải thực hiện một điều gì theo quyền của bất cứ một ai trong tạo vật của Ngài, Ngài ràng buộc bản thân Ngài phù hộ và che chở cho bề tôi của Ngài như là một ân phúc đối với những người có đức tin, những ai tin nơi Ngài sẽ được hưởng phúc che chở và phù hộ của Ngài. Ngài phán:
﴿وَكَانَ حَقًّا عَلَيۡنَا نَصۡرُ ٱلۡمُؤۡمِنِينَ ٤٧﴾ [سورة الروم: 47]
{Và TA (Allah) có trách nhiệm phải giúp đỡ những người có đức tin.} (Chương 30 – Arrum, câu 47).
Như vậy, người tuân lệnh Allah I đáng được nhận phần phúc này từ nơi Ngài chứ đó không phải là một sự đổi chác tương ứng giữa tạo vật với tạo vật.
Thứ hai: Quyền được hưởng phúc che chở và phù hộ của Allah I là quyền mà Ngài đã dành riêng cho người bề tôi đối với Ngài chứ không liên can đến một ai (vật) nào khác ngoài Ngài. Do đó, nếu ai tìm phương tiện qua quyền của ai (vật) nào đó thì điều đó không ràng buộc Ngài bất cứ điều gì.
{أَسْأَلُكَ بِحَقِّ السَّائِلِيْنَ}
“Với quyền của những người cầu xin, bề tôi cầu xin Ngài”
Đây là Hadith không xác thực bởi trong đường dẫn truyền có Atiyah Al-Awfi là người kém xác thực được tất cả giới học giả đồng thuận về sự yếu kém của ông ta. Nếu là vậy thì Hadith này không được dùng để làm bằng chứng giáo lý trong vấn đề Aqi-dah (tín ngưỡng) quan trọng này. Mặt khác, đây không phải là tìm kiếm phương tiện đến gần Allah I bằng quyền của một nhân vật cụ thể nào đó mà là quyền của những người cầu xin nói chung, và quyền của những người cầu xin là được Allah I đáp lại không có nghĩa là họ có quyền ràng buộc Ngài làm điều đó mà đó chỉ là sự khẳng định lời hứa vinh dự của Ngai đối với họ, Ngài hứa với chính bản thân mình sẽ đáp lại lời cầu xin của ai đó thành tâm hướng về Ngài. Như vậy, nói đúng hơn là tìm kiếm phương tiện đến gần Allah I bằng lời hứa vinh dự và đích thực của Ngài chứ không bằng quyền của tạo vật.
    Giới luật về việc nhờ vả và cầu xin sự giúp đỡ từ tạo vật
Việc nhờ vả và cầu xin sự giúp đỡ từ tạo vật được phân thành hai dạng
Dạng thứ nhất: Việc nhờ vả và cầu xin sự giúp đỡ từ tạo vật về những điều nằm trong khả năng của tạo vật. Đây là dạng được phép. Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc phán:
﴿وَتَعَاوَنُواْ عَلَى ٱلۡبِرِّ وَٱلتَّقۡوَىٰۖ﴾ [سورة المائدة: 2]
{Hãy giúp đỡ nhau trong những điều đạo đức và Taqwa (kính sợ Allah.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 2).
﴿فَٱسۡتَغَٰثَهُ ٱلَّذِي مِن شِيعَتِهِۦ عَلَى ٱلَّذِي مِنۡ عَدُوِّهِۦ ﴾ [سورة القصص: 15]
{Và người thuộc phe của Y (Musa) gọi Y tiếp tay để đánh lại kẻ địch.} (Chương 28 – Al-Qisas, câu 15).
Dạng thứ hai: Việc nhờ vả và cầu xin sự giúp đỡ từ tạo vật về những điều chỉ thuộc về quyền năng của một mình Allah I chẳng hạn như cầu xin cho khỏi bệnh, nhờ vả giúp đỡ và phù hộ tránh khỏi hoạn nạn và tai ương. Đây là dạng không được phép, là hình thức đại Shirk.  
Quả thật, trong thời Thiên sứ của Allah e, có một người Muna-fiq gây hại những người có đức tin, một số trong những người có đức tin đó nói: chúng ta hãy đến nhờ Thiên sứ của Allah e phù hộ chúng ta khỏi tên Muna-fiq này. Thế là Thiên sứ của Allah e nói:
{إِنَّهُ لَا يُسْتَغَاثُ بِيْ، وَإِنَّمَا يُسْتَغَاثُ بِاللهِ} رواه الطبري.
“Quả thật Ta không ban phúc lành mà chính Allah mới là Đấng ban phúc lành.” (Attabra-ni).( )
Thiên sứ của Allah e ghét ai đó dùng lời này nói về Người. Nếu như Thiên sứ e còn sống thì cũng không được phép cầu xin phúc lành từ Người thì nói chi đến việc cầu xin Người sau khi Người đã chết và nếu như không được phép cầu xin phúc lành từ Thiên sứ của Allah e thì làm sao có thể được phép cầu xin phúc lành từ ai khác ngoài Người.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN BA
Đức tin nơi Thiên sứ của Allah và sự nhìn nhận về gia uyến của Người cũng như các bạn đạo của Người
Chương 1
Phải thương yêu và tôn kính Thiên sứ của Allah, cấm thái quá trong việc ngưỡng mộ và ca ngợi Người
Chương 2
Phải vâng lời và tuân thủ theo Thiên sứ của Allah
Chương 3
Cầu xin bằng an và phúc lành cho Thiên sứ của Allah
Chương 4
Ân phúc gia quyến của Người
Chương 5
Ân phúc các bạn đạo của Người, tâm niệm đúng đắn về họ, họ là trường phái Sunnah và Jama’ah
Chương 6
Cấm xúc phạm các bạn đạo của Thiên sứ và các vị Imam được hướng dẫn

 

 

Chương 1
Phải thương yêu và tôn kính Thiên sứ của Allah, cấm thái quá trong việc ngưỡng mộ và ca ngợi Người

    Phải thương yêu và tôn kính Thiên sứ của Allah e
Người bề tôi trước tiên là phải thương yêu Allah I, đó là một trong các dạng thờ phượng vĩ đại nhất, Allah I phán:
﴿وَٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ أَشَدُّ حُبّٗا لِّلَّهِۗ﴾ [سورة البقرة : 165]
{Còn những người có đức tin thì hết mực yêu thương Allah.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 165).
Bởi vì Allah I là Thượng Đế ban mọi hồng phúc và ân huệ cho các bầy tôi của Ngài theo cách hữu hình vô hình.
Sau tình yêu dành cho Allah Tối Cao và Ân Phúc thì người bề tôi phải yêu thương Thiên sứ của Ngài Muhammad e bởi vì Người là vị kêu gọi đến với Allah I, là vị tuyên truyền giáo luật của Ngài, giảng giải giáo lý của Ngài. Những người có đức tin đạt được điều tốt đẹp trên thế gian và cuộc sống Đời Sau đều nhờ ban tay của vị Thiên sứ này, không ai được vào Thiên Đàng trừ phi vâng lời và tuân thủ theo Người e. Trong một Hadith, Thiên sứ của Allah e nói:
{ثَلاَثٌ مَنْ كُنَّ فِيهِ وَجَدَ حَلاَوَةَ الإِيمَانِ أَنْ يَكُونَ اللهُ وَرَسُولُهُ أَحَبَّ إِلَيْهِ مِمَّا سِوَاهُمَا، وَأَنْ يُحِبَّ الْمَرْءَ لاَ يُحِبُّهُ إِلاَّ لِلهِ، وَأَنْ يَكْرَهَ أَنْ يَعُودَ فِى الْكُفْرِ كَمَا يَكْرَهُ أَنْ يُقْذَفَ فِى النَّارِ} رواه البخاري ومسلم.
“Có ba điều mà nếu ai có được thì sẽ cảm nhận được sự ngọt ngào của đức tin Iman: thương yêu Allah và Thiên sứ của Ngài hơn bất cứ ai và bất cứ điều gì, yêu thương hay không yêu thương một người đều vì Allah, ghét quay lại với sự vô đức tin giống như ghét bị ném vào trong lửa” (Albukhari, Muslim).
Tình yêu dành cho Thiên sứ của Allah e đi theo sau tình yêu dành cho Allah I, cả hai tình yêu này dính chặt với nhau một cách trước sau.
Thiên sứ của Allah e nói:
{لاَ يُؤْمِنُ أَحَدُكُمْ حَتَّى أَكُونَ أَحَبَّ إِلَيْهِ مِنْ وَلَدِهِ وَوَالِدِهِ وَالنَّاسِ أَجْمَعِينَ} رواه البخاري ومسلم.
“Không ai trong các ngươi có đức tin trọn vẹn cho đến khi nào Ta là người mà y thương yêu hơn cả con của y, cha của y và tất cả nhân loại” (Albukhari, Muslim).
Không những thế, người có đức tin phải yêu thương Thiên sứ của Allah e hơn cả chính bản thân mình, như một Hadith được ghi lại rằng Umar bin Al-Khattaab t nói với Thiên sứ của Allah e: Thưa Thiên sứ của Allah, quả thật Người là người mà tôi yêu thương hơn tất cả mọi thứ trừ bản thân mình. Thiên sứ của Allah e nói:
{لاَ وَالَّذِى نَفْسِى بِيَدِهِ حَتَّى أَكُونَ أَحَبَّ إِلَيْكَ مِنْ نَفْسِكَ}
“Không, chưa được. Ta thề bởi Đấng mà linh hồn Ta nằm trong tay Ngài rằng Ta phải là người yêu thương đối với anh hơn cả chính bản thân anh nữa”.
Thế là Umar t nói: Quả thật, Người là người mà tôi yêu thương hơn cả bản thân mình.
Lúc này Thiên sứ của Allah e nói:
{الآنَ يَا عُمَرُ}
“Bầy giờ mới là đích thực đó Umar!” (Albukhari).
Như vậy, ngoài tinh yêu dành cho Allah I, thì bắt buộc tình yêu dành cho Thiên sứ của Allah e phải hơn tất cả mọi thứ.
Yêu thương Thiên sứ của Allah e là phải kính trọng Người, đi theo mọi mệnh lệnh và chỉ dạy của Người, luôn đặt lời nói của Người trên tất cả lời nói của mọi tạo vật, và phải tôn vinh Sunnah của Người. Học giải Ibnu Al-Qayyim  nói: Tất cả tình yêu và sự tôn vinh đối với con người chỉ được phép khi nào nó đi theo tình yêu và sự tôn vinh dành cho Allah I, như tình yêu và sự tôn vinh dành cho Thiên sứ của Allah e thật ra là sự hoàn thiện tình yêu và tôn vinh dành cho Allah I, bởi quả thật cộng đồng tín đồ của Người yêu thương Người là để yêu thương Allah I và tôn vinh Người là để tôn vinh sự tối cao của Allah I. Cho nên, đấy là tình yêu thuộc những điều bắt buộc cho tình yêu dành cho Allah I.
Quả thật, Allah I đã rót sự cao trọng và sự được cảm mến yêu thương vào người của Thiên sứ e. Bởi vậy, không có một người phàm tục nào yêu thương và kính trọng người phàm tục giống như sự yêu thương và kính trọng của các vị Sahabah đối với Thiên sứ của Allah e. Amru bin Al-Ass nói sau khi đã vào Islam: quả thật, không có người nào mà tôi căm ghét hơn Người e nhưng khi tôi vào Islam thì không có người nào yêu quý đối với tôi hơn Người cả và trong mắt tôi không ai cao trọng hơn Người e.( )
Arwah bin Mas’ud nói với dân Quraish: Này hỡi người dân, thề bởi Allah , quả thật tôi đã từng đi gặp các hoàng đế và các vua chúa nhưng tôi chưa từng thấy một vị vua nào được quân thần và dân chúng tôn vinh như các bạn đạo của Muhammad đã tôn vinh Muhammad .. thề bởi Allah I, sự tôn vinh của họ đối với y không hạn chế với góc nhìn nào, không khi nào y nhổ nước bọt xuống mà không có người trong bọn họ dùng bàn tay hứng lấy và lau lên mặt và ngực của mình, và khi y làm Wudu’ thì họ dường như muốn giết nhau để giành lấy phần nước dư lại từ Wudu’ của y.( )
    Cấm thái quá trong việc ca ngợi và tôn vinh Thiên sứ của Allah e
Thái quá có nghĩa là vượt quá giới hạn cho phép hay vượt quá giới hạn qui định. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿يَٰٓأَهۡلَ ٱلۡكِتَٰبِ لَا تَغۡلُواْ فِي دِينِكُمۡ﴾ [سورة النساء: 171]
{Hỡi người dân Kinh sách! Chớ tỏ ra thái quá trong tôn giáo của các ngươi.} (Chương 4 – Annisa’, câu 171). Có nghĩa là chớ vượt quá mức giới hạn.
Ý nghĩa của việc thái quá trong sự ca ngợi và tôn vinh Thiên sứ của Allah e là nâng Người lên vị trí được thờ phượng, gán cho Người những thuộc tính của thần linh để cầu xin phúc lành từ Người và thề thốt với Người thay vì cầu xin phúc lành từ Allah e và thế thốt với Ngài.
Quả thật, Thiên sứ của Allah e đã cấm điều đó với lời:
{لاَ تُطْرُونِى كَمَا أَطْرَتِ النَّصَارَى ابْنَ مَرْيَمَ، فَإِنَّمَا أَنَا عَبْدُهُ، فَقُولُوا عَبْدُ اللهِ وَرَسُولُهُ} رواه البخاري.
“Các ngươi chớ đừng ca ngợi Ta giống như những người Thiên chúa đã ca ngợi con trai của Maryam, bởi quả thật Ta chỉ là người bề tôi của Allah, các ngươi hãy nói: người bề tôi của Allah và vị Thiên sứ của Ngài.” (Albukhari).
Có nghĩa là các ngươi đừng ca ngợi Ta một cách thái quá, sai lệch với sự thật giống như những người Thiên chúa đã thái quá với Nabi Ysa (Giêsu) u khi mà họ đã đưa Người lên vị trí Thượng Đế, các ngươi hãy mô tả Ta như Thượng Đế của Ta đã mô tả Ta, đó là các ngươi hãy nói: người bề tôi của Allah và vị Thiên sứ của Ngài.
Khi một số vị Sahabah nói với Thiên sứ của Allah “Người là ông chủ của chúng tôi” thì Thiên sứ của Allah e nói:
« السَّيِّدُ اللهُ تَبَارَكَ وَتَعَالَى »
“Chủ là Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc”.
Và khi họ nói “Người tốt và vĩ đại hơn chúng tôi rất xa” thì Người e nói:
 {قُولُوا بِقَوْلِكُمْ أَوْ بَعْضِ قَوْلِكُمْ وَلاَ يَسْتَجْرِيَنَّكُمُ الشَّيْطَانُ}  رواه أبو داود وأحمد.
“Các ngươi hãy nói với lời của các ngươi hoặc một số lời của các ngươi nhưng chớ tạo cơ hội cho Shaytan nhảy vào” (Abu Dawood và Ahmad).
Người dân thường gọi Thiên sứ của Allah e: Ôi Thiên sứ của Allah, ôi vị tốt nhất của chúng tôi, người con của ngươi tốt nhất trong chúng tôi, ôi ông chủ của tôi hoặc ôi người con của ông chủ chúng tôi. Thiên sứ của Allah e nói:
{أَيُّهَا النَّاسُ قُولُوا بِقَوْلِكُمْ وَلاَ يَسْتَجْرِكُمُ الشَّيْطَانُ أَنَا مُحَمَّدٌ عَبْدُ اللهِ وَرَسُولُهُ مَا أُحِبُّ أَنْ تَرْفَعُونِى فَوْقَ مَنْزِلَتِى الَّتِى أَنْزَلَنِى اللهُ عَزَّ وَجَلَّ} رواه أحمد والنسائي.
“Này hỡi người dân, các người hãy nói bằng lời của các người, và chớ để Shaytan sai khiến các người, Ta đây là Muhammad, người bề tôi của Allah và thiên sứ của Ngài, Ta không thích các người đưa Ta lên khỏi vị trí mà Allah Tối Cao đã ban cho Ta” (Ahmad và Annasa-i).
Thiên sứ của Allah e ghét họ ca ngợi và tán dương Người với những lời này mặc dù Người đích thực là người tốt nhất và cao quý nhất trong nhân loại. Người đã cấm họ làm điều đó với Người mục đích để họ phòng tránh việc thái quá trong ca ngợi và tán dương Người đồng thời để bảo đảm sự thuần túy của Tawhid. Người đã chỉ dạy họ xưng hô và gọi Người với hai thuộc tính: người bề tôi của Allah và vị thiên sứ của Ngài. Hai danh từ này hay hai thuộc tính này không có sự thái quá cũng như không gây mạo hiểm đến đức tin. Thiên sứ của Allah e không thích được nâng lên khỏi vị trí mà Allah I đã ban cho Người. Tuy nhiên, có không ít người trong thiên hạ vẫn làm trái lệnh và ý của Người, họ cầu xin đến Người, van vái phúc lành từ nơi Người, thề thốt với Người, họ không còn phân biệt đâu là quyền của Allah I và đâu là quyền của Thiên sứ e, họ không còn phân biệt đâu là nghĩa vụ của họ đối với Allah I và đâu là nghĩa vụ đối với Thiên sứ của Ngài e.
    Vị trí và vai trò của Thiên sứ e
Quả thật, không vấn đề gì khi chúng ta khen ngợi Thiên sứ của Allah e theo đúng với địa vị cao quý cũng như ân phúc mà Allah I đã giáo phó và ban cho Người.
Thiên sứ của Allah e có một vị trí cao trọng mà Allah I đã ban cho Người, Người là người bề tôi của Allah I, là Thiên sứ của Ngài và là người tốt nhất trong nhân loại. Người là Thiên sứ của Allah được cử đến cho toàn thể nhân loại, cho cả hai loài: con người và Jinn. Người là vị Thiên sứ cao quý nhất và tốt đẹp nhất trong các vị Thiên sứ, Người là vị Nabi cuối cùng sau Người không có vị Nabi nào được cử phái đến nữa, và Người e là vị được Allah I ban cho một địa vị vô cùng vinh dự nơi Ngài như Ngài đã phán:
﴿عَسَىٰٓ أَن يَبۡعَثَكَ رَبُّكَ مَقَامٗا مَّحۡمُودٗا ٧٩﴾ [سورة الإسراء: 79]
{Có lẽ Thượng Đế của Ngươi sẽ nhấc Ngươi lên một địa vị thật vinh dự đáng ca ngợi.} (Chương 17 – Al-Isra’, câu 79).
Địa vị thật vinh dự đáng ca ngợi mà Allah I ban cho Thiên sứ của Allah e là: Người là người được quyền cầu xin ân xá cho nhân loại vào ngày Phục sinh. Đây là địa vị đặc biệt và vô cùng vinh dự của một mình Người trong khi các vị Nabi khác không có. Và Người là người kính sợ Allah và ngoan đạo nhất trong nhân loại. Quả thật, Allah I đã cấm lớn tiếng trước Người e và khen ngợi những ai hạ giọng khi nói chuyện với Người hoặc ở trước mặt Người, Ngài phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ لَا تَرۡفَعُوٓاْ أَصۡوَٰتَكُمۡ فَوۡقَ صَوۡتِ ٱلنَّبِيِّ وَلَا تَجۡهَرُواْ لَهُۥ بِٱلۡقَوۡلِ كَجَهۡرِ بَعۡضِكُمۡ لِبَعۡضٍ أَن تَحۡبَطَ أَعۡمَٰلُكُمۡ وَأَنتُمۡ لَا تَشۡعُرُونَ ٢ إِنَّ ٱلَّذِينَ يَغُضُّونَ أَصۡوَٰتَهُمۡ عِندَ رَسُولِ ٱللَّهِ أُوْلَٰٓئِكَ ٱلَّذِينَ ٱمۡتَحَنَ ٱللَّهُ قُلُوبَهُمۡ لِلتَّقۡوَىٰۚ لَهُم مَّغۡفِرَةٞ وَأَجۡرٌ عَظِيمٌ ٣ إِنَّ ٱلَّذِينَ يُنَادُونَكَ مِن وَرَآءِ ٱلۡحُجُرَٰتِ أَكۡثَرُهُمۡ لَا يَعۡقِلُونَ ٤ وَلَوۡ أَنَّهُمۡ صَبَرُواْ حَتَّىٰ تَخۡرُجَ إِلَيۡهِمۡ لَكَانَ خَيۡرٗا لَّهُمۡۚ وَٱللَّهُ غَفُورٞ رَّحِيمٞ ٥﴾ [سورة الحجرات: 2]
{Này hỡi những người có đức tin! Chớ cất giọng của các ngươi cao hơn giọng nói của Nabi (Muhammad) và chớ lớn tiếng với Y khi nói chuyện, giống như việc các ngươi thường ăn nói lớn tiếng với nhau, e rằng việc làm của các ngươi sẽ trở thành vô nghĩa trong lúc các ngươi không nhận thấy điều đó. Quả thật những người hạ thấp giọng nói của họ xuống trước mặt Sứ giả của Allah là những người mà tấm lòng của họ đã được Allah rèn luyện đạt được lòng Taqwa (ngay chính và kính sợ Allah). Họ sẽ được tha thứ và được một phần thưởng vô cùng to lớn. Quả thật, những ai lớn tiếng gọi Ngươi (Muhammad) từ bên ngoài nội phòng, thì đa số họ đều là những người thiếu suy nghĩ. Phải chi họ chịu khó chờ chốc lát cho đến khi Ngươi bước ra ngoài phòng để tiếp họ thì tốt cho họ hơn. Và Allah là Đấng hằng tha thứ và rất mực Khoan dung.} (Chương 49 – Al-Hujurat, câu 2 - 5).
Imam Ibnu Katheer  nói: Đây là những câu Kinh mà Allah I muốn dạy lễ nghĩa và phép tắc cho những bề tôi có đức tin của Ngài trong việc giao tiếp, cư xử và nói năng với Thiên sứ của Ngài e; Ngài dạy cho họ cách biểu hiện sự kính trọng, nhã nhặn và lễ giáo với một vị Thiên sứ cao quý bằng cách là họ không được lớn tiếng trước mặt của Người và Ngài cấm kêu gọi và xưng hô Người bằng tên của Người như cách xưng hộ và kêu gọi những người bình thường khác trong thiên hạ mà phải gọi bằng chức vụ và sứ mạng của Người: Thưa Thiên sứ của Allah, hoặc ôi Nabi của Allah, ..
Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿لَّا تَجۡعَلُواْ دُعَآءَ ٱلرَّسُولِ بَيۡنَكُمۡ كَدُعَآءِ بَعۡضِكُم بَعۡضٗاۚ﴾ [سورة النور : 63]
{Các ngươi chớ đừng làm cho việc xưng hô kêu gọi Thiên sứ giữa các ngươi giống như cách xưng hô kêu gọi nhau của các ngươi.} (Chương 24 – Annur, câu 63).
Hãy kêu gọi và xưng hô Thiên sứ của Allah e giống như Allah I đã gọi Người: Này hỡi Nabi, này hỡi Thiên sứ.
Quả thật, chính Allah I và các Thiên thần của Ngài đã Salawat cho Người e, và Ngài ra lệnh cho các bề tôi của Ngài Salawat cho Người; Ngài phán:
﴿إِنَّ ٱللَّهَ وَمَلَٰٓئِكَتَهُۥ يُصَلُّونَ عَلَى ٱلنَّبِيِّۚ يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ صَلُّواْ عَلَيۡهِ وَسَلِّمُواْ تَسۡلِيمًا ٥٦﴾ [سورة الأحزاب: 56]
{Quả thật, Allah và các Thiên thần của Ngài luôn Salawat cho Nabi. Này hỡi những ai có đức tin! Hãy Salawat và cầu xin bằng an cho Y.} (Chương 33 – Al’Ahzab, câu 56).
Tuy nhiên, Allah I không qui định thời điểm và giờ giấc cụ thể cho việc ca tụng cũng như cách thức ca tụng Thiên sứ của Allah e. Bởi thế, những người tổ chức mừng sinh nhật cho Người và một ngày nào đó với tâm niệm rằng ngày sinh nhật của Người là ngày nên ca tụng và tán dương Người là việc làm Bid’ah.
Một trong hình thức tôn kính Thiên sứ của Allah e là đi theo Sunnah của Người và tin rằng bắt buộc phải chấp hành theo sự chỉ dạy của Người, bởi lẽ Sunnah của Người là nền tảng giáo lý thư hai sau Qur’an. Và Sunnah của Người e được mặc khải xuống từ nơi Allah I như Ngài phán:
﴿وَمَا يَنطِقُ عَنِ ٱلۡهَوَىٰٓ ٣ إِنۡ هُوَ إِلَّا وَحۡيٞ يُوحَىٰ ٤ ﴾ [سورة النجم : 3، 4 ]
{Và Y (Muhammad) không nói theo ý muốn ngẫu hứng của bản thân mà đích thực nó là lời mặc khải được mặc khải cho Y.} (Chương 53 – Al-najm, câu 3, 4).
Bởi thế, không được phép nghi ngờ về Sunnah của Thiên sứ e hoặc tự ý phê bình và đánh giá xác thực, kém xác thực, các đường dẫn có vấn đề hoặc giảng giải ý nghĩa các Hadith trừ phi có kiến thức và thuộc những học giả am hiểu. Trong thời đại ngày nay, có rất nhiều người thiếu hiểu biết về Sunnah của Thiên sứ, đặc biệt là đối với một số thanh niên vẫn còn đang ở bậc sơ cấp của kiến thức nhưng lại thản nhiên đánh giá và nhận xét rồi khẳng định Hadith này Sahih, Hadith kia yếu, họ phê bình chỉ trích người dẫn Hadith một cách chưa nghiên cứu và tìm hiểu qua các nguồn tài liệu. Đây là vấn đề rất nguy hiểm và tệ hại cho cộng đồng tín đồ Muslim. Do đó, họ phải kính sợ Allah I và phải biết dừng lại ở cấp độ hiểu biết của bản thân mình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương 2
Phải vâng lời và tuân thủ theo Thiên sứ của Allah e

Bắt buộc phải vâng lời và tuân thủ theo những gì Thiên sứ của Allah e ra lệnh và từ bỏ những gì Người ngăn cấm. Đây chính là sự chứng thực cho lời tuyên thệ rằng Người là Thiên sứ của Allah.
Quả thật, Allah Tối Cao đã ra lệnh phải vâng lời của Người e trong nhiều câu Kinh, có lúc mệnh lệnh này đi cùng với mệnh lệnh vâng lời Allah I, có lúc mệnh lệnh này đứng riêng một mình và có lúc là lời cảnh báo về sự trừng phạt dành cho những ai làm trái lệnh của Người. Allah I phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ أَطِيعُواْ ٱللَّهَ وَأَطِيعُواْ ٱلرَّسُولَ﴾ [سورة النساء: 59]
{Hỡi những người có đức tin! Hãy tuân lệnh Allah và tuân lệnh Thiên sứ.} (Chương 4 – An-Nisa, câu 59).
﴿مَّن يُطِعِ ٱلرَّسُولَ فَقَدۡ أَطَاعَ ٱللَّهَۖ ﴾ [سورة  النساء: 80]
{Ai vâng lời Sứ giả của Ngài thì coi như đã tuân lệnh Allah.} (Chương 4 – Annisa’, câu 80).
﴿وَأَطِيعُواْ ٱلرَّسُولَ لَعَلَّكُمۡ تُرۡحَمُونَ ٥٦﴾ [سورة  النور: 56]
{Và hãy tuân lệnh Thiên sứ mong rằng các ngươi được thương xót.} (Chương 24 – Annur, câu 56).
﴿فَلۡيَحۡذَرِ ٱلَّذِينَ يُخَالِفُونَ عَنۡ أَمۡرِهِۦٓ أَن تُصِيبَهُمۡ فِتۡنَةٌ أَوۡ يُصِيبَهُمۡ عَذَابٌ أَلِيمٌ ٦٣﴾ [سورة النور : 63]
{Bởi thế, hãy cảnh cáo những ai chống đối mệnh lệnh của Y (Thiên sứ Muhammad) nên biết rằng làm như thế chúng sẽ gặp phải tai kiếp hoặc sẽ gặp phải một sự trừng phạt đau đớn.} (Chương 24 – Annur, câu 63).
Allah I đặt việc tuân lệnh và vâng lời Thiên sứ của Ngài e là nguyên nhân để Ngài yêu thương và tha thứ; Ngài phán:
﴿قُلۡ إِن كُنتُمۡ تُحِبُّونَ ٱللَّهَ فَٱتَّبِعُونِي يُحۡبِبۡكُمُ ٱللَّهُ وَيَغۡفِرۡ لَكُمۡ ذُنُوبَكُمۡۚ وَٱللَّهُ غَفُورٞ رَّحِيمٞ ٣١ ﴾ [سورة آل عمران : 31]
{Hãy bảo họ (Muhammad!): “Nếu các người yêu thương Allah thì hãy tuân thủ mệnh lệnh của Ta rồi Allah sẽ yêu thương các người và tha thứ tội lỗi cho các người. Bởi Allah là Đấng khoan dung và nhân từ.} (Chương 3 – Ali-‘Imran, câu 31).
Allah I qui định rằng ai đi vâng lời Thiên sứ của Allah e là được hướng dẫn còn ai làm trái lệnh của Người thì kẻ đó là kẻ lầm lạc; Ngài phán:
﴿وَإِن تُطِيعُوهُ تَهۡتَدُواْۚ﴾ [سورة النور: 54]
{Và nếu các ngươi vâng lời Y (Muhammad) thì các ngươi sẽ được hướng dẫn.} (Chương 24 – Annur, câu 54).
﴿فَإِن لَّمۡ يَسۡتَجِيبُواْ لَكَ فَٱعۡلَمۡ أَنَّمَا يَتَّبِعُونَ أَهۡوَآءَهُمۡۚ وَمَنۡ أَضَلُّ مِمَّنِ ٱتَّبَعَ هَوَىٰهُ بِغَيۡرِ هُدٗى مِّنَ ٱللَّهِۚ إِنَّ ٱللَّهَ لَا يَهۡدِي ٱلۡقَوۡمَ ٱلظَّٰلِمِينَ ٥﴾ [سورة القصص: 50]
{Nhưng nếu chúng không đáp lại lời Ngươi (Muhammad) thì có nghĩa chúng chỉ đi theo sở thích của bản thân chúng mà thôi. Và còn ai lệch lạc hơn những kẻ chỉ biết đi theo dục vọng của bản thân thay vì tuân theo Chỉ Đạo của Allah. Quả thật, Allah không hướng dẫn đám người làm điều sai quấy.} (Chương 28 – Al-Qisas, câu 50).
Allah, Đấng Tối Cao cho biết rằng ở nơi Thiên sứ của Allah e là một tấm gương đạo đức cũng như lối sống tốt đẹp cho cộng đồng tín đồ của Người, Ngài phán:
﴿لَّقَدۡ كَانَ لَكُمۡ فِي رَسُولِ ٱللَّهِ أُسۡوَةٌ حَسَنَةٞ لِّمَن كَانَ يَرۡجُواْ ٱللَّهَ وَٱلۡيَوۡمَ ٱلۡأٓخِرَ وَذَكَرَ ٱللَّهَ كَثِيرٗا ٢١﴾ [سورة الأحزاب: 21]
{Quả thật, nơi Thiên sứ của Allah có được một tấm gương tốt đẹp cho các ngươi noi theo, đối với những ai hy vọng điều tốt đẹp nơi Allah và ở Ngày Sau và những ai luôn tưởng nhớ đến Allah thật nhiều.} (Chương 33 – Al-‘Ahzab, câu 21).
Học giả Ibnu Katheer  nói: Câu Kinh thiêng liêng này là đại nền tảng trong việc kêu gọi đến với việc tuân thủ vâng lời Thiên sứ của Allah e từ lời nói, hành động và mọi tráng thái của Người. Và Allah I Tối Cao ra lệnh bảo nhân loại phải noi theo gương của Thiên sứ về sự kiên nhẫn, nỗ lực, nhiệt quyết, kiên cường và mong đợi sự phù hộ từ Thượng Đế của Người trong trận chiến Ahzaab.
Quả thật, Allah I đã lặp lại mệnh lệnh bảo vâng lời Thiên sứ của Allah e và tuân thủ theo Người khoảng bốn mươi lần trong Qur’an. Các linh hồn cần biết những gì Người mang đến cũng nhần cần phải tuân thủ theo Người giống như các cơ thể cần đến thức ăn và đồ uống. Nếu không có thức ăn và nước uống thì cơ thể sẽ phải chết trên thế gian này còn nếu không vâng lời Thiên sứ của Allah e và không tuân thủ theo Người thì linh hồn sẽ gặp phải sự trừng phạt mãi mãi.
Quả thật, Thiên sứ của Allah e đã bảo các tín đồ phải thực hiện và làm theo Người trong cung cách và nghi thức thờ phượng, Người nói:
{صَلُّوْا كَمَا رَأَيْتُمُوْنِيْ أُصَلِّي} رواه البخاري.
“Các ngươi hãy dâng lễ nguyện Salah theo cách các ngươi nhìn thấy Ta dâng lễ nguyện Salah” (Albukhari).
{خُذُوْا عَنِّيْ مَنَاسِكَكُمْ} رواه البخاري ومسلم.
“Các ngươi hãy lấy các nghi thức Hajj từ nơi Ta” (Albukhari và Muslim).
{مَنْ عَمِلَ عَمَلاً لَيْسَ عَلَيْهِ أَمْرُنَا فَهُوَ رَدٌّ} رواه مسلم.
“Ai làm một việc làm nào đó mà nó không phải là mệnh lệnh của Ta thì việc làm đó không được chấp nhận” (Muslim).
{مَنْ رَغِبَ عَنْ سُنَّتِيْ فَلَيْسَ مِنِّيْ} رواه البخاري ومسلم.
“Ai ghét Sunnah (đường lối) của Ta thì người đó không thuộc cộng đồng tín đồ của Ta” (Albukhari, Muslim).
Còn có rất nhiều Hadith khác nữa cho thấy Thiên sứ của Allah e ra lệnh bảo phải thực hiện và làm theo sự chỉ dạy và hướng dẫn của Người cũng như phải tránh xa những điều Người ngăn cấm.

 

 

 

 

 

 

Chương 3
Cầu xin bằng an và phúc lành cho Thiên sứ của Allah e

Allah Tối Cao sắc lệnh cho các cộng đồng tín đồ của Thiên sứ Muhammad e Salawat cho Người khi Ngài phán:
﴿إِنَّ ٱللَّهَ وَمَلَٰٓئِكَتَهُۥ يُصَلُّونَ عَلَى ٱلنَّبِيِّۚ يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ صَلُّواْ عَلَيۡهِ وَسَلِّمُواْ تَسۡلِيمًا ٥٦﴾ [سورة الأحزاب: 56]
{Quả thật, Allah và các Thiên thần của Ngài luôn Salawat cho Nabi. Này hỡi những ai có đức tin! Hãy Salawat và cầu xin bằng an cho Y.} (Chương 33 – Al’Ahzab, câu 56).
Ý nghĩa của Salawat: Allah I Salawat cho Thiên Sứ e có nghĩa là Ngài khen ngợi Người với các Thiên Thần và Ngài ban phúc lành cho Người e; các Thiên Thần Salawat cho Người e là cầu nguyện phúc lành cho Người; và con người Salawat cho Người e là cầu xin phúc lành và bằng an cho Người.
Trong câu Kinh này, Allah I cho biết về vị trí cao quý của người bề tôi của Ngài, vị Thiên sứ của Ngài rằng Người sẽ được Ngài ca ngợi và tuyên dương ở nơi các Thiên Thần cận kề Ngài; Người được các Thiên Thần cầu nguyện cho Người; sau đó, Allah I bảo những người của thế giới bên dưới phải cầu xin bằng an và phúc lành cho Người e.
Như vậy, Thiên sứ của Allah e được sự cầu phúc của những người ở trên trời và những người ở dưới trái đất.
Salawat cho Thiên sứ của Allah e là nói:
صَلَّى اللهُ عَلِيْهِ وَسَلَّمَ
Sollolo-hu-alayhi-wasallam
Cầu xin bằng an và phúc lành cho Người!
Việc Salawat cho Thiên sứ của Allah e được qui định ở nhiều chỗ có lúc mang tính bắt buộc và có lúc mang tính khuyến khích cao (Sunnah Mu-akkadah). Học giả Ibnu Al-Qayyim  nói trong cuốn sách của ông “Jala’ Al-Ifhaam” rằng có bốn mươi mốt chỗ được qui định Salawat cho Thiên sứ của Allah e. Ông bắt đầu với lời của ông: “Chỗ đầu tiên: là chỗ quan trọng nhất và bắt buộc, đó là Salawat ở phần Tashahhud cuối của lễ nguyện Salah” – quả thật, các học giả đều đồng thuận rằng giáo lý qui định Salawat cho Thiên sứ của Allah e trong Tashahhud cuối nhưng họ bất đồng quan điểm về tính bắt buộc của nó trong nghi thức này. Sau đó, ông đã một số chỗ khác cho việc Salawat: như trong Du-a Qunut, trong các bài thuyết giảng như bài thuyết giảng thứ sáu, thuyết giảng ngày Eid, thuyết giảng cho lễ nguyện Salah cầu mưa, trong Du-a (cầu nguyện), khi bước vào và bước ra Masjid, khi nhắc đến Thiên sứ e, .. và ông đã đề cập đến nhiều lợi ích và trái quả của việc Salawat cho Thiên sứ của Allah e, ông đã đưa ra bốn mươi điều hữu ích về việc làm đó.
Và một số điều tiêu biểu trong những điều hữu ích của việc Salawat cho Thiên sứ của Allah e mà học giả Ibnu Qayyim  nói:
    Thực thi theo lệnh của Allah Tối Cao.
    Người Salawat cho Thiên sứ của Allah e một lần Allah I Salawat cho người đó mười lần.
    Salawat cho Thiên sứ của Allah e là nguyên nhân được Người cầu xin ân xá vào Ngày Phục sinh.
    Salawat cho Thiên sứ của Allah e là nguyên nhân được tha thứ tội lỗi.
Cầu xin Allah I ban bằng an và phúc lành cho vị Thiên sứ cao quý và nhân từ của Ngài.
صَلَّى اللهُ عَلِيْهِ وَسَلَّمَ

 

 

 

 

 

Chương 4
Ân phúc gia quyến của Người

Ahlu Al-Bait là những người trong gia quyến của Thiên sứ e, những người mà giáo lý qui định không được phép ăn phần bố thí Sadaqah. Họ gồm gia tộc của Ali, gia tộc của Ja’far, gia tộc của A’qeel, gia tộc của Abbas, gia tộc Al-Harith bin Abdul-Mutalib, cùng các người vợ và con cái của Thiên sứ e. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿إِنَّمَا يُرِيدُ ٱللَّهُ لِيُذۡهِبَ عَنكُمُ ٱلرِّجۡسَ أَهۡلَ ٱلۡبَيۡتِ وَيُطَهِّرَكُمۡ تَطۡهِيرٗا ٣٣﴾ [سورة الأحزاب: 33]
{Hỡi người nhà của Nabi, thật ra, Allah chỉ muốn xóa điều nhơ nhuốc khỏi các ngươi và tẩy sạch các ngươi thành những người hoàn toàn trong sạch thanh khiết.} (Chương 33 – Al-Ahzab, câu 33).
Imam Ibnu Katheer  nói: ]Không phải nghi ngờ gì nữa trong việc suy ngẫm về Qur’an rằng những người vợ của Thiên sứ đều nằm trong câu Kinh này (tức là người nhà của Nabi e). Cũng chính vì lẽ này, Allah đã phán sau đó:
﴿وَٱذۡكُرۡنَ مَا يُتۡلَىٰ فِي بُيُوتِكُنَّ مِنۡ ءَايَٰتِ ٱللَّهِ وَٱلۡحِكۡمَةِۚ إِنَّ ٱللَّهَ كَانَ لَطِيفًا خَبِيرًا ٣٤﴾ [سورة الأحزاب: 34]
{Và hãy ghi nhớ những điều nằm trong các Lời mặc khải đã được đọc ra trong nhà của các ngươi (những người vợ của Thiên sứ) và điều khôn ngoan đúng đắn. Quả thật, Allah rất mực Tinh tế và Am tường (mọi sự viêc).} (Chương 33 – Al-Ahzaab, câu 34).
Có nghĩa là các ngươi (hỡi những người vợ của Nabi) hay ghi nhớ những điều được Allah I ban xuống cho vị Thiên sứ của Ngài e trong nhà của các ngươi từ Qur’an và Sunnah.
Qata-dah và những người khác nói: Các nàng hãy ghi nhớ ân huệ này, điều đặc ân chỉ dành riêng cho các nàng trong khi những người khác trong nhân loại không có, đó là sự mặc khải được ban xuống trong nhà của các nàng mà không phải là nhà của ai khác trong nhân loại. A’ishah  người phụ nữ trung trực con gái của người đàn ông trung trực Abu Bakr Assiddeeq t là người diễm phúc nhất về ân huệ này; bởi quả thật lời mặc khải không được ban xuống cho Thiên sứ của Allah e ngay trên giường của người phụ nữ nào ngoài bà cả như Thiên sứ của Allah e đã nói. Một số học giả nói: bởi vì Thiên sứ của Allah e không cưới người phụ nữ nào con trinh nguyên ngoài A’ishah cả, và chưa từng có người đàn ông nào nằm ngủ với A’ishah trên giường của bà ngoài Thiên sứ của Allah e cả (ý nói bà A’ishah chừa từng có chồng trước khi làm vợ Thiên sứ của Allah). Bởi thế, những người vợ của Thiên sứ là những người Ahlu Al-Bait (gia quyến của Người e) thì những người họ hàng thân tộc của Người lại càng đáng liệt vào danh từ nay hơn[.
Những người của phái Sunnah và Jama’ah đều yêu quí và kính trọng những người trong gia quyến của Thiên sứ e, và họ luôn ghi nhớ và lưu giữ lời di ngôn của Thiên sứ e về họ khi Người nói vào ngày Ghudair Kham (địa danh):
{وَأَهْلُ بَيْتِى أُذَكِّرُكُمُ اللهَ فِى أَهْلِ بَيْتِى أُذَكِّرُكُمُ اللهَ فِى أَهْلِ بَيْتِى أُذَكِّرُكُمُ اللهَ فِى أَهْلِ بَيْتِى} رواه مسلم.
“Và gia quyến của Ta, Ta nhắc các ngươi nhớ đến Allah về gia quyến của Ta, Ta nhắc các ngươi nhớ đến Allah về gia quyến của Ta, Ta nhắc các ngươi nhớ đến Allah về gia quyến của Ta.” (Muslim).
Phái Sunnah và Jama’ah yêu thương và quí trọng những người trong gia quyến của Thiên sứ e bởi đó là tình yêu và quí trọng dành cho Thiên sứ e. Nhưng điều đó phải kèm theo điệu kiện rằng những người trong gia quyến của Thiên sứ e phải là những người đi theo Sunnah của Người e một cách ngay chính chẳng hạn như Abbas t và con cháu của ông, Ali t và thế hệ con cháu của ông, ...; còn những ai đi ngược lại với Sunnah của Người hoặc không ngay chính trong tôn giáo của Allah I thì không được phép kính trọng và yêu quí họ cho dù những người đó thuộc những người thân thích của Người e.
Bởi thế, sự nhìn nhận của phái Sunnah và Jama’ah về những người thuộc gia quyến của Thiên sứ e (Ahlu Al-Bait) là một sự nhìn nhận công bằng, chính trực. Những người của phái Sunnah và Jama’ah chỉ yêu quí những người của tôn giáo và ngay chính trong đức tin, họ hoàn toàn vô can với những ai làm trái với Sunnah của Thiên sứ e cũng như những ai lệch khỏi tôn giáo của Người cho dù người đó thuộc thành phần gia quyến của Người e đi chăng nữa.
Như vậy, việc thuộc gia quyến của Thiên sứ e và dòng họ thân thích của Người không mang lại bất cứ điều hữu ích nào cho con đường ngay chính trên tôn giáo của Allah I cả. Ông Abu Huroiroh t thuật lại: Khi câu Kinh: ﴿وَأَنذِرۡ عَشِيرَتَكَ ٱلۡأَقۡرَبِينَ٢١٤﴾ {Và Ngươi (Muhammad) hãy đi cảnh báo bà con thân tộc của Ngươi} (Chương 26 – Ash-Shu’ara’, câu 214) thì  Thiên sứ của Allah e đứng lên nói:
{يَا مَعْشَرَ قُرَيْشٍ، اشْتَرُوا أَنْفُسَكُمْ، لاَ أُغْنِى عَنْكُمْ مِنَ اللهِ شَيْئًا، يَا بَنِى عَبْدِ مَنَافٍ لاَ أُغْنِى عَنْكُمْ مِنَ اللهِ شَيْئًا، يَا عَبَّاسُ بْنَ عَبْدِ الْمُطَّلِبِ لاَ أُغْنِى عَنْكَ مِنَ اللهِ شَيْئًا، وَيَا صَفِيَّةُ عَمَّةَ رَسُولِ اللهِ لاَ أُغْنِى عَنْكِ مِنَ اللهِ شَيْئًا، وَيَا فَاطِمَةُ بِنْتَ مُحَمَّدٍ سَلِينِى مَا شِئْتِ مِنْ مَالِى لاَ أُغْنِى عَنْكِ مِنَ اللهِ شَيْئًا} رواه البخاري.
“Này hỡi người dân Quraish,  các người hãy mua bản thân của các người, Ta không thể mang lại bất cứ điều lợi nào cho các người ở nơi Allah cả; hỡi dòng họ Abdul-Manaaf, Ta không thể mang lại bất cứ điều lợi nào cho các người ở nơi Allah cả; hỡi Abbas con trai của Abdul-Mutalib, Ta không thể mang lại bất cứ điều lợi nào cho người ở nơi Allah cả; hỡi Safiyah người cô của Thiên sứ của Allah, Ta không thể mang lại bất cứ điều lợi nào cho người ở nơi Allah cả;  hỡi Fatimah con gái của Muhammad, con hãy xin Ta bất cứ điều gì con muốn từ tiền bạc và tài sản của Ta nhưng Ta không thể giúp ích được gì cho con ở nơi Allah cả.” (Albukhari).
Trong một Hadith khác, Thiên sứ của Allah e nói:
{وَمَنْ بَطَّأَ بِهِ عَمَلُهُ لَمْ يُسْرِعْ بِهِ نَسَبُهُ} رواه مسلم.
“Và ai chậm chạp trong việc làm ngoan đạo thì gia tộc và thân thế của y chẳng giúp ích được gì cho y trong việc chạy nhanh (để tìm bấc cấp cao ở nơi Allah vào Ngày Sau)” (Muslim).
Những người của phái Sunnah và Jama’ah vô can với đường lối của những người Ra-fidhah, họ đã thái quá trong vấn đề nhìn nhận một số thành phần trong gia quyến của Thiên sứ e và họ cho rằng những người đó là những người có cấp độ như Thiên sứ e hoặc hơn thế nữa. Những người của phái Sunnah và Jama’ah vô can với đường lối của những người Nawa-sib, những người này đem lòng hận thù với gia quyến của Thiên sứ (Ali) và luôn xúc phạm đến họ. Và Những người của phái Sunnah và Jama’ah cũng vô can với đường lối của những người Bid’ah, những người lệch lạc, họ đã đưa những người trong gia quyến của Thiên sứ e thành thần linh ngang hàng với Allah I.
Như vậy, những người của phái Sunnah và Jama’ah trong vấn đề này hay trong những vấn đề khác đều đi trên đường lối chính trực, đúng đắn với giáo lý và Sunnah của Thiên sứ e, họ không thái quá trong việc nhìn nhận gia quyến của của Thiên sứ e. Quả thật, vị thủ lĩnh của những người có đức tin Ali bin Abu Talib t đã muốn thiêu đốt những người đã thái quá bằng lửa, và Ibnu Abbas t cũng đồng thuận cho việc giết những người đó nhưng ông thấy nên giết họ bằng kiếm thay vì bằng lửa. Ali Abu Talib t đã cho đòi cái đầu của Abdullah bin Saba’ (kẻ đầu đảng của nhóm thái quá) nhưng hắn ta đã trốn mất.

 

 

 

 

 

 

 

 


Chương 5
Ân phúc các bạn đạo của Người, tâm niệm đúng đắn về họ, họ là trường phái Sunnah và Jama’ah

Sahabah (các bạn đạo) của Thiên sứ e là những ai gặp được Người và có đức tin nơi Người và chết trong đức tin đó.
Điều bắt buộc phải nhìn nhận về họ rằng họ là những người tốt nhất trong cộng đồng tín đồ, thế kỷ của họ là thế kỷ tốt nhất. Họ đã đồng hành với Thiên sứ của Allah e trong chinh chiến, trong gánh vác trách nhiệm giáo lý và tuyên truyền cho những ai sau họ. Quả thật, Allah I đã khen ngợi họ trong Kinh sách của Ngài, Ngài phán:
﴿وَٱلسَّٰبِقُونَ ٱلۡأَوَّلُونَ مِنَ ٱلۡمُهَٰجِرِينَ وَٱلۡأَنصَارِ وَٱلَّذِينَ ٱتَّبَعُوهُم بِإِحۡسَٰنٖ رَّضِيَ ٱللَّهُ عَنۡهُمۡ وَرَضُواْ عَنۡهُ وَأَعَدَّ لَهُمۡ جَنَّٰتٖ تَجۡرِي تَحۡتَهَا ٱلۡأَنۡهَٰرُ خَٰلِدِينَ فِيهَآ أَبَدٗاۚ ذَٰلِكَ ٱلۡفَوۡزُ ٱلۡعَظِيمُ ١٠٠﴾  [سورة التوبة: 100]
{Và những người tiên phong trong số những người Muhajirun (những người di cư từ Makkah đến Madinah) và những người Al-Ansar (cư dân Madinah) cùng với những ai theo đường lối tốt đẹp của họ thì sẽ được Allah hài lòng và tất cả họ sẽ hài lòng về Ngài, và Ngài sẽ ban thưởng cho họ các ngôi vườn nơi Thiên Đàng bên dưới có các dòng sông chảy, họ sẽ ở trong đó đời đời. Đấy là một sự thành đạt vĩ đại.} (Chương 9 – At-Tawbah, câu 100).
﴿مُّحَمَّدٞ رَّسُولُ ٱللَّهِۚ وَٱلَّذِينَ مَعَهُۥٓ أَشِدَّآءُ عَلَى ٱلۡكُفَّارِ رُحَمَآءُ بَيۡنَهُمۡۖ تَرَىٰهُمۡ رُكَّعٗا سُجَّدٗا يَبۡتَغُونَ فَضۡلٗا مِّنَ ٱللَّهِ وَرِضۡوَٰنٗاۖ  سِيمَاهُمۡ فِي وُجُوهِهِم مِّنۡ أَثَرِ ٱلسُّجُودِۚ ذَٰلِكَ مَثَلُهُمۡ فِي ٱلتَّوۡرَىٰةِۚ وَمَثَلُهُمۡ فِي ٱلۡإِنجِيلِ كَزَرۡعٍ أَخۡرَجَ شَطۡ‍َٔهُۥ فَ‍َٔازَرَهُۥ فَٱسۡتَغۡلَظَ فَٱسۡتَوَىٰ عَلَىٰ سُوقِهِۦ يُعۡجِبُ ٱلزُّرَّاعَ لِيَغِيظَ بِهِمُ ٱلۡكُفَّارَۗ وَعَدَ ٱللَّهُ ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ وَعَمِلُواْ ٱلصَّٰلِحَٰتِ مِنۡهُم مَّغۡفِرَةٗ وَأَجۡرًا عَظِيمَۢا ٢٩﴾ [سورة الفتح: 29]
{Muhammad là sứ giả của Allah. Và những ai đi theo y thì rất nghiêm khắc với những kẻ vô đức tin nhưng rất thương xót lẫn nhau. Ngươi (Muhammad) sẽ thấy họ cúi đầu và quỳ lạy (Allah) vì họ muốn tìm kiếm hồng phúc và sự hài lòng nơi Allah. Dấu vết của họ nổi trên gương mặt của họ qua tì vết của việc phủ phục. Đó là hình ảnh của họ (được mô tả) trong Kinh Tawrah; và hình ảnh của họ thì như một hạt giống đâm ra chồi và trở thành cứng, và dày đặc và đứng thẳng trên thân cây của nó, làm đẹp mắt và mát lòng người gieo. Kết quả là nó làm cho những kẻ không có đức tin thù hận họ. Và Allah hứa tha thứ và ban phần thưởng vĩ đại cho những ai trong họ có đức tin và làm việc thiện.} (Chương 48 – Al-Fath, câu 29).
﴿لِلۡفُقَرَآءِ ٱلۡمُهَٰجِرِينَ ٱلَّذِينَ أُخۡرِجُواْ مِن دِيَٰرِهِمۡ وَأَمۡوَٰلِهِمۡ يَبۡتَغُونَ فَضۡلٗا مِّنَ ٱللَّهِ وَرِضۡوَٰنٗا وَيَنصُرُونَ ٱللَّهَ وَرَسُولَهُۥٓۚ أُوْلَٰٓئِكَ هُمُ ٱلصَّٰدِقُونَ ٨ وَٱلَّذِينَ تَبَوَّءُو ٱلدَّارَ وَٱلۡإِيمَٰنَ مِن قَبۡلِهِمۡ يُحِبُّونَ مَنۡ هَاجَرَ إِلَيۡهِمۡ وَلَا يَجِدُونَ فِي صُدُورِهِمۡ حَاجَةٗ مِّمَّآ أُوتُواْ وَيُؤۡثِرُونَ عَلَىٰٓ أَنفُسِهِمۡ وَلَوۡ كَانَ بِهِمۡ خَصَاصَةٞۚ وَمَن يُوقَ شُحَّ نَفۡسِهِۦ فَأُوْلَٰٓئِكَ هُمُ ٱلۡمُفۡلِحُونَ ٩﴾ [سورة الحشر: 8،9]
{Dành cho những người Muhajir nghèo khó vốn đã bị trục xuất khỏi nhà cửa của họ và bị tước đoạt tài sản để tìm thiên phúc và sự hài lòng của Allah và họ đã ủng hộ Allah và Sứ giả của Ngài. Họ đích thực là những người chân thật. Và những người đã có nhà cửa và có đức tin trước họ đã yêu thương những ai di cư đến với họ, trong lòng họ thật sự không cảm thấy một điều gì về những gì mà họ đã cho đi. Họ đã dành ưu tiên cho những người Muhajir hơn chính bản thân họ mặc dầu họ cũng là những người thiếu thốn không kém. Và ai giữ được lòng mình khỏi tham lam thì họ là những người sẽ thành công.} (Chương 59 – Al-Hashr, câu 8, 9).
Trong các câu Kinh trên, Allah I đã khen ngợi những người Muhajir (dân di cư từ Makkah đến Madinah) và những người Ansaar (dân Madinah). Ngài mô tả họ là những người luôn tiên phong làm điều tốt và ngoan đạo, Ngài cho biết rằng Ngài đã hài lòng về họ và đã chuẩn bị cho họ những khu vườn tốt đẹp nơi Thiên Đàng, Ngài mô tả họ là những người luôn biết yêu thương lẫn nhau nhưng rất nghiêm khắc với những kẻ vô đức tin, Ngài mô tả họ là những người rất nhiều lễ nguyện Salah và có con tim lương thiện, họ được biết đến là những người luôn tuân mệnh Allah I bằng cả đức tin Iman. Allah I đã lựa chọn họ làm những người bạn đạo đồng hành với vị Nabi của Ngài để chống lại kẻ thù vô đức tin của Ngài, Ngài đã mô tả những người Muhajir đã rời bỏ quê hương, tài sản của họ chỉ vì Ngài, vì ủng hộ cho tôn giáo của Ngài và vị muốn tìm ân phúc và sự hài lòng ở nơi Ngài, và họ đã trung thực trong tất cả những việc làm đó; Ngài mô tả những người Ansaar là những người dân của bản xứ Madinah, nơi của Hijrah (nơi của cuộc dời cư đến), họ đã hết lòng giúp đỡ những người di cư đến với họ bằng cả đức tin trung thực, họ đã yêu thương những người anh em đồng đạo của họ từ Makkah đến một cách rất chân thành, họ tình nguyện chia sẻ tài sản, nhà cửa và tất cả mọi thứ với những anh em đồng đạo của họ một cách không chút do dự mặc dầu họ cũng khó khăn không kém. Với tất cả những hình ảnh đó của họ, những người Muhajir và Ansaar, mang lại sự thành công to lớn cho họ.
Đây là một số ân phúc nói chung của họ, còn riêng ở mỗi con người họ thì có những ân phúc và sự tốt đẹp khác vượt trội lẫn nhau. Tuy nhiên, tất cả họ đều được sự hài lòng nơi Allah I bởi vì họ là những người tiên phóng đến với Islam, tiên phóng trong chiến đấu vì chính nghĩa của Islam và tiên phong trong cuộc dời cư đến với Islam.
    Những vị tốt nhất trong các Sahabah của Thiên sứ e:
Những vị tốt đẹp nhất và cao quý nhất trong các vị Sahabah của Thiên sứ e là bốn vị Khalifah: Abu Bakr Assiddeeq, Umar bin Al-Khattaab Al-Farooq, Uthman bin Affaan Zdul-Nurain, và Ali bin Abu Talib. Sau bốn vị này là những người còn lại trong mười vị được Thiên sứ của Allah e báo tin Thiên Đàng; mười vị đó là bốn vị Khalifah vừa nêu và sáu vị khác: Talhah, Azzubair, Abdurrahman bin Awf, Abu Ubaidah bin Al-Jaraah, Sa’ad bin Abu Wiqaas và Sa’eed bin Zaid.
Ân phúc của những vị Muhajir hơn ân phúc của những vị Ansaar, ân phúc của những vị tham gia trận chiến Badr tốt đẹp hơn những vị khác, ân phúc của những vị vào Islam trước khi chinh phục được Makkah tốt hơn những vị sau vào Islam sau khi chinh phục được Makkah.
    Phái Sunnah và Jama’ah nhìn nhận về Fitnah xung đột giữa các vị Sahabah:
Nguyên nhân xảy ra Fitnah xung đột: Những người Do thái đã âm mưu chống lại Islam và những người Muslim, họ đã xảo quyệt cố tình tạo ra một cuốc dấy loạn trong Islam. Tên đầu não cho âm mưu này là Abdullah bin Saba’, một người Do thái từ xứ Yemen. Tên Do thái này vì lòng hận thù với vị Khalifah thứ ba thuộc các vị Khalifah chính trức – Uthman bin Affaan t – đã tìm cách tạo ra cuộc nổi loạn chống lại vị Khalifah này, hắn đã lợi dụng sự yếu đức tin của một số người Muslim và sự bất mãn của họ do hiểu lầm về Uthman t, hắn đã âm thầm kích động tạo ra sự nổi dậy giữa những người Muslim và cuối cùng dẫn đến cái chết mưu sát của Uthman t. Cái chết của Uthman đã làm cho sự xung đột và biến động giữa những người Muslim trở nên bạo loạn hơn. Lợi dụng tình hình này kẻ Do thái đầu não này cùng bọn người theo hắn đã tìm cách gây hiểu lầm giữa những người Muslim khiến một cuộc chiến không mong muốn xảy ra giữa các vị Sahabah. Như vậy, cuộc chiến này diễn ra không phải do nguyên nhân của sự thù hằn giữa các vị Sahabah mà là do âm mưu của kẻ thù muốn gây ra sự chia rẽ và giết hại nhau giữa những người Muslim.
Học giả giảng giải cuốn sách Attahawiyah nói: Quả thật, nguồn gốc sự việc này là do kẻ ngụy tạo đức tin Munafiq dị giáo mà ra. Ý đồ của hắn là muốn tôn giáo Islam bị hủy hoại và muốn bội nhọ hình ảnh Thiên sứ của Allah e như các học giả đã đề cập. Abdullah bin Saba’, hắn mang vỏ bọc Islam chỉ nhằm mưu đồ phá hoại tôn giáo Islam bằng sự sự thù hằn và căm hận trong lòng của hắn, giống như Paul đã hành động đối với Kitô giáo. Hắn ngụy trang bằng sự kêu gọi đến với điều ngoan đạo và ngăn cản điều trái đạo cho đến khi Uthman bị ám sát, sau đó hắn lộ diện nguyên hình khi đến Ku-fah, hắn đã biểu hiện sự thái quá rõ rệt đối với Ali t và khi Ali t biết được tin này ông đã ra lệnh giết hắn nhưng hắn đã chạy trốn đến Kerkas. Điều này được nói đến trong lịch sử.
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: ]Khi Uthman t bị giết sự chia rẽ trong cộng đồng trở nên dữ dội hơn, sự náo loạn trở nên căng thẳng hơn. Tình hình biến động càng ngày càng gia tằng và rất nghiêm trọng giữa những người Muslim cũng như sư xung đột giữa họ do không có người lãnh đạo. Thế là Ali t bin Abu Talib được bầu làm Khalifah, ông là người xứng đáng nhất cho chức vụ này vào thời điểm đó. Tuy nhiên, do tấm lòng của những người Muslim lúc bấy giờ không đồng lòng, ngọn lửa bạo loạn vẫn còn chưa được dập tắt, họ chưa tìm được tiếng nói chung, chưa thể ổn định trật tự đang diễn ra, mỗi nhóm đều có cách nghĩ và hướng giải quyết riêng cho nên đó là kết quả của Fitnah chiến tranh giữa họ[.( )
Sheikh  cũng nói về lý do xảy ra cuộc chiến thảm khốc giữa hai nhóm Sahabah dưới sự cầm đầu của Ali t và Mu’a-wiyah t:  Mu’a-wiyah không đánh Ali chỉ vì không được bầu làm Khalifah và Ali cũng không đánh vì để giữ chức vụ Khalifah của mình vì cho mình xứng đáng với chức vụ Khalifah này. Tất cả các Sahabah đều thừa nhận rằng Ali xứng đáng, quả thật Mu’a-wiyah đã thừa nhận điều đó khi ông nói với người đã hỏi ông. Mu’a-wiyah cùng với những người trong nhóm của ông đều nhìn nhận rằng Ali và nhóm của ông là những người khởi chiến vì muốn lên nắm quyền. Việc Ali lên giữ chức Khalifah là do những người trong nhóm của ông thấy rằng trong thời thế bạo loạn và bất ổn thì cần phải có người lên làm Khalifah để lãnh đao và chỉ có Ali mới xứng đáng. Có một nhóm người đã không phục và cố gắng chống cự và phản kháng điều này và họ là những kẻ kích động muốn chia rẽ và Ali và những người của ông muốn đánh họ để bắt họ qui phục nhằm có được một cộng đồng yên bình và trật tự. Còn nhóm của Mu’a-wiyah thì nói: Uthman đã bị giết trong phạm vị quân lính của Ali, chắc Ali không có khả năng bảo vệ chúng ta giống như ông đã không có khả năng bảo vệ Uthman cho nên chúng ta phải bầu một vị Khalifah nào có khả năng cam kết về điều đó.
Phái Sunnah và Jama’ah nhìn nhận về việc xung đột gây ra một cuộc Fitnah khốc liệt giữa các vị Sahabah một cách tóm lược qua hai điều:
Điều thứ nhất: Rằng họ giữ im lặng, không phê bình chỉ trích và ý kiến về những sự việc đáng tiếc xảy ra giữa các vị Sahabah. Họ dừng lại việc nghiên cứu tìm hiểu xấu vấn đề, bởi lẽ cách tốt nhất và bằng an nhất là im lặng đối với những sự việc như thế này. Họ chỉ nói theo lời phán dạy của Allah I:
﴿وَٱلَّذِينَ جَآءُو مِنۢ بَعۡدِهِمۡ يَقُولُونَ رَبَّنَا ٱغۡفِرۡ لَنَا وَلِإِخۡوَٰنِنَا ٱلَّذِينَ سَبَقُونَا بِٱلۡإِيمَٰنِ وَلَا تَجۡعَلۡ فِي قُلُوبِنَا غِلّٗا لِّلَّذِينَ ءَامَنُواْ رَبَّنَآ إِنَّكَ رَءُوفٞ رَّحِيمٌ ١٠﴾ [سورة الحشر: 10]
{Và những ai đến sau họ cầu nguyện: “Lạy Thượng Đế của bầy tôi! Xin Ngài tha thứ cho bầy tôi và cho những người anh em đã tin tưởng trước bầy tôi, xin Ngài chớ đặt trong lòng bầy tôi nỗi oán thù đối với những người đã tin tưởng bởi quả thật Ngài là Đấng Nhân Từ và Khoan Dung”.}  (Chương 59 – Al-Hashr, câu 10).
Điều thứ hai: Trả lời cho những điều được thuật lại về những điều xấu của các Sahabah trên nhiều phương diện:
    Phương diện thứ nhất: Trong những điều được thuật lại đó, có điều mang sự dối trá mà kẻ thù của họ muốn bôi nhọ phỉ báng danh tiếng của họ.
    Phương diện thứ hai: Trong những điều được thuật lại đó có điều được thêm bớt và bóp méo sự thật nên không được dùng để làm cơ sở.
    Phương diện thứ ba: Những gì được thuật lại là đúng và là xác thực thì rất ít, nhưng họ được tha thứ và được xí xóa những sai sót của họ, bởi vì họ là những người nỗ lực tìm kiếm điều chân lý nên có thể họ đúng và có thể họ sai; đó chỉ là bản chất của sự việc nỗ lực tìm kiếm điều chân lý nếu đúng thì được hai ân phước còn nếu sai thì được một ân phước và cái sai sẽ được tha thứ và xí xóa. Điều này dựa theo Hadith rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{إِذَا اِجْتَهَدَ الْحَاكِمُ فَأَصَابَ فَلَهُ أَجْرَانِ وَإِنْ اِجْتَهَدَ فَأَخْطَأَ فَلَهُ أَجْرٌ وَاحِدٌ} رواه البخاري ومسلم.
“Nếu người lãnh đạo nỗ lực (tìm kiếm điều chân lý) và đạt được điều chân lý thì y được hai ân phước còn nếu y nỗ lực nhưng y đã sai thì y được một ân phước.” (Albukhari, Muslim).
    Phương diện thứ tư: Họ là những con người phàm tục, họ được phép mắc lỗi, họ không phải là Thiên thần cũng không phải là những người được Allah I bảo vệ khỏi mọi điều tội lỗi và sai trái. Tuy nhiên, những lỗi lầm của họ được xí xóa bởi nhiều điều:
1-    Có thể họ đã sám hối: sự sám hối bối xóa những điều xấu và tội lỗi cho dù nó có lớn như thế nào như được nói trong các bằng chứng giáo lý.
2-    Họ là những người tiên phong nên họ có những ân phúc giúp họ xóa hết các tội lỗi của họ. Allah I phán:
﴿إِنَّ ٱلۡحَسَنَٰتِ يُذۡهِبۡنَ ٱلسَّيِّ‍َٔاتِۚ﴾ [سورة هود: 114]
{Quả thật những điều tốt sẽ bôi xóa những điều xấu.} (Chương 11 – Hud, câu 114).
3-    Những ân phước và công đức của họ được nhân lên nhiều hơn những ai khác ngoài họ, không ai có thể tốt hơn họ về hồng phúc mà Allah I ban cho họ. Quả thật điều này được chứng minh qua lời di huấn của Thiên sứ e:
{أَنَّهُمْ خَيْرُ الْقُرُوْنَ، وَأَنَّ الْمُدَّ مِنْ أَحَدِهِمْ إِذَا تَصَدَّقَ بِهِ أَفْضَلُ مِنْ جَبَلِ أَحَدِ ذَهَباً إِذَا تَصَدَّقَ بِهِ غَيْرُهُمْ} رواه البخاري ومسلم.
“Quả thật họ là những người tốt nhất trong các thế kỷ, một nắm Sadaqah của ai đó trong số họ tốt hơn một núi vàng Sadaqah của những ai khác họ” (Albukhari, Muslim).
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: Những người của phái Sunnah và Jama’ah cũng như những người Imam của tôn giáo đều không nói rằng ai đó trong các vị Sahabah là người không vướng tội lỗi, dù đó là người thân thích của Thiên sứ e, những người tiên phong hay những người khác; mà tất cả họ đều được phép lầm lỗi và mắc sai phạm. tuy nhiên, Allah Tối Cao và Ân Phúc đã tha thứ cho họ qua sự sám hối của họ, Ngài nâng cấp bậc cho họ, Ngài tha thứ tội lỗi cho họ bằng những việc làm tốt đẹp của họ. Allah I phán:
﴿وَٱلَّذِي جَآءَ بِٱلصِّدۡقِ وَصَدَّقَ بِهِۦٓ أُوْلَٰٓئِكَ هُمُ ٱلۡمُتَّقُونَ ٣٣ لَهُم مَّا يَشَآءُونَ عِندَ رَبِّهِمۡۚ ذَٰلِكَ جَزَآءُ ٱلۡمُحۡسِنِينَ ٣٤ لِيُكَفِّرَ ٱللَّهُ عَنۡهُمۡ أَسۡوَأَ ٱلَّذِي عَمِلُواْ وَيَجۡزِيَهُمۡ أَجۡرَهُم بِأَحۡسَنِ ٱلَّذِي كَانُواْ يَعۡمَلُونَ ٣٥﴾ [سورة الزمر: 33 - 35]
{Và những ai mang chân lý đến và tin nơi nó thì là những người ngay chính sợ Allah. Họ sẽ có được mọi điều mà họ ước muốn ở nơi Thượng Đế của họ. Đó là phần thưởng của những người làm tốt. Mục đích để Allah xóa tội mà họ đã phạm và ân thưởng họ về những điều tốt mà họ đã từng làm.} (Chương 39 – Azzumar, câu 33 – 35).
﴿حَتَّىٰٓ إِذَا بَلَغَ أَشُدَّهُۥ وَبَلَغَ أَرۡبَعِينَ سَنَةٗ قَالَ رَبِّ أَوۡزِعۡنِيٓ أَنۡ أَشۡكُرَ نِعۡمَتَكَ ٱلَّتِيٓ أَنۡعَمۡتَ عَلَيَّ وَعَلَىٰ وَٰلِدَيَّ وَأَنۡ أَعۡمَلَ صَٰلِحٗا تَرۡضَىٰهُ وَأَصۡلِحۡ لِي فِي ذُرِّيَّتِيٓۖ إِنِّي تُبۡتُ إِلَيۡكَ وَإِنِّي مِنَ ٱلۡمُسۡلِمِينَ ١٥ أُوْلَٰٓئِكَ ٱلَّذِينَ نَتَقَبَّلُ عَنۡهُمۡ أَحۡسَنَ مَا عَمِلُواْ وَنَتَجَاوَزُ عَن سَيِّ‍َٔاتِهِمۡ فِيٓ أَصۡحَٰبِ ٱلۡجَنَّةِۖ ﴾ [سورة الأحقاف:15، 16]
{Mãi cho đến khi y trưởng thành và được bốn mươi tuổi, y cầu nguyện thưa: “Lạy Thượng Đế của bề tôi! Xin Ngài ban cho bề tôi khả năng và sức mạnh để bề tôi có thể đền đáp về các ân huệ mà Ngài đã ban cho bề tôi và cho cha mẹ của bề tôi và để cho bề tôi có thể làm điều thiện được Ngài chấp nhận. Và xin Ngài nhân từ với bề tôi về con cháu của bề tôi. Quả thật, bề tôi quay về sám hối với Ngài và là một người Muslim (thần phục Ngài). Họ sẽ là những người nằm trong cư dân của Thiên Đàng mà TA sẽ thu nhận về công đức tốt nhất mà họ đã làm và bỏ qua những việc làm xấu xa của họ. Đây là lời hứa chân thật đã được hứa với họ.} (Chương 46 – Al-Ahqaaf, câu 15, 16).
Quả thật, một số kẻ viết sách ngày nay thực sự không hiểu biết gì nhưng lại dám cho mình có quyền thẩm phán đánh giá phê bình các vị Sahabah của Thiên sứ e, một số họ phán xét và một số khác lại phán xét sai một cách không có bằng chứng. Họ chỉ nói theo sở thích của riêng họ và những gì mà những kẻ đông phương học đã bày vẽ để rồi họ nghi ngờ những người Muslim và chối bỏ ân phúc của những vị tiền nhân ngoan đạo, những người được Thiên sứ e nói rằng tốt hơn các thế kỷ khác. Chốt lại mục đích của ngoại đạo cũng như những kẻ ngụy tạo đức tin chỉ muốn hủy hoại thanh danh của Islam, muốn chia rẽ tiếng nói chung của những người Muslim, họ có ý đồ gieo nỗi hận thù và căm ghét trong tim của thế hệ hậu nhân Muslim đối với thế hệ tiền nhân Muslim. Cho nên, người Muslim có đức tin nơi Allah I và Thiên sứ của Ngài e hãy thực hiện theo lời phán dạy của Ngài:
﴿وَٱلَّذِينَ جَآءُو مِنۢ بَعۡدِهِمۡ يَقُولُونَ رَبَّنَا ٱغۡفِرۡ لَنَا وَلِإِخۡوَٰنِنَا ٱلَّذِينَ سَبَقُونَا بِٱلۡإِيمَٰنِ وَلَا تَجۡعَلۡ فِي قُلُوبِنَا غِلّٗا لِّلَّذِينَ ءَامَنُواْ رَبَّنَآ إِنَّكَ رَءُوفٞ رَّحِيمٌ ١٠﴾ [سورة الحشر: 10]
{Và những ai đến sau họ cầu nguyện: “Lạy Thượng Đế của bầy tôi! Xin Ngài tha thứ cho bầy tôi và cho những người anh em đã tin tưởng trước bầy tôi, xin Ngài chớ đặt trong lòng bầy tôi nỗi oán thù đối với những người đã tin tưởng bởi quả thật Ngài là Đấng Nhân Từ và Khoan Dung”.}  (Chương 59 – Al-Hashr, câu 10).

 

 

 

 


Chương 6
Cấm xúc phạm các bạn đạo của Thiên sứ và các vị Imam được hướng dẫn

    Cấm xúc phạm các bạn đạo của Thiên sứ e:
Một trong những nền tảng giáo lý của phái Sunnah và Jama’ah là phải có trái tim và chiếc lưỡi bình an đối với những vị bạn đạo Sahabah của Thiên sứ e, hãy chỉ nói về họ như Allah I đã phán dạy:
﴿وَٱلَّذِينَ جَآءُو مِنۢ بَعۡدِهِمۡ يَقُولُونَ رَبَّنَا ٱغۡفِرۡ لَنَا وَلِإِخۡوَٰنِنَا ٱلَّذِينَ سَبَقُونَا بِٱلۡإِيمَٰنِ وَلَا تَجۡعَلۡ فِي قُلُوبِنَا غِلّٗا لِّلَّذِينَ ءَامَنُواْ رَبَّنَآ إِنَّكَ رَءُوفٞ رَّحِيمٌ ١٠﴾ [سورة الحشر: 10]
{Và những ai đến sau họ cầu nguyện: “Lạy Thượng Đế của bầy tôi! Xin Ngài tha thứ cho bầy tôi và cho những người anh em đã tin tưởng trước bầy tôi, xin Ngài chớ đặt trong lòng bầy tôi nỗi oán thù đối với những người đã tin tưởng bởi quả thật Ngài là Đấng Nhân Từ và Khoan Dung”.}  (Chương 59 – Al-Hashr, câu 10).
Và hãy tuân theo lời di huấn của Thiên sứ e:
{لاَ تَسُبُّوا أَصْحَابِى لاَ تَسُبُّوا أَصْحَابِى فَوَالَّذِى نَفْسِى بِيَدِهِ لَوْ أَنَّ أَحَدَكُمْ أَنْفَقَ مِثْلَ أُحُدٍ ذَهَبًا مَا أَدْرَكَ مُدَّ أَحَدِهِمْ وَلاَ نَصِيفَهُ} أخرجه البخاري برقم 3673 ومسلم برقم 2541.
“Các ngươi chớ đừng chửi rủa các vị bạn đạo của Ta, các ngươi chớ đừng chửi rủa các vị bạn đạo của Ta, thề bởi Đấng mà linh hồn Ta nằm trong tay Ngài rằng dù ai đó trong các ngươi có bố thí cả một núi vàng đi chăng nữa thì cũng không bằng một nắm tay hoặc một nửa nắm tay của họ” (Albukhari: 3673, Muslim: 2541).
Những người của phái Sunnah và Jama’ah không liên can đến đường lối của nhóm người Rafidhah, nhóm người Khawa-rij, những kẻ đã chửi rủa và xúc phạm các vị Sahabah y, họ chối bỏ ân phúc và sự cao quý của các vị Sahabah y, họ thù hằn và căm ghét các vị Sahabah y, thậm chí họ còn cho rằng đã số vị Sahabah y là những kẻ ngoại đạo.
Nói đến ân phúc, sự tốt đẹp và cao quí của vị Sahabah y thì phái Sunnah và Jama’ah thừa nhận theo đúng những gì được nói trong Qur’an và Sunnah của Thiên sứ e.
Thiên sứ của Allah e nói:
{خَيْرُ النَّاسِ قَرْنِى ، ثُمَّ الَّذِينَ يَلُونَهُمْ ، ثُمَّ الَّذِينَ يَلُونَهُمْ ، ثُمَّ يَجِىءُ مِنْ بَعْدِهِمْ قَوْمٌ تَسْبِقُ شَهَادَتُهُمْ أَيْمَانَهُمْ وَأَيْمَانُهُمْ شَهَادَتَهُمْ} أخرجه البخاري، برقم 2652، برقم 2533.
“Những người tốt nhất là những người trong thế kỷ của Ta, kế đến là những người tiếp nối sau họ, kế đến là những người tiếp nối sau họ, rồi sau đó, sẽ xuất hiện một nhóm người thường thề thốt trong việc làm chứng” (Albukhari: 2652, Muslim: 2533).
Khi Thiên sứ của Allah e nói rằng cộng đồng tín đồ sẽ chia rẽ ra thành bảy mươi ba nhóm nhưng chỉ có một nhóm duy nhất vào Thiên Đàng thì các vị Sahabah đã hỏi nhóm vào Thiên Đàng đó là nhóm nào thì Người nói:
{هُمْ مَنْ كَانَ عَلىَ مِثْلِ مَا أَنَا عَلَيْهِ الْيَوْمَ وَأَصْحَابِيْ} رواه الترمذي وأحمد.
“Họ là những ai đi trên điều mà Ta và các bạn đạo của Ta đang đi ngày hôm nay” (Tirmizdi và Ahmad).
Abu Zar’ah, một trong những vị Sheikh của Imam Muslim, nói: Nếu ngươi thấy một người chỉ trích các vị Sahabah thì hãy biết rằng người đó là kẻ dị giáo. Qur’an là chân lý, Thiên sứ của Allah e là chân lý và những gì Người mang đến là chân lý, và tất cả những chân lý đó đến với chúng ta đều là từ các vị Sahabah. Bởi thế, ai xúc phạm họ thì thật ra người đó chỉ muốn hủy hoại Qur’an và Sunnah. Và lời để đánh giả và khẳng định cho người đó là kẻ dị giáo, lệch lạc.
Học giả Ibnu Hamdaan nói trong Niha-yah Al-Mubtadi-in: Ai chửi rủa bất kỳ một vị Sahabah nào đó thì người đó đáng trở thành Kafir, nếu không phải là Kafir thì là kẻ nghịch đạo và dấy loạn, và ai chỉ trích tôn giáo của họ hoặc cho rằng họ là Kufr thì người đó là Kafir.( )
    Cấm chửi rủa các vị Imam được hướng dẫn từ những học giả của cộng đồng này
Tiếp nối theo sau các vị Sahabah trong sự tốt đẹp và ân phúc là những vi Imam được hướng dẫn từ những người Ta-bi’een (thế hệ tiếp theo sau Sahabah) và những ai đi theo thuộc các thế kỷ ân phúc tiếp sau đó cũng những ai thời sau đi theo con đường tốt đẹp của các vị Sahabah, như Allah I phán:
﴿وَٱلسَّٰبِقُونَ ٱلۡأَوَّلُونَ مِنَ ٱلۡمُهَٰجِرِينَ وَٱلۡأَنصَارِ وَٱلَّذِينَ ٱتَّبَعُوهُم بِإِحۡسَٰنٖ رَّضِيَ ٱللَّهُ عَنۡهُمۡ وَرَضُواْ عَنۡهُ وَأَعَدَّ لَهُمۡ جَنَّٰتٖ تَجۡرِي تَحۡتَهَا ٱلۡأَنۡهَٰرُ خَٰلِدِينَ فِيهَآ أَبَدٗاۚ ذَٰلِكَ ٱلۡفَوۡزُ ٱلۡعَظِيمُ ١٠٠﴾  [سورة التوبة: 100]
{Và những người tiên phong trong số những người Muhajirun (những người di cư từ Makkah đến Madinah) và những người Al-Ansar (cư dân Madinah) cùng với những ai theo đường lối tốt đẹp của họ thì sẽ được Allah hài lòng và tất cả họ sẽ hài lòng về Ngài, và Ngài sẽ ban thưởng cho họ các ngôi vườn nơi Thiên Đàng bên dưới có các dòng sông chảy, họ sẽ ở trong đó đời đời. Đấy là một sự thành đạt vĩ đại.} (Chương 9 – At-Tawbah, câu 100).
Không được phép chỉ trích và chửi rủa họ bởi họ là những vị hiểu biết sự Chỉ đạo và được hướng dẫn. Quả thật, Allah I phán:
﴿وَمَن يُشَاقِقِ ٱلرَّسُولَ مِنۢ بَعۡدِ مَا تَبَيَّنَ لَهُ ٱلۡهُدَىٰ وَيَتَّبِعۡ غَيۡرَ سَبِيلِ ٱلۡمُؤۡمِنِينَ نُوَلِّهِۦ مَا تَوَلَّىٰ وَنُصۡلِهِۦ جَهَنَّمَۖ وَسَآءَتۡ مَصِيرًا ١١٥﴾ [سورة النساء: 115]
{Và ai gây khó khăn, chống đối Sứ giả (của Allah) sau khi sự Chỉ đạo đã được trình bày rõ cho y và y đi theo con đường khác với con đường của những người có đức tin, thì TA (Allah) sẽ bỏ mặc y đi theo cái mà y đã quay mặt đi và TA sẽ nướng y trong Hỏa Ngục, một nơi đến cuối cùng vô cùng tồi tệ.} (Chương 4 – Annisa’, câu 115).
Học giả giảng giải Attahawiyah nói: Bắt buộc mỗi tín đồ Muslim sau khi đã đi theo Allah I và Thiên sứ của Ngài e thì phải đi theo những người có đức tin, như Qur’an đã nói rằng họ là những người kế thừa từ các vị Nabi, họ là những người được Allah I ví như các vì sao hướng dẫn mọi người trong u tối của đất liền và biển cả. Quả thật, những người Muslim đều đồng thuận sự hướng dẫn của họ rằng họ là những vị Khalifah của Thiên sứ trong cộng đồng của Người, họ là những người làm sống lại cũng như bảo tồn Sunnah của Người, tất cả họ đều đồng thuận về việc bắt buộc phải theo Thiên sứ của Allah e, tuy nhiên nếu tìm thấy ở nơi một ai đó trong số họ câu nói và có một Hadith Sahih trái với câu nói đó thì phải bỏ qua câu nói đó không do dự.
Họ mang lại ân phúc cho chúng ta, họ đã truyền đạt những gì mà Thiên sứ của Allah e đã mang đến cho chúng ta, họ giảng giải cho chúng ta hiểu những điều chưa được rõ, chúng phải cầu xin Allah I hài lòng về họ:
﴿رَبَّنَا ٱغۡفِرۡ لَنَا وَلِإِخۡوَٰنِنَا ٱلَّذِينَ سَبَقُونَا بِٱلۡإِيمَٰنِ وَلَا تَجۡعَلۡ فِي قُلُوبِنَا غِلّٗا لِّلَّذِينَ ءَامَنُواْ رَبَّنَآ إِنَّكَ رَءُوفٞ رَّحِيمٌ ١٠﴾ [سورة الحشر: 10]
{Lạy Thượng Đế của bầy tôi! Xin Ngài tha thứ cho bầy tôi và cho những người anh em đã tin tưởng trước bầy tôi, xin Ngài chớ đặt trong lòng bầy tôi nỗi oán thù đối với những người đã tin tưởng bởi quả thật Ngài là Đấng Nhân Từ và Khoan Dung.}  (Chương 59 – Al-Hashr, câu 10).
Việc “vạch lá tìm sâu” để chỉ trích lỗi và sai sót của các vị học giả trong việc Ijtihaad (nghiên cứu và phân tích để hiểu đúng giáo lý của Allah I) là một trong những kế hoạch của kẻ thù muốn gây hại tới uy tín của tôn giáo Islam cũng như muốn gieo rắc sự thù hằn và chia rẽ giữa những người Muslim. Mục đích trong kế hoạch của kẻ thù là muốn phân ranh giữa thế hệ thời sau với thế hệ thời trước, muốn chia rẽ giữa lớp trẻ với những học giả bô lão cũng như đã xảy ra thực tế của ngày nay. Bởi thế, một điều lưu ý đến một số nghiên cứu sinh giáo lý phải biết kính trọng các vị học giả và hãy kính sợ Allah I trong việc tranh luận và phê bình họ. Cầu xin Allah I soi sáng và hướng dẫn!!!

 

PHẦN BỐN
SỰ BID’AH
Chương một
Khái niệm, phân loại và giáo luật về Bid’ah
Chương hai
Sự xuất hiện Bid’ah trong cuộc sống người Muslim và những nguyên nhân dẫn đến việc làm đó
Chương ba
Góc nhìn của cộng đồng Islam về những người Bid’ah, đường lối của phái Sunnah và Jama’ah trong việc phản hồi lại họ
Chương bốn
Nói về một số việc làm Bid’ah của thời đại ngày nay: tổ chức mừng lễ sinh nhật cho Nabi; tìm phúc lành từ những địa điểm, chứng tích xưa, người chết; Bid’ah trong khía cạnh thờ phượng và tiếp cận Allah.

 

 

 


Chương một
Khái niệm, phân loại và giáo luật về Bid’ah

    Khái niệm Bid’ah
Bid’ah có nghĩa là sự sáng tạo, sáng lập một điều gì đó mà trước đây chưa hề có. Về ý nghĩa sáng tạo thì Allah I có phán:
﴿بَدِيعُ ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَٱلۡأَرۡضِۖ﴾ [سورة البقرة: 117]
{Ngài (Allah) là Đấng khởi tạo các tầng trời và trái đất.} (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 117).
Có nghĩa là Allah I là Đấng sáng tạo ra nó trong một mô hình và bản chất mà trước đó chưa từng có. Và Ngài phán:
﴿قُلۡ مَا كُنتُ بِدۡعٗا مِّنَ ٱلرُّسُلِ ﴾ [سورة الأحقاف: 9]
{Hãy bảo chúng: “Ta không phải là một người bịa đặt điều mới trong các sứ giả (của Allah).} (Chương 46 – Al-Ahqaf, câu 9).
Có nghĩa là Ta không hề mang đến một điều mới trong sự thờ phượng Allah I, mà điều này đã có trong sứ mạng các vị Nabi trước Ta.
Sự sáng chế được chia làm hai loại:
1-    Sự sáng chế trong sinh hoạt đời sống: như phát minh, sáng chế ra một thứ gì đó mới mẻ để phục vụ cho cuộc sống, phục vụ cho sinh hoạt đời thường. Đây là sự sáng chế được phép.
2-    Sự sáng chế trong đạo (thờ phượng): Sáng lập, bịa ra một điều mới trong đạo (thờ phượng). Đây là việc làm được gọi là Bid’ah, không được phép bởi vì theo căn nguyên giáo lý là không được phép tự ý hành động trong thờ phượng. Thiên sứ của Allah e nói:
{مَنْ أَحْدَثَ فِى أَمْرِنَا هَذَا مَا لَيْسَ فِيهِ فَهُوَ رَدٌّ} رواه البخاري.
“Ai đổi mới, tự sáng lập ra một điều gì đó không nằm trong sứ mạng của Ta thì điều đó không được chấp nhận” (Albukhari).
{مَنْ عَمِلَ عَمَلاً لَيْسَ عَلَيْهِ أَمْرُنَا فَهُوَ رَدٌّ} رواه مسلم
“Ai làm một việc làm nào đó mà nó không phải là mệnh lệnh của ta thì việc làm đó không được chấp nhận” (Muslim).
    Phân loại Bid’ah
Bid’ah được phân thành hai dạng:
    Dạng thứ nhất: Bid’ah bằng lời và niềm tin chẳng hạn như những lời nói và niềm tin của nhóm phái Jahmiyah, Mu’tazilah, Rafidhah và phái lệch lạc khác.
    Dạng thứ hai: Bid’ah trong hành động thờ phượng như thờ phượng Allah I bằng những hình thức thờ phượng không được giáo lý qui định. Dạng này được chia làm nhiều loại:
•    Loại thứ nhất: Bid’ah ở bản chất gốc của thờ phượng, đó là bịa ra hình thức thờ phượng mới không có trong giáo lý chẳng hạn như sáng chế ra một lễ nguyện Salah không được giáo lý qui định hoặc bịa ra một sự nhịn chay không được giáo lý qui định hoặc sáng lập ra những ngày lễ không được giáo lý qui định như lễ mừng sinh nhật cho Nabi và những ngày lễ khác.
•    Loại thứ hai: Bid’ah ở việc thêm bớt trong hình thức thờ phượng những nghi thức không được giáo lý qui định như thêm một Rak’at trong lễ nguyện Salah Zuhur hoặc Asr chẳng hạn.
•    Loại thứ ba: Bid’ah ở cung cách thực hiện sự thờ phượng được giáo lý qui định, đó là thực hiện một hình thức thờ phượng nào đó theo một cung cách mà giáo lý không qui định, chẳng hạn như tụng niệm những lời tụng niệm đúng theo giáo lý nhưng bằng phong cách khác giáo lý: tụng niệm tập thể một cách đồng loạt.
•    Loại thứ tư: Bid’ah ở việc ấn định thời điểm và giờ giấc nào đó mà giáo lý không qui định chẳng hạn như ấn định việc nhịn chay và lễ nguyện Salah Qiyaam vào ngày của nửa tháng Sha’baan; quả thật việc nhịn chay và lễ nguyện Salah trong đêm là có trong giáo lý nhưng ấn định thời gian cụ thể nào đó cho nó thì cần phải có cơ sở giáo lý.
    Giới luật về việc làm Bid’ah trong đạo đối với tất cả các dạng
Tất cả mọi điều Bid’ah trong đạo đều Haram và lệch lạc, bởi Thiên sứ của Allah e nói:
{وَإِيَّاكُمْ وَمُحْدَثَاتِ الأُمُورِ فَإِنَّ كُلَّ مُحْدَثَةٍ بِدْعَةٌ وَكُلَّ بِدْعَةٍ ضَلاَلَةٌ} رواه الترمذي وأبو داود.
“Các ngươi hãy tránh xa những điều đổi mới, quả thật tất cả mọi điều đổi mới đều Bid’ah và mọi điều Bid’ah đều lệch lạc” (Abu Dawood và Tirmizdi).
{مَنْ أَحْدَثَ فِى أَمْرِنَا هَذَا مَا لَيْسَ فِيهِ فَهُوَ رَدٌّ} رواه البخاري.
“Ai đổi mới, tự sáng lập ra một điều gì đó không nằm trong sứ mạng của Ta thì điều đó không được chấp nhận” (Albukhari).
{مَنْ عَمِلَ عَمَلاً لَيْسَ عَلَيْهِ أَمْرُنَا فَهُوَ رَدٌّ} رواه مسلم
“Ai làm một việc làm nào đó mà nó không phải là mệnh lệnh của ta thì việc làm đó không được chấp nhận” (Muslim).
Các Hadith vừa nêu đều chỉ ra rằng tất cả mọi điều đổi mới, bịa đặt và sáng chế trong đạo đều là việc làm Bid’ah; và mọi điều Bid’ah đều lệch lạc không được chấp nhận.
Sự Bid’ah trong thờ phượng và đức tin là Haram, nhưng mức độ nghiêm cấm tùy theo từng loại Bid’ah. Có Bid’ah là Kufr (vô đức tin) như Tawaaf mồ mả để được đến gần với những người trong mộ, giết tế dâng lên mồ mả và thề nguyện với nó, cầu xin khấn vái đến người trong mộ; còn về lời nói chằng hạn như lời nói thái quá của nhóm Jahmiyah và Mu’tazilah. Có Bid’ah là phương tiện dẫn đến Shirk như xây cất trên mồ mả, dâng lễ nguyện Salah và cầu nguyện tại mồ mả. Có Bid’ah là sự dấy loạn như niềm tin của những  người của nhóm Khawa-rij, Qadriyah, Marji-ah về những lời nói và đức tin của họ trái với cơ sở giáo lý. Và có Bid’ah chỉ là tội lỗi chẳng hạn như sống độc thân, nhịn chay đứng trong ánh nắng mặt trời, thiến để cắt đứt ham muốn tình dục.
Lưu ý:
Ai phân loại Bid’ah thành Bid’ah tốt và Bid’ah xấu thì người đó đã sai và đi ngược lại với lời di huấn của Thiên sứ e khi Người nói:
{وَكُلَّ بِدْعَةٍ ضَلاَلَةٌ} رواه الترمذي وأبو داود.
“Tất cả mọi điều đổi mới đều Bid’ah và mọi điều Bid’ah đều lệch lạc” (Abu Dawood và Tirmizdi).
Thiên sứ của Allah e đã khảng định rằng tất cả mọi điều Bid’ah đều lệch lạc còn người này lại nói không phải tất cả điều Bid’ah đều lệch lạc mà có một số Bid’ah tốt. Ibnu Rajab nói trong cuốn sách giảng giải bốn mươi: lời của Thiên sứ “Tất cả mọi điều đổi mới đều Bid’ah và mọi điều Bid’ah đều lệch lạc” là lời nói ngắn nhưng mang ý nghĩa bao quát tất cả mọi điều Bid’ah, và nó là cơ sở nền tảng cho các cơ sở giáo lý và nó cũng giống như lời của Thiên sứ e:
{مَنْ أَحْدَثَ فِى أَمْرِنَا هَذَا مَا لَيْسَ فِيهِ فَهُوَ رَدٌّ} رواه البخاري.
“Ai đổi mới, tự sáng lập ra một điều gì đó không nằm trong sứ mạng của Ta thì điều đó không được chấp nhận” (Albukhari).
Bởi thế, ai sáng lập và bịa đặt ra một điều gì đó trong đạo mà nó không có cơ sở giáo lý thì người đó là kẻ lệch lạc, tôn giáo Islam vô can với y, dù việc đó liên quan đến niềm tin, hành động hoặc lời nói thầm kín hay công khai.( )
Những người này không có sở nào để nói rằng có những Bid’ah là Bid’ah tốt trừ lời nói của Umar t về lễ nguyện Salah Tarawih: “Ân phúc cho việc làm Bid’ah này”.
Họ còn nói: Một số điều được sáng chế ra nhưng những người Salaf đã không phản đối như tập hợp Qur’an thành một quyển duy nhất, việc viết và ghi chép thành sách Hadith.
Trả lời cho điều đó: Tất cả những việc làm này được giáo lý qui định chứ không phải là những việc làm bịa đặt và tự sáng lập. Câu nói của Umar t “Ân phúc cho việc làm Bid’ah này” mang ý Bid’ah về ngôn từ chứ không phải về giáo lý. Bất cứ điều gì có nền tảng giáo lý để quay trở lại dựa vào thì khi nói nó Bid’ah là nó mang ý nghĩa Bid’ah ngôn từ chứ không phải Bid’ah mang ý nghĩa giáo lý, bởi vì Bid’ah theo giáo lý qui định là điều không có cơ sở giáo lý để quay trở về. Việc tập hợp Qur’an thành một quyển duy nhất là có cơ sở giáo lý, đó là Thiên sứ của Allah e đã ra lệnh bảo phải viết và ghi chép Qur’an tuy nhiên nó được viết và biên chép một cách rời rạc, cho nên, các vị Sahabah của Người đã tập hợp nó lại một quyển Kinh duy nhất để bảo quản. Lễ nguyện Salah, Thiên sứ của Allah e đã có dâng lễ nguyện Salah này cùng với các bạn đạo của Người trong những đêm nhưng sau đó Người không làm nữa sợ rằng nó sẽ trở thành điều bắt buộc cho họ, nhưng các vị Sahabah của Người vẫn duy trì lễ nguyện Salah này nhưng thực hiện một cách riêng lẻ trong sinh thời của Thiên sứ e; sau khi Thiên sứ của Allah e qua đời Umar bin Al-Khattaab đã tập hợp mọi người dâng lễ nguyện Salah một cách tập thể giống như họ đã từng dâng lễ nguyện này theo sau Thiên sứ của Allah e, cho nên nó không phải là điều Bid’ah trong đạo. Còn về việc ghi chép Hadith cũng là điều có cơ sở giáo lý, quả thật, Thiên sứ của Allah e đã ra lệnh biên chép một Hadith cho một số vị Sahabah khi họ yêu cầu Người về điều đó, tuy nhiên, nó cấm viết chúng với phần ghi chép của Qur’an trong thời Thiên sứ vì sợ có lẫn lộn với Qur’an, rồi khi Thiên sứ của Allah e qua đời thì việc cấm đoán này không còn nữa bởi vì Qur’an đã được hoàn chỉnh trước khi Thiên sứ của Allah e qua đời, cho nên sau đó những người Muslim đã ghi chép lại Hadith để lưu giữ sợ mất. Cầu xin Allah I ban nhiều phúc lành cho họ trong việc giữ gìn và bảo quản Kinh sách Thượng Đế của họ và Sunnah của vị Nabi của họ.

 

 


Chương hai
Sự xuất hiện Bid’ah trong cuộc sống người Muslim

    Thời điểm xuất hiện Bid’ah
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói( ): Hãy biết rằng nhìn chung những điều Bid’ah liên quan đến kiến thức giáo lý, sự thờ phượng chỉ xảy ra trong cộng đồng vào cuối thời của các vị Khalifah chính trực như Thiên sứ của Allah e đã thông tin cho biết khi Người nói:
{مَنْ يَعِشْ مِنْكُمْ فَسَيَرَى اخْتِلاَفًا كَثِيرًا فَعَلَيْكُمْ بِسُنَّتِى وَسُنَّةِ الْخُلَفَاءِ الرَّاشِدِينَ الْمَهْدِيِّينَ} رواه أبو داود، الترمذي وابن ماجه وأحمد.
“Ai trong các ngươi sống đến thời sau thì sẽ thấy nhiều sự mâu thuẫn, lúc bấy giờ các ngươi hãy bám chặt lấy Sunnah của Ta và Sunnah của các vị Khalifah chính trực được hướng dẫn.” (Abu Dawood, Tirmizdi, Ibu Ma-jah và Ahmad).
Bid’ah đầu tiên xuất hiện là Bid’ah của nhóm Khawa-rij khi xảy ra sự chia rẽ sau cái chết của Uthman t, sau đó vào cuối thời của Sahabah xuất hiện nhóm phái Qadriyah, đó là vào cuối thời của Ibnu Umar, Ibnu Abbas, Jabir và các vị Sahabah khác; kế đến là xuất hiện nhóm Marja-iyah. Riêng nhóm Jahmiyah thì nó xuất hiện vào cuối thời của thế hệ Ta-bi’een sau Umar bin Abdul-Aziz.
Những nhóm phái Bid’ah này quả thật đã xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ hai trong lúc các vị Sahabah vẫn còn hiện hữu, họ đã phản đối những thành phần này, sau đó Bid’ah nhóm phái Mu’tazilah xuất hiện, và sau khi xảy ra Fitnah giữa những người Muslim thì xuất hiện nhiều mâu thuẫn và có nhiều quan điểm nghiêng về những nhóm phái Bid’ah đó; còn nhóm phái Bid’ah thần bí và Bid’ah xây cất trên mồ mả xuất hiện sau các thể kỷ ân phúc (Sahabah và Ta-bi’een), cứ như thế, càng về sau thì những điều Bid’ah càng xuất hiện nhiều hơn và với muôn hình vạn trạng hơn.
    Nơi xuất hiện điều Bid’ah:
Sự xuất hiện những điều Bid’ah trong các quốc gia Islam đều khác nhau. Sheikh Islam Ibnu Taymiyah : Có năm xứ sở lớn mà các vị Sahabah của Thiên sứ e sinh sống cũng như là những cái nôi của kiến thức giáo lý và đức tin Iman: Makkah, Madinah, Kufah, Basrah và Sham. Đây là những cái nôi của Qur’an, Hadith, Fiqh (giáo lý thực hành), sự thờ phượng và mọi kiến thức của Islam. Từ những nơi này đều xuất hiện những căn cơ của Bid’ah ngoại trừ Madinah; Kufah là nơi xuất hiện Shi’ah và lan ra những nơi khác, Basrah là nới xuất hiện nhóm Mu’tazilah sau đó lan ra ở những nơi khác, Sham là xuất hiện nhóm Nawa-sib, riêng nhóm phái Jahmiyah thì xuất hiện từ hướng Khara-saan và đây là nhóm Bid’ah xấu nhất. Sự xuất hiện và hình thành những nhóm Bid’ah đều tùy theo khoảng cách xa so với khu vực của Nabi. Khi cuộc chia rẽ sau cái chết của Uthman t thì xuất hiện Bid’ah Al-Hururiyah. Riêng Madinah Nabawiyah thì bình an vô sự không có những điều Bid’ah này; mặc dù nhóm Qadriyah và những nhóm khác được hình thành từ đây nhưng những nhóm này không thể công khai khác với Shi-ah ở Kufah, Mu’tazilah ở Basrah và Nawa-sib ở Sham thì công khai nổi loạn. Quả thật, Thiên sứ của Allah e đã có nói rằng Dajjaal sẽ không thể vào được Madinah khi nó xuất hiện; và kiến thức giáo lý và đức tin Iman sẽ luôn hiên diện cho đến thời của Malik, đó là vào thế kỷ thứ tư.( )
 Riêng trong suốt thời gian ba thế kỷ hồng phúc thì ở Madinah Nabawiyah không hề có bất cứ nhóm Bid’ah nào xuất hiện.
    Những nguyên nhân cho sự hình thành những nhóm phái Bid’ah
Không phải nghi ngờ gì nữa rằng việc bám chặt lấy Kinh Qur’an và Sunnah của Thiên sứ thì chắc sẽ thoát được khỏi việc rơi vào Bid’ah và lệch lạc. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَأَنَّ هَٰذَا صِرَٰطِي مُسۡتَقِيمٗا فَٱتَّبِعُوهُۖ وَلَا تَتَّبِعُواْ ٱلسُّبُلَ فَتَفَرَّقَ بِكُمۡ عَن سَبِيلِهِۦۚ﴾ [سورة الأنعام: 153]
{Và quả thật đây là con đường ngay chính của Ta (Muhammad). Các ngươi hãy theo nó và chớ theo con đường nào khác sợ rằng nó sẽ đưa các ngươi lệch khỏi con đường của Ngài (Allah).} (Chương 6 – Al-An’am, câu 153).
Ông Ibnu Mas’ud t thuật lại rằng: “Thiên sứ của Allah e nói vạch một đường cho chúng tôi và nói:
{هذا سَبِيلُ اللهِ مُسْتَقِيْمًا}
“Đây là con đường ngay chính của Allah”
Sau đó, Người e vạch nhiều đường vạch khác, bên trái, bên phải rồi Người nói:
{هَذِهِ السُّبُلُ لَيْسَ مِنْهَا سَبِيلٌ إِلاَّ عَلَيْهِ شَيْطَانٌ يَدْعُو إِلَيْهِ}
“Đây là những con đường mà Shaytan kêu gọi đến với nó”.
Sau đó, Thiên sứ của Allah e đọc câu Kinh:
﴿وَأَنَّ هَٰذَا صِرَٰطِي مُسۡتَقِيمٗا فَٱتَّبِعُوهُۖ وَلَا تَتَّبِعُواْ ٱلسُّبُلَ فَتَفَرَّقَ بِكُمۡ عَن سَبِيلِهِۦۚ﴾ [سورة الأنعام: 153]
{Và quả thật đây là con đường ngay chính của Ta (Muhammad). Các ngươi hãy theo nó và chớ theo con đường nào khác sợ rằng nó sẽ đưa các ngươi lệch khỏi con đường của Ngài (Allah).} (Chương 6 – Al-An’am, câu 153).” (Hadith do Ahmad ghi lại).
Bởi thế, ai đi ngược lại với Kinh sách của Allah I và Sunnah thì người đó đã bước vào những con đường lệch lạc và Bid’ah.
Những nguyên nhân dẫn đến sự hình thành nhứng nhóm người Bid’ah được tóm lược trong những điều sau đây:
“Thiếu hiểu biết về kiến thức giáo lý, đi theo dục vọng của bản thân, đi theo những quan điểm, tư tưởng và những cá nhân một cách mù quáng, bắt chước những kẻ ngoại đạo”.
•    Thiếu hiểu biết về kiến thức giáo lý:
Khi thời đại cũng như con người càng cách xa chứng tích của Bức Thông Điệp (Islam) thì kiến thức tôn giáo càng trở nên ít đi và sự ngu dốt và thiếu hiểu biết về đạo càng trở nên nhiều hơn. Điều này giống như Thiên sứ của Allah e đã cho biết trong lời di huấn của Người:
{مَنْ يَعِشْ مِنْكُمْ فَسَيَرَى اخْتِلاَفًا كَثِيرًا} رواه أبو داود، الترمذي وابن ماجه وأحمد.
“Ai trong các ngươi sống đến thời sau thì sẽ thấy nhiều sự mâu thuẫn.” (Abu Dawood, Tirmizdi, Ibu Ma-jah và Ahmad).
{إِنَّ اللهَ لاَ يَقْبِضُ الْعِلْمَ انْتِزَاعًا، يَنْتَزِعُهُ مِنَ الْعِبَادِ، وَلَكِنْ يَقْبِضُ الْعِلْمَ بِقَبْضِ الْعُلَمَاءِ، حَتَّى إِذَا لَمْ يُبْقِ عَالِمًا، اتَّخَذَ النَّاسُ رُءُوسًا جُهَّالاً فَسُئِلُوا، فَأَفْتَوْا بِغَيْرِ عِلْمٍ، فَضَلُّوا وَأَضَلُّوا} رواه البخاري ومسلم.
“Quả thật, Allah không lấy lại kiến thức đạo bằng cách bóc nó đi khỏi các bề tôi mà Ngài lấy lại kiến thức đạo bằng cách bắt hồn của các học giả cho đến khi không còn một vị A’lim (học giả) nào nữa, lúc đó con người sẽ bầu những người dốt (kiến thức đạo) lên làm lãnh đạo, những người này khi được hỏi thì họ sẽ Fata-wa một cách không có kiến thức, thế là họ lầm lạc càng trở nên lầm lạc.” (Albukhari, Muslim).
Bởi thế, một khi kiến thức đạo và các học giả mất đi thì đó là cơ hội để cho những điều Bid’ah nổi dậy và lan rộng.
•    Đi theo dục vọng của bản thân:
Ai nghịch lại với Qur’an và Sunnah là những kẻ đi theo dục vọng của bản thân như Allah I phán:
﴿فَإِن لَّمۡ يَسۡتَجِيبُواْ لَكَ فَٱعۡلَمۡ أَنَّمَا يَتَّبِعُونَ أَهۡوَآءَهُمۡۚ وَمَنۡ أَضَلُّ مِمَّنِ ٱتَّبَعَ هَوَىٰهُ بِغَيۡرِ هُدٗى مِّنَ ٱللَّهِۚ إِنَّ ٱللَّهَ لَا يَهۡدِي ٱلۡقَوۡمَ ٱلظَّٰلِمِينَ ٥﴾ [سورة القصص: 50]
{Nhưng nếu chúng không đáp lại lời Ngươi (Muhammad) thì có nghĩa chúng chỉ đi theo sở thích của bản thân chúng mà thôi. Và còn ai lệch lạc hơn những kẻ chỉ biết đi theo dục vọng của bản thân thay vì tuân theo Chỉ Đạo của Allah. Quả thật, Allah không hướng dẫn đám người làm điều sai quấy.} (Chương 28 – Al-Qisas, câu 50).
﴿أَفَرَءَيۡتَ مَنِ ٱتَّخَذَ إِلَٰهَهُۥ هَوَىٰهُ وَأَضَلَّهُ ٱللَّهُ عَلَىٰ عِلۡمٖ وَخَتَمَ عَلَىٰ سَمۡعِهِۦ وَقَلۡبِهِۦ وَجَعَلَ عَلَىٰ بَصَرِهِۦ غِشَٰوَةٗ فَمَن يَهۡدِيهِ مِنۢ بَعۡدِ ٱللَّهِۚ أَفَلَا تَذَكَّرُونَ ٢٣﴾ [سورة الحاثية: 23]
{Thế Ngươi có thấy kẻ đã lấy lòng ham muốn của bản thân làm thần linh của hắn không? Biết thế, cho nên Allah để mặc cho y lạc hướng và Ngài niêm kín thính giác và quả tim của y và Ngài tạo một tấm màn che khuất thị giác của y lại. Thế ai sẽ hướng dẫn y sau khi Allah đã không hướng dẫn y?. Chẳng phải các người cần phải ghi tâm nhớ lấy điều đó hay sao?} (Chương 45 – Al-Jathiyah, câu 23).
•    Đi theo những quan điểm, tư tưởng và những cá nhân một cách mù quáng
Thay vì đi theo cơ sở giáo lý cũng như bằng chứng từ Qur’an và Sunnah thì họ lại đi theo những quan điểm, tư tưởng lệch lạc cũng như những cá nhân nào đó một cách mù quáng. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَإِذَا قِيلَ لَهُمُ ٱتَّبِعُواْ مَآ أَنزَلَ ٱللَّهُ قَالُواْ بَلۡ نَتَّبِعُ مَآ أَلۡفَيۡنَا عَلَيۡهِ ءَابَآءَنَآۚ أَوَلَوۡ كَانَ ءَابَآؤُهُمۡ لَا يَعۡقِلُونَ شَيۡ‍ٔٗا وَلَايَهۡتَدُونَ ١٧٠﴾ [سورة البقرة : 170]
{Và khi có lời bảo họ: “Hãy tuân theo điều được Allah ban xuống” thì họ nói: “Không, chúng tôi sẽ theo điều mà chúng tôi thấy cha mẹ của chúng tôi đã làm”. Chẳng lẽ họ đi theo ngay cả khi cha mẹ của họ không hiểu biết gì hoặc ngay cả khi cha mẹ của họ không được hướng dẫn ư?!} (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 170).
Và đây là tình trạng của mốt số người trong thời đại ngày nay khi họ đi theo những trường phái lệch lạch như Sufi, trường phái tôn vinh mồ mả mà ngoảnh mặt với Qur’an và Sunnah, và lý do mà họ làm trái với Qur’an và Sunnah là lập luận: chúng tôi đi theo ông cha và tổ tiên của chúng tôi.
•    Bắt chước những kẻ ngoại đạo:
Đây là điều nghiêm trọng và tệ hại nhất trong thực trạng Bid’ah.
Ông Abu Wa-qid Allaythi thuật lại: Chúng tôi cùng ra đi với Thiên sứ của Allah e đến Hunain. Những người thờ đa thần có một cây táo, họ thường nghỉ chân ở đưới gốc cây này và treo gươm kiếm của họ lên đó và họ gọi cây táo đó là Zhaatu Anwaat. Chúng tôi đi ngang qua một cây táo, chúng tôi nói: Thưa Thiên sứ của Allah, Người hãy làm cho nó thành cây Zhaatu Anwaat giống Zhaatu Anwaat của họ (để nghỉ chân và treo vũ khí trên đó). Thiên sứ của Allah e nói:
{قُلْتُمْ وَالَّذِي نَفْسِي بِيَدِه كَمَا قَالَ قَوْمُ مُوسَى : ﴿ٱجۡعَل لَّنَآ إِلَٰهٗا كَمَا لَهُمۡ ءَالِهَةٞۚ قَالَ إِنَّكُمۡ قَوۡمٞ تَجۡهَلُونَ ١٣٨﴾ [سورة الأعراف: 138] }
“Thề bởi Đấng mà linh hồn Ta nằm trong tay Ngài, các ngươi giống như dân của Musa đã nói: {“Xin thầy làm ra cho chúng tôi một thần linh giống như các thần linh của họ”. Musa nói: “Các ngươi đúng là một đám người ngu muội!”} (Chương 7 – Al-A’raf, câu 138).” (Ahmad).
Đây là Hadith cho thấy sự bắt chước những người ngoại đạo là việc làm của dân Isra’il khi họ yêu cầu Nabi Musa làm cho họ một thần linh để họ thờ phượng. Một số vị Sahabah đòi Thiên sứ Muhammad e làm cho cây táo thành một cái cây phúc lành cho họ ngoài sự phúc lành của Allah I. Đây là thực trạng của ngày nay, đa số người Muslim đã bắt chước những người ngoại đạo trong việc sáng chế và bịa ra những hình thức thờ phượng mới và trong việc làm Shirk như tổ chức mừng lễ sinh nhật, mừng lễ vào các ngày, tháng của sự kiện đặc biệt nào đó, mừng lễ kỷ niệm, dựng lên các tượng đài kỷ niệm, xây cất mồ mả, ...

 

 

 

 

 


Chương ba
Góc nhìn của cộng đồng Islam về những người Bid’ah, đường lối của phái Sunnah và Jama’ah trong việc phản hồi lại họ

Những người của phái Sunnah và Jama’ah vẫn luôn phản đối những người của nhóm phái Bid’ah, họ phản đối và ngăn cản những người dị giáo, sau đây là một số hình ảnh:
    Bà Ummu Addarda’  nói: Abu Addarda’ t bước vào nhà với vẻ mặt giận dữ, tôi hỏi: Có chuyện gì xảy ra với ông? Ông nói: Thề bởi Allah, ta không thấy ở họ bất cứ điều gì từ mệnh lệnh của Muhammad ngoài việc họ dâng lễ nguyện Salah. (Albukhari).
    Umar bin Yahya nói: Tôi nghe cha tôi thuật lại rằng ông nội tôi nói: Chúng tôi đang ngồi ngay cửa của Abdullah bin Mas’ud trước giờ lễ nguyện Salah Fajar, khi ông đi ra chúng tôi đi bộ cùng ông đến Masjid. Rồi Abu Musa Al-Ash’ary đến chỗ chúng tôi và nói: Abu Abdurrahman đã ra chưa? Chúng tôi nói: Không thấy. Thế là ông ấy ngồi cùng với chúng tôi cho đến khi ông Abu Abdurrahman ra. Khi ông Abdurrahman đi ra thì tất cả chúng tôi đứng dậy tiến đến chỗ ông ấy. Ông Abu Musa Al-Ash’ary nói: Này Abu Abdurrahman, quả thật tôi thấy trong Masjid ông đã phản đối một điều mà tôi thấy rằng đó là điều tốt – Alhamdulillah. Ông Abu Abdurrahman nói: Đó là điều gì? Abu Musa Al-Ash’ary nói: Tôi nhìn thấy trong Masjid có một nhóm người ngồi đợi lễ nguyện Salah, nhóm người này chia thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm nhỏ có một người đàn ông chủ trì (nhóm trưởng) và trên tay họ là những viên sỏi. Người nhóm trưởng nói hãy Takbir 100 lần thì họ thì Takbir 100 lần, người nhóm trường nói hãy Tahleel (nói câu La-ila-ha-illallah) 100 lần thì họ Tahleel 100 lần, người nhóm trưởng nói hãy Tasbeeh 100 lần thì Tasbeeh 100 lần. Ông Abu Abdurrahman nói: Anh nói gì với họ? Ông Abu Musa Al-Ash’ary nói: Tôi chẳng nói gì với họ cả, tôi đợi ý kiến của ông (hoặc tôi đợi mệnh lệnh của ông). Sau đó, ông Abu Abdurrahman rời đi và chúng tôi đi cùng với ông đến chỗ của nhóm người đó, ông đứng tại chỗ họ và nói: Các người đang làm gì ở đây? Này cộng đồng tín đồ của Muhammad điều gì làm các người trở nên tệ hại nhanh chóng thế này, các bạn đạo của Người vẫn còn rất nhiều, chiếc áo của Người vẫn còn chưa rách, vật dụng của Người vẫn còn chưa hư hỏng, thề bởi Đấng mà linh hồn tôi nằm trong tay Ngài rằng chẳng lẽ các người nghĩ các người đang được hướng dẫn tốt hơn cộng đồng tín đồ của Muhammad ư hay các người đang muốn mở ra một cánh cửa của sự lệch lạc? Những người đó nói: Này Abu Abdurrahman, xin thề bởi Allah, chúng tôi chỉ muốn điều tốt lành thôi. Ông Abu Adurrahman nói: Đã có bao nhiêu người muốn điều tốt nhưng đã không bao giờ đạt được .. sau đó ông rời đi. Umar bin Salamah nói: Chúng tôi thấy đa số những người trong nhóm người đó đã chỉ trích chúng tôi vào một ngày nọ cùng với những người Khawa-rij.( )
    Một người đàn ông đến gặp Imam Malik bin Anas , nói: Tôi định tâm Ihram từ chỗ nào? Imam Malik nói: từ điểm Miqaat mà Thiên sứ của Allah e qui định phải Ihram từ chỗ đó. Người đàn ông đó nói: Nếu tôi định tâm Ihram tại một chỗ xa hơn thì sao? Imam Malik nói: Tôi thấy điều đó không được. Người đàn ông đó nói: Ông ghét điều đó sao? Imam Malik nói: Tôi ghét điều Fitnah của anh. Người đàn ông đó nói: Làm gì có chuyện Fitnah trong việc tôi làm thêm điều tốt chứ? Imam Malik nói: Quả thật, Allah I phán:
﴿فَلۡيَحۡذَرِ ٱلَّذِينَ يُخَالِفُونَ عَنۡ أَمۡرِهِۦٓ أَن تُصِيبَهُمۡ فِتۡنَةٌ أَوۡ يُصِيبَهُمۡ عَذَابٌ أَلِيمٌ﴾ [سورة النور : 63]
{Bởi thế, hãy cảnh cáo những ai chống đối mệnh lệnh của Y (Thiên sứ Muhammad) nên biết rằng làm như thế chúng sẽ gặp phải tai kiếp hoặc sẽ gặp phải một sự trừng phạt đau đớn.} (Chương 24 – Annur, câu 63).
Còn có việc làm nào Fitnah hơn việc anh lại tự khẳng định một sự việc mang lại ân phúc khi mà Thiên sứ của Allah không hề khẳng định như thế.( )
Đây là một số hình ảnh về việc các học giả luôn phản đối và ngăn những điều Bid’ah, và các học giả vẫn luôn như thế trong mọi thời đại, Alhamdulillah!.
    Đường lối của những người phái Sunnah và Jama’ah trong việc phản hồi lại những người Bid’ah:
Đường lối của họ là dựa trên Qur’an và Sunnah. Đây là đường lối thuyết phục khi những người Bid’ah chưa hiểu rõ. Phái Sunnah và Jama’ah luôn dẫn chứng bằng Qur’an và Sunnah rằng phải bám chặt lấy Sunnah và ngăn cấm điều Bid’ah và đổi mới.
Quả thật, họ đã viết và biên soạn nhiều sách nói về vấn đề đó. Họ đã phản bác trong các cuốn sách của họ về những tín ngưỡng lệch lạc của Shi’ah, Khawa-rio, Jamiyah, Mu’tazilah, Asha’irah. Họ đã biên soạn các sách chuyên đề về vấn đề đó như Imam Ahmad đã viết cuốn sách “Arrad Ala Al-Jahmiyah” – “Phản bác nhóm phái Jahmiyah” và những vị Imam khác cũng đã biên soạn về chuyên đề đó như Uthman bin Sa’eed Adda-rami, tương tự trong các sách của Sheikh Ibnu Taymiyah và học trò của ông Ibnu Al-Qayyim, Sheikh Muhammad bin Abdul-Wahaab và những vị học giả khác. Riêng các cuốn sách chuyên phản bác những nhóm phái Bid’ah thì có rất nhiều, tiêu biểu như:
1-    “Al-Itisaam” của Imam Ash-Sha-ti
2-    “Iqtidha’ Assiraat Al-Mustaqeem” của Sheikh Islam Ibnu Taymiyah.
3-    “Kitab Inkaar Al-Hawa-dith Wal-Bid’a” của Ibnu Wadhaah
4-    “Al-Hawa-dith Wal-Bid’a” của Al-Turtu-si
5-    “Al-Ba-ith Ala Inkaar Al-Bid’a Wal-Hawa-dith” của Abu Sha-mah.
Một số sách tiêu biểu của thời đại nay:
1-    “Al-Ibdaa’ Fi Madhaar Al-Ibtidaa’” của Sheikh Ali Mahuzh.
2-    “Assunan Wal-Mubtadi’aat Al-Muta’alliqah Bil-Azdkaar Wassalawaat” của Sheikh Muhammad bin Ahmad Ash-Shaqi-ry Al-Hawa-midi.
3-    “Risa-lah Attahzheer Min Al-Bid’a” của Sheikh Abdul-Aziz bin Baaz.
Và các học giả Muslim vẫn mãi luôn phản bác và ngăn chặn những người Bid’ah, họ vẫn tiếp tục con đường bảo vệ và gìn giữ tôn giáo đúng đắn của Allah I.

 

 

 

 

 

 

Chương bốn
Nói về một số việc làm Bid’ah của thời đại ngày nay

Những việc làm Bid’ah tiêu biểu của thời đại ngày nay:
1-    Mừng lễ sinh nhật cho Thiên sứ của Allah e.
2-    Tìm phúc lành từ những địa điểm, những chứng tích, những người đã khuất và những gì khác.
3-    Bid’ah trong khía cạnh thờ phượng và cúng tế Allah I.
Có rất nhiều việc làm Bid’ah của thời đại ngày nay do ở cách xa thời đại trước đây, ít kiến thức đạo và nhiều sự kêu gọi và tuyên truyền đến với những điều Bid’ah, trái đạo, và bắt chước những người ngoại đạo trong phong cách sinh hoạt và nghi thức, điều này đã chứng thực lời di huấn của Thiên sứ e khi Người nói:
{لَتَتْبَعُنَّ سَنَنَ مَنْ كَانَ قَبْلَكُمْ} رواه البخاري.
“Chắc chắn các ngươi sẽ đi theo các đường lối của những người thời trước các ngươi.” (Albukhari).
    Tổ chức mừng sinh nhật của Nabi vào tháng Rabi’a Al-Auwal (tháng 3 Hijri)
Đây là việc làm bắt chước theo những người Thiên Chúa giáo khi họ thường tổ chức mừng sinh nhật cho Nabi Ysa (Giêsu) u của họ được gọi là Lễ Giáng sinh. Những người Muslim thiếu hiểu biết cũng như những học giả lệch lạc đã tổ chức lễ này vào tháng Rabi’a Al-Auwal (tháng 3 lịch hijri) hàng năm để mừng sinh nhật cho Thiên sứ Muhammad e. Một số họ tổ chức lễ này trong các Masjid, một số thì tổ chức tại nhà của họ hoặc ở tại một địa điểm nào đó dành riêng. Công chúng đến tham dự ngày lễ này rất đông đảo, trong ngày này họ thường ngâm thơ ca hát ca ngợi và tán dương Thiên sứ của Allah e giống như những người Thiên Chúa đã ca ngợi Nabi Ysa quá mức đến độ thái quá, đó là đưa Người lên vị trí ngang hàng với Thượng Đế. Quả thật, Thiên sứ của Allah e đã cấm việc làm thái quá đối với Người trong việc ca tụng Người, Người nói:
{لاَ تُطْرُونِى كَمَا أَطْرَتِ النَّصَارَى ابْنَ مَرْيَمَ، فَإِنَّمَا أَنَا عَبْدُهُ، فَقُولُوا عَبْدُ اللهِ وَرَسُولُهُ} رواه البخاري.
“Các ngươi chớ đừng ca ngợi Ta giống như những người Thiên chúa đã ca ngợi con trai của Maryam, bởi quả thật Ta chỉ là người bề tôi của Allah, các ngươi hãy nói: người bề tôi của Allah và vị Thiên sứ của Ngài.” (Albukhari).
Ca ngợi ở đây là ca tụng Người một cách quá mức. Có thể họ tin rằng Thiên sứ của Allah e đến tham dự mừng lễ với họ.
Và một trong những điều sai trái đồng hành với ngày lễ này là họ cùng nhau ca hát và đánh trống, thêm vào đó, họ còn làm những hành động tụng niệm của nhóm phái Sufi. Vào ngày này, nam nữ đến tham dự trà trộn với nhau là một trong những điều Fitnah khôn lường. Và điều này đã chứng thực lời của Thiên sứ e khi Người nói:
{وَكُلَّ مُحْدَثَةٍ بِدْعَةٌ وَكُلَّ بِدْعَةٍ ضَلاَلَةٌ} رواه مسلم.
“Và mọi điều đổi mới đều Bid’ah và mọi điều Bid’ah đều lệch lạc.” (Muslim).
Lễ mừng sinh nhật cho Nabi e là việc làm Bid’ah bởi vì nó không có sơ sở giáo lý từ Qur’an, Sunnah hay việc làm của các vị Sahabah cũng như những người Salaf ở các thế kỷ ân phúc mà nó chỉ xảy ra sau thế kỷ thứ tư Hijri. Việc làm này là do nhóm phái Shi’ah Fatimah hình thành. Imam Abu Hafs Taaj Addin Al-Fa-kaha-ni  nói: Quả thật, một câu hỏi được lặp đi lặp lại của một số người về việc những người tổ chức ngày lễ vào tháng 3 hijri và gọi đó là Mawlid (lễ sinh nhật) có cở giáo lý hay không thì tôi nói: Cầu xin Allah I phù hộ, tôi không hề biết lễ Mawlid này có trong cở sở giáo lý từ Qur’an hay Sunnah của Thiên sứ e và cũng không một ai trong các học giả gương mẫu về tôn giáo nói về điều này; mà thật ra nó là việc làm Bid’ah do những người lệch lạc sáng lập và hình thành.( )
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: Những gì mà một số người đã làm hoặc là bắt chước theo Thiên Chúa giáo trong việc mừng sinh nhật cho Ysa (Giêsu) u hoặc là yêu thương và tôn vinh Nabi e .. Ai lấy ngày sinh của Nabi e làm ngày lễ trong khi mọi người đang tranh cãi nhau về ngày sinh của Người thì đây là việc mà các vị Salaf không hề làm, nếu việc làm này tốt đẹp thì các vị Sahabah đã làm bởi họ luôn tiên phong làm điều tốt đẹp và bởi vì họ yêu thương Nabi e và kính trọng Người hơn chúng ta. Thật ra, sự yêu thương và kính trọng Thiên sứ e được thể hiện ở việc vâng lời Người và tuân thủ những gì Người ra lệnh và nghiêm cấm, thể hiện ở việc bảo tồn Sunnah của Người một cách công khai và thầm kín, thể hiện ở việc tuyên truyền và kêu gọi mọi người đến với Sunnah của Người, và thể hiện ở việc đấu tránh cho con đường Sunnah của Người bằng trái tim, chiếc lưỡi và thể xác. Đó là đường lối của những người Muhajir và Ansaar và những người đi theo trên con đường tốt đẹp của họ.( )
    Tìm phúc lành từ những địa điểm, những chứng tích, những người đã khuất và những gì khác.
Một trong những việc làm Bid’ah là tìm phúc lành từ các tạo vật. Đây là một trong các hình thức và sắc thái của sự thờ phượng bục tượng. Tìm phúc lành có nghĩa là cầu xin phúc lành, và chỉ có Allah I là Đấng duy nhất có quyền năng ban phúc. Ngài là Đấng ban xuống phúc lành và khẳng định nó. Còn tạo vật thì không có khả năng ban phúc, không có khả năng khẳng định nó hay giữ nó. Cho nên, việc tìm ân phúc từ các địa điểm, các vết tích cổ xưa, hay một cá nhân nào đó dù còn sống hay đã chết đều không được phép bởi vì đó là hành động Shirk nếu cho rằng sự vật nào đó ban cho phúc lành hoặc là phương tiện dẫn đến Shirk nếu cho rằng việc viếng thăm nó hoặc sờ chạm vào nó là nguyện nhân đạt được phúc lành từ nơi Allah I. Riêng đối với việc các vị Sahabah từng tìm phúc lành từ tóc của Thiên sứ, từ nước bọt của Người và những gì khác từ cơ thể Người thì đó là điều riêng biệt ở Thiên sứ của Allah e lúc Người còn sinh thời, bằng chứng cho điều này là các vị Sahabah đã không tìm phúc lành từ mộ của Người sau khi Người qua đời. Các vị Sahabah cũng không tâm niệm rằng những địa điểm nào nên dâng lễ nguyện Salah tại đó hoặc ngồi tại đó để được phúc lành, tương tự họ cũng không hề cho rằng những cá nhân nào đó ngoan đạo và cao quý đến nỗi có thể mang lại phúc lành cho nên họ không tìm phúc lành tức các vị Sahabah cao quý như Abu Bakr, Umar hay những ai khác dù lúc họ còn sống hay lúc họ đã chết. Họ không hề đi vào hang núi Hira’ để dâng lễ nguyện Salah hay cầu nguyện ở trong đó. Họ cũng không đi đến ngọn núi Tur, nơi mà Allah I đã nói chuyện với Nabi Musa u để dâng lễ nguyện Salah hay câu nguyện tại đó. Nói chung họ không hề đi đến bất cứ nơi nào được nói là địa điểm của các vị Nabi hay những cá nhân ngoan đạo nào đó để dâng lễ nguyện Salah và cầu xin. Ngay cả khi chỗ mà Thiên sứ của Allah e thường dâng lễn nguyện Salah trong Madinah thì cũng không hề có ai trong các vị Sahabah đến để tìm phúc lành. Như vậy, nếu như ngay cả chỗ của Thiên sứ e, một vị Nabi cao quý nhất trong các vị Nabi của Allah I cũng không được phép đến đó tìm phúc lành thì nói chi đến ai khác ngoài Người. Tóm lại, tất cả đều không nằm trong giáo lý của Thiên sứ e.
    Những điều Bid’ah trong phương diện thờ phượng và dâng cúng Allah
Những điều Bid’ah trong phương diện thờ phượng ở thời đại này rất nhiều. Nguyên tắc giáo lý trong thờ phượng là không được tự ý hành động bất cứ một hình thức thờ phượng nào ngoại trừ giáo lý qui định, còn bất cứ điều gì giáo lý không qui định thì đều là việc làm Bid’ah bởi lời di huấn của Thiên sứ e:
{مَنْ عَمِلَ عَمَلاً لَيْسَ عَلَيْهِ أَمْرُنَا فَهُوَ رَدٌّ} رواه مسلم
“Ai làm một việc làm nào đó mà nó không phải là mệnh lệnh của ta thì việc làm đó không được chấp nhận” (Muslim).
    Những hình thức thờ phượng được diễn ra rất nhiều trong thời đại ngày nay nhưng không hề có trong giáo lý Islam, tiêu biểu:
•    Định tâm vào lễ nguyện Salah bằng cách nói bằng lời:
Người dâng lễ nguyện Salah khi định tâm thì nói bằng lời: Tôi định tâm dâng lễ nguyện Salah vì Allah thế này, thế này. Đây là việc làm Bid’ah bởi vì nó không phải là Sunnah của Thiên sứ e, và bởi vì Allah Tối Cao đã phán:
﴿قُلۡ أَتُعَلِّمُونَ ٱللَّهَ بِدِينِكُمۡ وَٱللَّهُ يَعۡلَمُ مَا فِي ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَمَا فِي ٱلۡأَرۡضِۚ وَٱللَّهُ بِكُلِّ شَيۡءٍ عَلِيمٞ ١٦﴾ [سورة الحجرات: 16]
{Ngươi (Muhammad) hãy bảo chúng: “Phải chăng các người muốn dạy Allah về tôn giáo của các người trong lúc Allah biết hết mọi vật trong các tầng trời và mọi vật dưới đất hay sao? Quả thật, Allah biết hết cả mọi điều.} (Chương 49 – Al-Hujuraat, câu 16).
Định tâm là ở con tim chứ không phải bằng lời nói trên môi. Định tâm là việc làm của trái tim chứ không phải là việc làm của chiếc lưỡi.
•    Những viêc làm Bid’ah thường thấy:
-    Tụng niệm tập thể một cách đồng loạt sau lễ nguyện Salah là việc làm Bid’ah, bởi vì giáo lý chỉ qui định cho mỗi người tự mình tụng niệm.
-    Yêu cầu đọc bài Fatihah vào các dịp cũng như sau Du-a hoặc đọc cho người chết là việc làm Bid’ah.
-    Làm thức ăn và mở tiệc tùng trong đám tang với ý nghĩ rằng đó là hành động an ủi gia đình người chết.
-    Tổ chức lễ mừng kỷ niệm tôn giáo như kỷ niệm sự Isra’ và Mi’raaj, kỷ niệm Hijrah của Nabi e.
-    Nhịn chay và dâng lễ nguyện Salah trong đêm vào vào ngày giữa tháng Sha’baan.
-    Xây tô mồ mả thành lăng mộ, trồng cây và thấp sáng nơi mồ mả.
    Lời kết
Quả thật, Bid’ah là phong cách và đường lối của sự vô đức tin. Nó là sự thêm bớt trong tôn giáo điều mà Allah I và Thiên sứ của Ngài e không qui định.
Bid’ah là việc làm xấu xa và đại nghịch. Shaytan yêu thích những người Muslim phạm phải các việc làm Bid’ah bởi nó biết rằng người làm điều tội lỗi có thể họ sẽ quay đầu sám hối nhưng người làm điều Bid’ah thì thường cho rằng y đang làm đúng, y đang làm điều mà Allah I yêu thích nên không sám hối.
Những người làm điều Bid’ah thường ghét những người theo Sunnah bởi những việc làm Sunnah của họ. Những người Bid’ah là những người sẽ bị Allah I giận dữ và trừng phạt và Ngài sẽ khiến họ lệch khỏi con đường chân lý.
Cầu xin Allah I phù hộ cho tôn giáo của Ngài, xin Ngài nhấc cao lời Tawhid của Ngài và hạ thấp những ai là kẻ thù của Ngài.
وَصَلَى اللهُ وَسَلَّمَ عَلَى نَبِيِّنَا مُحَمَّدٍ وَآلِهِ وَصَحْبِهِ.
Cầu xin Allah I ban bằng an và phúc lành cho Nabi của chúng ta Muhammad, cho gia quyến của Người cùng tất cả các bạn đạo của Người!!!.

 

 

 

        


 
Mục lục

Trang    Chủ đề    Stt
1    Lời mở đầu    1
    PHẦN MỘT    2
4    Chương thứ nhất: Sự lệch lạc trong đời sống con người    3
11    Chương thứ hai: Shirk – khái niệm và phân loại    4
21    Chương thứ ba: Kufr – khái niệm và các phân loại    5
27    Chương thứ tư: Nifaaq – khái niệm và các phân loại    6
34    Chương thứ năm: Thực tế về: Jahiliyah (thời ngu muội) – nghịch đạo – lệch lạc – bỏ đạo    7
    PHẦN HAI    8
45    Chương 1: Tự xưng biết điều của cõi vô hình qua việc xem vân tay, xem quẻ, thuật chiêm tinh, ...    9
49    Chương 2: Bùa thuật, bói toán và tướng số    10
55    Chương 3: Giết tế, dâng cúng, nguyện thề và tôn vinh các đền thờ và lăng mộ    11
61    Chương 4: Tôn vinh các bức tượng và các đài tưởng niệm    12
64    Chương 5: Giễu cợt, nhạo báng tôn giáo và xem thường sự tôn nghiêm    13
68    Chương 6: Thực thi giới luật ngoài giáo luật mà Allah ban xuống    14
79    Chương 7: Đòi quyền lập pháp và tự định đoạt Halal và Haram    15
85    Chương 8: Đi theo chủ nghĩa vô thần và các trường phái Jaahiliyah    16
93    Chương 9 : Cái nhìn về vật chất của đời sống trần tục    17
101    Chương 10: Bùa chú    18
106    Chương 11: Thề thốt với ai (vật) khác Allah và sự nhờ vả, xin sự phù hộ từ tạo vật của Allah    19
    PHẦN BA    20
119    Chương 1: Phải thương yêu và tôn kính Thiên sứ của Allah, cấm thái quá trong việc ngưỡng mộ và ca ngợi Người    21
131    Chương 2: Phải vâng lời và tuân thủ theo Thiên sứ của Allah    22
136    Chương 3: Cầu xin bằng an và phúc lành cho Thiên sứ của Allah    23
139    Chương 4: Ân phúc gia quyến của Người    24
145    Chương 5: Ân phúc các bạn đạo của Người, tâm niệm đúng đắn về họ, họ là trường phái Sunnah và Jama’ah    25
158        Chương 6: Cấm xúc phạm các bạn đạo của Thiên sứ và các vị Imam được hướng dẫn    26
    PHẦN BỐN    27
165    Chương một: Khái niệm, phân loại và giáo luật về Bid’ah    28
172    Chương hai: Sự xuất hiện Bid’ah trong cuộc sống người Muslim và những nguyên nhân dẫn đến việc làm đó    39
181    Chương ba: Góc nhìn của cộng đồng Islam về những người Bid’ah, đường lối của phái Sunnah và Jama’ah trong việc phản hồi lại họ    30
186    Chương bốn: Nói về một số việc làm Bid’ah của thời đại ngày nay: tổ chức mừng lễ sinh nhật cho Nabi; tìm phúc lành từ những địa điểm, chứng tích xưa, người chết; Bid’ah trong khía cạnh thờ phượng và tiếp cận Allah.    31