Sự Hướng Dẫn Của Muhammad Trong Thờ Phượng, Giao Tế Ứng Xử & Đạo Đức Của Người

Ông Ahmad bin Uthman Al-Mazeed nói: “...Sự hướng dẫn của Muhammad e là ứng dụng thực tế cho tôn giáo này. Quả thật, trong sự hướng dẫn của Người e đã tập hợp tất cả mọi đặc điểm và bản chất có trong tôn giáo Islam, một tôn giáo dễ dàng, thuyết phục và thiết thực. Đó là bởi vì nó bao quát hết tất cả mọi phương diện của cuộc sống cả thờ phượng, hành động, đạo đức, đời sống và tâm linh.
Đây là cuốn sách mà tôi đã chọn lọc từ cuốn sách “Zaadu Al-Ma’aad về sự hướng dẫn của người bề tôi tốt nhất” của Imam Ibnu Al-Qayyim – một cuốn sách được xem là cuốn sách tốt nhất nói về sự hướng dẫn của Nabi e trong các mặt về đời sống của Người để chúng ta noi theo tấm gương tốt đẹp của Người....”.


Sự Hướng Dẫn Của Muhammad e
 Trong
Thờ Phượng, Giao Tế Ứng Xử & Đạo Đức Của Người

>Tiếng Việt – Vietnamese – <فيتنامية
        
Tiến sĩ
Ahmad Bin Uthman Al-Mazeed


Biên dịch: Abu Zaytune Usman Ibrahim
Kiểm thảo: Abu Hisaan Ibnu Ysa

 

هدي محمد e
في عبادته ومعاملاته وأخلاقه

        

د. أحمد بن عثمان المزيد




ترجمة: أبو زيتون عثمان بن إبراهيم
مراجعة: أبو حسان محمد زين بن عيسى

 

Nhân Danh Allah
Đấng Rất Mực Độ Lượng
Đấng Rất Mực Khoan Dung
*****
Lời mở đầu
 
اَلْحَمْدُ لِلهِ وَالصَّلَاةُ وَالسَّلَامُ عَلَى رَسُوْلِ اللهِ وَعَلَى آلِهِ وَصَحْبِهِ، وَبَعْدُ:
Mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Allah I, cầu xin bằng an và phúc lành cho vị Thiên sứ của Allah, cho gia quyến của Người và các bạn đạo của Người ...
Quả thật, một trong những ân huệ lớn lao mà Allah I ban cho chúng ta là ân huệ Islam. Nó là tôn giáo phù hợp với quy luật tự nhiên, là tôn giáo ôn hòa, tôn giáo bao quát và trọn vẹn, tôn giáo của kiến thức và đạo đức, tôn giáo cải thiện cho mọi thời đại và cho mọi nơi, tôn giáo đơn giản và đầy sự nhân từ, tôn giáo trong đó giải tỏa hết mọi vấn đề và khúc mắc.
Bởi thế, điều mà chúng ta cần làm, đặc biệt trong thời đại ngày nay, là chúng ta nên trình bày rõ những đặc điểm và bản chất tốt đẹp của tôn giáo này cho tất cả thế giới biết rõ, để họ hiểu rõ và hiểu đúng về hình ảnh tôn giáo Islam.
Sự hướng dẫn của Muhammad e là ứng dụng thực tế cho tôn giáo này. Quả thật, trong sự hướng dẫn của Người e đã tập hợp tất cả mọi đặc điểm và bản chất có trong tôn giáo Islam, một tôn giáo dễ dàng, thuyết phục và thiết thực. Đó là bởi vì nó bao quát hết tất cả mọi phương diện của cuộc sống cả thờ phượng, hành động, đạo đức, đời sống và tâm linh.
Đây là cuốn sách mà tôi đã chọn lọc từ cuốn sách “Zaadu Al-Ma’aad về sự hướng dẫn của người bề tôi tốt nhất” của Imam Ibnu Al-Qayyim – một cuốn sách được xem là cuốn sách tốt nhất nói về sự hướng dẫn của Nabi e trong các mặt về đời sống của Người để chúng ta noi theo tấm gương tốt đẹp của Người.
Cầu xin Allah I sự chân tâm trong việc làm và sự chấp nhận nơi Ngài và xin Ngài ban phúc lành cho cuốn sách này ...
Tiến sĩ/ Ahmad Bin Uthman Al-Mazeed
[email protected]
 

 

 

 

 

Sự hướng dẫn của Nabi e trong việc Taha-rah và đi vệ sinh
*****
    Sự hướng dẫn của Người e trong việc đi vệ sinh
    Khi vào nhà vệ sinh thì Người e thường nói:
{اللَّهُمَّ إِنِّي أَعُوذُ بِكَ مِنَ الخُبُثِ والخَبَائِثِ} متفق عليه.
“Ollo-humma inni a’u-zdu bika minal khubuth wal-khoba-ith”
“Lạy Allah, quả thật bề tôi cầu xin Ngài che chở tránh khỏi những tên Shaytan nam và nữ” (Albukhari, Muslim).
    Khi ra khỏi nhà về sinh thì Người e thường nói:
{غُفْرَانَكَ} رواه أبو داود والترمذي و ابن ماجه.
“Ghufro-naka”
“Cầu xin Ngài tha thứ tội lỗi” (Abu Dawood, Tirmizdi và Ibnu Ma-jah).
    Thiên sứ của Allah e thường tiểu trong tư thế ngồi.
    Có lúc Người e làm vệ sinh với nước, có lúc Người vệ sinh khô với đá và có lúc Người kết hợp cả hai.
    Người e thường dùng tay trái để làm vệ sinh dù là rửa hay lau chùi.
    Sau khi làm vệ sinh với nước thì Người e thường đánh bàn tay xuống mặt đất.
    Khi đi cùng với các vị Sahabah của Người e trong các chuyến hành trình xa, nếu muốn đi vệ sinh thì Người e thường ẩn mình đi xa khỏi tầm nhìn của họ.
    Khi đi vệ sinh, có lúc Người e che thân với tấm bia chắn, có lúc với nhánh cây cha là và có lúc Người e ẩn mình sau bụi cây nơi thung lũng.
    Người e thường tiểu vào chỗ đất mềm.
    Khi Người e ngồi để đi vệ sinh thì Người thường không vén y phục của Người lên trừ phi Người đã ngồi sát xuống đất.
    Khi có ai đó chào Salam đến Người e trong lúc Người đang đi vệ sinh thì Người không đáp lại lời chào Salam.
    Sự hướng dẫn của Nabi e trong Wudu’
    Thiên sứ của Allah e thường làm Wudu’ cho mỗi lễ nguyện Salah, và cũng có lúc Người dâng nhiều lễ nguyện Salah chỉ với một lần Wudu’.
    Có lúc Người e làm Wudu’ với một bụm nước, có lúc với hai phần ba bụm nước và có lúc nhiều hơn một bụm nước.
    Người e thường là người đỗ nước cho người khác làm Wudu’ và Người e thường nhắc nhở cộng đồng tín đồ của Người tránh lãng phí khi dùng nước.
    Khi làm Wudu’, có lúc Người e rửa một lần, có lúc rửa hai lần và có lúc thì ba lần, hai lần đối với một số bộ phận và ba lần đối với một số bộ phận; và Người e không hề rửa hơn ba lần.
    Có lúc Người e súc miệng, mũi với một lần múc, có lúc với hai lần múc và có lúc với ba lần múc, và Người thường súc miệng, mũi cùng lúc.
    Người e thường đưa nước vào miệng, mũi bằng tay phải và đẩy nước từ mũi ra bằng tay trái.
    Người e luôn súc miệng, mũi khi làm Wudu’.
    Người e vuốt toàn đầu, có thể Người vuốt ra phía sau rồi vuốt ngược trở lại.
    Nếu Người e vuốt phần tóc trên trán thì Người thường hoàn thiện việc vuốt này trên chiếc khăn quấn đầu (Ima-mah).
    Người e vuốt hai vành tai – bên trong và bên ngoài – cùng với đầu.
    Người e rửa chân nếu như không mang giày hoặc vớ (tất).
    Người e luôn làm Wudu’ một cách trình tự và nối tiếp nhau, không có sự cắt quãng dù chỉ một lần.
    Người e nói Bissmillah khi bắt đầu làm Wudu’, và Người e thường nói sau Wudu’ lời Zikir sau:
{أَشْهَدُ أَنْ لَا إلهَ إلَّا اللهُ وَحْدَهُ لَا شَرِيكَ لَهُ وَأَشْهَدُ أَنَّ مُحَمَّدًا عَبْدُهُ وَرَسُولُهُ، اللَّهُمَّ اجْعَلْنِي مِنَ التوَّابِينَ واجْعَلْنِي مِنَ المُتَطَهِّرِينَ} رواه الترمذي.
“Ash-hadu an la ila-ha illo-h wahdahu la shari-kalah, wa ash-hadu anna muhammadan abduhu wa rosu-luh. Ollo-hummaj alni minat tauwa-bi-n waj alni minal mutatohhiri-n”.
“Tôi chứng nhận rằng không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah, Đấng Duy Nhất không có đối tác ngang vai; và tôi chứng nhận rằng Muhammad là người bề tôi và là vị Thiên sứ của Ngài. Lạy Allah, xin Ngài hãy làm cho bề tôi thành một trong những người biết sám hối và sạch sẽ” (Tirmizdi).
Và Người e cũng thường nói:
{سُبْحَانَكَ اللَّهُمَّ وَبِحَمْدِكَ، أَشْهَدُ أَنْ لاَ إلهَ إِلَّا أَنْتَ، أَسْتَغْفِرُكَ وأَتُوبُ إلَيْكَ}
“Subha-nakollo-humma wa bihamdika, ash-hadu an la ila-ha illa anta, astaghfiruka wa atu-bu ilayka”.
“Lạy Allah, vinh quang thay Ngài và mọi sự ca ngợi và tán dương kính dâng Ngài, bề tôi chứng nhận rằng không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Ngài, bề tôi cầu xin Ngài tha thứ tội lội và xin Ngài nhận sự sám hối của bề tôi”.
    Khi bắt đầu làm Wudu’ thì Người e không hề nói:
نَوَيْتُ رَفْعَ الْحَدَثِ وَ اسْتِبَاحَةَ الصَّلاةِ
“Tôi định tâm tẩy xóa Hadath và để được phép dâng lễ nguyện Salah”.
Người e không hề nói câu này để bắt đầu làm Wudu’, và các vị Sahabah của Người e cũng vậy.
    Người e không rửa vượt quá hai cùi chỏ và hai mắt cá chân.
    Người e không làm khô các bộ phận sau khi làm Wudu’.
    Thỉnh thoảng Người e luồn các ngón tay vào bộ râu cằm của Người.
    Người e cũng hay lấy các ngón tay chà cọ vào các kẻ ngón tay nhưng điều đó không thường xuyên.
    Người e không thường để cho người khác đổ nước cho Người mỗi khi Người làm Wudu’, thỉnh thoảng Người tự đổ cho mình, đôi lúc có người hỗ trợ Người khi cần.
    Sự hướng dẫn của Nabi e trong việc vuốt lên giày
    Những ghi nhận xác thực rằng Người e vuốt lên giày trong lúc đi đường xa và cả lúc ở tại gia. Đối với người ở tại gia thì thời gian được phép vuốt lên giầy (vớ) là một ngày một đêm và đối với người lữ hành là ba ngày ba đêm.
    Người e vuốt trên phần mu giày, và Người e cũng vuốt lên vớ, lên khăn quấn đầu cùng với phần tóc trên trán.
    Người e không quá nặng nề trong việc nghịch lại tình trạng của đôi bàn chân mà Người vuốt nếu đó là đôi giày phủ đôi bàn chân, còn nếu không phủ bàn chân thì Người rửa.
    Sự hướng dẫn của Người e trong Tayammum
    Người e làm Tayammum trên đất mà Người dâng lễ nguyện Salah ở đó dù là đất bụi hay cát.  Và Người e nói:
{حَيْثُمَا أَدْرَكَتْ رَجُلًا مِنْ أُمَّتِي الصَّلاةُ فَعِنْدَهُ مَسْجِدُهُ وَطَهُورُهُ} رواه أحمد.
“Một người nào đó trong tín đồ của Ta dù ở bất kỳ nơi nào khi đến giờ Salah thì y đều có Masjid và thứ để tẩy sạch” (Ahmad).
    Người e không hề mang theo đất bụi trong các chuyến đi đường xa và Người cũng không ra lệnh bảo làm vậy.
    Không có ghi nhận nào xác thực rằng Người e làm Tayammum cho mỗi lễ nguyện Salah và Người cũng không ra lệnh bảo làm vậy, mà việc Tayammum được dùng để thay thế hoàn toàn cho Wudu’ và được coi giống như Wudu’.
    Người e Tayammum với một cái đánh tay xuống mặt đất một lần duy nhất dành cho mặt và hai bàn tay.

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Sự hướng dẫn của Nabi e trong lễ nguyện Salah
*****
    Sự hướng dẫn của Nabi e về lời Du-a Istiftaah và đọc xướng Qur’an
1.    Khi Người e đứng đi vào lễ nguyện Salah thì Người nói “اللهُ أَكْبَرُ” – “Ollo-hu-Akbar” – “Allah Vĩ Đại nhất”, Người không hề nói bất cứ lời gì trước lời đó cả và Người cũng không hề định tâm bằng lời.
2.    Người e giơ tay lên để lòng bàn tay hướng về Qiblah đồng thời các ngón tay duỗi thẳng, các đầu ngón tay ngang bằng với dái tai hoặc ngang bằng với vai. Sau đó Người e đặt tay phải bên trên sóng lưng tay trái.
3.    Có lúc Người e Istiftaah với lời Du-a:
{اللَّهُمَّ بَاعِدْ بَيْنِي وَبَيْنَ خَطَايَايَ كَمَا بَاعَدْتَ بَيْنَ المَشْرِقِ والـمَغْرِبِ. اللَّهُمَّ اغْسِلْنِي مِنْ خَطَايَايَ بالماءِ والثَّلْجِ والْبَردِ. اللَّهُمَّ نَقِّنِي مِنَ الذُّنُوبِ والخَطَايَا كَمَا يُنَقَّى الثَّوْبُ الأَبْيَضُ مِنَ الدَّنَسِ} متفق عليه.
“Ollo-humma ba-‘id baini wa baina khoto-ya-ya kama ba’adta bainal mashriqi wal maghrib. Ollo-humma ighsilni min khoto-ya-ya bilma’ wath thalji wal barad. Ollo-humma naqqini minazd zdunu-b wal khoto-ya-ya kama yunaqqo aththawbu al-abyadh minad danas”
“Lạy Allah, xin Ngài hãy đưa bề tôi đi xa khỏi tội lỗi của bề tôi giống như Ngài đã cách xa giữa hướng Đông và hướng Tây. Lạy Allah, xin Ngài hãy rửa bề tôi sạch khỏi tội lỗi của bề tôi với nước và tuyết và băng. Lạy Allah, xin Ngài hãy lọc tội lỗi của bề tôi giống như chiếc áo được tẩy trắng khỏi những vết bẩn.” (Albukhari, Muslim).
Có lúc Người e đọc Istiftaah với lời Du-a:
{وَجَّهْتُ وَجْهِيَ لِلَّذِي فَطَرَ السَّمَاواتِ والأرْضَ حَنِيفًا مُسْلِمًا وَمَا أَنَا مِنَ المُشْرِكِينَ، إِنَّ صَلَاتِي وَنُسُكِي وَمَحْيَايَ وَمَمَاتِي للهِ رَبِّ العَالَمِينَ، لَا شَرِيكَ لَهُ وَبِذَلِكَ أُمِرْتُ وَأَنَا أَوَّلُ المُسْلِمِيْنَ} رواه مسلم.
“Wajjahtu wajhi lillazdi fa-toros sama-wa-ti wal-ardh hani-fan musliman wa ma ana minal mushriki-n, inna sola-ti wa nusuki wa mahya-ya wa mama-ti lilla-hi rabbil ‘a-lami-n, la shari-ka lahu wa bizda-lika umirtu wa ana auwalul muslimi-n”.
“Bề tôi đã hướng mặt bề tôi về Đấng Tạo Hóa các tầng trời và trái đất một cách phủ phục hoàn toàn và bề tôi không thuộc nhóm người đa thần. Quả thật, lễ nguyện Salah của bề tôi, sự hành hương của bề tôi, cuộc sống của bề tôi, cái chết của bề tôi đều dâng lên Allah, Đấng Chủ Tể của vũ trụ và muôn loài, Đấng không có đối tác ngang vai; và điều đó là bề tôi được lệnh và bề tôi là người đầu tiên qui phục Ngài.” (Muslim).
4.    Sau Istiftaah, Người e nói:
{أَعُوذُ باللهِ مِنَ الشَّيْطَانِ الرَّجِيمِ}
“A’u-zdu billa-hi minash shayto-nir roji-m”.
“Bề tôi cầu xin Allah che chở tránh khỏi Shaytan xấu xa”.
Sau đó, Người e đọc Fatihah.
5.    Người e có hai lúc im lặng: một lúc im lặng giữa Takbir và đọc bài Fatihah, một lúc im lặng thứ hai có sự bất đồng quan điểm trong giới học giả bởi có ghi nhận nói rằng lúc im lặng thứ hai này là sau bài Fatihah và cũng có ghi nhận nói rằng sự im lặng lần hai này là trước khi Ruku’a.
6.    Khi đã xong bài Fatihah thì Người e đọc một chương kinh khác, có lúc Người e đọc dài, có lúc Người e đọc ngắn do đi đường xa hay do những lý do khác, nhưng hầu hết Người e thường đọc ở mức trung.
7.    Đối với lễ nguyện Salah Fajar, Người e thường đọc từ sáu mươi cho đến một trăm câu Kinh. Người e dâng lễ nguyện Salah Fajar với chương Kinh “Qaf”, có lúc với chương “Arrum”, có lúc với chương “Takweer”, có lúc chỉ với chương “Al-Zilzilah”, và khi Người đi đường thì Người dâng lễ nguyện Salah Fajar với hai chương “Annaas” và “Al-Falaq”; và Người cũng thường lễ nguyện Salah với chương Al-Mu’minun.
8.    Vào ngày thứ sáu, Người e thường lễ nguyện Salah Fajar với chương “Sajdah” và chương (Al-Insaan).
9.    Còn đối với lễ nguyện Salah Zuhur thì thỉnh thoảng Người e đọc dài, riêng đối với lễ nguyện Asr thì Người e đọc bằng một nửa của lễ nguyện Salah Zuhur nếu như Người e đọc dài.
10.     Đối với lễ nguyện Salah Maghrib, có lúc Người e đọc chương 52 – Attur và có lúc Người đọc chương 77 – Al-Mursalat.
11.     Đối với lễ nguyện Salah I-sha’ thì Người e thường đọc chương 95 – Attin, Người e bảo Mu’aadz t đọc chương 91 - Ash-Shams, chương 87 - Al-A’la, chương 92 - Al-Layl cũng như các chương có độ dài tương tự; và Người e ngăn cản Mu’aazd t đọc trong lễ nguyện Salah I-sha’ với chương Al-Baqarah.
12.     Một trong những sự hướng dẫn của Người e là Người thường đọc trọn vẹn chương Kinh, có lúc Người đọc nó trong hai Rak’at, có lúc Người e đọc các phần đầu của chương; tuy nhiên, việc đọc các phần cuối của chương và các phần giữa của chương thì không được biết là Người có làm vậy.
Việc đọc hai chương Kinh trong một Rak’at thì Người thường làm đối với lễ nguyện Sunnah, riêng việc đọc một chương Kinh cho hai Rak’ah thì Người rất ít làm. Người e không qui định rõ cụ thể chương Kinh nào cho lễ nguyện Salah nào cả trừ đối với lễ nguyện Salah Jummu’ah và lễ nguyện Salah Eid.         
13.     Người e từng Du-a Qunut trong lễ nguyện Salah Fajar sau khi Ruku’a một tháng liền rồi Người e không làm nữa. Du-a Qunut của Người thường khi gặp phải chuyện khẩn cấp, khi sự việc đã qua thì Người không Du-a Qunut nữa. Như vậy, việc Du-a Qunut của Người e chỉ vào những lúc gặp phải tai họa và những sự việc nan giải và khẩn cấp chứ Người e không ấn định riêng cho lễ nguyện Salah Fajar.
    Sự hướng dẫn của Nabi e trong cách thức dâng lễ nguyện Salah
    Người e thường đọc ở Rak’at thứ nhất dài hơn ở Rak’at thứ hai đối với mỗi lễ nguyện Salah.
    Khi đọc xong thì Người e thường im lặng khoảng thời gian cho một lần thở rồi Người giơ tay lên Takbir Ruku’a. Tư thế Ruku’a, Người e đặt hai bàn tay lên đầu gối giống như đang nắm chặt lấy đầu gối, hai cánh tay hướng về phía bên hông, lưng của Người thẳng, đầu của Người không cao cũng không thấp hơn lưng mà nằm trên trục thẳng với lưng.
    Người e thường nói trong Ruku’a lời tụng niệm:
{سُبْحَانَ رَبِّيَ الْعَظِيمِ} رواه مسلم.
“Subha-na rabbiyal a’zhi-m”
“Vinh quang thay Thượng Đế của bề tôi, Đấng Vĩ Đại” (Muslim).
Có lúc Người e nói:
{سُبْحَانَكَ اللَّهُمَّ رَبَّنَا وَبِحَمْدِكَ، اللَّهُمَّ اغْفِرْ لِي} متفق عليه.
“Subha-nakollo-humma rabbana wa bihamdika, ollo-hummagh firli”
“Lạy Allah, vinh quang thay Ngài, Thượng Đế của bầy tôi, mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng Ngài; lạy Allah, xin Ngài tha thứ cho bề tôi” (Albukhari, Muslim).
Và Người e cũng thường nói:
{سُبُّوحٌ قُدُّوسٌ رَبُّ المَلائِكَةِ والرُّوحِ} متفق عليه.
“Subbu-hun quddu-sun rabbul mala-ikati war-ru-h”
“Thật vinh quang và trong sạch cho Thượng Đế của các vị Thiên Thần và Đại Thiên thần Jibril” (Albukhari, Muslim).
    Thường thường thời gian Ruku’a của Người e độ khoảng mười lời Tasbeeh (10 lần nói Subha-nallah), và thời gian Sujud của Người cũng vậy. Có lúc Người e cũng Ruku’a và Sujud lâu như lúc đứng, tuy nhiên, Người chỉ thỉnh thoảng làm vậy đối với lễ nguyện Salah trong đêm, còn hầu hết các lễ nguyện Salah ở mức trung.
    Khi trở dậy từ Ruku’a thì Người e nói:
{سَمِعَ اللهُ لِمَنْ حَمِدَهُ}  متفق عليه.
“Sami’ollo-hu liman hamidah”
“Allah đã nghe thấy những ai tán dương và ca ngợi Ngài” (Albukhari, Muslim).
Người e giơ tay lên và đứng thẳng Người; Người e cũng ngồi thẳng Người khi trở dậy từ Sujud. Người nói:
{لَا تُجْزِئُ صَلَاةٌ لَا يُقِيمُ فِيهَا الرَّجُلُ صُلْبَهُ في الرُّكُوعِ وَالسُّجُودِ} رواه أبو داود والترمذي والنسائي وابه ماجه.
“Lễ nguyện Salah không có giá trị nếu một người không thẳng lưng sau khi trở dậy từ Ruku’a và Sujud” (Abu Dawood, Tirmizdi, Annasa-i và Ibnu Ma-jah).
Sau khi đã đứng thẳng thì Người e nói:
{رَبَّنَا وَلَكَ الحَمْدُ}
“Rabbana wa lakal-hamdu”
“Lạy Thượng Đế của bầy tôi, và mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Ngài”.
Có lúc Người e nói:
{رَبَّنَا لَكَ الحَمْدُ}
“Rabbana lakal-hamdu”
“Lạy Thượng Đế của bầy tôi, mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Ngài”.
Có lúc Người e nói:
{اللهُمَّ رَبَّنَا لَكَ الحَمْدُ}
“Ollo-humma rabbana lakal-hamdu”
“Lạy Allah, Thượng Đế của bầy tôi, mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Ngài”.
    Người e thường thực hiện trụ cột này (đứng sau khi trở dậy từ Ruku’a) lâu bằng thời gian Ruku’a và Người e thường nói:
«اللَّهُمَّ رَبَّنَا وَلَكَ الحَمْدُ مِلْءَ السَّمَاوَاتِ وَمِلْءَ الأَرْضِ، وَمِلْءَ مَا بَيْنَهُمَا، وَمِلْءَ مَا شِئْتَ مِنْ شَيءٍ بَعْدُ، أَهْلَ الثَّنَاءِ وَالمجدِ، أَحَقُّ مَا قَالَ الْعَبْدُ، وَكُلُّنَا لَكَ عَبْدٌ، لَا مَانِعَ لِمَا أَعْطَيْتَ وَلَا مُعْطِيَ لِمَا مَنَعْتَ، وَلَا يَنْفَعُ ذَا الجَدِّ مِنْكَ الجدُّ» رواه مسلم.
“Ollo-humma rabbana wa lakal hamdu mil-as sama-wa-ti wa mil-al ardh, wa mil-a ma bainahuma, wa mil-a ma shi’ta min shay-in ba’du, ahlath thana’ wal-majdi, ahaqqu ma qo-lal abdu, wa kulluna laka abdun, la ma-ni’a lima a’tayta wa la mu’tiya lima mana’ta, wa la yanfa’u zdal jaddi minkal jadu”
“Lạy Allah, Thượng Đế của bầy tôi, và mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Ngài, các lời ca ngợi và tán dương phủ đầy cả trời đất và phủ đầy bất cứ điều gì Ngài muốn, Ngài là Đấng đáng được ca ngợi và tán dương và Đấng của sự Oai Nghiêm, các lời tán dương ca tụng đó là điều đáng để người bề tôi phải nói, tất cả bề tôi đều là bề tôi của Ngài, không ai có thể ngăn cản những gì Ngài đã ban cho và không ai có thể cho những gì Ngài đã ngăn cấm, và không ai có thể ban phúc ngoại trừ Đấng Quyền Lực, và mọi quyền lực và oai nghiêm đều từ nơi Ngài” (Muslim).
    Sau đó, Người e Takbir và cúi đầu Sujud, Người e không giơ tay lên, Người để hai đầu gối xuống trước sau đó là hai tay kế đến là chạm trán và mũi xuống đất. Người e Sujud chạm trán và mũi xuống đất không chạm khăn quấn đầu, Người e Sujud hầu như là trên nền đất, có lúc trên nước và đất bùn, có lúc trên tấm trải nhỏ được làm bằng các sợi lấy từ chà là, có lúc trên chiếc chiếu được làm từ cây chà là và có lúc trên miếng da đã được thuộc da.
    Khi Người e Sujud thì Người chạm trán và mũi xuống đất, hai cánh tay mở rộng và nâng cao về phía hai bên hông nhìn thấy cả phần nách trắng sạch của Người e; hai bàn tay của Người e đặt ngang bằng trong khoảng giữa vai và dái tai, lưng thẳng trong lúc Sujud, các ngón tay đều hướng về Qiblah và mở một cách tự nhiên không nắm chặt lại.
    Trong Sujud, Người e nói:
{سُبْحَانَكَ اللهُمَّ رَبَّنَا وبِحَمْدِكَ، اللَّهُمَّ اغْفِرْلِي} متفق عليه.
“Subha-naka ollo-humma rabbana wa bihamdika, ollo-hummagh firli”
“Lạy Allah, vinh quang thay Ngài Thượng Đế của bầy tôi, và mọi lời ca ngợi và tán dương Ngài, lạy Allah xin Ngài hãy tha thứ cho bề tôi” (Albukhari, Muslim).
{سُبُّوحٌ قُدُّوسٌ رَبُّ المَلائِكَةِ والرُّوحِ} متفق عليه.
“Subbu-hun quddu-sun rabbul mala-ikati war-ru-h”
“Thật vinh quang và trong sạch cho Thượng Đế của các vị Thiên Thần và Đại Thiên thần Jibril” (Albukhari, Muslim).
    Sau đó, Người e trở dậy từ Sujud không có giơ tay lên, rồi Người ngồi đặt bàn chân trái nằm, mông bên trên bàn chân trái, bàn chân phải đặt dọc đứng, hai bàn tay đặt trên hai đùi, cùi chỏ bên trên đùi, phần đầu các ngón tay trên đầu gối, hai ngón tay phải co lại tạo thành một đường tròn, ngón trỏ di chuyển lên xuống khi cầu nguyện, rồi Người e nói:
{اللَّهُمَّ اغْفِرْ لي وارْحَمْنِي وَاجْبُرنِي وَاهْدِنِي وَارْزُقْنِي} رواه أبو داود والترمذي وابن ماجه.
“Ollo-humma ighfirli warhamni wajburni wahdini warzuqni”
“Lạy Allah, xin Ngài tha thứ cho bề tôi, hãy thương xót bề tôi, hãy ban phúc lành cho bề tôi, hãy hướng dẫn bề tôi và hãy ban bổng lộc cho bề tôi” (Abu Dawood, Tirmizdi và Ibnu Ma-jah)
    Người e ngồi lâu bằng thời gian Sujud.
    Sau đó, Người e đứng dậy trên lòng của bàn chân, dựa trên sức chịu của hai đùi; khi Người e đứng dậy thì Người đọc ngay chứ Người không im lặng như lúc im lặng khi Du-a Istiftaah. Sau đó, Người e thực hiện Rak’at thứ hai giống như Rak’at đầu trừ bốn điều: im lặng, Istiftaah, Takbir Ihraam, và đọc dài như Rak’at đầu.
    Khi ngồi Tashahhud, Người e đặt bàn tay trái trên đùi trái, bàn tay phải trên đùi phải, chỉ ngón trỏ ra, Người e không để ngón trỏ đứng lên hoặc nằm xuống mà Người e hơi cong nó một chút và cử động, ngón út và ngón giáp út của Người co lại, ngón giữa và ngón cái của Người tạo thành một đường tròn, Người e cử động ngón trỏ lên khi Du-a và hướng cái nhìn đến nó.
    Người e luôn ngồi Tashahhud theo tư thế này và Người dạy các vị Sahabah của Người y nói:
{التَّحِيَّاتُ للهِ وَالصَّلَواتُ والطَّيِّبَاتُ، السَّلَامُ عَلَيْكَ أَيُّها النَّبِيُّ وَرَحْمَةُ اللهِ وبَرَكَاتُهُ، السَّلَامُ عَلَيْنَا وَعَلَى عِبَادِ اللهِ الصَّالِحِينَ، أَشْهَدُ أَنْ لَا إِلَهَ إِلَّا اللهُ، وأَشْهَدُ أَنَّ مُحَمَّدًا عَبْدُهُ وَرَسُولُهُ} متفق عليه.
“Attahiya-tu lilla-hi wassolawa-tu wattoiyiba-t, assalamualayka ayyuhan nabi-yu wa rohmatullo-hi wa baroka-tuh, assalamu alayna wa ala ibadilla-his so-lihi-n, ashhadu alla ila-ha illollo-h, wa ashhadu anna muhammadan abduhu wa rosu-luh”
“Mọi lời chào tốt đẹp và phúc lành dâng lên Allah. Cầu xin bằng an và phúc lành cho Người hỡi vị Nabi. Cầu xin bằng an cho chúng ta và cho các bề tôi ngoan đạo của Allah. Tôi xin chứng nhận rằng không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah và tôi xin chứng nhận rằng Muhammad là người bề tôi và là vị Thiên sứ của Ngài.” (Albukhari, Muslim).
Và Người e đọc rất khẽ như thể là Người đang cầu nguyện một cách im lặng. Rồi Người e đứng dậy đồng thời Takbir, Người e đứng dậy dựa trên sức chịu của hài bàn chân, đầu gối và hai đùi, Người e cũng giơ hai bàn tay lên trong nghi thức này. Sau đó, Người e chỉ đọc bài Fatihah duy nhất (không đọc chương kinh nào khác).
    Khi ngồi đọc Tashahhud cuối thì Người e ngồi với kiểu để bàn chân phải thẳng đứng gót hướng lên trên, các mũi ngón chân hướng về Qiblah, bàn chân trái áp sát xuống nền đất phía dưới bàn chân phải (cả hai bàn chân đều cùng hướng sang một bên), mông đặt xuống nền đất. Thỉnh thoảng Người e cũng để bàn chân phải nằm.
Người e đặt bàn tay phải trên đùi phải, co lại ba ngón và duỗi thẳng ngón trỏ.
Trong lễ nguyện Salah của Người e, Người  thường cầu nguyện với lời Du-a:
{اللَّهُمَّ إِنِّي أَعُوذُ بِكَ مِنْ عَذَابِ الْقَبْرِ، وَأَعُوذُ بِكَ مِنْ فِتْنَةِ الْمَسِيْحِ الدَّجَّالِ، وَأَعُوذُ بِكَ مِنْ فِتنَةِ المحيَا والمماتِ، اللَّهُمَّ إِنِّي أَعُوذُ بِكَ مِنَ المأثَمِ والمَغْرَمِ} رواه البخاري.
“Ollo-humma inni a’u-zdu bika min azda-bil qabri, wa a’u-zdu bika min fitnatil masi-hid dajja-l, wa a’u-zdu bika min fitnatil mahya wal-mama-t, ollo-humma inni a’u-zdu bika minal ma’tham wal-maghram”.
“Lạy Allah, quả thật bề tôi cầu xin Ngài che chở tránh khỏi sự trừng phạt nơi cõi mộ, bề tôi cầu xin Ngài che chở tránh khỏi tai họa của Dajja-l, và bề tôi cầu xin Ngài che cở tránh khỏi tai họa của sự sống và cái chết, lạy Allah, bề tôi cầu xin Ngài che chở tránh khỏi tội lỗi và nợ nần (không thể trả)” (Albukhari).
Sau đó, Người e cho Salam bên phải và bên trái:
{السلامُ عَلَيْكُمْ وَرَحْمَةُ اللهِ}
“Assalamu’alaykum wa rohmatullo-h”.
“Cầu xin bằng an và phúc lành từ nơi Allah cho quí vị”.
    Người e ra lệnh bảo người dâng lễ nguyện Salah đặt vật chắn trước mặt dù chỉ là một cây tên hay một thanh cây. Người e từng đặt một chiến cụ làm vật chắn để dâng lễ nguyện Salah và Người cũng từng lấy con vật cưỡi làm vật chắn trong lễ nguyện Salah.
    Và khi Người e dâng lễ nguyện Salah trước bức tường thì Người thường đứng cách bức tường một khoảng cách chừng lối đi của một con cừu, chứ Người không đứng xa bức tường và Người thường bảo đứng gần vật chắn trước mặt khi lễ nguyện Salah.
    Sự hướng dẫn của Người e về các động tác cũng như những cử động trong lễ nguyện Salah
    Người e không đưa mắt nhìn qua lại trong lễ nguyện Salah.
    Người e không nhắm mắt trong lễ nguyện Salah.
    Khi Người e đứng trong lễ nguyện Salah thì đầu của Người hơi cúi xuống; và trong lễ nguyện Salah, Người thường muốn đọc dài nhưng khi nghe tiếng khóc của trẻ con thì Người đọc giảm lại vì sợ gây khó khăn cho mẹ của nó.
    Người e từng dâng lễ nguyện Salah bắt buộc trong khi vẫn bế Ama-mah cháu ngoại của Người, khi Người đứng thì Người bế Ama-mah và khi Ruku’a và Sujud thì Người bỏ Ama-mah xuống.
    Người e từng đi mở cửa cho bà A’ishah  khi bà đến trong lúc Người đang dâng lễ nguyện Salah, Người đi mở cửa rồi quay lại tiếp tục lễ nguyện Salah.
    Người e đáp lại lời chào Salam bằng cách ra dấu trong lúc đang lễ nguyện Salah.
    Người e từng hắng giọng ở nơi cổ họng (e hèm), khóc trong lễ nguyện Salah.
    Có lúc Người e dâng lễ nguyện Salah trên chân trần, có lúc thì trên đôi giày và Người bảo dâng lễ nguyện Salah trên đôi giày (dép) nhằm để làm khác người Do Thái.
    Có lúc Người e dâng lễ nguyện Salah trong một chiếc áo dài duy nhất và có lúc trong hai chiếc áo, và Người thường dâng lễ nguyện trong hai chiếc áo nhiều hơn.
    Sự hướng dẫn của Người e về các việc làm sau lễ nguyện Salah
    Người e thường nói ba lần “أَسْتَغْفِرُ اللهَ” - “Astaghfirullo-h” – “Bề tôi cầu xin Allah tha thứ!”, rồi sau đó Người e nói tiếp:
{اللَّهُمَّ أَنْتَ السَّلامُ وَمِنْكَ السَّلَامُ تَبَارَكْتَ يَا ذَا الجَلالِ والإِكْرَامِ} رواه مسلم.
“Ollo-humma antas sala-m wa minkas salam taba-rakta ya zdal jala-li wal-akra-m”
“Lạy Allah, Ngài là Đấng Bằng An và mọi sự bằng đều đến từ nơi Ngài, thật ân phúc thay cho Đấng Quyền Năng và Quảng Đại” (Muslim).
Người e ngồi hướng mặt về Qiblah bằng thời gian đọc xong lời Zikir này rồi Người liền quay mặt sang những người Ma’mum ngay lập tức.
    Đối với lễ nguyện Salah Fajar, mỗi khi xong lễ nguyện thì Người e thường ngồi lại tại nơi dâng lễ nguyện Salah cho đến khi mặt trời mọc.
    Người e thường nói sau mỗi lễ nguyện Salah bắt buộc lời Zikir:
{لَا إلهَ إلَّا اللهُ وَحدَهُ لَا شَرِيْكَ لَهُ، لَهُ المُلْكُ وَلَهُ الحَمْدُ وَهُوَ عَلَى كُلِّ شيءٍ قَدِيرٌ، اللَّهُمَّ لَا مانعَ لِمَا أَعْطَيْتَ وَلَا مُعْطِيَ لِمَا مَنَعْتَ ولا يَنْفَعُ ذَا الجَدِّ مِنْكَ الجَدِّ} متفق عليه.
“La ila-ha ilollo-h wahdahu la shari-ka lahu, lahul mulku wa lahul hamdu wa huwa ala kulli shay-in qodi-r. Ollo-humma la ma-ni’a lima a’toita wa la mu’tiya lima mana’ta wa la yanfa’u zdal jaddi minkal jaddu”
“Không có Thượng Đế đích thực nào ngoài Allah, Đấng Duy Nhất không có đối tác ngang vai, mọi vương quyền và mọi sự ca tụng tán dương đều thuộc về Ngài và Ngài là Đấng Toàn Năng trên tất cả mọi thứ. Lạy Allah, khong có rào cản nào có thể ngăn cản điều Ngài đã ban cho và không một ai có khả năng ban phát điều gì một khi Ngài đã ngăn cấm và mọi quyền năng đều thuộc nơi Ngài” (Albukhari, Muslim).
{ولَا حَوْلَ ولَا قُوَّةَ إلَّا باللهِ، لَا إِلَهَ إِلَّا اللهُ، وَلَا نَعْبُدُ إِلَّا إياهُ، لَهُ النِّعْمَةُ وَلَهُ الفَضْلُ، وَلَهُ الثَّنَاءُ الْحَسَنُ، لَا إلهَ إلَّا اللهُ، مُخْلِصِينَ لَهُ الدِّينَ وَلَوْ كَرِهَ الْكَافِرُونَ} رواه مسلم.
“Wa la hawla wa la qu-wata illa billah, la ila-ha illo-h, wa la na’budu illa i-ya-hu, lahun ni’matu wa lahul fadhlu, wa lahuth thana-ul hasan, la ila-ha illo-h, mukhlisi-na lahud di-n wa law karihal ka-firu-n”.
“Và không có quyền năng cũng như sức mạnh nào ngoài quyền năng và sức mạnh của Allah, không có Thượng Đế đích thực nào ngoài Allah, và bầy tôi không thờ phượng bất cứ ai (vật gì) ngoài Ngài, mọi ân huệ và phúc lành đều ở nơi Ngài, Ngài đáng được ca ngợi với sự ca ngợi tốt đẹp, không có Thượng Đế đích thực nào ngoài Allah, bầy tôi xin chân tâm hướng về Ngài cho dù những kẻ vô đức tin căm ghét điều đó.” (Muslim).
    Người e khuyến khích các tín đồ của Người nói sau mỗi lễ nguyện Salah bắt buộc: “سبحانَ اللهِ” – “Subha-nollo-h” – “Vinh quang thay Allah!” 33 lần; “الحمدُ للهِ” – “Alhamdulilla-h” – “Mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Allah” 33 lần; “اللهُ أكبرُ” – “Ollo-hu-akbar” – “Allah vĩ đại nhất!” 33 lần, và làm tròn con số 100 với lời:
{لا إلهَ إلَّا  اللهُ وَحْدَهُ لَا شَرِيْكَ لَهُ، لَهُ المُلْكُ وَلَهُ الحَمْدُ وَهُوَ عَلَى كُلِّ شَيْءٍ قَديرٌ}
“La ila-ha ilollo-h wahdahu la shari-ka lahu, lahul mulku wa lahul hamdu wa huwa ala kulli shay-in qodi-r”.
“Không có Thượng Đế đích thực nào ngoài Allah, Đấng Duy Nhất không có đối tác ngang vai, mọi vương quyền và mọi sự ca tụng tán dương đều thuộc về Ngài và Ngài là Đấng Toàn Năng trên tất cả mọi thứ”.
    Sự hướng dẫn của Thiên sứ e về các lễ nguyện Salah tự nguyện và lễ nguyện Salah trong đêm
    Người e thường dâng lễ nguyện Salah tự nguyện khi Người muốn chứ không có lý do nào cả, đặc biệt là Sunnah Maghrib.
    Người e luôn duy trì mười Rak’at khi không đi đường: hai Rak’at trước và sau Zuhur, hai Rak’at sau Maghrib, hai Rak’at sau I-sha’ tại nhà của Người và hai Rak’at trước lễ nguyện Salah Fajar.
    Người e quan tâm và giữ gìn lễ nguyện Salah Sunnah Fajar nhiều hơn tất cả các lễ nguyện Salah Sunnah khác và Người e chưa từng bỏ lễ nguyện Salah Witir dù là đi đường hay không đi đường; và không có một ghi chép nào nói rằng Người e dâng lễ nguyện Salah Sunnah khác ngoài hai lễ nguyện Salah này trong lúc đi đường.
    Sau lễ nguyện Sunnah Fajar thì Người e thường nằm nghỉ nghiêng bên thân phải.
    Thỉnh thoảng Người e dâng lễ nguyện Salah Sunnah trước Zuhur bốn Rak’at, và khi Người lỡ hai Rak’at sau Zuhur thì Người thực hiện bù lại sau lễ nguyện Salah Asr.
    Hầu hết các lễ nguyện Salah trong đêm thì Người e đều đứng, thỉnh thoảng Người cũng ngồi, có lúc Người e đọc Kinh lúc ngồi và khi nào gần đến lúc Ruku’a thì Người đứng dậy sau đó Ruku’a.
    Người e thường dâng lễ nguyện Salah tám Rak’at trong đêm, Người cho Salam mỗi khi được hai Rak’at, sau đó Người làm Witir năm Rak’at liên tục tức Người chỉ ngồi Tashahhud ở Rak’at cuối cùng; hoặc có lúc Người e làm Witir chín Rak’at liên tục, Người ngồi nghĩ ở Rak’at thứ tám sau đó đứng dậy tiếp tục Rak’at thứ chín rồi Người ngồi Tashahhud và cho Salam, sau đó Người e dâng lễ nguyện Salah hai Rak’at sau khi đã cho Salam; hoặc có lúc Người e làm Witir với bảy Rak’at giống như chín Rak’at đã được nói, sau đó Người e dâng lễ nguyện Salah thêm hai Rak’at với tư thế ngồi.
    Người e làm Witir vào đầu hôm, giữa khuya và vào phần cuối của đêm, Người e nói:
{اجْعَلُوا آخِرَ صَلَاتِكُمْ باللَّيْلِ وِتْرًا} متفق عليه.
“Hãy làm Witir sau cùng các lễ nguyện Salah của các ngươi” (Albukhari, Muslim).
    Có lúc Người e ngồi dâng lễ nguyện Salah hai Rak’at sau Witir và có lúc Người e ngồi đọc Kinh cho đến khi nào Người e muốn Rukua’ thì Người đứng dậy rồi Rukua’.
    Và khi nào Người e quá buồn ngủ hay bị đau thì Người dâng lễ nguyện Salah mười hai Rak’at vào ban ngày.
    Người e từng đứng suốt đêm chỉ đọc với một câu Kinh, Người e lặp đi lặp lại câu Kinh đó cho đến sáng.
    Có lúc Người e đọc khẽ Qur’an, có lúc Người e đọc to tiếng; có lúc Người e đứng dâng lễ nguyện lâu và cũng có lúc Người giảm lại.
    Trong Witir, Người e thường đọc chương Al-A’la, chương Al-Kafirun và chương  Al-Ikhlaas. Khi Người cho Salam xong thì Người thường nói ba lần và kéo tiếng dài và lớn ở lần cuối cùng:
{سُبْحَانَ الْمُلْكِ الْقُدُّوْسِ} رواه أبو داود وابن ماجه والنسائي.
“Subha-nal mulkil quddu-s”.
“Vinh quang thay vị Vua thanh khiết và trong sạch” (Abu Dawood, Ibnu Ma-jah và Annasa-i).
    Sự hướng dẫn của Người e trong ngày Jumu’ah (thứ sáu)
    Một trong những hướng dẫn của Người e là tôn vinh ngày Jumu’ah và qui định một số việc làm đặc trưng: tắm trong ngày hôm đó, mặc bộ y phục đẹp nhất, bắt buộc bài thuyết giảng và nhiều lời Salawat cho Nabi e.
    Người e thường đi ra khi nào họ (các vị Sahabah) đã tập hợp, Người e đi ra và chào Salam đến họ rồi Người bước lên bục thuyết giảng, hướng mặt về phía họ rồi cho Salam đến họ, sau đó Người e ngồi xuống, Bilaal bắt đầu Azdaan. Khi Azdaan đã xong thì Người đứng dậy ngay để thuyết giảng. Và Người e thường chống gậy để bước lên bục giảng.
    Người e đứng thuyết giảng rồi ngồi nghỉ một chút sau đó đứng dậy tiếp tục thuyết giảng lần hai.
    Người e ra lệnh bảo phải giữ im lặng trong lúc nghe thuyết giảng, Người e nói rằng khi một người nói với người bạn đồng hành của mình hãy im lặng thì coi như y đã gây ôn ào, và người nào gây ôn ào thì ngày Jumu’ah không có giá trị đối với y.
    Khi Người e thuyết giảng thì Người thường đỏ mắt, cao giọng và rất hùng hồn như thể là Người đang cảnh báo đoàn quân trước khi ra trận.
    Người e thường nói trong bài thuyết giảng của Người “أَمَّا بَعْدُ”  - “Amma-ba’d” và Người thường thuyết giảng ngắn và dâng lễ nguyện Salah dài.
    Trong bài thuyết giảng của Người e thì Người thường dạy các vị Sahabah của Người các nguyên tắc và giáo lý của Islam, Người e ra lệnh và ngăn cấm họ nếu như họ có điều làm trái lệnh hay phạm những điều bị ngăn cấm.
    Người e từng tạm ngưng bài thuyết giảng khi có nhu cầu cần thiết nào đó hoặc khi cần trả lời cho một ai đó đã đặt câu hỏi, sau đó, Người trở lại tiếp tục hoàn tất bài thuyết giảng của mình. Có lúc Người e đi xuống khỏi bục thuyết giảng khi cần rồi quay lại; và Người cũng từng bảo họ giải quyết các vấn đề trong bài thuyết giảng của Người, khi Người e thấy họ gặp phải điều nan giải hay một vấn đề khó khăn nào đó thì Người bảo họ làm Sadaqah và thúc họ việc làm đó.
    Người e thường chỉ ngón tay trỏ trong bài thuyết giảng của Người mỗi khi nhắc đến Allah I và mỗi khi trời hiếm mưa thì Người e thường cầu mưa trong bài thuyết giảng của Người.
    Sau khi đã xong lễ nguyện Salah Jumu’ah thì Người e thường đi vào nhà và dâng lễ nguyện Salah Sunnah hai Rak’at và Người e bảo ai đã dâng lễ nguyện Salah Jumu’ah xong thì dâng lễ nguyện Salah bốn Rak’at.
    Sự hướng dẫn của Người e về lễ nguyện Salah Eid
    Người e thường dâng lễ nguyện Salah Eid tại một bãi trống, và Người thường mặc bộ quần áo đẹp nhất.
    Đối với ngày Eid Al-Fitri thì Người e thường ăn một vài quả chà là khô trước khi rời nhà đi đến chỗ lễ nguyện Salah, Người e thường ăn các quả chà là khô với số lẻ ( ba quả, năm quả, ...); còn trong ngày Eid Al-Adha thì Người thường không ăn gì cho đến khi quay trở về từ nơi lễ nguyện, Người e thường ăn thịt Qurbaan sau khi trở về nhà; đối với Eid Al-Fitri thì Người e thường dâng lễ nguyện Salah Eid Al-Fitri trễ còn đối với Eid Al-Adha thì Người thường dâng lễ nguyện Salah sớm hơn.
    Người e thường đi bộ đến chỗ lễ nguyện, Người bế con dê cái trên hai tay của Người, khi đến nơi, Người e đặt nó xuống ở phía Qiblah và dâng lễ nguyện Salah hướng về nó (như một vật chắn trước mặt khi lễ nguyện Salah).
    Người e bắt đầu lễ nguyện Salah Eid không có Azdaan cũng như không có Iqa-mah; Người không nói: Assala-tu ja-mi’ah, các vị Sahabah y của Người cũng không ai nói lời này, tất cả họ không hề nói bất cứ lời gì trước khi bắt đầu cũng như sau khi kết thúc lễ nguyện Salah Eid.
    Người e bắt đầu lễ nguyện Salah trước bài thuyết giảng, Người dâng lễ nguyện Salah hai Rak’at, Người Takbir trong Rak’at đầu bảy Takbir liên tục bao gồm cả Takbir Ihram, giữa hai Takbir Người e im lặng một lúc (trong khoảng thời gian rất ngắn), giữa các Takbir không có ghi chép nào cho thấy rằng Người e qui định một lời Zikir cụ thể nào đó, khi đã xong Takbir thì Người đọc (Fatihah và chương Kinh khác), khi đọc xong Người Takbir và Ruku’a; còn trong Rak’at thứ hai thì Người Takbir năm lần liên tục rồi đọc. Khi Salah xong thì Người e lập tức thuyết giảng cho mọi người khi họ vẫn ngồi trong hàng ngũ lễ nguyện Salah của họ, trong bài thuyết giảng Người e thường khuyên nhủ, ra lệnh và cấm đoán họ. Sau bài Fatihah thì có lúc Người e đọc chương 50 – Qaaf và chương 54 – Al-Qamar và có lúc Người e đọc chương Al-A’la và chương Al-Gha-shiyah.
    Người e đứng thuyết giảng trên nền đất, không có bục thuyết giảng.
    Người e cho phép ngồi thuyết giảng và lễ nguyện Salah Eid được thay cho lễ nguyện Salah Jumu’ah nếu ngày Eid trùng với ngày Jumu’ah.
    Người e thường đi và về trên hai con đường khác nhau vào ngày Eid.
    Sự hướng dẫn của Người e về hiện tượng nhật thực (nguyệt thực)
    Khi xảy ra hiện tượng nhật thực thì Người e lập tức đi nhanh ra Masjid với vẻ mặt sợ hãi, Người e đi trong tư thế hấp tấp, tay kéo lê chiếc áo, tiến lên phía trước và dâng lễ nguyện Salah hai Rak’at. Trong Rak’at đầu, Người e đọc Fatihah cùng với một chương Kinh dài, Người e đọc to tiếng, sau đó Người Ruku’a rất lâu, rồi Người e trở dậy đứng cũng rất lâu, lúc Người trở dậy từ Ruku’a thì Người nói “Sami’ollo-hu liman hamidah, Rabbana walakal hamdu” và sau đó tiếp tục đọc rồi Ruku’a lần hai rồi đứng dậy, kế tiếp Người Sujud, Người Sujud rất lâu, sau đó Người đứng dậy thực hiện Rak’at thứ hai giống như Rak’at thứ nhất. Như vậy, mỗi Rak’at là hai Ruku’a và hai lần Sujud, sau khi xong lễ nguyện thì Người e thuyết giảng.
    Khi có hiện tượng nhật thực (nguyệt thực) thì Người e bảo mọi người tụng niệm Allah I, dâng lễ nguyện Salah, Du-a, Istighfaar, làm Sadaqah và giải phóng nô lệ.
    Sự hướng dẫn của Người e việc cầu mưa
    Người e cầu mưa ngay trên bục giảng thuyết trong suốt thời gian thuyết giảng, Người từng cầu mưa trong những thời gian không phải là Jumu’ah, Người e từng cầu mưa khi Người e đang ngồi trong Masjid, Người ngửa đôi bàn tay lên và cầu xin Allah I.
    Trong những lời Du-a cầu mưa thì Người e thường nói những lời Du-a:
{اللَّهُمَّ اسْقِ عِبَادَكَ وبَهَائِمَكَ وانْشُر رَحْمَتَكَ وَأَحْي بَلَدَكَ المَيَّتَ} رواه أبو داود.
“Ollo-hummas qi iba-daka wa baha-imaka wanshur rohmataka wa ahyi baladakal mayyit”
“Lạy Allah, xin Ngài ban mưa xuống cho các bề tôi của Ngài và các loài động vật của Ngài, xin Ngài trải lòng nhân từ của Ngài và làm sống lại mảnh đất đã chết của Ngài” (Abu Dawood).
{اللَّهُمَّ اسْقِنَا غَيْثًا مُغِيثًا مَرِيئًا مَريعًا نَافعًا غَيْرَ ضَارٍ عَاجلًا غَيْرَ آجِلٍ} رواه أبو داود.
“Ollo-hummas qina ghaithan mughi-than mari-an mari-‘an na-fi’an ghaira dho-rin a’-jilan ghairo a-jil”.
“Lạy Allah, xin Ngài ban mưa mang lại màu mỡ và phúc lành không gây hại, xin Ngài sớm ban mưa đừng trì hoãn” (Abu Dawood).
    Khi Người e nhìn thấy mây và gió thì điều đó hiện rõ lên gương mặt Người, Người đi tới lui, và khi mưa xuống thì Người vui mừng.
    Khi Người e nhìn thấy mưa thì Người thường nói:
{اللَّهُمَّ صَيِّبًا نافعًا} متفق عليه.
“Ollo-humma soyyiban na-fi’an”.
“Lạy Allah, xin ban những đám mây phúc lành” (Albukhari, Muslim).
Và Người e thường cởi áo và phơi người trong cơn mưa. Khi được hỏi về điều đó thì Người e nói:
{لأنَّهُ حَديثُ عَهْدٍ بِرَبِّه} رواه مسلم.
“Bởi vì đó là lời giao ước của Thượng Đế” (Muslim).
    Khi mưa quá nhiều thì họ đòi Người e cầu xin Allah I hãm cơn mưa lại, thế là Người cầu xin nói:
{اللَّهُمَّ حَوَالَينَا وَلَا عَلَيْنَا، اللَّهُمَّ عَلَى الظّرابِ والآكَامِ والجِبَالِ وبُطونِ الأَوْدِيةِ وَمَنَابِتِ الشَّجَرِ} متفق عليه.
“Lạy Allah, xin Ngài ban mưa xuống mang phúc lành cho bầy tôi chớ đừng mang điều hại cho bầy tôi, lạy Allah xin Ngài để cơn mưa dội lên các đồi, các gò, các quả núi và các thung lũng và những nơi làm mọc ra cây cối” (Albukhari, Muslim).
    Sự hướng dẫn của Người e về lễ nguyện Salah trong hoàn cảnh sợ hãi
    Khi kẻ thù đang ở giữa Người e và hướng Qiblah thì Người dựng những người Muslim thành hai hàng ở sau lưng Người. Sau đó, Người e Takbir và họ đồng loạt Takbir, rồi tất cả đồng loạt Ruku’a và đồng loạt trở dậy, tiếp đến thì hàng đầu Sujud còn hàng ở phía sau thì vẫn đứng để quan sát kẻ thù, khi hàng đầu đứng dậy thì hàng phía sau Sujud, sau đó hàng phía sau đứng dậy và tiến lên hàng đầu còn hàng đầu lùi về phía sau để đứng ở vị trí hàng phía sau mục đích để cả hai hàng đều được hưởng phúc từ hàng đầu; và khi Người e ngồi Tashahhud thì hàng cuối cùng Sujud và nhập cùng với Người trong Tashahhud rồi tất cả cùng cho Salam.
    Nếu trường hợp kẻ thù không ở về phía Qiblah thì có lúc Người e chia họ thành nhóm: một nhóm canh đề phòng kẻ thù còn một nhóm dâng lễ nguyện Salah cùng với Người e; nhóm dâng lễ cùng với Người (nhóm thứ nhất) một Rak’at rồi di chuyển đến chỗ của nhóm người đang đứng canh (nhóm thứ hai) nhưng vẫn trong lễ nguyện Salah, lúc đó nhóm đứng canh (nhóm thứ hai) tiến đến chỗ của nhóm thứ nhất và dâng lễ nguyện cùng với Người e ở Rak’at thứ hai rồi Người e cho Salam, sau đó mỗi nhóm thực hiện nốt phần còn lại của lễ nguyện Salah sau khi Imam cho Salam.
    Có lúc Người e dẫn lễ cho một trong hai nhóm một Rak’at rồi sau đó đứng dậy, nhóm phía sau Người tiếp tục hoàn tất Rak’at thứ hai trong lúc Người đang đứng, sau đó họ cho Salam trước khi Người e Ruku’a, lúc đó nhóm thứ hai tiến đến và dâng lễ nguyện Salah cùng với Người e trong Rak’at thứ hai của Người, khi Người ngồi Tashahhud thì họ đứng lên thực hiện nốt Rak’at tiếp theo còn Người e thì vẫn đợi họ trong Tashahhud, sau khi Tashahhud thì Người cho Salam cùng với họ.
    Có lúc Người e dẫn lễ cho một trong hai nhóm cả hai Rak’at và cho Salam cùng với họ, sau đó Người e đến nhóm thứ hai và dẫn lễ cho họ hai Rak’at khác và cùng cho Salam với họ.
Sự hướng dẫn của Người e trong việc an táng người chết
*****
    Sự hướng dẫn của Người e trong an táng người chết là một sự hướng dẫn hoàn hảo nhất, khác với sự hướng dẫn của các cộng đồng khác còn lại. Sự hướng dẫn của Người e trong vấn đề này bao quát mọi sự tốt đẹp cho người chết cũng như cho cả gia đình và người thân của người chết. Đầu tiên trong sự hướng dẫn này là sự quan tâm của Người e đến người bệnh, sự nhắc nhở của Người e đến người bệnh về cuộc sống cõi Đời Sau, Người e bảo để lại di chúc và sám hối, Người e bảo đi viếng người sắp chết và nhắc người sắp chết nói lời Shahadah “لَا إِلهَ إلَّا اللهُ” để lời nói đó là lời nói cuối cùng của người chết.
    Người e là người biết hài lòng nhất trong nhân loại về Allah I trong sự an bài và định đoạt của Ngài và là người tạ ơn, ca ngợi và tán dương Ngài I nhiều nhất. Người e đã khóc thương cho con trai của Người Ibrahim, đó là tình thương của Người e đối với đứa con của mình nhưng trái tim của Người e vẫn đầy ấp sự hài lòng về Allah I và sự tri ân đối với Ngài, chiếc lưỡi của Người vẫn luôn bận rộn với lời tụng niệm Ngài và tán dương ca tụng Ngài; Người e nói:
{تَدْمَعُ العَيْنُ وَيَحْزَنُ القَلْبُ وَلَا نَقُولُ إلَّا ما يُرْضِي الرَّبَّ} متفق عليه.
“Đôi mắt rơi lệ, trái tim đau buồn nhưng chúng ta phải nói những điều làm Thượng Đế hài lòng” (Albukhari, Muslim).
     Người e cấm biểu hiện sự đau buồn và thương tiếc bằng cách tự tát tay vào má, la hét và vật vã một cách thái quá.
    Một trong những sự hướng dẫn của Người e trong việc an táng người chết là mau chóng an táng cho người chết để y được trở về với Allah I một cách sớm nhất, nên tắm rửa và vệ sinh cho người chết và liệm người chết với chiếc áo trắng.
    Một trong những sự hướng dẫn của Người e là che phủ gương mặt và thân thể của người chết lại và nên vuốt mắt cho người chết trước khi đậy kín.
    Người e từng hôn người chết.
    Người e bảo tắm cho người chết ba lần hoặc năm lần hoặc nhiều hơn tùy theo người phụ trách việc tắm rửa thấy cần thiết phải làm vậy; và Người bảo tắm người chết lần cuối với long não.
    Người e không tắm cho người chết Shaheed (hy sinh trong trận chiến), Người cởi bỏ khỏi cơ thể những người chết Shaheed những tấm da và những miếng sắt, và Người e chôn cất họ trong nguyên vẹn quần áo của họ đang mặc trên người và không dâng lễ nguyện Salah cho họ.
    Người e bảo tắm cho người chết trong tình trạng Ihram với nước và lá táo, liệm họ trong bộ đồ Ihram của họ và Người e cấm dùng chất thơm cho họ cũng như cấm che phủ đầu của họ.
    Người e bảo người thân (người phụ trách việc an táng) của người chết chu đáo trong việc liệm và liệm họ với những miếng vải màu trắng; và Người e cấm liệm một cách sơ sài và qua loa.
    Trường hợp vải liệm ngắn không đủ che kín toàn thân người chết thì Người e cố gắng che kín phần đầu của người chết, còn phần chân thì Người e dùng cỏ phủ lên.
    Sự hướng dẫn của Người e trong việc dâng lễ nguyện Salah cho người chết
    Người e dâng lễ nguyện Salah cho người chết bên ngoài Masjid; có lúc Người e dâng lễ nguyện Salah cho họ ngay trong Masjid, tuy nhiên, đây không phải là việc làm nằm trong sự hướng dẫn thường xuyên của Người e.
    Khi có người chết được mang đến thì Người e thường hỏi:
{هَلْ عَلَيْهِ دَيْنٌ؟} متفق عليه.
“Y có mắc nợ không?” (Albukhari, Muslim).
Nếu người chết không có nợ nần thì Người e dẫn lễ mọi người cho y, còn nếu người chết mắc nợ thì Người e không dâng lễ nguyện Salah cho y mà Người bảo các vị Sahabah của Người dâng lễ nguyện Salah cho y.
Tuy nhiên, khi Allah I đã giúp Người e chinh phục được Makkah thì Người dâng lễ nguyện Salah cho người chết mắc phải nợ nần và Người gánh lấy khoản nợ đó giùm y và Người e đã bỏ tài sản của Người làm của thừa kế cho những người được hưởng quyền thừa kế của y.
    Khi bắt đầu vào lễ nguyện Salah cho người chết thì Người e Takbir, tán dương ca tụng Allah I và cầu nguyện; Người e thường Takbir bốn lần và có lúc năm lần.
    Người e bảo phải thành tâm trong việc Du-a (cầu nguyện) cho người chết. Một số lời Du-a mà Người e thường cầu nguyện cho người chết:
{اللَّهُمَّ اغْفِرْ لِحَيِّنَا وَمَيِّتِنَا وَصَغِيْرِنَا وَكَبِيرنَا وَذَكَرِنَا وَأُنْثَانَا وَشَاهِدِنَا وَغَائِبنَا. اللَّهُمَّ مَنْ أَحْيَيْتَهُ مِنَّا فَأَحْيهِ عَلَى الإِسْلَامِ، وَمَنْ تَوفَّيْتَهُ مِنَّا فَتَوَفَّهُ عَلَى الإيمانِ، اللَّهُمَّ لَا تَحْرِمْنَا أَجْرَهُ وَلَا تَفْتِنَّا بَعْدَهُ} رواه الترمذي والنسائي وابن ماجه.
“Ollo-hummagh fir lihaiyina wa maiyitina wa soghi-rina wa kabi-rina wa zdakarina wa untha-na wa sha-hidana wa gho-ibina. Ollo-humma man ahyaitahu minna fa-ahyihi alal isla-m, wa man tawaffaitahu minna fa tawaffai alal i-ma-n. Ollo-humma la tahrimna ajrohu wa la tafjinna ba’dahu”.
“Lạy Allah, xin Ngài hãy tha thứ cho bầy tôi, người sống cũng như người đã chết, người trẻ cũng như người già, nam cũng như nữ, người hiện diện cũng như người vắng mặt. Lạy Allah, ai trong bầy tôi mà Ngài ban cho sự sống thì Ngài hãy để y sống trong Islam và ai trong bầy tôi mà Ngài làm cho chết thì xin Ngài hãy để y chết trong đức tin Iman. Lạy Allah, xin Ngài đừng ngăn ân phước của y đối với chúng tôi và xin Ngài đừng thử thách bầy tôi sau y” (Tirmizdi, Annasa-i và Ibnu Ma-jah).
{اللَّهُمَّ اغْفِرْ لَهُ وَارْحَمْهُ وَعَافِهِ واعْفُ عَنْهُ وَأَكْرِمْ نُزُلَه وَوَسِّعْ مُدْخَلَه واغْسِلْهُ بالماءِ والثَّلْجِ والبَـرَدِ وَنَقِّهِ مِنَ الخَطَايَا كَمَا يُنَقَّى الثَّوبُ الأبْيَضُ مِنَ الدَّنَسِ، وأَبْدِلْهُ دَارًا خَيْرًا مِنْ دَارِهِ وَأَهْلًا خَيْرًا مِنْ أَهْلِهِ وَزَوْجًا خَيْرًا مِنْ زَوْجِهِ وأَدْخِلْهُ الجَنَّةَ وَأَعِذْهُ مِنْ عَذَابِ القَبْرِ وَمِنْ عَذَابِ النَّارِ} رواه مسلم.
“Ollo-hummagh fir lahu warhamhu wa a’fihi wa’fu anhu wa akrim nuzu-lahu wa wassi’ mudkholahu waghsilhu bilma’ waththalji walbarodi wanaqqihi minal khoto-ya kama yunaqqoth thawbul abyadhu minad danas, wa abdilhu da-ran khoiran min da-rihi wa ahlan khoiran min ahlihi wa zawjan khoiran min zawjihi wa adkhilhul jannah wa a’izdhu min ‘aza-bil qabri wa min ‘azda-bin na-r”
“Lạy Allah, xin Ngài hãy tha thứ cho y, thương xót y, ban phúc lành cho y, quảng đại với y, xin Ngài mở rộng lối vào cho y, xin Ngài tắm y với nước, với tuyết và với băng, xin Ngài tẩy sạch y khỏi tội lỗi giống như chiếc áo trắng được tẩy xóa khỏi những vết bẩn, xin Ngài thay cho một chô cư ngụ khác tốt đẹp hơn chỗ cư ngụ của y, xin Ngài thay cho y người thân tốt đẹp hơn người thân của y, xin Ngài thay cho y người vợ (người chồng) tốt đẹp hơn người vợ (người chồng) của y, và xin Ngài hãy thu nhận y vào Thiên Đàng và xin Ngài tránh xa y khỏi sự trừng phạt nơi cõi mộ và khỏi sự trừng phạt nơi Hỏa Ngục” (Muslim).
    Khi đứng làm Imam dẫn lễ nguyện Salah cho người chết thì Người e đứng ngang ở phần đầu của thì hài nếu đó là nam giới, còn nữ giới thì Người e đứng ngang ở giữa thân thi hài.
    Người e dâng lễ nguyện Salah cho trẻ con nhưng Người e không dâng lễ nguyện Salah cho ai tự kết liễu bản thân mình và Người e cũng không dâng lễ nguyện Salah cho người tham lam chiến lợi phẩm.
    Người e dâng lễ nguyện Salah cho người phụ nữ thuộc tộc người Juhainiyah bị hành hình ném đá vì phạm tội Zina.
    Người e đã dâng lễ nguyện Salah cho vị vua Annajashi khi ông qua đời, tuy nhiên, không phải là sự hướng dẫn của Người e trong việc dâng lễ nguyện Salah cho tất cả người chết khi họ không hiện diện.
    Sự hướng dẫn của Người e về việc chôn cất và đưa tiển người chết
    Khi dâng lễ nguyện Salah cho người chết xong thì Người e thường đưa tiển người chết đến mộ, Người thường đi bộ và dẫn đầu. Theo Sunnah, người đi trên vật cưỡi nên đi ở phía sau, còn nếu đi bộ thì đi sát bên người chết hoặc là sát bên ở phía sau hoặc ở đằng trước hoặc ở bên phải hay bên trái; và Người e bảo phải đi nhanh.
    Và Người e thường không ngồi cho đến khi đã chôn cất xong.
    Người e bảo đứng khi chôn cất và có ghi chép xác thực rằng Người e từng ngồi.
    Người e không chôn cất người chết lúc mặt trời mọc cũng như lúc mặt trời lặn và ngay cả lúc mặt trời đứng bóng.
    Một trong những sự hướng dẫn của Người e là khoét Lihat (huyệt lõm ở dưới đáy mộ nằm về phía Qiblah để đặt xác người chết khi chôn), đào huyệt sâu, và làm rộng một chút lòng mộ ở phần đầu và phần chân.
    Người e thường lấy tay nắm đất rắc lên người chết từ phía đầu của họ ba lần khi chôn.
    Khi chôn cất người chết xong thì Người e thường đứng lại ở bên mộ và cầu xin cho y và Người e bảo các vị Sahabah của Người làm vậy.
    Người e không hề ngồi trên mộ (hay bên mộ) đọc Qur’an và Người e cũng không nhắc người chết nói lời Shahadah.
    Một trong sự hướng dẫn của Người e là Người bỏ việc cáo phó (thông cáo về cái chết của một người), không những thế Người e còn ngăn cấm việc làm đó.
    Sự hướng dẫn của Người e về mộ phần và an ủi gia đình người chết
    Người e không hướng dẫn xây tô cho ngôi mộ cũng như việc trang hoàng cho nó và Người cũng không hề xây nấp mộ.
    Người e đã cử ông Ali t đến Yemen với nhiệm vụ đập phá hết các tượng đài, các phần mộ được xây tô không chừa bất cứ cái nào. Theo Sunnah của Người e là ngôi mộ chỉ được đắp bằng phẳng không cao hơn mặt đất.
    Người e cấm trát tô các mộ phần, cấm xây dựng bên trên đó và cấm ghi lên đó.
    Ai muốn nhận biết mộ phần của một ai đó thì Người e dạy làm dấu bằng một cục đá.
     Người e cấm lấy các ngôi mộ làm các Masjid, Người e cấm đốt nhang đèn trên đó; và Người e nguyền rủa những ai hành động như thế.
    Người e cấm dâng lễ nguyện Salah hướng về đó và cấm lấy mộ làm nơi cho lễ hội.
    Người e cấm xúc phạm các ngôi mộ và cấm giẫm đạp lên đó và cũng cấm ngồi trên mộ đồng thời Người cấm tôn vinh nó.
    Người e thường đi viếng mộ của các vị Sahabah của Người để cầu nguyện xin Allah I tha thứ cho họ. Theo Sunnah người đi viếng mộ nên nói:
{السَّلامُ عَلَيْكُم أَهْلَ الدِّيَارِ مِنَ المؤمنينَ والمسلمينَ وإنَّا إِنْ شَاءَ اللهُ بِكُمْ لَاحِقُونَ نَسْأَلُ اللهَ لَنَا ولكُمُ العَافِيَةَ} رواه مسلم.
“Assalamualaykum ahlad diya-r minal mu’mini-n walmuslimi-n wa inna insha-ollo-h bikum la-hiku-n nas-alullo-ha lana wa lakumul ‘a-fiyah”
“Chào an lành đến quí vị hỡi những người nơi cõi mộ từ những người có đức tin và những người Muslim, quả thật, chúng tôi insha-Allah sẽ hội ngộ cùng quí vị, chúng tôi cầu xin Allah ban cho chúng tôi và quí vị sự bằng an và phúc lành!” (Muslim).
    Một trong những sự hướng dẫn của Người e là đi viếng thăm an ủi gia đình của người chết nhưng không phải là sự hướng dẫn của Người e khi cùng nhau tập hợp lại tại nhà của người chết để đọc Qur’an hay cùng nhau đọc Qur’an bên mộ hay ở những nơi khác.
    Một trong những sự hướng dẫn của Người e là gia đình của người chết không phải lo thức ăn và thức uống cho khách viếng mà Người bảo những người viếng làm thức ăn mang đến cho họ dùng.

 

 


Sự hướng dẫn của Thiên sứ e về việc Zakah và Sadaqah
*****
    Sự hướng dẫn của Người e về Zakah
    Sự hướng của Người e về sự việc này là một sự hướng dẫn hoàn hảo, Người e đã hướng dẫn về thời điểm, mức lượng của việc xuất Zakah và ai là người có trách nhiệm phải xuất. Người e quan tâm đến chủ sở hữu tài sản và sự cải thiện cho những người nghèo, Người e bắt buộc những người giàu có và dư dả hỗ trợ những người nghèo một cách không bất công với họ (những người giàu).
    Khi Người e biết người nào thuộc thành phần hưởng của Zakah thì Người cho người đó ngay, và nếu ai đó hỏi xin Người nhưng Người e không biết rõ tình cảnh của y thì Người cũng cho y.
    Người e chỉ cử người đi thu Zakah đến những chủ sở hữu vật nuôi, cây trồng và trái quả mà Người đã xác định rằng họ thực sự sở hữu.
    Người e từng cử người có kinh nghiệm ước lượng đến chỗ của những chủ vườn chà là để ước lượng trái quả của họ để xem họ đã đạt đủ mức lượng để xuất Zakah hay không.
    Người e không thu Zakah từ ngựa, nô lệ, lừa, la, rau xanh, trái quả không tính bằng cân nặng hay không thể dự trữ trừ nho, chà là tươi; Người e không phân biết giữa tươi hay khô.
    Người e cấm người Zakah mua lại phần Zakah của y và Người cho phép người giàu ăn phần Zakah nếu như người nghèo biếu tặng lại y.
    Thỉnh thoảng Người cho nợ Zakah mục đích cải thiện những người Muslim và có lúc Người e thu trước của Zakah từ những người chủ sở hữu.
    Khi có người mang của Zakah đến thì Người e thường cầu nguyện cho y với lời:
{اللَّهُمَّ بَارِك فيه وفي إِبِلِه} رواه النسائي.
“Lạy Allah, xin Ngài ban phúc cho y và cho lạc đà của y” (Annasa-i).
Có lúc Người e nói:
{اللهم صَلِّ عليه} متفق عليه.
“Lạy Allah, xin Ngài hãy ban bằng an cho y” (Albukhari, Muslim).
    Sự hướng dẫn của Người e về Zakah Fitri
    Người e bắt buộc mỗi người tín đồ phải xuất Zakah Fitri với một Sa’ chà là khô hoặc lúa mạch hoặc lúa mì hoặc nho khô.
    Một trong những sự hướng dẫn của Người e là xuất Zakah vào lúc trước lễ nguyện Salah Eid; Người nói:
{مَنْ أَدَّاهَا قَبْلَ الصَّلاةِ فَهِيَ زَكاةٌ مَقْبُولة ومَنْ أَدَّاها بَعْدَ الصَّلاةِ فَهِيَ صَدَقَةٌ مِنَ الصَّدقَاتِ} رواه أبو داود.
“Ai thực hiện nó (xuất Zakah) trước lễ nguyện Salah (Eid) thì đó là Zakah (Fitri) còn ai thực hiện nó sau lễ nguyện Salah thì đó chỉ là Sadaqah từ các việc làm làm Sadaqah” (Abu Dawood).
    Người e qui định phần Zakah Fitri này là dành riêng cho những người nghèo chứ không phân phát cho tám thành phần (giống như Zakah hàng năm).
    Sự hướng dẫn của Người e về Sadaqah tự nguyện
    Người e là người làm Sadaqah nhiều nhất trong nhân loại với những gì mà Người sở hữu được và Người không cầu xin nhiều hơn những gì Allah cho và cũng không cầu xin ít hơn.
    Bất cứ ai hỏi xin Người e thứ gì thì Người đều cho dù ít hay nhiều.
    Niềm vui của Người e với những gì Người cho đi nhiều hơn niềm vui của Người đối với những gì Người nhận được.
    Khi có người nghèo khổ cần giúp đỡ đến với Người e thì có lúc Người cho thức ăn và có lúc Người cho quần áo.
    Người e cho và làm Sadaqah bằng nhiều cách, có lúc Người e biếu tặng, có lúc Người bố thí, có lúc Người mua một thứ gì đó rồi cho lại cho người bán, có lúc Người mượn một thứ gì đó rồi khi trả lại thì Người trả lại phần hơn, và có lúc Người e nhận quà biếu nhưng Người đáp lại nhiều hơn món quà đó.

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Sự hướng dẫn của Thiên sứ e về sự nhịn chay
    Sự hướng dẫn của Người e về nhịn chay Ramadan
    Một trong những sự hướng dẫn của Người e là Người bắt đầu nhịn chay Ramadan khi đã nhìn thấy trăng lưỡi liềm hoặc bởi một người đã nhìn thấy, nếu trường hợp Người e không nhìn thấy cũng như không có người nhìn thấy thì Người e làm tròn ba mươi ngày cho tháng Sha’baan.
    Nếu đêm 29 có nhiều mây thì Người e làm tròn ba mươi ngày cho tháng Sha’baan, Người e không hề nhịn chay vào ngày nhiều mây (ngày 30 của Sha’baan) và Người cũng không bảo làm điều đó.
    Một trong những sự hướng dẫn của Người e là kết thúc nhịn chay Ramadan phải với hai người chứng kiến trăng lưỡi liềm.
    Trường hợp hai người chứng kiến trăng lưỡi liềm sau khi đã qua giờ Eid thì Người xả chay và bảo họ xả chay và Người dâng lễ nguyện Salah Eid vào ngày hôm sau.
    Người e nhanh chóng xả chay khi đã đến giờ xả chay mỗi ngày và khuyến khích làm vậy, Người e  luôn dùng bữa ăn Suhur (bữa ăn trước Fajar để chuẩn bị cho một ngày nhịn chay), Người e khuyến khích mọi người dùng bữa ăn Suhur và Người thường ăn trễ bữa ăn này (Người thường trì hoãn bữa ăn này gần đến giờ Fajar) và Người thích làm vậy.
    Người e xả chay trước lễ nguyện Salah (Maghrib), Người e thường xả chay với một vài quả chà là tươi nếu có, nếu không có chà là tươi thì Người e xả chay với các quả chà là khô, nếu không có chà là khô thì Người e xả chay với nước lã.
    Lúc xả chay, Người e thường nói:
{ذَهَبَ الظَّمَأُ وابْتَلَّتِ العُرُوقُ وثَبَتَ الأَجْرُ إِنْ شَاءَ اللهُ تَعَالَى} رواه أبو داود.
“Zdahaba azzhoma-u wabtallatil uru-qu wa thabataa ajru insha-ollo-h ta’a-la”
“Cơn khát đã qua, các đường máu đã lưu thông trở lại và phần ân phước đã được khẳng định Insha-Allah” (Abu Dawood).
    Trong tháng Ramadan, Người e thờ phượng nhiều hơn với nhiều dạng thờ phượng, và trong Ramadan đại Thiên Thần Jibril u thường đến ôn Qur’an cho Người e.
    Trong tháng Ramadan, Người e làm nhiều Sadaqah, đọc Qur’an nhiều hơn, nhiều lễ nguyện Salah, nhiều Zikir và Người làm I’tikaaf.
    Trong Ramadan, Người e ấn định một số việc làm thờ phượng riêng biệt điều mà Người không ấn định nó trong những tháng khác, có lúc Người e thờ phượng xuyên suốt nhưng Người cấm các vị Sahabah của Người làm xuyên suốt như thế, Người cho phép họ đến khuya nếu muốn.
    Sự hướng dẫn của Người e về những điều bị cấm và những điều được phép trong nhịn chay
    Người e cấm người nhịn chay nói lời tục, dâm ô, chửi rủa, Người bảo người nhịn chay nói đáp lại với người chửi rủa y: Tôi đang nhịn chay.
    Khi đi đường xa trong tháng Ramadan thì có lúc Người e nhịn chay và có lúc Người không nhịn chay, và các vị Sahabah của Người được phép lựa chọn một trong hai (nhịn hay không nhịn) tùy thích.
    Người e bảo họ xả chay khi đã gần kề với kẻ thù.
    Người e không hề qui định khoảng cách đi đường bao xa người nhịn chay được phép xả chay.
    Các vị Sahabah khi chuẩn bị đi đường là họ xả chay mà không cần xem việc mình đã đi khỏi các ngôi nhà hay chưa và họ cho biết rằng đó là sự hướng dẫn và Sunnah của Người e.
    Người e từng trong thể trạng Junub vào giờ Fajar, Người tắm sau giờ Fajar và nhịn chay.
    Người e từng hôn một số bà vợ của Người trong lúc Người đang nhịn chay Ramadan.
    Người e có dùng Siwak trong lúc đang nhịn chay, và Người e có súc miệng, súc mũi trong lúc đang nhịn chay và Người e từng giội nước lên đầu trong lúc đang nhịn chay.
    Người e không bảo người lỡ ăn hoặc uống do quên nhịn chay bù lại.
    Người e cho phép người bệnh, người đi đường không nhịn chay nhưng phải nhịn chay bù lại, tương tự, người phụ nữ mang thai và đang cho con bú nếu lo sợ cho bản thân mình thì cũng được phép như vậy.
    Sự hướng dẫn của Người e về nhịn chay tự nguyện
    Sự hướng dẫn của Người e trong vấn đề này là sự hướng dẫn hoàn hảo và trọn vẹn mang lại sự dễ dàng và thuận tiện cho mỗi tín đồ. Người e từng nhịn chay đến nỗi cứ tưởng Người sẽ không ngừng việc nhịn chay và Người e cũng từng không nhịn chay đến nỗi cứ tưởng Người đã bỏ hẳn việc nhịn chay. Người e không hề nhịn chay nguyên tháng ngoại trừ tháng Ramadan, và không có tháng nào Người e nhịn chay nhiều hơn tháng Sha’baan, và không một tháng nào kết thúc mà Người e không có sự nhịn chay trong tháng đó.
    Người e ghét ai đó qui định ngày thứ sáu dành riêng cho việc nhịn chay, Người e thường nhịn chay ngày thứ hai và thứ năm hàng tuần.
    Người e không hề bỏ nhịn chay vào những ngày trăng sáng (13, 14, 15 của mỗi tháng) dù là ở nhà hay đi đường, và Người e kêu gọi các Sahabah của Người nhịn chay những ngày này.
    Người e thường nhịn chay ba ngày mỗi tháng.
    Người e nói về nhịn chay sáu ngày của tháng Shauwaal:
{صِيَامُهَا مَعَ رَمَضَانَ يَعْدِلُ صِيَامَ الدَّهْرِ} رواه مسلم.
“Nhịn chay những ngày đó cùng với Ramadan tương đương với nhịn chay cả năm” (Muslim).
Người e thường săn đón ngày A’shu-ra để nhịn chay và Người cho biết rằng nhịn chay ngày hôm đó sẽ được bôi xóa tội lỗi của năm vừa qua. (Theo Hadith được ghi lại bởi Muslim).
    Người e nói về nhịn chay ngày A’rafah:
{صَيَامُه يُكَفِّرُ السَّنَةَ الماضية والبَاقِيَةَ} رواه مسلم.
“Nhịn chay ngày hôm đó sẽ bôi xóa tội lỗi của năm vừa qua và năm sắp tới” (Muslim).
Một trong những sự hướng dẫn của Người e là không nhịn chay A’rafah đối với ai đang ở tại Arafah.
    Không phải là sự hướng dẫn của Người e đối với ai nhịn chay nguyên năm, Người e nói:
{مَنْ صامَ الدَّهْرَ لا صَامَ وَلَا أَفْطَرَ} رواه النسائي.
“Ai đã nhịn chay nguyên năm thì người đó đã không nhịn chay và đã không xả chay” (Annasa-i).
    Có lúc, Người e định nhịn chay tự nguyện rồi Người hủy. Người từng đi vào nhà của các bà vợ của Người và nói: Các nàng có gì? Nếu họ nói không có gì thì Người e nói:
{إِنِّي إِذًا صائِمٌ} رواه مسلم.
“Nếu vậy thì Ta nhịn chay” (Muslim).
    Người e nói:
{إِذَا دُعِي أَحَدُكم إلى طَعَامٍ وَهُوَ صائِمٌ فَلْيَقُلْ: إِنِّي صَائِمٌ} رواه مسلم.
“Nếu ai đó trong các ngươi được mời gọi đến với thức ăn trong lúc y đang nhịn chay thì y hãy nói: quả thật tôi đang nhịn chay” (Muslim).
    Sự hướng dẫn của Người e về việc I’tikaaf
    Người e I’tikaaf trong mười ngày cuối của Ramadan cho đến cuối đời, có một lần Người đã bỏ lỡ việc làm này và Người đã thực hiện bù lại trong tháng Shauwaal.
    Người e I’tikaaf một lần vào mười ngày đầu của Ramadan, kế đến là vào mười ngày giữa và sau đó là vào mười ngày cuối để tìm đêm định mệnh Qadr. Nhưng sau đó, Người e được cho biết rằng đêm định mệnh sẽ nhằm vào những ngày trong mười ngày cuối, thế là kể từ đó Người e luôn I’tikaaf vào mười ngày cuối cho đến cuối đời.
    Người e không làm I’tikaaf trừ phi đang trong nhịn chay.
    Người e bảo mang lều đến cho Người rồi Người dựng nó trong Masjid để Người tịnh trong đó.
    Khi Người e muốn I’tikaaf thì Người dâng lễ nguyện Salah Fajar xong là Người vào.
    Khi I’tikaaf Người e thường mang theo tấm trải và đồ ngủ vào chỗ I’tikaaf.
    Người e chỉ vào trong nhà khi có nhu cầu tự nhiên cần thiết của cơ thể (đại, tiểu tiện).
    Người e từng ló đầu vào trong nhà của bà A’ishah  để bà chải tóc trong lúc bà đang kinh nguyệt.
    Một số bà vợ của Người e từng viếng thăm Người trong lúc Người đang I’tikaaf.
    Người e không hề có những cử chỉ âu yếu, yêu thương với bất kỳ người vợ nào trong lúc Người đang I’tikaaf, dù là hôn hay những hành vi yêu thương khác.
    Mỗi năm Người e I’tikaaf mười ngày, nhưng riêng năm cuối đời của Người, Người I’tikaaf hai mươi ngày.

 

 

 


Sự hướng dẫn của Người e về Hajj và Umrah
    Sự hướng dẫn của Người e về Umrah
    Người e đã làm Umrah bốn lần, một trong số đó có một lần Umrah trong cuộc giải hòa Hudaibiyah; những người thờ đa thần đã ngăn Người e đến ngôi đền Ka’bah, thế là Người e đã giết con vật, cạo đầu ngay lúc họ ngăn cản Người và kết thúc tình trạng Ihram.
•    Umrah lần thứ hai: Umrah bù lại; đó lần Umrah Người e thực hiện lại trong năm sau đó.
•    Umrah lần thứ ba: Umrah mà Người e đã làm cùng với lần Hajj của Người.
•    Umrah lần thứ tư: Umrah từ khu vực Al-Ji’ra-nah( ).
    Không có một lần Umrah nào của Người e được thực hiện từ bên ngoài Makkah mà tất cả đều nằm trong Makkah.
    Không có ghi chép nào xác thực rằng Người e chỉ làm Umrah một lần trong một năm chứ chưa từng làm hai lần trong một năm.
    Tất cả các lần Umrah của Người e đều được thực hiện trong các tháng của Hajj.
    Người e nói:
{عُمْرَةٌ في رَمَضَانَ تَعْدِلُ حَجَّةً} متفق عليه.
“Umrah trong tháng Ramadan bằng với Hajj” (Albukhari, Muslim).
    Sự hướng dẫn của Người e về Hajj
    Sau khi Hajj được sắc lệnh thì Người e nhanh chóng thực hiện ngay không chậm trễ và Người e chỉ thực hiện Hajj có một lần duy nhất trong đời, đó là Hajj thuộc dạng Qiraan.
    Người e định tâm Ihram sau lễ nguyện Salah Zuhur, sau khi định tâm Người e nói lời Talbiyah:
{لَبَّيْكَ اللَّهُمَّ لَبَّيْكَ، لَبَّيْكَ لَا شَرِيكَ لَكَ لَبَّيْكَ، إِنَّ الحَمْدَ والنِّعْمَةَ لَكَ والمُلْكَ لا شَرِيكَ لَكَ} رواه مسلم.
“Labbaikollo-humma-labbaika, labbaika la shari-ka laka labbaika, innal hamda wal ni’mata laka walmulk la shari-ka laka”
“Lạy Allah, bề tôi xin vâng lệnh Ngài, xin vâng lệnh Ngài không có đối tác ngang vai cùng với Ngài, quả thật mọi sự ca tụng và tán dương cũng như mọi ân huệ và vương quyền đều là của Ngài, Ngài không có đối tác ngang hàng.” (Muslim).
Người e nói to lời Talbiyah này và các vị Sahabah của Người đều nghe thấy và Người bảo họ rằng Allah I ra lệnh cho họ phải nói to tiếng lời Talbiyah này. Lúc đó, có người nói thêm và có người cắt bớt đi lời nói Talbiyah này nhưng Người e không phản đối họ.
    Người e cho phép các vị Sahabah của Người chọn một trong ba dạng Hajj khi định tâm vào Ihram, sau đó khi đến gần Makkah thì Người e bảo ai không có con vật để giết thì làm Hajj dạng Tamattu’a.
    Người e đã ở trên lưng của con vật cưỡi trong khi thực hiện các nghi thức Hajj, đồ đạc và thức ăn để ở xuống dưới.
Khi tới Makkah Người e ra lệnh bảo ai không có con vật để giết thì hãy kết thúc Ihram và làm cho trở thành Umrah, còn ai có con vật để giết thì tiếp tục trong tình trạng Ihram của mình, sau đó Người đứng dậy đi và dừng chân tại Zdi Tawa, Người ngủ tại đó một đêm, Người dâng lễ nguyện Salah Fajar tại đó rồi Người tắm sau đó Người đi vào Makkah vào ban ngày từ phía hướng núi cao.
Khi vào Masjid Người e hướng ngay đến ngôi đền Ka’bah, Người e không dâng lễ nguyện Salah chào Masjid, khi đến chỗ của cục đá đen thì Người đưa tay hướng về nó, sau đó Người quay người đi bên trái của Người hướng về ngôi đền, Người không hề Du-a bất cứ lời Du-a nào khi đi Tawaaf quanh Ka’bah, như giữa hai góc từ góc thứ tư cho đến góc có cục đá đen thì có ghi chép xác thực rằng Người đọc:
{رَبَّنَا آتِنَا في الدُّنيا حَسَنَةً وفي الآخِرَةِ حَسَنَةً وِقِنَا عَذَابَ النَّارِ}
“Rabbana a-tina fiddunya hasanah wa fil a-khiroti hasanah wa qina azda-ban na-r”
“Lạy Thượng Đế của bầy tôi, xin Ngài ban điều tốt đẹp cho bầy tôi trên thế gian và điều tốt đẹp ở cõi Đời Sau và xin Ngài cứu rỗi bầy tôi khỏi sự trừng phạt nơi Hỏa Ngục”.
 Người e đi nhanh (chạy chậm) trong lần Tawaaf này, đó là ở dòng đầu tiên, và trong ba dòng này Người e để mảnh Ihram hở vai bên phải.
Cứ mỗi khi đi đến góc có cục đá đen thì Người e đưa tay hướng về nó hoặc đưa cây gậy chạm vào nó rồi hôn và nói Ollo-hu-akbar.
Người e đưa tay hướng về góc thứ tư của Ka’bah tính từ góc có cục đá đen còn được gọi Ruknun Yama-ni nhưng Người không hôn nó cũng không hôn tay khi đưa tay hướng về nó.
Khi đã xong Tawaaf thì Người e di chuyển đến chỗ phía sau Maqaam Ibrahim (chỗ đứng của Nabi Ibrahim), Người e đọc:
﴿وَٱتَّخِذُواْ مِن مَّقَامِ إِبۡرَٰهِ‍ۧمَ مُصَلّٗىۖ﴾ [سورة البقرة: 125]
Hãy lấy chỗ đứng của Ibrahim làm địa điểm dâng lễ nguyện Salah (Chương 2 – Albaqarah, câu 125).
Người e dâng lễ nguyện Salah hai Rak’at, Maqaam Ibrahim ở chính giữa Người và ngôi đền Ka’bah. Trong lễ nguyện Salah này, sau bài Fatihah, ở Rak’at đầu Người e đọc chương Ikhlaas và ở Rak’at thứ hai Người đọc chương Al-Kafirun.
Sau khi lễ nguyện Salah xong thì Người e di chuyển đến chỗ cục đá đen đưa tay chào rồi đi ra hướng về đồi Safa. Khi đến gần đồi Safa thì Người đọc:
﴿إِنَّ ٱلصَّفَا وَٱلۡمَرۡوَةَ مِن شَعَآئِرِ ٱللَّهِۖ﴾ [سورة البقرة: 158]
Quả thật, đồi Safa và đồi Marwah thuộc các biểu hiệu của Allah (Chương 2 – Albaqarah, câu 158).
{أَبْدأُ بِمَا بَدَأَ اللهُ بِهِ}
“Abda-u bima bada-ollo-hu bihi”
“Bề tôi xin bắt đầu với điều Allah bắt đầu”.
Sau đó, Người e đi lên đồi cho đến khi nhìn thấy ngôi đền Ka’bah thì Người e đứng quay mặt hướng về Qiblah rồi Người e Takbir và nói:
{لا إله إلا اللهُ وَحْدَهُ لا شَرِيكَ لَهُ، لَهُ المُلْكُ وَلَهُ الحَمْدُ وَهُوَ عَلَى كُلِّ شيءٍ قدير، لاَ إلهَ إلاَّ اللهُ وَحْدَهُ أَنْجَزَ وَعْدَهُ وَنَصَرَ عَبْدَه وَهَزَمَ الأحْزَابَ وحْدَه} رواه أبو داود والترمذي والنسائي وابن ماجه.
“La ila-ha illollo-h wahdahu la shari-kalah, lahul mulku wa lahul hamdu wa huwa ala kulli shay-in qodi-r, la ila-ha illollo-h wahdahu anjaza wa’dahu wa nasoro abdahu wa hazamal ahza-ba wahdah”.
“Không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah, Đấng Duy Nhất không có đối tác ngang vai, mọi vương quyền, mọi sự ca tụng và tán dương đều thuộc về Ngài, Ngài là Đấng Toàn Năng trên mọi thứ, không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah, Đấng Duy Nhất, Ngài thực hiện lời hứa của Ngài, Ngài giúp người bề tôi của Ngài giành thắng lợi, và Ngài đánh bại mọi bè phái, chỉ một mình Ngài.” (Abu Dawood, Tirmizdi, Annasa-i và Ibnu Ma-jah).
Sau đó, Người e cầu xin. Người e nói như vậy ba lần.
Kế đến, Người e đi xuống đồi, khi bàn chân của Người chạm lòng thung lũng thì Người chạy nhanh, khi qua khỏi lòng thung lũng thì Người đi bộ - lòng thung lũng đó nay là khoảng giữa hai vạch sáng màu xanh lá cây.
Khi đến Marwah thì Người e đi lên đồi, đứng hướng mặt về phía ngôi đền, Takbir làm giống như Người đã làm ở bên đồi Safa.
Khi đã hoàn tất việc Sa’i tại đồi Marwah thì Người e bảo tất cả những ai không có con vật giết tế Tahallul (gỡ tình trạng Ihram) hoàn toàn dù là dạng Qiraan hay dạng Ifraad.
Người e không gỡ Ihram bởi vì Người có con vật giết tế nhưng Người e nói:
{لَو اسْتَقْبَلْتُ مِنْ أَمْرِي ما اسْتَدْبَرْتُ لَمَا سُقْتُ الهَدْيَ وَلَجَعَلْتُها عُمْرَةً} متفق عليه.
“Nếu Ta có quyền lựa chọn trong sự việc của Ta thì chắc chắn Ta đã không mang theo con vật giết tế và chắc chắn Ta đã chuyển nó thành Umrah” (Albukhari, Muslim).
Người e cầu xin tha thứ cho những người cạo đầu ba lần và cho những người cắt ngắn tóc một lần.
Và Người e dâng lễ nguyện Salah theo dạng Qasr trong suốt thời gian ở Makkah cho đến ngày Tarawih (ngày mồng tám của tháng Zdul-Hijjah).
Khi đến ngày Tarawih, vào buổi sáng sau khi mặt trời mọc và lên cao thì Người e cùng những người đồng hành rời Makkah di chuyển đến Mina. Những ai đã Tahallul định tâm vào Hajj trước khi bắt đầu khởi hành.
Khi đến khu vực Mina, Người e dừng chân tại đó, Người dâng lễ nguyện Salah Zhuhur và Asr ở Mina và ngủ đêm ở đó. Sáng hôm sau lúc mặt trời mọc thì Người rời Mina di chuyển tới khu vực Arafah – Trong các vị Sahabah của Người e, có người hô to Talbiyah và có người Takbir, Người e nghe thấy tất cả những lời đó nhưng Người không ngăn cản một ai – . Khi đến chỗ cái lều đã được dựng lên tại Namirah theo lệnh của Người – Namirah không thuộc phạm vi của khu vực Arafah mà là một khu làng nằm ở hướng đông của Arafah – thì Người e dừng chân ở đó cho đến khi mặt trời nghiêng bóng. Sau khi mặt trời đã nghiêng bóng thì Người e bảo dẫn đến cho Người con lạc đà cái Alqaswa và Người cưỡi nó. Sau đó Người e di chuyển đến lòng thung lũng của khu đất Uranah và thuyết giảng cho mọi người và Người e vẫn ngồi trên lưng của con lạc đà. Người e đã thuyết giảng với một bài thuyết giảng hùng hồn và vĩ đại, trong đó Người e khẳng định lại các nguyên tắc giáo lý Islam, đập tan các nguyên tắc Shirk và các nguyên tắc cổ hủ của thời kỳ ngu muội Jahiliyah (tiền Islam). Trong bài thuyết giảng này, Người e cũng khẳng định lại những điều nghiêm cấm tương đồng với những điều cấm trong các cộng đồng khác, Người e để những vụ việc của thời kỳ ngu muội và việc Riba (cho vay lấy lãi) ở dưới bàn chân của Người, Người e nhắn nhủ họ phải đối xử tốt với phụ nữ, nhắn nhủ cộng đồng tín đồ của Người phải bám lấy Kinh sách của Allah (Qur’an) và Ngườ e xin Allah I chứng giám rằng Người đã truyền đạt và thực thi sứ mạng của Người.
Khi đã xong bài thuyết giảng, Người e bảo ông Bilaal t Azdaan, sau đó tiến hành lễ nguyện Salah. Người đã dâng lễ nguyện Salah Zhuhur hai Rak’at, Người đọc thầm trong cả hai Rak’at này – ngày đó nhằm vào ngày thứ sáu – và khi lễ nguyện Salah Zhuhur xong, Người e đứng dậy tiếp tục dâng lễ nguyện Salah Asr hai Rak’at, Salah cùng với Người có những người là cư dân của Makkah nhưng Người e không bảo họ làm đủ bốn Rak’at cũng như không bảo họ bỏ hình thức Jam’u (dâng hai lễ nguyện Salah trong một giờ của một trong hai).
Khi hoàn tất lễ nguyện Salah, Người e cưỡi con lạc đà của Người và di chuyển đến chỗ dừng chân trong khu vực Arafah. Vì sợ mọi người nghĩ rằng Người e đang nhịn chay ngày Arafah nên Người cho người yêu cầu bà Maymunah mang sữa đến cho Người trong lúc Người đang ở tại chỗ dừng chân. Người e đã uống sữa trước mặt mọi người. Người e đã dừng chân phía sau ngọn núi ngay những táng đá và hướng mặt về Qiblah, Người vẫn ở trên lưng lạc đà, Người e đã cầu xin và khấn nguyện cho đến khi mặt trời lặn.
Người e bảo mọi người đi lên khỏi lòng thung lũng Uranah và nói:
{وَقَفْتُ هَا هُنَا وَعَرَفَةُ كُلُّها مَوْقِفٌ} رواه مسلم.
“Ta đã dừng chân ở đây, và tất cả khu vực Arafah đều là chỗ dừng chân” (Muslim).
Trong lúc Người e Du-a thì Người ngửa đôi bàn tay lên đến ngực, và Người e nói:
{خَيْرُ الدُّعَاءِ دُعَاءِ يَوْمِ عَرَفَةَ، وَخَيْرُ مَا قُلْتُ أَنَا والنبيونَ قَبْلِي: لَا إلهَ إلَّا اللهُ وَحْدَهُ لَا شَرِيكَ لَهُ، لَهُ الملكُ وَلَهُ الحَمْدُ وهو عَلَى كُلِّ شيءٍ قَدِيرٌ} رواه الترمذي.
“Du-a tốt nhất là Du-a trong ngày Arafah, và lời nói tốt nhất mà Ta và các vị Nabi trước Ta thường nói là: La ila-ha illolo-h wahdahu la shari-kalah, lahul mulku wa lahul hamdu wa huwa ala kulli shay-in qodi-r” (Tirmizdi).
Khi mặt trời đã lặn, Người e yêu cầu xác nhận lại xem mặt trời thực sự lặn chưa bằng cách xác định ánh hoàng hôn đã biến mất hay chưa. Sau khi xác định mặt trời đã lặn hoàn toàn thì Người e lặng lẽ rời Arafah một cách từ tốn, Usa-mah bin Zaid đi ngay phía sau Người, ông điều khiển con lạc đà của ông gần như đầu của nó muốn chạm vào con lạc đà của Người; Người e nói:
{أَيُّهَا النَّاسُ عَلَيْكُمْ بالسَّكِينَةِ؛ فَإِنَّ البِرَّ لَيْسَ بالإيضَاعِ} رواه البخاري.
“Này hỡi mọi người, các ngươi hãy từ tốn và điềm đạm bởi quả thật sự ngoan đạo không phải là vội vàng hấp tấp” (Albukhari).
Trên đường đi, Người e luôn nói lời Talbiyah, và trong suốt chuyến đi Người có dừng lại đi tiểu, làm Wudu’ sau đó tiếp tục di chuyển cho đến khi tới khu vực Muzdalifah. Khi tới Muzdalifah thì Người e làm Wudu’ cho lễ nguyện Salah. Sau đó, Người e bảo Azdaan và Iqa-mah; Người đã dâng lễ nguyện Salah Maghrib trước khi bỏ đồ đạc xuống và buộc giữ lạc đà lại. Sau khi bỏ đồ đạc xuống thì Người e bảo Iqa-mah rồi Người dâng lễ nguyện Salah I-sha’ không có Azdaan. Giữa hai lễ nguyện Salah này Người không thực hiện bất kỳ lễ nguyện Salah nào khác. Sau đó, Người e đã ngủ cho đến sáng và trong đêm đó Người không làm bất cứ điều gì khác ngoài việc ngủ.
Trong đêm đó vào lúc mặt trăng đã khuất, Người e cho phép những ai yếu đuối trong gia đình của Người đi trước đến Mina trước giờ Fajar nhưng Người e bảo họ không được ném trụ Jamara cho tới khi mặt trời mọc.
Khi đến giờ Fajar, Người e đã dâng lễ nguyện Salah Fajar với Azdaan và Iqa-mah vào ngay đầu giờ của nó, sau đó, Người e cưỡi lạc đà và đến chỗ Mash’aril-Haram và Người e nói cho mọi người biết rằng tất cả khu vực của Muzdalifah đều là chỗ dừng chân; Người e hướng mặt về Qiblah và bắt đầu cầu nguyện khấn vái, Người đã Takbir, Tahleel và tụng niệm cho tới khi ánh rạng đông cực vàng rồi sau đó Người e rời khỏi Muzdalifah trước khi mặt trời mọc.
Trên đường, Người e bảo Ibnu Abbas nhặt cho Người bảy viên đá sỏi và Người đắt chúng trong lòng bàn tay của Người, và Người e nói:
{بِأَمْثَالِ هؤلاءِ فارْمُوا وإيَّاكُم والغُلُوَّ في الدِّين... } رواه النسائي و ابن ماجه.
“Với những viên đá này các ngươi hãy ném nhưng các người hãy cẩn thận chớ đừng thái quá trong đạo ...” (Annasa-i và Ibnu Ma-jah).
Khi di chuyển tới lòng Muhassir thì Người tăng tốc, Người tìm đến một lối đi để dẫn ra đến trụ Jamarat lớn. Khi tới Mina Người vẫn còn nói lời Talbiyah cho đến khi Người đã hoàn thành việc ném trụ. Người e đã ném trụ Jamarat ngay trên lưng con lạc đà vào lúc sau khi mặt trời mọc từ dưới thung lũng, trong lúc ném Người e ở với tư thế bên trái hướng về Qiblah còn bên phải hướng về phía Mina, và cứ mỗi một viên đá là một lần Takbir.
 Người e nói cho mọi người biết rằng tất cả khu vực Mina đều là nơi để giết tế.
Khi đã hoàn tất việc giết tế thì Người e cạo đầu, Người bắt đầu cào từ phía bên phải trước rồi đến bên trái. Sau đó Người e đưa tóc của Người cho Abu Talhah và nói:
{اقْسِمْهُ بَيْنَ النَّاسِ} متفق عليه.
“Hãy đem chia cho mọi người” (Albukhari, Muslim).
Người e khấn nguyện sự tha thứ cho những người cạo đầu ba lần và cho những người cắt ngắn tóc một lần, và bà A’ishah  đã sức dầu thơm cho Người e trước khi Người Tahallul.
Sau đó, Người e cưỡi lạc đà trở về Makkah trước Zhuhur, Người Tawaaf Ifa-dhah nhưng không Sa’i, Người không chạy chậm trong Tawaaf này cũng như trong Tawaaf chia tay; Người e chỉ chạy chậm trong Tawaaf Qudu-m (khi mới đến Makkah) thôi.
Kế đến, Người e đến chỗ giếng nước Zamzam, Người uống với tư thế đứng. Xong, Người e quay trở lại Mina và ngủ đêm ở đó. Có sự bất đồng về việc không biết Người e dâng lễ nguyện Salah Zhuhur ở đâu vào ngày hôm đó. Ibnu Umar t thì nói rằng Người e dâng lễ nguyện Salah Zhuhur tại Mina, con Jabir t và bà A’ishah  thì nói rằng Người e dâng lễ nguyện Salah tại Makkah.
Vào sáng hôm sau, đợi đến khi mặt trời đã nghiêng bóng thì Người e đi bộ đến các trụ Jamarat, Người e bắt đầu việc ném từ trụ thứ nhất nằm kế Masjid Alkhaifi, Người ném bảy viên đá sỏi đồng thời nói “Ollo-hu Akbar” cho mỗi lần ném.
Sau đó, Người e di chuyển đến trụ thứ hai, đó là trụ Wusta. Người đứng hướng mặt về phía Qiblah, đưa tay lên Du-a, Người e Du-a rất lâu khoảng bằng một chương Albaqarah. Sau đó, Người e ném trụ giống như trụ thứ nhất.
Kế đến Người e di chuyển đến trụ thứ ba, đó là trụ A’qabah, Người đứng vai bên trái hướng về Qiblah còn vai bên phải hướng về Mina, Người ném bảy viên đá sỏi giống như vậy.
Khi hoàn tất việc ném đá thì Người e lập tức quay lại chỗ của Người và không đứng lại ở đó thêm một chút nào nữa.
Người e ném trụ trước khi dâng lễ nguyện Salah Zhuhur sau đó trở lại thực hiện lễ nguyện, và Người e cho phép Abbas ngủ ở Makkah vào những đêm của Mina vì mục đích ông là múc nước Zamzam cho mọi người uống.
Người e không vội vàng rời khỏi Mina trong hai ngày mà Người ở lại cho đến khi xong việc ném trụ Jamarat trong ba ngày Tashreeq. Vào ngày thứ ba của những ngày Tashreeq, Người e đã dâng lễ nguyện Zhuhur, Asr, Maghrib và I-sha’ rồi nằm nghỉ một lúc, sau đó Người e dậy và trở về Makkah Tawaaf chia tay lúc khuya trong đêm. Trong lần Tawaaf chia tay này Người e không chạy chậm, và Người cho phép bà Safiyah không Tawaaf vì bà trong chu kỳ kinh nguyệt.
Người e bảo bà A’ishah  làm Umrah trong đêm đó từ Tan’eem với người đồng hành là Abdurrahman, anh trai của bà. Khi bà đã xong phần Umrah của bà trong đêm đó thì Người e bảo các vị Sahabah của Người chuẩn bị rời đi, thế là mọi người rời đi.
Sự hướng dẫn của Thiên sứ e về con vật giết tế trong Hajj, Qurbaan và Aqi-qah
*****
    Sự hướng dẫn của Người e về con vật giết tế trong Hajj
    Người e giết tế dê, lạc đà và Người giết tế cho các bà vợ của Người với bò; Người giết tế khi tại nơi định cư và trong thời gian Hajj cũng như Umrah.
    Theo Sunnah của Người e là đeo vòng cổ cho con dê nếu dê được chọn làm con vật giết tế chứ không làm dấu bằng cách làm cho nó chảy máu.
    Khi Người e muốn lấy con lạc đà làm con vật giết tế thì Người e đeo vòng cổ cho nó và làm dấu trên da nó bằng cách rạch một đường nhỏ ở vai phải của nó cho máu chảy ra.
    Người e từng hùn hạp với các vị Sahabah của Người trong việc giết tế: một con lạc đà cho bảy chủ thể, và một con bò cho bảy chủ thể.
    Người e cho phép cưỡi lên con vật được chọn làm con vật giết tế khi cần cho đến khi nào tìm thấy con vật khác có thể cưỡi được.
    Một trong những sự hướng dẫn của Người e là để con lạc đà đứng khi giết nó, Người e nhân danh Allah I và Takbir khi giết.
    Người e thường tự tay giết con vật tế trong Hajj hay Umrah và đôi lúc Người cũng ủy thác cho người khác giết thay.
    Khi giết con dê thì Người e để nó nằm xuống, bàn chân của Người đè lên vai của nó, rồi Người nhân danh Allah I, Takbir rồi cắt cổ nó.
    Người e cho phép cộng đồng tín đồ của Người ăn thịt của các con vật tế, các con vật Qurbaan và họ được phép tích trữ thịt của chúng để dùng.
    Có lúc Người e sẻ thịt và phân phát và có lúc Người nói: “Ai muốn thì cứ cắt lấy”.
    Người e giết con vật tế trong Umrah tại Marwah và giết con vật tế trong Hajj tại Mina.
Người e chỉ giết con vật tế sau khi đã Tahallul và người chỉ giết tế con vật sau khi mặt trời mọc và sau khi đã ném trụ xong; và Người e không cho phép giết con vật trước lúc mặt trời mọc.
    Sự hướng dẫn của Người e về Qurbaan
    Người e chưa từng bỏ việc giết thịt Qurbaan, Người e thường Qurbaan với hai con cừu, và Người cắt cổ chúng sau lễ nguyện Salah Eid, Người e nói:
{كُلُّ أيَّامِ التَّشْرِيقِ ذَبْحٌ} رواه أحمد.
“Tất cả các ngày Tashreeq là những ngày để giết Qurbaan” (Ahmad).
    Người e nói:
{ذَبَحَ قَبْلَ الصَّلاةِ فَلَيْسَ مِنَ النُّسُكِ في شَيءٍ، وإنَّمَا هُوَ لَحْمٌ قَدَّمَهُ لأَهْلِهِ} متفق عليه.
“Giết con vật trước lễ nguyện Salah Eid không phải là thịt giết tế mà chỉ là giết thịt để chiêu đãi gia đình” (Albukhari, Muslim).
    Người e bảo họ nếu giết cừu thì ít nhất phải là con cừu từ 6 tháng tuổi trở lên, nếu lạc đà thì ít nhất phải là con lạc đà từ 5 năm tuổi trở lên, nếu bò thì ít nhất phải là con bò từ hai năm tuổi trở lên.
    Một trong những hướng dẫn của Người e là con vật được chọn làm Qurbaan phải là con vật tốt, khỏe mạnh và lành lặn không bị bất cứ khuyết tật nào. Người cấm làm Qurbaan với con vật bị đứt tai, gãy sừng, què chân, đui mắt. Và đặc biệt Người e bảo nên đặc biệt quan tâm đến tai và mắt của con vật.
    Người e bảo những ai muốn làm Qurbaan thì không nên bứt, nhổ lông tóc khi đã vào mười ngày đầu của Zul-Hijaah.
    Một trong những hướng dẫn của Người e là Người giết con vật Qurbaan tại chỗ dâng lễ nguyện Salah Eid.
    Một trong những hướng dẫn của Người e là một con cừu có giá trị cho một người đàn ông và gia đình của anh ta cho dù số lượng người trong gia đình có nhiều đi chăng nữa.
    Sự hướng dẫn của Người e về Aqi-qah
    Người e nói:
{كُلُّ غُلَامٍ رَهِينَةٌ بِعَقِيقَتِهِ تُذْبَحُ عَنْهُ يَوْمَ السَّابِع، وَيُحْلَقُ رَأْسُهُ وَيُسَمَّى} رواه أبو داود والترمذي وابن ماجه.
“Tất cả mọi đứa trẻ đều được hưởng quyền Aqi-qah (được cha mẹ làm tiệc đón mừng) bằng cách giết (thịt cừu – dê) khi được bảy ngày tuổi đồng thời được cạo đầu và đặt tên” (Abu Dawood, Tirmizdi và Ibnu Ma-jah).
    Người e nói:
«عَنِ الغُلَامِ شَاتَانِ وَعَنِ الجَارِيَةِ شَاةٌ» رواه أبو داود وابن ماجه.
“Bé trai hai con cừu (dê) còn bé gái một con cừu (dê)” (Abu Dawood, Ibnu Ma-jah).

 

 

 

Sự hướng dẫn của Thiên sứ e về việc mua bán, giao dịch và ứng xử
*****
    Người e bán và mua như bao người bình thường khác, nhưng sau khi Người e nhận sứ mạng thì Người mua nhiều hơn bán. Người thuê mướn và từng làm thuê, Người e ủy thác cho người khác và được người khá ủy thác.
    Người e từng mua tiền mặt và mua trả sau, Người từng mượn nợ có thế chấp và không thế chấp, và Người mượn đồ dùng.
    Người e biếu quà và nhận quà, nếu Người e không muốn món quà nào đó thì Người cáo lỗi với người biếu, các vị vua từng tặng quà đến Người e và Người đã nhận và chia cho các vị Sahabah của Người.
    Người e là người đối nhân xử thế tốt nhất trong nhân loại, nếu vay tiền của ai thì Người hoàn trả lại tốt hơn phần vay đó và Người cầu xin cho y và gia đình của y và tài sản của y được hồng phúc. Có lần Người mượn con lạc đà và sau đó chủ của nó đến đòi và có lời bất nhã với Người, lúc đó, các vị Sahabah muốn chấn chỉnh y thì Người e nói:
{دَعُوهُ فإنَّ لِصَاحِبِ الحَقِّ مَقَالًا} متفق عليه.
“Cứ để mặc y bởi quả thật người chủ có quyền nói” (Albukhari, Muslim).
    Người e là người luôn kiềm chế cơn giận và Người thường không tức giận trước những ai thiếu hiểu biết; Người e thường bảo ai tức giận thì nên dập tắt ngọn lửa cơn giận của y bằng Wudu’ và thay đổi tư thế nếu đứng thì ngồi xuống đồng thời cầu xin Allah I che chở tránh khỏi Shaytan.
    Người e không hề có thái độ tự cao tự đại trước một ai, Người luôn khiêm tốn và hài hòa với các vị Sahabah của người, Người e thường chào Salam đến người nhỏ và người già.
    Người e cũng hay đùa giỡn nhưng trong sự đùa giỡn của Người đều là sự chân thật và Người chỉ luôn nói những điều tốt đẹp và chân lý.
    Người e đi bộ, tự khâu vá giầy dép, quần áo, Người kéo nước, Người vắt sữa cừu, Người giúp vợ của Người việc nhà và Người cùng các vị Sahabah của Người khuân vác gạch, đá để xây Masjid.
    Người e có tấm lòng rộng mở và nhân hậu nhất trong nhân loại.
    Nếu phải lựa chọn một trong hai sự việc thì Người e thường chọn cái đơn giản nhất trong hai nếu như điều đó không gây tội lỗi.
    Người e cho lời khuyên và Người e cũng nhận lời khuyên từ người khác về các vấn đề đời sống xã hội, Người e đi viếng người bệnh, tham gia an táng người chết, đáp lại lời mời, và Người e đi bộ cùng những người góa phụ, những người nghèo và yếu thế để giải quyết các vấn đề khó khăn của họ.
    Người e thường cầu nguyện cho ai mang đến cho Người những điều Người yêu thích, Người e nói:
{من صُنع إليه معروفٌ فقالَ لفاعله: جزاكَ اللهُ خيرًا فقد أبلغَ في الثناءِ} رواه الترمذي.
“Ai được người khác làm cho mình một điều gì đó tốt đẹp thì y hãy nói với người đó: Jaza-kalla-hu-khaira – Allah sẽ ban phúc lành cho anh. Quả thật, đó là sự cảm tạ tốt nhất.” (Tirmizdi).

 

 

 

 

 

Sự hướng dẫn của Thiên sứ e về hôn nhân gia đình
*****
    Người e nói:
{حُبِّبَ إِلَيَّ مِنْ دُنْيَاكم: النِّسَاءُ والطِّيبُ, وجُعِلَتْ قُرَّةُ عَيْنِي في الصَّلاةِ} رواه النسائي.
“Những thứ yêu thích nhất đối với Ta từ trên cõi trần này: phụ nữ, chất thơm; và Ta được ban cho niềm vui sướng trong lễ nguyện Salah.” (Annasa-i).
{يا مَعْشَرَ الشبابِ، مَنِ استطاعَ مِنْكُم الباءةَ فَلْيَتَزَوَّج} متفق  عليه.
“Hỡi những thanh niên, ai trong các ngươi có khả năng và điều kiện thì hãy kết hôn” (Albukhari, Muslim).
{تَزَوَّجوا الْوَدُودَ الْوَلُودَ} رواه أبو داود.
“Các ngươi hãy cưới những người phụ nữ có khả năng sinh sản tốt” (Abu Dawood).
    Tiểu sử về cung cách sống và cư xử của Người e với các bà vợ của Người là một hình ảnh tốt đẹp và gương mẫu cho các tín đồ noi theo. Và Người e đã dạy với lời di huấn:
{خَيْرُكُمْ خَيْرُكُمْ لأَهْلِهِ,وَأَنَا خَيْرُكُمْ لأَهْلِي} رواه الترمذي وابن ماجه.
“Người tốt nhất trong các ngươi là người đối xử tốt nhất với vợ của mình và Ta tốt hơn các ngươi trong việc đối xử tốt với vợ của Ta” (Ibnu Ma-jah).
    Khi các bà vợ của Người e có sở thích gì nếu Người có khả năng thì Người đều đáp ứng cho họ, Người e thường cho bà A’ishah  chơi cùng các thiếu nữ thuộc người dân Ansaar, mỗi khi bà A’ishah  uống xong thì Người e thường lấy cốc nước mà bà vừa uống đặt miệng mình vào đúng chỗ mà bà đã đặt miệng khi uống rồi uống, Người e từng dựa vào lòng của bà, có lúc Người đọc Qur’an và đầu của Người đặt vào lòng của bà, những lúc bà có kinh nguyệt thì Người e bảo bà che phần thân dưới lại rồi Người có cử chỉ yêu thương với bà ở phần thân trên.
     Thường khi lễ nguyện Salah Asr xong thì Người e hay ghé qua nhà các bà vợ của Người để thăm hỏi tình hình hằng ngày của họ, rồi khi đêm đến thì Người e mới di chuyển đến nhà của bà vợ mà Người đến lượt phải nghỉ đêm cùng với bà.
    Người e phân chia lịch nghỉ đêm với các bà vợ cũng như phân chia phần chu cấp rất công bằng giữa các bà vợ của Người.
    Nếu Người e quan hệ chăn gối với vợ ở đầu hôm thì Người thường tắm hoặc làm Wudu’ trước khi ngủ. Người e nói:
{مَلْعُوْنٌ مَنْ أَتَى الْمرأةَ في دُبُرِهَا} رواه أبو داود.
“Sẽ bị nguyền rủa đối với những ai quan hệ với vợ của y qua đường hậu môn” (Abu Dawood).
Người e dạy, nói:
{لَوْ أَنَّ أحدَكُم إذا أرادَ أَنْ يأتيَ أهلَهُ قال: اللَّهُمَّ جَنِّبْنَا الشيطانَ وَجَنِّبِ الشيطانَ ما رزقتَنا؛ فإنَّهُ إِنْ يُقَدَّر بينهما ولدٌ في ذلك لم يَضُرَّه شيطانٌ أبدًا} متفق عليه.
“Khi ai đó trong các ngươi muốn quan hệ chăn gối với vợ của y thì y hãy nói: Ollo-humma jannibnash shayto-n wa jannibish shayto-na ma rozaqtana – Lạy Allah, xin Ngài giúp bầy tôi tránh khỏi Shaytan và đuổi Shaytan đi khỏi những gì Ngài ban phát cho bầy tôi¬ –, bởi quả thật nếu Ngài ban cho hai người họ một đứa con vào lần quan hệ đó thì Shaytan sẽ không bao giờ có thể hại được đứa con đó.” (Albukhari, Muslim).
    Người e nói:
{إذا أفادَ أحدُكُم امرأةً أو خادمًا أو دابةً فليَأخُذ بِنَاصِيتِها ولْيَدْعُ الله بالبركةِ وَلْيُسَمِّ الله عزَّ وجلَّ، وَلْيَقُل: اللهُمَّ إِنِّي أسألُكَ خَيْرَها وخَيْرَ ما جُبلَتْ عليه، وأعوذُ بك من شَرِّهَا وَشَرِّ ما جُبِلَتْ عَلَيْهِ} رواه أبو داود وابن ماجه.
“Khi một ai đó trong các ngươi hưởng lợi từ một người phụ nữ hoặc từ một người giúp việc hoặc từ một con vật thì y hãy sờ vào phần tóc trên trán của họ và cầu nguyện Allah xin sự phúc lành và hãy nhân danh Allah, hãy nói: Ollo-humma inni as-aluka khoiraha wa khoiro ma jubilat alayhi wa a’u-zdu bika min sharri-ha wa sharri ma jubilat alayhi – Lạy Allah, bề tôi xin Ngài sự phúc lành của nàng (y, nó, ..) và sự phúc lành từ những gì mà Ngài đã tạo ra từ nàng (y, nó, ..) và bề tôi cầu xin Ngài che chở khỏi điều xấu từ nàng (y, nó, ..) và điều xấu của những gì mà Ngài tạo ra từ nàng (y, nó, ..).” (Abu Dawood và Ibnu Ma-jah).
    Người e thường nói với người kết hôn:
{باركَ الله لكَ وباركَ عَلَيْكَ وجَمعَ بينكُمَا عَلَى خَيْرٍ} رواه أبو داود والترمذي وابن ماجه.
“Barokollo-hu laka wa ba-roka alayka wa jama’a baynakuma ala khoir”
“Cầu xin Allah ban phúc cho hai người và xin Ngài kết hợp hai người trên điều tốt đẹp” (Tirmizdi và Ibnu Ma-jah).
    Khi Người e muốn đi xa thì Người thường cho các bà vợ của Người rút thăm, trúng tên bà nào thì bà đó sẽ đi cùng với Người.
    Không phải là sự hướng dẫn của Người e trong việc xây nhà to rộng và trang hoàng lộng lẫy.
    Người e từng ly dị và quay lại, Người từng ly thân với vợ một tháng nhưng Người chưa bao giờ Zhihaar (nói với vợ: nàng giống như mẹ của Ta).
Sự hướng dẫn của Thiên sứ e trong ăn uống
    Sự hướng dẫn của Người e về thức ăn và phong cách ăn
    Người e không từ chối thức ăn đang hiện có và cũng không cố gắng yêu cầu và đòi hỏi cái không có sẵn. Những thức ăn tốt lành được mang đến cho Người e hoặc là Người ăn hoặc là không ăn chứ Người không ngăn cấm khi Người không ăn hay không thích, Người không hề có thái độ ghét bỏ và chê bai bất cứ thức ăn nào, nếu Người ưa thích thì ăn còn không thích thì Người không ăn.
    Người e thường ăn thức ăn rất đạm bạc, khi thức ăn không đủ thì Người vẫn kiên nhẫn chịu đựng, thậm chí có lúc không có thức ăn thì Người đã phải buộc đá ở bụng để dễ chịu hơn vì quá đói, và có lúc qua ba tháng liền trong nhà của Người vẫn chưa hề nhóm lửa nấu ăn lần nào.
    Không phải là sự hướng dẫn của Người e đối với việc ép bản thân kiêng cử một loại thức ăn nào đó.
    Người e thích ăn đồ ngọt và mật ong, Người ăn thịt lạc đà, thịt cừu, thịt gà, thịt chim ô tác, thịt ngựa vằn, thịt thỏ, hải sản, Người e ăn đồ nướng, chà là tươi, chà là khô và Người ăn bánh mì kẹp thịt, bánh mì với dầu, Người ăn sống dưa leo Ai Cập, Người ăn bầu nấu chín và Người rất thích món ăn này, Người ăn khô, và Người ăn chà là khô với bơ.
    Người e thích ăn thịt, phần thịt mà Người ưa thích nhất là phần thịt vai chi trước của con cừu.
    Hầu hết các thức ăn của Người e đều được để trực tiếp bên trên một tấm trải.
    Người e bảo ăn bằng tay phải và cấm ăn bằng tay trái, Người e nói:
{إِذَا أَكَلَ أَحَدُكُمْ فَلْيَأْكُلْ بِيَمِينِهِ وَإِذَا شَرِبَ فَلْيَشْرَبْ بِيَمِينِهِ فَإِنَّ الشَّيْطَانَ يَأْكُلُ بِشِمَالِهِ وَيَشْرَبُ بِشِمَالِهِ} متفق عليه.
“Ai đó trong các ngươi khi ăn thì hãy ăn bằng tay phải và khi uống thì hãy uống bằng tay phải, bởi quả thật Shaytan ăn bằng tay trái và uống bằng tay trái” (Albukhari, Muslim).
    Người e thường ăn chỉ với ba ngón tay và Người thường liếm hết thức ăn dính trên ngón tay sau khi kết thúc bữa ăn.
    Người e không ăn với tư thế Ittika’, tư thế Ittika’ có ba dạng: tư thế ngồi nghiêng một bên chống tay dựa hông, tư thế ngồi xếp bằng (chữ ngũ), và tư thế ngồi chống tay này và tay kia thì ăn, đây là ba cách tư thế ngồi không được ưa thích trong Sunnah của Người e. Và Người e thường ngồi ăn với kiểu ngồi trên mông và mông trên hai cẳng chân giống như kiểu ngồi quỳ giữa hai lần Sujud; Người e nói:
{إنَّمَا أَجْلِسُ كَمَا يَجْلِسُ الْعَبْدُ وآكُلُ كَمَا يأكُلُ العَبْدُ} رواه أبو يعلى وحسنه الألباني.
“Quả thật, Ta chỉ ngồi giống như người bề tôi ngồi và Ta ăn giống như người bề tôi ăn” (Hadith do Abu Ya’la ghi lại và Sheikh Albani xác nhận Sahih).
    Khi Người e bắt đầu đưa tay vào thức ăn thì Người nói: “بِسْمِ اللهِ” – “Bismillah” – “Nhân danh Allah” và Người bảo nhân danh Allah khi ăn, Người nói:
{إِذَا أَكَلَ أَحَدُكُمْ فَلْيَذْكُرِ اسْمَ اللهِ تَعَالَى فَإِنْ نَسِىَ أَنْ يَذْكُرَ اسْمَ اللهِ تَعَالَى فِى أَوَّلِهِ فَلْيَقُلْ بِسْمِ اللهِ فِى أَوَّلِهِ وَآخِرِهِ} رواه الترمذي.
“Ai đó trong các ngươi khi ăn thì hãy nhân danh Allah, Đấng Tối Cao (nói Bismillah). Nếu y quên nhân danh Allah ngay lúc đầu thì y hãy nói: Bismillah fi auwalihi wa a-khirihi” (Tirmizdi).
    Và Người e nói:
{إِنَّ الشيطانَ ليستَحِلُّ الطعامَ أَنْ لا يُذْكَر اسمُ الله عليهِ} رواه مسلم.
“Quả thật Shaytan sẽ ăn phần thức ăn nào không được nhân danh Allah” (Muslim).
    Người e thường trò chuyện trong lúc ăn, và Người thường lặp lại lời mời khách dùng bữa ăn nhiều lần trong lúc ăn giống như những người hiếu khách thường làm.
    Khi kết thúc bữa ăn thì Người e thường nói:
{اَلْحَمْدُ لِلهِ حَمْدًا كثيرًا طيِّبًا مُبَارَكًا فِيهِ غَيْرَ مَكْفِيٍّ وَلَا مُوَدَّعٍ وَلَا مُسْتَغْنًى عَنْهُ رَبُّنَا} رواه البخاري.
“Alhamdulillahi hamdan kathi-ran taiyiban muba-rokan fi-h ghoiro makfi-yin wa la muwadda’in wa la mustaghnan anhu rabbuna”.
“Xin ca ngợi và tạ ơn Allah với vạn lời tạ ơn và tán dương tốt lành và hồng phúc, Ngài là Đấng ban đầy đủ thức ăn, không ai có thể không cần đến Ngài và tất cả đều lệ thuộc vào Ngài, Thượng Đế của bầy tôi” (Albukhari).
    Khi Người e được một nhóm người mời ăn thì Người thường cầu nguyện cho họ trước khi rời đi, Người thường cầu nguyện cho họ nói:
{أَفْطَرَ عِنْدَكُم الصَّائِمُونَ وأَكَلَ طَعَامَكُم الأبْرَارُ وَصَلَّتْ عَلَيْكُمُ الملاَئكَةُ} رواه أبو داود.
“Những người nhịn chay sẽ xả chay nơi các người, những người ngoan đạo sẽ ăn thức ăn của các người và các vị Thiên Thần sẽ cầu nguyện bằng an cho các người” (Abu Dawood).
    Người e thường cầu nguyện cho những ai tiếp đãi người nghèo và khen ngợi, tuyên dương họ.
    Người e không khinh khi bất kỳ ai, Người không ngại ăn cùng với bất cứ ai dù người đó nhỏ hay lớn, tự do hay nộ lệ, người dân sa mạc hay dân tị nạn.
    Khi người ta mang thức ăn đến cho Người e trong lúc Người đang nhịn chay thì Người e nói:
{إِنِّي صائم} متفق عليه.
“Quả thật, tôi đang nhịn chay” (Albukhari, Muslim).
Người e bảo những ai khi được người ta mang thức ăn đến cho trong lúc họ đang nhịn chay thì họ hãy cầu nguyện cho người đó, còn nếu như họ không nhịn chay thì hãy ăn thức ăn đó.
     Khi Người e được mời đi ăn, nếu có người đi theo thì Người nói với chủ nhà:
{إِنَّ هَذَا تَبِعَنَا؛ فَإِنْ شِئْتَ تأذَنُ له، وَإِنْ شِئْتَ رَجَعَ} رواه البخاري.
“Quả thật người này đã theo Ta, nếu muốn quí vị hãy cho phép y còn nếu không muốn quí vị có thể cho y ra về” (Albukhari).
    Người e bảo những ai than phiền với Người rằng họ không no ngồi cùng nhau trước thức ăn của họ và không được chia riêng lẻ và nhân danh Allah I thì Ngài sẽ ban phúc cho họ trong thức ăn đó.
    Người e nói:
{مَا مَلأَ آدمِيٌّ وعاءً شرًّا مِنْ بَطْنٍ، بِحَسْبِ ابنِ آدمَ لُقَيْمَاتٌ يُقِمْنَ صُلْبَه؛ فَإِنْ كانَ لَا بُدَّ فاعلًا، فثلثٌ لطعامِهِ وثلثٌ لشرابِه وثلثٌ لِنَفَسِهِ} رواه الترمذي وابن ماجه.
“Không có việc nhét đầy nào làm hư hại hơn việc nhét đầy túi dạ dày của con người; con người chỉ cần những miếng ăn đủ để duy trì sự sống, nếu thực sự là vậy thì y hãy phân tụi dạ dạy của y thành ba phần: một phần cho thức ăn, một phần cho nước và một phần cho không khí” (Tirmizdi, Ibnu Ma-jah).
    Có một đêm Người e đi vào nhà thì sờ thấy thức ăn nhưng không thấy chủ thì Người e nói:
{اللَّهُمَّ أَطْعِم مَنْ أَطْعَمَنِي واسقِ مَنْ سَقَانِي} رواه مسلم.
“Lạy Allah, xin Ngài hãy ban thức ăn cho người đã mang thức ăn đến cho bề tôi và xin Ngì hãy giải cơn khát cho ai đã giải cơn khát cho bề tôi!” (Muslim).
    Sự hướng dẫn của Người e về thức uống
    Sự hướng dẫn của Người e về thức uống là một sự hướng dẫn hoàn hảo cho an toàn sức khỏe. Đồ uống mà Người e ưa thích nhất là thức uống ngọt và mát lạnh. Có lúc Người e uống sữa chua tinh khiết và có lúc Người uống sữa chua có pha với nước; Người e nói:
{اللَّهُمَّ باركْ لَنَا فيه وَزِدْنَا مِنْهُ فَإِنَّهُ لَيْسَ شَيءٌ يُجْزِئُ مِنَ الطَّعَامِ والشَّرَابِ إلا اللَّبنَ} رواه الترمذي.
“Lạy Allah, xin Ngài ban phúc cho bầy tôi qua nó (sữa chua) và xin Ngài ban nó thêm cho bầy tôi bởi quả thật không có thứ gì mang lại giá trị thức ăn và đồ uống ngoài sữa chua cả” (Tirmizdhi).
    Không phải là hướng dẫn của Người e đối với việc uống cùng với thức ăn. Các bà vợ của Người thường ủ chà là khô với nước từ đầu hôm để sáng ra Người uống, ủ buổi sáng thì chiều uống; nếu sau khi uống còn dư lại thì Người bảo rót cho người giúp việc uống.
Người e không uống nước lên men từ chà là được ủ sau ba ngày vì sợ nồng độ của nó đã thay đổi dẫn đến say.
    Người e thường thở ba lần trong khi uống và Người nói:
{إِنَّهُ أَرْوَى وَأَبْرَأُ وَأَمْرَأُ } رواه مسلم.
“Đó là cách giải khát an toàn và tốt nhất” (Muslim).
Việc Người e thở ba lần trong khi uống có nghĩa là Người thở bên ngoài cái cốc nước bởi vì có một Hadith Sahih khác được ghi lại rằng Người đã cấm hà hơi vào đồ đựng thức ăn và thức uống; Người e nói:
« إِذَا شَرِبَ أَحَدُكُمْ فَلاَ يَتَنَفَّسْ فِى الإِنَاءِ فَإِذَا أَرَادَ أَنْ يَعُودَ فَلْيُنَحِّ الإِنَاءَ ثُمَّ لْيَعُدْ إِنْ كَانَ يُرِيدُ » رواه ابن ماجه وحسنه الألباني في السلسلة الصحيحة.
“Ai đó trong các ngươi khi uống nước thì chớ hà hơi vào trong cốc (ly), nếu như y muốn quay lại uống tiếp tục thì y hãy để cốc (ly) sang một bên rồi đưa vào miệng trở lại” (Ibnu Ma-jah, Sheikh Albani xác nhận Hadith tốt trong bộ Assilsilah Assahihah).
Và Người e cấm uống trực tiếp từ chiếc bình chứa (tức chiếc bình hay đồ đựng nước chỉ để chiết ra thành các phần nhỏ hơn để uống). Ông Abu Huroiroh t thuật lại, nói:
«نَهَى رَسُوْلُ اللهِ صَلَّى اللهُ عَلَيْهِ وَسَلَّمَ أَنْ يَشْرَبَ مِنْ فِي السِّقَاء أَوِ الْقِرْبَةِ» متفق عليه.
“Thiên sứ của Allah e cấm uống từ trong chiếc bình dùng để rót hoặc từ trong chiếc túi da” (Albukhari, Muslim).
    Khi uống thì Người e Bismillah và khi uống xong thì Người nói Alhamdulillah; Người nói:
{إِنَّ اللهَ لَيَرْضَى عَنِ الْعَبْدِ أَنْ يَأْكُلَ الأَكْلَةَ فَيَحْمَدَهُ عَلَيْهَا أَوْ يَشْرَبَ الشَّرْبَةَ فَيَحْمَدَهُ عَلَيْهَا} رواه مسلم.
“Quả thật, Allah hài lòng với người bề tôi nào khi ăn hoặc uống (xong) thì y nói Alhamdulillah (ca ngợi và tán dương Ngài)” (Muslim).
    Khi chuyển thức uống thì Người e thường đưa thức uống cho người bên phải trước, còn nếu Người e đưa cho bên trái trước thì đó là người lớn tuổi hơn người.
    Người e bảo phải nên đậy nắp bình và buộc túi kín lại, Người bảo nên đậy kín (thức ăn và hay đồ uống) cho dù chỉ đặt lên một thanh cậy bên trên (đồ đựng).

Sự hướng dẫn của Thiên sứ e về việc Da’wah (rao truyền tôn giáo)
*****
    Người e đã rao truyền và kêu gọi đến với Allah I cả ngày lẫn đêm, từ thầm kín đến công khai. Trong ba năm đầu sứ mạng Nabi, Người đã rao truyền và kêu gọi đến với Allah I trong sự thầm kín. Và Người e bắt đầu công khai việc rao truyền và kêu gọi đến với Allah I sau khi Ngài mặc khải xuống câu Kinh:
﴿فَٱصۡدَعۡ بِمَا تُؤۡمَرُ وَأَعۡرِضۡ عَنِ ٱلۡمُشۡرِكِينَ ٩٤﴾ [سورة الحجر: 94]
Do đó, hãy công bố những điều mà Ngươi (Muhammad) đã được chỉ thị và hãy lánh xa những kẻ tôn thờ đa thần. (Chương 15 – Al-Hijr, câu 94).
Người e đã công khai theo mệnh lệnh của Allah I không để ý đến sự chỉ trích, phản đối của những kẻ thờ đa thần cũng như quyết đứng lên thi hành sứ mạng dù phải đối mặt với sự gian khó và hiểm nguy. Kể từ đó, Người e đã rao truyền và kêu gọi tất cả mọi người đến với Allah I từ người già đến người trẻ, từ người tự do đến người nô lệ, nam cũng như nữ và ngay cả loài Jinn.
    Khi các vị Sahabah của Người e bị áp bức quá độ tại Makkah thì Người e cho phép họ di cư đến vùng đất Al-Habashah (nay là quốc gia Ethiopia).
    Người e đã đến vùng Ta-if với hy vọng mọi người ở đó sẽ tiếp nhận Người và ủng hộ Người. Người e đã kêu gọi họ đến với Allah I nhưng không những họ không đáp lại lời kêu gọi của Người mà họ còn xúc phạm và xâm hại đến thân thể của Người, họ dùng đá ném vào Người và xua đuổi Người trở về Makkah. Thế là Người e đã quay trở lại Makkah ở nhờ tại nhà của ông Mu’im bin Adi.
    Người e đã công khai rao truyền và kêu gọi đến với Allah I trong suốt mười năm. Vào mỗi mùa hành hương hàng năm Người e đều đi theo những người hành hương đến chỗ tá túc của họ để tuyên truyền và kêu gọi.
    Rồi sau đó, Người e gặp được sáu người thuộc bộ tộc Al-Khajraj tại Aqabah, Người đã kêu gọi họ đến với Islam, tất cả họ gia nhập Islam rồi trở về Madinah. Những người này sau khi trở về Madinah, họ đã rao truyền và kêu gọi người dân và một thời gian sau đó thì hầu hết người dân Madinah đều qui thuận Islam.
    Rồi một năm sau đó, mười hai người đàn ông từ Madinah đến, Người e đã giao ước với họ tại Aqabah, họ giao ước với Người rằng sẽ nghe lệnh và tuân thủ theo Người cũng như sẽ tận lực hỗ trợ cho Người, họ giao ước với Người sẽ kêu gọi người hành thiện và ngăn cản người làm việc xấu và trái đạo, họ sẽ kêu gọi người đến với Allah I bất chấp mọi sự chống đối, họ sẽ tự giúp đỡ họ và vợ của họ cũng như con cái của họ đi trên con đường dẫn đến Thiên Đàng. Sau đó, họ trở về Madinah, Người e đã cử đi cùng với họ con trai của Ummu Maktum và Mus’ab bin Umair để cả hai dạy họ học Qur’an và tuyên truyền kếu gọi đến với  Allah I. Hai vị Sahabah này đã kêu gọi nhiều người vào Islam trong đó có Usaid bin Hudair và Sa’ad bin Mu’aadz.
    Sau đó, Người e cho phép những người Muslim di cư đến Madinah, mọi Người đều nghe lệnh tranh thủ di cứ đến đó, rồi Người e và người bạn đạo của Người Abu Bakr đi theo sau.
    Tới Madinah, Người e đã kết nghĩa huynh đệ giữa những người di cư và cư dân Madinah, lúc đó khoảng 90 người.
    Sự hướng dẫn của Người e trong việc hòa bình và bảo đảm an toàn cho các vị sứ giả cũng như cách đối xử với họ
    Người e nói:
{ذِمَّةُ المُسْلِمِينَ وَاحِدَةٌ يَسْعَى بها أدْنَاهُم} متفق عليه.
“Chỉ cần một người Muslim giao ước sự đảm bảo an toàn với một người vô đức tin thì điều đó có hiệu lực (có nghĩa là những người Muslim khác không được gây hại đến người vô đức tin đó)” (Albukhari).
{مَنْ كَانَ بَيْنَهُ وَبَيْنَ قَوْمٍ عَهْدٌ؛ فَلَا يَحُلَّنَّ عُقْدَةً وَلَا يَشُدَّهَا حَتَّى يَمْضِي أَمَدُهُ, أَوْ يَنْبِذَ إِلَيْهِم عَلَى سَوَاء} رواه أبو داود و الترمذي.
“Ai mà giữa y với một nhóm người có sự giao ước và thỏa hiệp thì tuyệt đối không được phá bỏ hiệp ước đó cho đến khi đã hết kỳ hạn của hiệp ước hoặc đáp trả lại giống như họ đã làm trong việc vi phạm hiệp ước” (Abu Dawood, Tirmizdi).
    Người e nói:
{مَنْ أَمَّنَ رَجُلًا عَلَى نَفْسِهِ فَقَتَلَهُ، فَأَنَا بَرِيءٌ مِنَ القَاتِلِ} ابن ماجه.
“Ai đã thỏa hiệp bảo đảm an toàn với một người rồi y lại giết người đó thì quả thật Ta vô can với kẻ giết người đó” (Ibnu Ma-jah).
    Khi hai người sứ giả của Musaylimah đến gặp Người e, họ đã nói những lời đã nói( ) với Người thì Người e nói:
{لَوْلَا أَنَّ الرُّسَلَ لا تُقْتَل لَضَرَبْتُ أَعناقَكُما} رواه أبو داود.
“Nếu được phép giết những sứ giả thì chắc chắn Ta đã chém cổ hai ngươi” (Abu Dawood).
Như vậy, theo Sunnah của Người e là không được giết sứ giả.
    Người e không giam cầm sứ giả được phái đến với Người e , Người thả họ đi dù họ vẫn giữ tôn giáo của họ.
    Nếu một người nào đó trong các vị Sahabah của Người e đã thỏa hiệp với kẻ thù của Người thì người Muslim không được phép làm hại đến họ mà không có sự đồng ý của Người e.
    Người e đã thỏa hiệp với những người Quraish về việc ngừng chiến trong mười năm với điều kiện: ai đến với Người e quy thuận Islam thì Người trả y về còn ai từ nơi Người đến với họ thì họ không trả người đó lại cho Người. Nhưng Allah I đã xóa bỏ điều kiện đó đối với phụ nữ và Ngài ra lệnh bảo Người e phải kiểm tra những người phụ nữ chạy đến với Người nếu họ là những người có đức tin thì giữ họ lại.
    Người e bảo những người Muslim trả tiền cưới cho những ai mà vợ của y từ bỏ y thuộc những người vô đức tin để đến với Islam.
    Người e không cấm việc nhận những người đàn ông đến với Người e và Người không ép họ quay về nơi của họ và cũng không bảo làm vậy.
    Người e đã thỏa hiệp hòa bình với dân Khaibar rằng họ: họ được lấy những phần chở trên lưng của những con vật cưỡi của họ còn vàng, bạc và vũ khí thuộc về Thiên sứ của Allah e.
    Người e thỏa hiệp hòa bình với họ (những người Do Thai, cư dân Khaibar) điều kiện họ được phép lấy đất trồng trọt và chia đôi sau khi thu hoạch và Người e có quyền cho họ định cư đến khi nào Người muốn và Người có thể thu hồi đất lại bất cứ lúc nào.
    Sự hướng dẫn của Người e trong việc kêu gọi các vị vua và gửi các sứ giả cũng như các bức thông điệp đến với họ
    Sau khi trở về từ trận Al-Hudaybiyah, Người e đã cho viết các bức thư gởi đến các vị vua và Người đã cử các sứ giả tới nơi họ. Người e đã cho viết thư gởi đến Hoàng Đế La Mã, vị hoàng đế này đã có sự quan tâm đến Islam gần như muốn qui thuận nhưng cuối cùng không qui thuận.
    Người e đã cử sứ giả đến với đức vua Annaja-shi của xứ Alhabasha (Ethiopia) và ông đã qui thuận Islam.
    Người e đã cử Abu Musa Al-Ash’ary và Mu’aazd bin Jabal đến Yemen và hầu hết cư dân Yemen đều qui thuận Islam mà không xảy ra cuộc chiến nào.
    Sự hướng dẫn của Người e trong cung cách đối xử với những người giả tạo đức tin Muna-fiq
    Người e chấp nhận những gì mà họ công khai ra ngoài còn những gì mà họ giấu kín bên trong thì Người e phó mặc cho Allah I.
    Người e không giết họ nhằm mục đích để gây thiện cảm cho dân chúng, Người e nói:
{لا يَتَحَدَّثُ النَّاسُ أَنَّ مُحَمَّدًا يَقْتُلُ أصْحَابَهُ} متفق عليه.
“Để thiên hạ không nói rằng Muhammad giết các bạn đạo của mình” (Albukhari, Muslim).


Sự hướng dẫn của Thiên sứ e về sự tụng niệm
Người e là một người hoàn hảo nhất trong nhân loại trong việc tụng niệm Allah I; có thể nói hầu như tất cả lời nói của Người e đều là sự tụng niệm Allah I. Mệnh lệnh của Người e, sự cấm đoán của Người, hệ thống giáo luật của Người và ngay cả sự im lặng của Người đều là sự tụng niệm Allah I bằng cả trái tim của Người e. Sự tụng niềm của Người dành cho Allah I như một dòng chảy theo hơi thở của Người e, lúc đứng cũng như lúc ngồi, lúc nằm cũng như lúc đi, lúc Người e cùi mình cũng như lúc Người quỳ lạy ...  
    Sự hướng dẫn của Người e trong tụng niệm sáng và chiều
    Khi sáng ra thì Người e thường nói:
{أَصْبَحْنَا عَلَى فِطْرَةِ الْإِسْلَامِ وَكَلِمَةِ الْإِخْلَاصِ وَدِيْنِ نَبِيِّنَا مُحَمَّدٍ وَمِلَّةِ أَبِيْنَا إِبْرَاهِيْمَ حَنِيْفًا مُسْلِمًا وَمَا كَانَ مِنَ الْمُشْرِكِيْنَ} رواه أحمد.
“Asbahna ala fitrotil isla-m wa kalimatil ikhla-si wa di-ni nabi-yina Muhammadin wa millati abi-na Ibrahi-m hani-fan musliman wa ma ka-na minal mushriki-n”.
“Buổi sáng bầy tôi ở trên bản chất tự nhiên của Islam, trên lời chân thành, trên tôn giáo của Nabi chúng ta Muhammad và trên tôn giáo của người cha chúng ta, một người thanh sạch và thần phục Allah và không phải là người thờ đa thần” (Ahmad).
Và Người e cũng thường nói khi sáng ra:
{اللَّهُمَّ بِكَ أَصْبَحْنَا وَبِكَ أَمْسَيْنَا وَبِكَ نَحْيَا وَبِكَ نَمُوتُ وَإِلَيْكَ النُّشُورُ } رواه أبو داود والترمذي وابن ماجه.
“Ollo-humma bika asbahna wa bika amsayna wa bika  nahya wa bika namu-tu wa ilaykan nushu-r”.
“Lạy Allah, với Ngài bầy tôi đến được buổi sáng, với Ngài bầy tôi đến được buổi chiều, với Ngài bầy tôi sống, với Ngài bầy tôi chết và với Ngài bầy tôi sẽ quay về.” (Abu Dawood, Tirmizdi và Ibnu Ma-jah).
Người e dạy:
{إِذَا أصبحَ أَحَدُكُم فليقل: أَصْبَحْنَا وأَصْبَحَ المُلْكُ للهِ رَبِّ العَالَمِينَ، اللَّهُمَّ إنِّي أَسْأَلُكَ خَيْرَ هذا الْيَومِ فَتْحَهُ وَنَصْرَهُ ونُورَهُ وَبَرَكَتَه وهِدَايَتَهُ، وَأعُوذُ بِكَ مِنْ شَرِّ ما فيهِ وَشَرِّ مَا بَعْدَهُ. ثُمَّ إِذَا أَمْسَى فَلْيَقُلْ مِثْلَ ذلِكَ} رواه أبو داود.
“Khi ai đó trong các ngươi vào buổi sáng thì hãy nói:
‘Asbahna wa asbahal mulku lilla-h rabbil a’lami-n, ollo-humma inni as-aluka khoiro ha-zdal yawm fat-hahu wa nosrohu wa nu-rohu wa barokatahu wa hida-yatahu, wa a’u-zdu bika min sharri ma fi-hi wa sharri ma ba’dahu.’
‘Bầy tôi đã đến được với buổi sáng, và buổi sáng mọi vương quyền đều của Allah, Đấng Chủ Tể của toàn vũ trụ và muôn loài; lạy Allah, quả thật bề tôi điều tốt lành trong ngày hôm nay, bề tôi xin Ngài sự phù hộ, anh sáng, hướng dẫn và phúc lành trong ngày hôm nay; và bề tôi cầu xin Ngài che chở tránh khỏi điều xấu trong ngày hôm này và trong những ngày sau nó’.
Sau đó, đến buổi chiều y hãy nói giống như vậy” (Abu Dawood).
    Người e nói:
{سَيِّدُ الاسْتِغْفَارِ أَنْ يَقُولَ العبدُ: اللَّهُمَّ أَنْتَ رَبِّي، لَا إلهَ إلَّا أَنْتَ خَلَقْتَنِي وَأَنَا عَبْدُكَ، وَأَنَا عَلَى عَهْدِكَ وَوَعْدِكَ ما اسْتَطَعْتُ، أَعُوذُ بِكَ مِنْ شَرِّ مَا صَنَعْتُ، أَبُوءُ لَكَ بِنِعْمَتِكَ عَلَيَّ، وَأَبُوءُ بِذَنْبِي، فَاغْفِرْ لي، إِنَّهُ لا يَغْفِرُ الذُّنُوبَ إِلَّا أَنْتَ. مَنْ قَالَهَا حِينَ يُصْبِحُ موقِنًا بِهَا فَمَاتَ مِنْ يَوْمِهِ دَخَلَ الجَنّةَ، وَمَنْ قَالَهَا حِينَ يُمْسِي مُوقِنًا بِهَا فَمَاتَ مِنْ لَيْلَتِهِ دَخَلَ الجنَّةَ} رواه البخاري.
“ Lời Sayyiul-Istighfaar là người bề tôi nói:
‘Ollo-mma anta rabbi, la ila-ha illa anta, kholaqtani wa ana abduka wa ana ‘ala ‘ahdika wa wa’dika mastato’tu, a’u-zdu bika min sharri ma sona’tu, abu-u laka bini’matika alayya, abu-u bi zdambi, faghfirli, innahu la yaghfiruzd zdunu-ba illa anta.’ – ‘Lạy Allah, Ngài là Thượng Đế của bề tôi, không có Thượng Đế nào khác ngoài Ngài, Ngài đã tạo hóa bề tôi, bề tôi là người bề tôi của Ngài, bề tôi ở trên sự giao ước với Ngài theo khả năng của bề tôi, bề tôi cầu xin Ngài che chở khỏi những điều xấu mà bề tôi đã làm, bề tôi thừa nhận với Ngài về nhận ân huệ của Ngài ban cho bề tôi, và bề tôi thừa nhận tội lỗi của bề tôi, bởi thế xin Ngài hãy tha thứ tội lỗi của bề tôi vì quả thật không có ai có quyền tha thứ tội lỗi ngoại trừ một mình Ngài’
Ai nói lời này vào lúc sáng với đức tin kiên định rồi chết trong ngày hôm đó thì sẽ được vào Thiên Đàng, và ai nói lời này vào lúc chiều với đức tin kiên định rồi chết trong đêm hôm đó thì sẽ được vào Thiên Đàng.” (Albukhari).
    Người e nói:
{مَنْ قَالَ حين يُصْبِحُ: لَا إلهَ إلَّا اللهُ وَحْدَهُ لَا شَرِيكَ لَهُ، لَهُ المُلْكُ وَلَهُ الحَمْدُ وَهُوَ عَلَى كُلِّ شيءٍ قَدِيرٌ في الْيَومِ مائَةَ مَرَّةٍ، كَانَتْ لَهُ عَدلَ عَشرِ رِقَابٍ، وكُتِبَ لَهُ مائةُ حَسَنَةٍ، ومُحِيَتْ عَنْهُ مِائَةُ سَيِّئةٍ، وَكَانَتْ لَهُ حِرْزًا مِنَ الشَّيْطَانِ يَومَهُ ذَلِكَ حتى يُمْسِيَ، وَلَمْ يَأتِ أَحَدٌ بِأَفْضَل مِمَّا جَاءَ به إلَّا رَجُلٌ عَمِلَ أَكْثَرَ مِنْهُ} متفق عليه.
“Ai buổi sáng nói một trăm lần, nói trong một ngày: ‘La ila-ha illollo-h wahdahu la sharikalah, lahul mulku wa lahul hamdu wa huwa ‘ala kulli shay-in qodi-r’ – ‘Không có Thượng Đế đích thực nào ngoài Allah, Đấng Duy Nhất, Đấng không có đối tác ngang vai, mọi vương quyền và mọi sự ca ngợi tán dương đều thuộc về Ngài, và Ngài là Đấng Toàn Năng trên mọi thứ’ thì giống như y đã trả tự do cho mười người nô lệ, y được ghi cho một trăm ân phước, được xóa một trăm tội, và y được bảo vệ khỏi sự quấy nhiễu của Shaytan trong ngày hôm đó cho đến chiều; và không ai có ân phước và điều tốt đẹp hơn y ngoại trừ người đó làm nhiều hơn y.” (Albukhari, Muslim).
    Sáng và chiều, Người e cũng thường Du-a với những lời Du-a sau:
{اللَّهُمَّ إِنِّي أسألُكَ العَافِيَةَ في الدُّنْيَا والآخِرَةِ، اللَّهُمَّ إِنِّي أَسْألُكَ العَفْوَ والعافيةَ في ديني ودُنْيَايَ وَأَهْلِي وَمَالِي، اللَّهُمَّ اسْتُر عَوْرَاتِي، وآمِنْ رَوْعَاتِي، اللّهُمَّ احْفَظْنِي مِنْ بَيْنِ يَدَيَّ ومِنْ خَلْفِي وَعَنْ يَمِيني وَعَنْ شِمَالي, وَمِنْ فَوقِي، وَأَعُوذُ بِعَظَمَتِكَ أَنْ أُغْتَالَ مِنْ تَحْتِي} رواه أبو داود وابن ماجه.
“Ollo-humma inni as-alukal a’-fiyah fid dunya wal a-khiroh, ollo-humma inni as-alukal afwa wal ‘a-fiyah fi di-ni wa dunya-ya wa ahli wa ma-li, ollo-hummas tur awro-ti wa a-min raw’a-ti, ollo-hummah fazhni min bayni yadayya wa min kholfi wa an yami-ni wa an shima-ly wa min fawqi, wa a’u-zdu bi’azhomatika an ughta-la min Tahti”.
“Lạy Allah, quả thật bề tôi cầu xin Ngài sự an lành trên thế gian và cõi Đời Sau. Lạy Allah, quả thật bề tôi cầu xin Ngài sự xí xóa và phước lành trong tôn giáo của bề tôi, trong cuộc sống trần gian của bề tôi, trong gia đình của bề tôi và trong tài sản của bề tôi. Lạy Allah, xin Ngài che đậy phần kín của bề tôi, ban sự an toàn cho cái đẹp và lộng lẫy của bề tôi. Lạy Allah, xin Ngài hãy bảo về bề tôi từ đằng trước của bề tôi, từ đằng sau của bề tôi, từ bên phải của bề tôi, từ bên trái của bề tôi, từ bên trên của bề tôi; và với sự vĩ đại của Ngài bề tôi cầu xin Ngài che chở bề tôi khỏi sự diệt vong từ bên dưới của bề tôi.” (Abu Dawood, Ibnu Ma-jah).
    Người e nói:
{مَا مِنْ عَبْدٍ يَقُولُ في صَبَاحِ كُلِّ يَوْمٍ ومَسَاءِ كُلِّ ليْلَةٍ: بِسْمِ اللهِ الَّذِي لا يَضُرُّ مَعَ اسْمِهِ شَيءٌ فِيْ الْأَرْضِ وَلَا فِيْ السَّمَاءِ وَهُوَ السَّمِيعُ العَلِيمُ، ثَلَاثَ مَرَّاتٍ، إلَّا لَمْ يَضُرَّهُ شيءٌ} رواه أبو داود والترمذي وابن ماجه.
“Bất cứ người bề tôi nào nói ba lần mỗi ngày vào buổi sáng và mỗi đêm vào buổi chiều lời: ‘Bismilla-hillazdi la yadhurru ma’a ismi’i shay-un fil ardh wa la fis sama’ wa huwas sami’ul a’li-m’ – ‘Nhân danh Allah, Đấng mà với đại danh của Ngài không có bất cứ thứ gì trên trái đất cũng như trên bầu trơi có thể làm hại Ngài và Ngài là Đấng Hằng Nghe và Am Tường mọi sự việc’ thì không có bất cứ thứ gì có thể làm hại được y.” (Abu Dawood, Tirmizdi và Ibnu Ma-jah).
    Ông Abu Bakr t nói với Người e: Người hãy dạy tôi lời tụng niệm để tôi nói vào buổi sáng và buổi chiều. Người e nói:
«اللَّهُمَّ فَاطِرَ السَّمَاواتِ والأرضِ، عَالِمَ الغَيْبِ وَالشَّهَادَةِ، رَبَّ كُلِّ شيءٍ وَمَلِيكَهُ ومَالِكه، أَشْهَدُ أَنْ لا إلهَ إلَّا أنْتَ، أعُوذُ بِكَ مِنْ شَرِّ نفسِي، وَمِنْ شَرِّ الشَّيْطَانِ وَشِرْكِه، وَأَنْ أقْتَرِفَ عَلَى نَفْسِي سُوءًا أَوْ أَجُرَّهُ إِلَى مُسْلِمٍ». قالَ: «قُلْها إِذَا أَصْبَحْتَ وِإِذَا أَمْسَيْتَ وَإِذَا أَخَذْتَ مَضْجَعَكَ» رواه أبو داود والترمذي.
“Ollo-humma fa-tiros sama-wa-ti wal ardh, a’limal ghoibi wash shaha-dah, rabba kulla shay-in wa mali-kahu wa ma-likahu. Ash hadu alla ila-ha illa anta. A’u-zdu bika min sharri nafsi, wa min sharrish shaytan wa shirkihi, wa an aqtarofu a’la nafsi su- a aw ajurrohu ila muslim. Anh hãy nói lời này vào buổi sáng, vào buổi chiều và cả lúc khi nằm ngủ” (Abu Dawood, Tirmizdi).
    Sự hướng dẫn  của Người e về lời tụng niệm khi bước ra khỏi nhà cũng như lúc bước vào
    Khi đi ra khỏi nhà thì Người e thường nói:
{بِسْمِ اللهِ، تَوَكَّلْتُ عَلَى اللهِ، اللَّهُمَّ إِنِّي أَعُوذُ بِكَ أَنْ أَضِلَّ أوْ أُضَلَّ أَوْ أَزِلَّ أَوْ أُزَلَّ، أَوْ أَظْلِمَ أَوْ أُظْلَمَ أو أَجْهَلَ أَوْ يُجْهَلَ عَليَّ} رواه أبو داود والنسائي وابن ماجه.
“Bismillah, tawakkaltu alollo-h, ollo-humma inni a’u-zdu bika an adhilla aw udholla aw  azilla aw uzalla aw azhlima aw uzhlama aw ajhala aw yujhala alayya”.
“Nhân danh Allah, bề tôi phó thác cho Allah, lạy Allah, quả thật bề tôi cầu xin Ngài che chở bề tôi khỏi sự lệch lạc hoặc bị người khác làm cho lệch lạc hoặc gây ra điều bất công hoặc bị người khác đối xử bất công hoặc ngu muội hoặc bị người khác làm cho ngu muội” (Tirmizdi, Annasa-i và Ibnu Ma-jah).
    Ngươi e nói:
{مَنْ قَالَ إِذَا خَرَجَ مِنْ بيتِه: بِسْمِ اللهِ، تَوَكَّلْتُ عَلَى اللهِ وَلَا حَوْلَ وَلَا قُوَّةَ إِلَّا بِاللهِ؛ يُقَالُ له: هُدِيْتَ وَكُفِيْتَ وَوُقِيْتَ وتَنَحَّى عَنْهُ الشَّيْطَانُ} رواه أبو داود والترمذي.
“Ai khi rời khỏi nhà nói: ‘Bismillah, Tawakkaltu alollo-h wa la hawla wa la qu-wata illa billa-h’ – ‘Nhân danh Allah, bề tôi phó thác nơi  Allah, không có sức mạnh và quyền lực nào sức mạnh và quyền lực của Allah’ thì sẽ có lời nói với y: ngươi đã được hướng dẫn, ngươi đã được phù hộ và Shaytan sẽ bỏ cuộc trong việc quấy nhiễu ngươi.” (Abu Dawood, Tirmizdi).
    Khi đi ra đến với lễ nguyện Salah Fajar thì Người e thường nói:
{اللَّهُمَّ اجْعَلْ فِيْ قَلْبِيْ نُوْرًا، وَاجْعَلْ فِيْ لِسَانِيْ نُوْرًا، وَاجْعَلْ فِيْ سَمْعِيْ نُوْرًا، وَاجْعَلْ فِيْ بَصَرِيْ نُوْرًا، وَاجْعَلْ مِنْ خَلْفِيْ نُوْرًا، وَمِنْ أَمَامِيْ نُورًا، وَاجْعَلْ مِنْ فَوْقِيْ نُوْرًا، وَاجْعَلْ مِنْ تَحْتِيْ نُوْرًا، اللَّهُمَّ أَعْظِمَ لِيْ نُوْرًا} متفق عليه.
“Ollo-hummaj’al fi qolbi nu-ra, waj’al fi lisa-ni nu-ra, waj’al fi sam’i nu-ra, waj’al fi basri nu-ra, waj’al min kholfi nu-ra, wa min ama-mi nu-ra, waj’al min fawqi nu-ra, waj’al min tahti nu-ra, ollo-humma a’zhima li nu-ra.”
“Lạy Allah, xin Ngài hãy ban ánh sáng trong trái tim của bề tôi, ánh sáng trong chiếc lưỡi của bề tôi, ánh sáng trong thính giác của bề tôi, ánh sáng trong thị giác của bề tôi, xin Ngì ban ánh sáng từ đằng sau bề tôi, ánh sáng từ phía trước bề tôi, ánh sáng từ bên trên bề tôi, ánh sáng từ bến dưới bề tôi; lạy Allah, xin Ngài khuếch đại ánh sáng của bề tôi.” (Albukhari, Muslim).
    Và Người e nói:
{إِذَا وَلَجَ الرَّجُلُ بَيْتَهُ فَلْيَقُلْ: اللَّهُمَّ إِنِّي أَسْأَلُكَ خَيْرَ الْمَوْلِجِ وَخَيْرَ الْمَخْرَجِ، بِسْمِ اللهِ وَلَجْنَا، وَعَلَى اللهِ رَبِّنَا تَوَكَّلْنَا ثُمَّ لِيُسَلِّمْ عَلَى أَهْلِهِ} رواه أبو داود.
“Khi vào nhà thì hãy nói: ‘Ollo-humma inni as-aluka khoirol mawliji wa khoirol makhraji, bismilla-hi walajna, wa alollo-hi rabbina tawakkalna’ – ‘Lạy Allah, quả thật bề tồi cầu xin Ngài điều tốt lành của khi đi vào và điều tốt lành khi trở ra, nhân danh Allah bầy tôi đi vào và với Allah, Thượng Đế của bầy tôi bầy tôi xin phó thác’; sau đó, hãy cho Salam đến gia đình.” (Abu Dawood).
    Sự hướng dẫn của Người e về tụng niệm lúc vào và ra Masjid
    Khi vào Masjid, Người e thường nói:
{أَعُوذُ باللهِ الْعَظِيْمِ، وَبِوَجْهِهِ الْكَرِيْمِ، وَسُلْطَانِهِ الْقَدِيْمِ مِنَ الشَّيْطَانِ الرَّجِيْمِ }
“A’u-zdu billa-hil azhi-m, wa biwajhihil kari-m, wa sulto-nihil qodi-m minash shayto-nirroji-m”
“Bề tôi cầu xin Allah Vĩ Đại với sắc diện hồng phúc, với quyền lực cổ xưa phù hồ bề tôi tránh khỏi tên shaytan xấu xa”.
Người e nói:
{ فَإِذَا قَالَ ذَلِكَ قَالَ الشَّيْطَانُ: حُفِظَ مِنِّي سَائِرَ اليَوْمِ} رواه أبو داود.
“Khi y nói như thế thì Shaytan sẽ nói: thời gian còn lại của ngày hôm nay ngươi đã được bảo vệ khỏi ta” (Abu Dawood).
    Người e nói:
{إِذَا دخلَ أحدُكُم المسجدَ فَلْيُسَلِّم عَلَى النبي صلى الله عليه وسلم ولَيَقُلْ: اللَّهُمَّ افْتَح لي أبوابَ رحمتِكَ، فإذا خَرَجَ؛ فليقل: اللَّهُمَّ إِنِّي أسألُك مِنْ فَضْلِكَ} رواه أبو داود و ابن ماجه.
“Khi ai đó trong các ngươi vào Masjid thì y hãy chào Salam đến Nabi và hãy nói: ‘Ollo-hummaf-tahli abwa-ba rohmatik’ – ‘Lạy Allah, xin Ngài hãy mở các cánh cửa nhân từ nơi Ngài cho bề tôi!’, và khi nào y trở ra thì y hãy nói: ‘Ollo-humma inni as-aluka min fadhlika’ – ‘Lạy Allah, bề tôi cầu xin Ngài phúc lành nơi Ngài!’.” (Abu Dawood, Ibnu Ma-jah).
    Sự hướng dẫn của Người e về tụng niệm khi nhìn thấy trăng lưỡi liềm
Khi Người e nhìn thấy trăng lưỡi liềm thì Người thường nói:
{اللَّهُمَّ أَهِلَّهُ عَلَيْنَا بِالأَمْنِ وَالإيمانِ وَالسَّلَامَةِ والإسْلَامِ، رَبِّي وَربُّكَ اللهُ} رواه الترمذي.
“Ollo-humma ahillahu alayna bil-amni wal-i-ma-ni wassala-mah wal-isla-m, rabbi wa rabbukollo-h”.
“Lạy Allah, Ngài đã cho trăng lưỡi liềm xuất hiện trong sự an lành, đức tin Iman và quy phục, Allah là Thượng Đế của ta và là Thượng Đế của ngươi (trăng lưỡi liềm)” (Tirmizdi).
    Sự hướng dẫn của Người e về tụng niệm khi hắt hơi và ngáp
    Người e nói:
{إِنَّ اللهَ يُحِبُّ العُطَاسَ وَيَكْرُه التَّثَاؤُبَ، فَإِذَا عَطَسَ أَحَدُكُمْ وَحَمِدَ الله، كَانَ حَقًّا عَلَى كلِّ مُسْلِمٍ سَمِعَه أَنْ يَقُولَ له: يَرْحَمُكَ اللهُ، وأَمَّا التَّثَاؤُبُ فإنَّمَا هُوَ مِنَ الشَّيْطَانِ؛ فَإذَا تَثَاءَبَ أَحَدُكُم فَلْيَرُدَّهُ مَا اسْتَطَاعَ؛ فَإِنَّ أَحَدَكُمْ إِذَا تَثَاءَبَ، ضَحِكَ مِنْهُ الشَّيْطَانُ} رواه البخاري.
“Quả thật Allah yêu thích sự hắt hơi và ghép hành vi ngáp bởi vì khi ai đó trong các ngươi hắt hơi thì y nói ‘Alhamdulillah’ và mỗi người Muslim khi nghe (y nói Alhamdulillah) thì y phải có nghĩa vụ nói: ‘Yarhamukollo-h’ – ‘Allah sẽ yêu thương anh (chị,..)’; riêng hành vi ngáp, quả thật nó đến từ Shaytan, bởi thế, nếu ai đó trong các ngươi ngáp thì y hãy cố gắng nén lại theo khả năng của y, và bởi quả thật khi ai đó trong các ngươi ngáp thì Shaytan sẽ cười cho y.” (Albukhari).
    Khi Người e hắt hơi, Người e lấy tay hoặc áo của Người che mũi lại và hãm âm thanh lại. (Abu Dawood, Tirmizdi).
    Khi Người e hắt hơi và có ai đó nói với Người: “Yarhamukollo-h” thì Người e nói:
{يَرْحَمُنا اللهُ وإياكم ويَغْفِرُ لَنَا وَلَكُمْ}
“Yarhamunollo-h wa iyya-kum wa yaghfiru lana wa lakum”.
“Cầu xin Allah yêu thương tôi và yêu thương quí vị và xin Ngài tha thứ cho tất cả chúng ta”.
    Người e nói:
{إِذَا عَطَسَ أَحَدُكُمْ فَلْيَقُلْ: الحمدُ للهِ، وَلْيَقُلْ لَهُ أَخُوهُ أَوْ صَاحِبُهُ: يَرْحَمُكَ اللهُ. فَإِذَا قَالَ لَه: يَرْحَمُكَ اللهُ، فَلْيَقُلْ: يَهْدِيكُمُ اللهُ وَيُصْلِحُ بَالَكُمْ} رواه البخاري.
“Khi ai đó trong các ngươi hắt hơi thì y hãy nói: Alhamdulillah, và người anh em của y hoặc người đồng hành với y hãy nói: Yarhamukollo-h. Nếu người đó nói với y ‘Yarhamukollo-h’ thì y hãy nói: ‘Yahdi-kumullo-h wa yuslih ba-lakum’ – ‘Cầu xin Allah hướng dẫn và cải thiện cho các anh (chị, bạn ..’.” (Albukhari).
    Người e nói:
{إِذَا عَطَسَ أَحَدُكُم فَحَمِدَه اللهَ فَشَمِّتُوهُ، فَإِنْ لَمْ يَحْمَدِ الله فَلَا  تُشَمِّتُوهُ} رواه مسلم.
“Nếu ai đó trong các ngươi hắt hơi rồi nói Alhamdulillah thì các ngươi hãy cầu xin Allah thương xót y còn nếu như y không nói Alhamdulillah thì các ngươi chớ cầu xin Allah cho y” (Muslim).
Và nếu như y hắt hơi đến ba lần những vẫn không nói Alhamdulillah thì không được cầu xin Allah thướng xót y và Người e nói:
{هَذَا رَجُلٌ مَزْكُومٌ} رواه مسلم.
“Đây là người bất hạnh và khốn khổ” (Muslim).
    Hadith Sahih ghi lại rằng những người Do Thái từng hắt hơi lúc ở cùng với Người e và họ mong đợi Người e nói với họ: Yarhakumullo-h – cầu xin Allah  thương xót các người; nhưng Người e lại nói:
{يَهْدِيْكُمُ اللهُ وَيُصْلِحُ بالَكُم} رواه الترمذي.
“Yahdi-kumullo-h wa yuslih ba-lakum”.
“Cầu xin Allah hướng dẫn và cải thiện các người” (Tirmizdi).
    Sự hướng dẫn của Người e về lời tụng niệm đối với người gặp kẻ bị nạn
Người e nói:
{مَا مَنْ رَجُلٍ رَأَى مُبْتَلًى فقال: الحَمْدُ لله الَّذِي عَافَانِي مِمَّا ابتلاكَ بِهِ وَفَضَّلَنِي عَلَى كَثِيْرٍ مِمَّن خَلَقَ تَفْضِيلًا إِلَّا لَمْ يُصِبْه ذَلِكَ البَلَاءُ كَائنًا مَا كَانَ} رواه أبو داود والترمذي.
“Bất kỳ người người nào nhìn thấy kẻ bị nạn và nói: ‘Alhamdulilla-hillazdi ‘afa-ni mimma ibtala-ka bini wa fadhdholani ‘ala kathi-rin  mimman kholaqo tafdhi-lan’ – ‘Mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng Allah, Đấng đã cho tôi phúc lành khỏi nạn kiếp này và đã phúc cho tôi hơn nhiều tạo vật khác’ thì nạn kiếp đó sẽ không xảy với y nữa” (Abu Dawood, Tirmizdi).
    Sự hướng dẫn của Người e khi nghe tiếng lừa hí và tiếng gà gáy
Người e bảo các tín đồ của Người khi nghe tiếng lừa hí thì hãy cầu xin Allah I che chở khỏi Shaytan xấu xa (nói: A’u-zdu billa-hi minash shayto-nir roji-m); và khi nghe tiếng gà gáy thì hãy cầu xin Allah I phúc lành. (Albukhari, Muslim).
    Sự hướng dẫn của Người e về điều nên nói cũng như nên làm khi quá tức giận
Người bảo ai đó quá tức giận thì hãy đi làm Wudu’, nếu đứng thì hãy ngồi xuống, nếu ngồi thì hãy nằm, đồng thời hãy cầu xin Allah che chở khỏi Shaytan (nói: A’u-zdu billa-hi minash shayto-nir roji-m).


 

 

 

 

 

 


Sự hướng dẫn của Thiên sứ e về Azdaan và những lời tụng niệm sau Azdaan
*****
    Theo Sunnah của Người e, lời Azdaan nên lặp lại hai lần cho mỗi câu và cũng có câu nói một lần, trừ trong Iqo-mah thì cầu “قَدْ قَامَتِ الصَّلاةُ” – “Qodqo-matis sola-h” thì không nói một lần.
    Người e qui định rằng người nghe Azdaan nên nói lặp lại giống như lời của người Azdaan ngoại trừ câu “حَيَّ عَلَى الصَّلاةِ, وَحَيَّ عَلَى الفَلَاحِ” – “Hayya alas sola-h; hayya alal fala-h” thì thay bằng “لَا حَوْلَ وَلَا قُوَّةَ إلَّا باللهِ” – “La hawla wa la qu-wata illa billa-h”.
    Người e bảo rằng ai khi nghe Azdaan và nói những lời Du-a dưới đây thì sẽ được tha thứ tội lỗi:
{وَأَنَا أَشْهَدُ أَنْ لَا إِلهَ إلَّا اللهُ وَأنَّ مُحَمَّدًا رَسُولُ اللهِ، رَضِيتُ بالله رَبًّا وبالإسلامِ دينًا وبِمُحَمَّدٍ رَسُولًا} رواه مسلم.
“Wa ana ash-hadu an la ila-ha ilollo-h wa anna muhammadan rosu-lullo-h, rodhi-tu billa-hi rabba wa bil-isla-ma di-na wa bi muhammadin rosu-la”.
“Và bề tôi chứng thực rằng không có Thượng Đế đích thực nào ngoài Allah và Muhammad là Thiên sứ của Ngài; bề tôi hài lòng Allah là Thượng Đế, Islam là tôn giáo và Muhammad là vị Thiên sứ” (Muslim).
    Người e qui định cho người nghe xong lời Azdaan thì nên nói:
{اللَّهُمَّ رَبَّ هَذِهِ الدَّعْوَةِ التَّامَّةِ وَالصَّلاةِ القَائِمَةِ آتِ مُحَمَّدًا الوَسِيلَةَ والفَضِيلَةَ، وابْعَثْهُ مَقَامًا مَحْمُودًا الذي وَعَدْتَهُ} رواه البخاري.
“Ollo-humma rabbi ha-zdihid da’watit ta-mmah wassola-til qo-imah a-ti muhammadan alwasi-lah wal fadhi-lah, wab’athhu maqo-man mahmu-dan allazdi wa’adtah”.
“Lạy Allah Thượng Đế của lời kêu gọi hoàn hảo và phúc lành này, xin Ngài hãy ba cho Muhammad điều phúc lành và xin Ngài hãy phục sinh Người với một địa vị đáng ca ngợi mà Ngài đã hứa với Người” (Albukhari).
    Người e cho biết rằng sự cầu nguyện trong khoảng thời gian giữa Azdaan và Iqa-mah sẽ không bị khước từ (được chấp nhận và được đáp lại).

 


Sự hướng dẫn của Thiên sứ e về tụng niệm trong tháng Zdul-Hijjah
*****
Người e thường Du-a rất nhiều trong mười ngày đầu của tháng Zdul-Hijjah, và Người bảo chúng ta nên nhiều Tahleel (nói La ila-ha illollo-h), Takbir (Ollo-hu-akbar) và Tahmid (Alhamdulillah).

 

 

 

 

 

 

 

 

Sự hướng dẫn của Thiên sứ e về việc đọc xướng Qur’an
*****
    Người e có một nhóm người là những người chuyên đọc xướng Qur’an.
    Cách đọc xướng của Người e chậm rãi và rõ từng con chữ.
    Người e dừng ở cuối mỗi câu Kinh, Người e không đọc liên tiếp, Người e thường đọc một chương chậm rãi và ngân nga như thể nó có độ dài gấp đôi chương đó.
    Người e thường xướng kéo dài ở các từ có độ dài do có chữ “أ – ي - و” chẳng hạn như ﴾﴿ , ﴾﴿ ...
    Trước khi Người e đọc xướng Qur’an thì Người  thường nói:
{أَعُوذُ باللهِ مِنَ الشَّيْطَانِ الرَّجِيمِ}
Thỉnh thoảng Người e nói:
{اللَّهُمَّ إِنِّي أعُوذُ بِكَ مِنَ الشَّيْطَانِ الرَّجِيمِ مِنْ هَمْزِهِ وَنَفْخِهِ وَنَفْثِهِ} رواه أبو داود وابن ماجه.
“Ollo-humma inni a’u-zdu bika minash shayto-nir roji-m min hamzihi wa nafkhihi wa nafthihi”.
“Lạy Allah, quả thật bề tôi cầu xin Ngài che chở khỏi Shaytan xấu xa từ sự xúi bẩy, thì thào nó” (Abu Dawood và Ibnu Ma-jah).
    Người e đọc xướng Qur’an lúc đứng, lúc ngồi, lúc nằm, lúc làm Wudu’ và cả lúc nói chuyện, không có điều gì ngăn cản Người e đọc Qur’an ngoại trừ Người đang trong tình trạng Junub.
    Người e ngâm nga Qur’an và Người nói:
{لَيْسَ مِنَّا مَنْ لَمْ يَتَغَنَّ بِالقُرآنِ} رواه البخاري.
“Không phải là cộng đồng tín đồ của Ta những ai không ngâm nga với Qur’an” (Albukhari).
{زَيِّنُوا القُرْآنَ بِأَصْوَاتِكُمْ} رواه أبو داود والنسائي وابن ماجه.
“Các ngươi hãy làm đẹp Qur’an bằng chất giọng của các ngươi” (Abu Dawood, Annasa-i, Ibnu Ma-jah).
    Người e thích nghe người khác đọc xướng Qur’an.
    Mỗi khi đọc qua câu Kinh có Sujud thì Người e Takbir và Sujud. Trong Sujud, Người e nói:
{سَجَدَ وَجْهِي لِلَّذِيْ خَلَقَهُ وَصَوَّرَهُ، وَشَقَّ سَمْعَهُ وَبَصْرَه بِحَوْلِهِ وَقُوَّتِهِ} رواه أبو داود والترمذي وابن ماجه.
“Sajada wajhi lillazdi kholaqohu wa sauwarohu wa shaqqo sam’ahu wa basrohu bihawlihi wa qu-watihi”.
“Gương mặt của bề tôi úp xuống phủ phục Đấng đã tạo hóa nó, ban cho hình hài cho nó, ban cho nó thính giác và thị giác với quyền năng và sức mạnh của Ngài” (Abu Dawood, Tirmizdi và Ibnu Ma-jah).
Thỉnh thoảng Người e nói:
{اللَّهُمَّ احْطُطْ عَنِّي بِهَا وِزْرًا، واكتُبْ لِيْ بِهَا أجرًا، وَاِجْعَلْهَا لِيْ عِنْدَكَ ذُخْرًا، وَتَقَبَّلْهَا مِنِّي كَمَا تَقَبَّلْتَها مِنْ عَبْدِكَ دَاوُد} رواه الترمذي و ابن ماجه.
“Ollo-hum mahtut anni biha wizra, waktub li biha ajra, waj’alha li indaka zdukhran, wa taqabbalha minni kama taqabbaltaha min abdika dawu-d”.
“Lạy Allah, xin Ngài đánh rơi hết tội lỗi của bề tôi qua việc đọc xướng, xin Ngài hãy ghi ân phước cho bề tôi qua việc làm đó, xin Ngài hãy lưu giữ nó nơi Ngài và xin Ngài hãy đón nhận nó nơi bề tôi giống như Ngài đã đón nhận nó nơi người bề tôi của Ngài Dawood.” (Tirmizdih, Ibnu Ma-jah).
Không có sự ghi chép nào nói Người e Takbir khi trở dậy từ Sujud này, Người e không Tashahhud cũng như không cho Salam.


Sự hướng dẫn của Thiên sứ e trong Khutbah của Người
*****
    Khi thuyết giảng thì đôi mắt của Người e thường đỏ lên, tiếng nói của Người cao giọng, rất hùng hồn giống như Người đang cảnh báo trước một đoàn quân trước khi ra trận. Người e nói:
{صَبَّحَكُمْ وَمَسَّاكُمْ} رواه مسلم.
“Buổi sáng và buổi chiều cứ luân phiên đến với các ngươi” (Muslim).
Người e nói:
{بُعِثْتُ أَنَا وَالسَّاعَةُ كَهَاتَيْنِ} متفق عليه.
“Khoảng cách giữa lúc Ta nhận được sứ mạng với giờ Tận Thế giống như hai ngón tay này đây” (Albukhari, Muslim). Người e đưa ngón trỏ và ngón giữa và cử động qua lại.
Người e nói:
{أَمَّا بَعْدُ... فَإِنَّ خَيْرَ الْحَدِيْثِ كِتَابُ اللهِ، وَخَيْرَ الْهَدْيِ هَدْيُ مُحَمَّدٍ صَلَّى اللهُ عَلَيْهِ وَسَلَّمَ، وَشَرَّ الأُمُورِ مُحْدَثَاتُهَا، وَكُلَّ بِدْعَةٌ ضَلَالَةٌ} رواه مسلم.
“Và sau nữa ... quả thật lời tốt đẹp nhất là Kinh sách của Allah, sự hướng dẫn tốt đẹp nhất là sự hướng dẫn của Muhammad, điều xấu xa nhất là sự đổi mới và cải biên (trong tôn giáo); và tất cả mọi điều đổi mới và cải biên đều lệch lạc.” (Muslim).
Người e luôn mở đầu bài thuyết giảng với những lời ca ngợi và tán dương Allah I.
Người e đã dạy các vị Sahabah của Người những lời mở đầu cho bài thuyết giảng:
{اَلْحَمْدُ للهِ نَحْمَدُهُ وَنَسْتَعِيْنُهُ وَنَسْتَغْفِرُهُ، وَنَعُوذُ باللهِ مِنْ شُرُورِ أَنْفُسِنَا وَسَيِّئاتِ أعمالِنَا، مَنْ يَهْدِ اللهُ فَلاَ مُضِلَّ لَهُ، وَمَنْ يُضْلِلْ فلا هَادِيَ لَهُ، وَأَشْهَدُ أَنْ لَا إلهَ إلَّا اللهُ، وأَنَّ مُحَمَّدًا عَبْدُهُ وَرَسُولُهُ
﴿يَاأَيُّهَا الَّذِينَ آمَنُوا اتَّقُوا اللَّهَ حَقَّ تُقَاتِهِ وَلا تَمُوتُنَّ إِلا وَأَنْتُمْ مُسْلِمُونَ﴾         [سورة آل عمران : 102].
﴿يَاأَيُّهَا النَّاسُ اتَّقُوا رَبَّكُمُ الَّذِي خَلَقَكُمْ مِنْ نَفْسٍ وَاحِدَةٍ وَخَلَقَ مِنْهَا زَوْجَهَا وَبَثَّ مِنْهُمَا رِجَالا كَثِيرًا وَنِسَاءً وَاتَّقُوا اللَّهَ الَّذِي تَسَاءَلُونَ بِهِ وَالأرْحَامَ إِنَّ اللَّهَ كَانَ عَلَيْكُمْ رَقِيبًا﴾       [سورة النساء : 1].
﴿يَاأَيُّهَا الَّذِينَ آمَنُوا اتَّقُوا اللَّهَ وَقُولُوا قَوْلا سَدِيدًا  يُصْلِحْ لَكُمْ أَعْمَالَكُمْ وَيَغْفِرْ لَكُمْ ذُنُوبَكُمْ وَمَنْ يُطِعِ اللَّهَ وَرَسُولَهُ فَقَدْ فَازَ فَوْزًا عَظِيمًا﴾       [ سورة الأحزاب: 70 ، 71]. } رواه أبو داود والترمذي والنسائي وابن ماجه.
“Mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Allah! Bầy tôi xin ca ngợi và tán dương Ngài, bầy tôi cầu xin Ngài phù hộ và che chở, bầy tôi cầu xin Ngài tha thứ tội lỗi, bầy tôi xin quay về sám hối với Ngài, và bầy tôi cầu xin Ngài giúp bầy tôi tránh khỏi mọi điều xấu từ bản thân bầy tôi và mọi điều xấu từ việc làm và hành vi của bầy tôi. Quả thật, người nào được Allah hướng dẫn sẽ không bao giờ bị lạc lối, còn người nào bị Ngài làm cho lạc lối thì sẽ không bao giờ tìm thấy sự hướng dẫn. Bề tôi xin chứng nhận rằng không có Thượng Đế đích thực nào ngoài Allah, Ngài là Thượng Đế duy nhất không có đối tác cùng Ngài, và bề tôi xin chứng nhận Muhammad là người bề tôi và là vị Sứ giả của Ngài.
{Này hỡi những người có đức tin! Hãy kính sợ Allah với lẽ mà Ngài phải đáng được kính sợ và các ngươi chớ đừng chết ngoại trừ các ngươi đã là những người Muslim (qui phục Ngài).} (Chương 3 – Ali ‘Imran, câu 102).
{Này hỡi nhân loại! Hãy kính sợ Thượng Đế của các ngươi, Đấng đã tạo hóa các ngươi từ một cá thể duy nhất (Adam) và từ Y Ngài đã tạo ra người vợ của Y (Hauwa) rồi từ hai người họ Ngài đã rải ra vô số đàn ông và đàn bà (trên khắp trái đất). Và hãy kính sợ Allah, Đấng mà các  người đòi hỏi (quyền hạn) lẫn nhau và hãy (kính trọng) dạ con bởi vì quả thật Allah luôn theo dõi các ngươi.} (Chương 4 - Annisa’, câu 1).
{Hỡi những người có đức tin! Hãy kính sợ Allah mà hãy nói lời trung thực và ngay thẳng, rồi Ngài sẽ cải thiện hành động của các ngươi và tha thứ tội lỗi cho các ngươi. Và người nào tuân lệnh Allah và Thiên sứ của Ngài thì chắc chắn sẽ được thành công vô cùng to lớn.} (Chương 33 – Al-Ahzab, câu 70, 71)” (Abu Dawood, Tirmizdi, Annasa-i và Ibnu Ma-jah).
    Người e dạy các vị Sahabah cách thức cầu xin phúc lành trong mọi vụ việc, Người e dạy họ việc làm này như thể Người dạy họ một chương Kinh Qur’an. Người e nói:
{إِذَا هَمَّ أَحَدُكُمْ بِالأَمْرِ فَلْيَرْكَعْ رَكْعَتَيْنِ مِنْ غَيْرِ الْفَرِيضَةِ ثُمَّ لِيَقُلِ: اللَّهُمَّ إِنِّى أَسْتَخِيرُكَ بِعِلْمِكَ وَأَسْتَقْدِرُكَ بِقُدْرَتِكَ، وَأَسْأَلُكَ مِنْ فَضْلِكَ الْعَظِيمِ، فَإِنَّكَ تَقْدِرُ وَلاَ أَقْدِرُ وَتَعْلَمُ وَلاَ أَعْلَمُ وَأَنْتَ عَلاَّمُ الْغُيُوبِ. اللَّهُمَّ إِنْ كُنْتَ تَعْلَمُ أَنَّ هَذَا الأَمْرَ خَيْرٌ لِى فِى دِينِى وَمَعَاشِى وَعَاقِبَةِ أَمْرِى فَاقْدُرْهُ لِى وَيَسِّرْهُ لِى ثُمَّ بَارِكْ لِى فِيهِ ، وَإِنْ كُنْتَ تَعْلَمُ أَنَّ هَذَا الأَمْرَ شَرٌّ لِى فِى دِينِى وَمَعَاشِى وَعَاقِبَةِ أَمْرِى فَاصْرِفْهُ عَنِّى وَاصْرِفْنِى عَنْهُ ، وَاقْدُرْ لِى الْخَيْرَ حَيْثُ كَانَ ثُمَّ أَرْضِنِى} رواه البخاري.
“Nếu ai đó trong các ngươi đang lo lắng về một việc nào đó thì y hãy dâng lễ nguyện Salah hai Rak’at, không phải là lễ nguyện Salah bắt buộc, rồi y hãy nói: ‘Ollo-humma inni astakhi-ruka bi’ilmika wa astaqdiruka bi qudrotika, as-aluka min fadhlikal ‘azhi-m, fa-innaka taqdi-ru wa la aqdiru wa ta’lamu wa la a’lamu wa anta ‘alla-mul ghuyu-b. Ollo-humma in kunta ta’lamu anna ha-zdal amra khoirun li fi di-ni wa ma’a-shi wa ‘a-qibati amri faqdurhu li wa yassirhu li thumma ba-rik li fi; wa in kunta ta’lamu anna ha-zdal amra sharrun li fi di-ni wa ma’a-shi wa ‘a-qibati amri fasrifhu anni wasrifni anhu waqdur lil khoiro haythu ka-na thumma rodhdhini bihi’ – ‘Lạy Allah, với kiến thức của Ngài và với quyền năng của Ngài quả thật bề tôi cầu xin Ngài điều phúc lành, và bề tôi cầu xin Ngài từ nơi hồng phúc vĩ đại của Ngài, quả thật, Ngài là Đấng Toàn Năng còn bề tôi không có khả năng, Ngài là Đấng Hiểu Biết còn bề tôi không biết gì, Ngài là Đấng Thông Lãm mọi điều vô hình. Lạy Allah, nếu Ngài biết rằng sự việc này tốt cho tôn giáo của bề tôi, cuộc sống của bề tôi và kết cục của bề tôi thì xin Ngài hãy ban cho bề tôi khả năng và sự dễ dàng để thực hiện nó rồi xin Ngài ban phúc cho sự việc đó của bề tôi; nhưng nếu Ngài biết sự việc này là điều xấu cho tôn giáo của bề tôi, cuộc sống của bề tôi và kết cục của bề tôi thì xin Ngài hãy đưa nó ra xa khỏi bề tôi và để bề tôi ra xa khỏi nó và xin Ngài ban cho bề tôi điều tốt đẹp dù trong hoàn cảnh nào, rồi xin Ngài hãy làm cho bề tôi biết hài lòng với sự việc đó’.” (Albukhari).

 


Sự hướng dẫn của Thiên sứ e về việc ngủ, thức và nằm mộng
*****
    Có lúc Người e ngủ trên tấm trải mềm, có lúc trên chiếc miếng da đã thuộc da, có lúc trên chiếc chiếu, có lúc trên chiếc giường; và tấm trải mềm của Người e cũng chỉ là một miếng da được thuộc da và được làm cho mềm, gối của Người cũng vậy.
    Người e chưa bao giờ ngủ hơn mức lượng cần thiết và Người cũng không hề ép bản thân ngủ ít hơn mức cần thiết.
    Người e thường ngủ sớm ở đầu hôm và thức dậy sớm trong phần cuối của đêm, thỉnh thoảng Người cũng thức khuya vì bận tâm và lo chuyện cho cộng đồng Muslim.
    Khi từ chuyến đi xa trở về vào phần cuối của đêm thì Người e thường ngủ trong tư thế nằm nghiêng bên phải, còn khi nằm nghỉ trước giờ Fajar thì Người e lấy bàn tay kê đầu.
    Khi Người e ngủ thì Người không để người khác gọi Người dậy mà Người luôn là Người gọi và đánh thức người khác dậy; và Người e chỉ ngủ với đôi mắt còn tâm của Người vẫn luôn thức.
    Khi Người e đặt mình lên giường để ngủ thì Người nói:
{بِاسْمِكَ اللَّهُمَّ أَحْيَا وَأَمُوْتُ} رواه البخاري.
“Bismikollo-humma ahya wa amu-tu”.
“Lạy Thượng Đế, với đại danh Ngài bề tôi sống và bề tôi chết” (Albukhari).
Người e cũng thường ngửa đôi bàn tay chụm lại rồi phun nhẹ vào lòng đôi ban tay sau khi đọc chương Annas, chương Al-Falaq và chương Al-Ikhlaas, sau đó Người e lấy hai bàn tay vuốt toàn thân bắt đầu từ đầu, mặt sau đó đến phần thân. Người e làm như vậy ba lần. (Theo Albukhari ghi lại).
    Người e thường ngủ với tư thế nằm nghiêng bên phải, bàn tay của Người đặt kê má bên phải và Người e nói:
{اللَّهُمَّ قِني عَذَابَكَ يَوْمَ تَبْعُثُ عِبَادَكَ} رواه أبو داود والترمذي.
“Ollo-humma qini ‘azda-baka yawma tab’uthu ‘iba-daka”.
“Lạy Allah, xin Ngài cứu rỗi bề tôi khỏi sự trừng phạt của Ngài vào Ngày mà Ngài phục sinh các đám bầy tôi của Ngài” (Abu Dawood, Tirmizdi).
Người e nói với một số vị Sahabah của Người:
{إِذَا أَتَيْتَ مَضْجَعَكَ فَتَوَضَّأْ وُضُوءَكَ لِلصَّلاَةِ ، ثُمَّ اضْطَجِعْ عَلَى شِقِّكَ الأَيْمَنِ ، ثُمَّ قُلِ اللَّهُمَّ أَسْلَمْتُ وَجْهِى إِلَيْكَ ، وَفَوَّضْتُ أَمْرِى إِلَيْكَ ، وَأَلْجَأْتُ ظَهْرِى إِلَيْكَ ، رَغْبَةً وَرَهْبَةً إِلَيْكَ ، لاَ مَلْجَأَ وَلاَ مَنْجَا مِنْكَ إِلاَّ إِلَيْكَ ، اللَّهُمَّ آمَنْتُ بِكِتَابِكَ الَّذِى أَنْزَلْتَ ، وَبِنَبِيِّكَ الَّذِى أَرْسَلْتَ . فَإِنْ مُتَّ مِنْ لَيْلَتِكَ فَأَنْتَ عَلَى الْفِطْرَةِ ، وَاجْعَلْهُنَّ آخِرَ مَا تَتَكَلَّمُ بِهِ} متفق عليه.
“Khi nào ngươi muốn đi ngủ, ngươi hãy làm Wudu’ giống như Wudu’ để dâng lễ nguyện Salah, rồi ngươi hãy ngủ với tư thế nằm nghiêng bên phải, sau đó, ngươi hãy nói: ‘Ollo-humma inni aslamtu nafsi ilayka, wa wajjahtu wajhi ilayka, wa fafwadhtu amri ilayka, wa alja’tu zhohri ilayka, raghbatan wa rohbatan ilayka, la malja’ wa la manja minka illa ilayka, a-mantu bikita-bika alzdi anzalta, wa bi nabi-yika alzdi arsalta’ – ‘Lạy Allah, quả thật bề tôi xin giao bản thân bề tôi, gương mặt bề tôi cho Ngài, bề tôi phó thác mọi sự việc của bề tôi cho Ngài, bề tôi tìm sự cứu rỗi nơi Ngài, bề tôi mong muốn được trở về với Ngài và bề tôi kính sợ Ngài, không có sự cứu rỗi cũng như lối thoát nào ngoài việc phải trở về với Ngài, bề tôi tin nơi Kinh sách mà Ngài đã ban xuống, nơi vị Nabi mà Ngài đã cử phái đến’; ngươi hãy để những lời này là lời cuối cùng của ngươi trước khi ngủ, bởi quả thật nếu ngươi chết trong đêm đó thì người đã chết trong bản chất tự nhiên (Islam).” (Albukhari, Muslim).
    Khi Người e ngủ dậy từ trong đêm thì Người thường nói:
{اللَّهُمَّ رَبَّ جِبْرَائِيلَ وَمِيكَائِيلَ وَإِسْرَافِيلَ فَاطِرَ السَّمَوَاتِ وَالأَرْضِ عَالِمَ الْغَيْبِ وَالشَّهَادَةِ أَنْتَ تَحْكُمُ بَيْنَ عِبَادِكَ فِيمَا كَانُوا فِيهِ يَخْتَلِفُونَ اهْدِنِى لِمَا اخْتُلِفَ فِيهِ مِنَ الْحَقِّ بِإِذْنِكَ إِنَّكَ تَهْدِى مَنْ تَشَاءُ إِلَى صِرَاطٍ مُسْتَقِيمٍ} رواه مسلم.
“Ollo-humma rabba jibra-il wa mi-ka-il wa isra-fil fa-tiras sama-wa-ti wal-ardhi ‘a-limal ghaibi washshaha-dah, anta tahkumu bayna ‘iba-dika fi-ma ka-nu fi-hi yakhtalifu-n, ihdini lima ikhtulifa fi-hi minal haqqi bi-izdnika, innaka tahdi man tasha’ ila siro-tim mustaqi-m”.
“Lạy Allah, Thượng Đế của Đại Thiên Thần: Jibra-il, Mi-ka-il và Isra-fil, Ngài là Đấng đã tạo hóa các tầng trời và trái đất, thế giới vô hình và hữu hình, Ngài là Đấng xét xủ và phán quyết các bề tôi của Ngài về những điều mà họ tranh cãi, xin Ngài hãy hướng dẫn bề tôi về những điều tranh cãi đến với điều chân lý, quả thật Ngài là Đấng hướng dẫn ai Ngài muốn đến con đường ngay chính” (Muslim).
    Khi vừa thức từ giấc ngủ thì Người e thường nói:
{اَلْحَمْدُ للهِ الَّذِي أَحْيَانَا بَعْدَ مَا أَمَاتَنَا وَإِلَيْهِ النُّشُوْرُ}
“Alhamdulilla-hillazdi ahya-na ba’da ma ama-tana wa ilayhin nushu-r”.
“Mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Allah, Đấng đã cho bề tôi sống sau khi đã làm cho bề tôi chết và với Ngài bề tôi sẽ quay về”.
Nói xong, Người e Siwak, và thỉnh thoảng Người đọc mười câu Kinh cuối của chương Ali-Imran. (Theo Albukhari).
    Người e thường thức dậy khi tiếng gà gáy, khi nghe tiếng gà gáy thì Người Tahmid (nói Alhamdulillah), Takbir (nói Ollo-hu-akbar), Tahlil (nói La ila-ha illollo-h) và Du-a.
    Người e nói:
{الرُّؤْيَا الصَّالِحَةُ مِنَ اللهِ، وَالْحُلُمُ مِنَ الشَّيْطَانِ فَإِذَا حَلَمَ أَحَدُكُمْ حُلُمًا يَخَافُهُ فَلْيَبْصُقْ عَنْ يَسَارِهِ، وَلْيَتَعَوَّذْ بِاللهِ مِنْ شَرِّهَا، فَإِنَّهَا لاَ تَضُرُّهُ وَلاَ يُخْبِرْ بِهَا أَحَدًا فَإِنْ رَأَى رُؤْيَا حَسَنَةً فَلْيُبْشِرْ وَلاَ يُخْبِرْ إِلاَّ مَنْ يُحِبُّ} متفق عليه.
“Những giấc mộng tốt đẹp đến từ nơi Allah, còn những mộng mị đến từ Shaytan. Bởi thế, khi ai đó trong các ngươi nằm mộng thấy một giấc mộng mang nỗi sợ hãi thì y hãy phun nhẹ bên trái của y và cầu xin Allah che chở khỏi điều xấu từ điều nhìn thấy trong giấc mộng đó. Quả thật, giấc mộng đó không gây hại được y và y không được kể lại cho người khác biết; nhưng nếu y nhìn thấy điều tốt lành trong giấc mộng thì y hãy vui lên và đừng nói lại với bất kỳ ai trừ những ai mà y yêu thương” (Albukhari, Muslim).
Và Người e bảo người nào nhìn thấy điều mình không thích trong giấc mộng thì hãy thay đổi tư thế ngủ, nếu nằm bên đây thì trở mình sang bên kia, và hãy dâng lễ nguyện Salah.

 

 

 

 

 

 

 

 

Sự hướng dẫn của Thiên sứ e về y phục, chưng diện và chăm sóc hình thể
*****
    Người e thường dùng nhiều dầu thơm, Người rất thích dầu thơm, loại hương thơm mà Người thích nhất là xạ hương.
    Người e thích dùng Siwak, Người dùng Siwak trong lúc không nhịn chay và cả lúc nhịn chay, Người Siwak khi ngủ dậy, khi làm Wudu’, khi Salah và khi đi vào nhà.
    Người e kẻ đen mí mắt, Người nói:
{إِنَّ خَيْرَ أَكْحَالِكُمُ الإِثْمِدُ يَجْلُو الْبَصَرَ وَيُنْبِتُ الشَّعْرَ} رواه أبو داود وابن ماجه.
“Quả thật, loại phấn kẻ mí mắt tốt nhất là loại Ithmid( ), nó giúp nhìn rõ hơn và làm mọc lông mi” (Abu Dawood, Ibnu Ma-jah).
    Có lúc Người e tự chải đầu cho mình, có lúc bà A’ishah  chải đầu cho Người, và trong hướng dẫn của Người e về việc cắt tóc: hoặc là chừa tóc hoặc là lấy đều toàn đầu.
    Người e không cạo đầu ngoại trừ trong nghi thức Hajj, tóc ngắn nhất của Người là trên dái tai không hơn nữa.
    Người e cấm cạo đầu một phần và chừa lại một phần.
    Người e nói:
{خَالِفُوا الْمُشْرِكِينَ ، وَفِّرُوا اللِّحَى ، وَأَحْفُوا الشَّوَارِبَ} متفق عليه.
“Các ngươi hãy làm khác những người thờ đa thần, các ngươi hãy chừa râu cằm và cắt sát râu mép.” (Albukhari, Muslim).
    Y phục của Người e thường giản dị, có lúc Người mặc y phục bằng lông cừu, có lúc Người mặc y phục bằng vải bông, có lúc Người mặc cả hai loại, kiểu y phục mà Người e thích nhất là Qamees (kiểu áo rời không liền với thân dưới, có hai tay dài, được may từ sợi vải bông).
    Người e từng mặc kiểu áo dài của Yemen, Người e từng mắc áo dài mào xanh lá cây, Người từng mặc áo choàng, Baqa’ (kiểu áo có hai tay bó sát, chính giữa được xẻ từ phía sau, thường được mặc để đi đường và chính chiến bởi vì nó tiện lợi cho việc di chuyển), Người mặc quần, mảnh quấn thân dưới và mảnh choàng thân trên, Người mang giày phủ mắt cá chân, dép và Người e quấn khăn trên đầu.
    Có lúc, Người e choàng một phần của khăn quấn dưới cổ, có lúc Người để nó thòng xuống phía sau lưng.
    Người e từng mặc y phục màu đen, màu đỏ.
    Người e đeo nhẫn bạc.
    Khi Người e mặc y phục mới thì Người nhân danh Allah I và nói:
{اللَّهُمَّ أَنْتَ كَسَوْتَنِي هَذَا القَمِيْصَ أَوْ الرِّدَاءَ أَوْ اَلْعِمَامَةَ، أَسألُكَ خَيْرَهُ وَخَيْرَ مَا صُنِعَ لَهُ، وَأَعُوذُ بِكَ مِنْ شَرِّهِ وَشَرِّ ما صُنِعَ لَهُ} رواه أبو اداود والترمذي.
“Ollo-humma anta kasawtani ha-zdal qomi-so aw arrida’ aw al’ima-mah, as’aluka khoirohu wa khoiro ma suni’a lahu, wa ‘a-u-zdu bika min sharrihi wa sharri ma suni’a lahu”.
“Lạy Allah, Ngài đã cho bề tôi y phục này, bề tôi cầu xin Ngài điều tốt lành từ nó và xin Ngài che chở bề tôi khỏi điều xấu từ nó” (Abu Dawood, Tirmizdi).
    Khi Người e mặc áo thì Người bắt đầu từ phía bên phải.
    Người e thích bắt đầu từ bên phải trong việc mang giày dép, chải tóc, vệ sinh thân thể, cho và nhận.
    Trong hướng dẫn của Người e là mỗi khi Người hắt hơi thì Người thường lấy tay hoặc áo che mũi lại và Người nén giọng lại.
    Người e là người có tính rất mắc cở.
    Người e vui cười với những gì người khác vui cười, Người thường mỉm cười, Người không cười quá trớn và bật thành tiếng lớn; và việc khóc của Người cũng vậy.

Sự hướng dẫn của Thiên sứ e về việc chào Salam và xin phép
*****
    Trong sự hướng dẫn của Người e là Người chào Salam mỗi khi Người đến với một nhóm người hoặc rời đi khỏi họ; và Người bảo chào Salam đến nhau.
    Người e dạy phong cách chào Salam:
{يُسَلِّمُ الصَّغِيرُ عَلَى الْكَبِيرِ، وَالْمَارُّ عَلَى الْقَاعِدِ،وَالرَّاكِبُ عَلَى الْمَاشِي وَالْقَلِيلُ عَلَى الْكَثِيرِ } متفق عليه.
“Người nhỏ chào Salam đến người lớn, người đi ngang qua chào Salam đến người đang ngồi, người cưỡi (đi trên các phương tiện lưu thông) chào Salam đến người đi bộ, và nhóm ít người chào Salam cho nhóm nhiều người” (Albukhari, Muslim).
    Người e thường là người bắt đầu lời chào Salam trước mỗi khi gặp ai đó; khi được ai đó chào Salam thì Người e liền đáp lại ngay trừ phi có lý do ngăn việc làm đó của Người chẳng hạn như Người đang trong lễ nguyện Salah hoặc đang đi vệ sinh, và Người e thường đáp lại với lời chào Salam giống như lời chào Salam đó hoặc tốt hơn.
    Khi Người e cho Salam thì Người thường chào Salam với lời:
{السَّلامُ عَلَيْكُمْ وَرَحْمَةٌ اللهِ} رواه البخاري.
“Assala-mu’alaykum wa rohmatullo-h”.
“Chào bằng an và cầu xin Allah yêu thương đến anh (các anh, các người, ...).” (Albukhari).
Người e không thích mở lời chào bằng câu “Assala-mu’alayka”; và khi Người đáp lại thì Người thường đáp lại với từ “وَ” – “Wa” – “Và” trước câu Salam.
    Một trong sự hướng dẫn của Người e là khi chào Salam với một đám đông mà e rằng lời chào Salam một lần không đến được với tất cả họ thì Người bảo chào Salam ba lần.
    Một trong sự hướng dẫn của Người e là ai đó vào Masjid thì nên bắt đầu với hai Rak’at lễ nguyện Salah để chào Masjid, sau đó mới cho Salam đến mọi người.
    Người e không hề đáp lại lời chào Salam bằng tay, đầu hoặc các ngón tay ngoại trừ Người e đang trong lễ nguyện Salah thì Người đáp lại lời Salam bằng cách ra dấu.
    Người e đi ngang qua lũ trẻ thì Người chào Salam đến chúng, Người đi ngang qua nhóm phụ nữ thì Người chào Salam đến họ. Các vị Sahabah của Người e rời buổi lễ nguyện Salah Jumu’ah, trên đường về họ đi ngang qua bà cụ già là họ chào Salam đến bà.
    Người e thường gởi lời Salam đến người vắng mặt và Người cũng nhận lời gởi chào Salam; khi có ai đó nhắn lại lời chào Salam từ một ai đó thì Người e đáp lại lời chào Salam cho người nhắn và người gởi lời nhắn.
    Có người đã hỏi Người e: Một người gặp người anh em đồng đạo của y thì y sẽ gật đầu chào chứ? Người nói: “Không”. Người đó lại hỏi: Y sẽ hôn người đó chứ? Người nói: “Không”. Người đó lại hỏi: Vậy y sẽ bắt tay người đó? Người nói: “Đúng vậy”. (Tirmizdi ghi lại).
    Khi vào nhà trong đêm khuya thì Người e thường cho Salam khẽ đủ cho người đang thức nghe thấy nhưng không làm thức giấc những người đang ngủ. (Muslim ghi lại).
    Một trong những sự hướng dẫn của Người e là khi xin phép ai đó rồi được hỏi “ai vậy?” thì hãy cho biết tên: người này con của người này, hoặc biệt danh, chứ không được nói “tôi”.
    Khi xin phép thì Người e thường xin phép ba lần, nếu không được cho phép thì Người quay đi.
    Người e dạy các vị Sahabah của Người chào Salam trước khi xin phép vào nhà.
    Khi Người e đến nhà của ai đó thì Người không đứng trực diện với cửa vào mà Người đứng sang một góc của cánh cửa, bên phải hoặc bên trái. Người e nói:
{ إِنَّمَا جُعِلَ الاسْتِئذَانُ مِنْ أَجْلِ البَصَرِ} متفق عليه.
“Quả thật, việc xin phép được qui định chỉ vì mục đích của thị giác” (Albukhari, Muslim).


Sự hướng dẫn của Thiên sứ e trong nói chuyện, im lặng và giữ lời
*****
    Người e là người có lời nói ngọt ngào và dùng ngôn từ chuẩn xác và trôi chảy nhất trong nhân loại.
    Người e thường im lặng, Người chỉ nói chuyện khi cần thiết, Người e không nói những lời vô bổ, Người e chỉ nói những gì mang ân phước cho Người.
    Người e thường dùng những câu ngắn gọn nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa, Người nói chuyện không quá nhanh cũng không quá chậm, Người e nói với cường độ vừa phải nghe rõ ràng và dễ tiếp thu.
     Trong bài thuyết giảng của Người e, Người thường chọn lọc các ngôn từ và lời lẽ tốt đẹp nhất, gần gũi nhất và phổ thông nhất, Người e không hề dùng những từ ngữ thô tục và khiếm nhã.
    Người e ghét dùng những ngôn từ trang trọng đối với ai không đáng phải như thế, và Người không dùng những ngôn từ thô lỗ và khiếm nhã đối với một ai. Người cấm nói với người đạo đức giả: thưa ngài, và Người cấm gọi Abu Jahal là Abu Hakim; Người xưng hô những người có quyền lực: vị thừa kế của Allah, vị vua dưới quyền của Đấng Chủ Tể.
    Người e bảo người nào gặp phải một điều gì đó từ sự quấy nhiễu của Shaytan nói Bismillah chứ không nguyền rủa nó mà nói: Shaytan khốn nạn hay những lời chửi rủa khác.
    Người e yêu thích các tên gọi tốt lành, Người bảo chọn các tên tốt đẹp để đặt tên cho con cái, những cái tên mang những ý nghĩa tốt đẹp. Người e nói:
{إِنَّ أَحَبَّ أَسْمَائِكُم إِلَى اللهِ: عَبْدُ اللهِ وعَبْدُ الرحمنِ، وأَصْدَقُهَا: حَارِثٌ وَهَمَّامٌ، وأَقْبَحُهَا: حَرْبٌ وَمُرَّةٌ} رواه مسلم.
“Quả thật những tên gọi yêu thích nhất đối với Allah là Abdullah (người bề tôi của Allah) và Abdurrahman (người bề tôi của Đấng Độ Lượng); những tên gọi chân thật nhất là Harith (người cứ lo toan và tìm kiếm điều lợi) và Hammaam (người cứ luôn lo lắng); và những tên gọi xấu nhất là Harb (chiến tranh) và Murrah (chát đắng).” (Muslim).
    Người e đổi tên “عَاصِيَة” ‘A-seyah’ – ‘người làm điều tội lỗi’ và Người e nói: “أنتِ جَميلةٌ” – “cô tên Jami-lah (có nghĩa là xinh đẹp)”; Người e đổi tên “أَصْرَم” – “Asram” – “hoang mạc” thành “زُرْعَة” – “Zur’ah” - “nơi có cây trồng mọc lên tươi tốt”; tên của Madinah là Yathrib có nghĩa là “sự quở trách” nhưng khi Người e đến thì Người đã đổi tên thành Taibah có nghĩa là (tốt lành).
    Người e thường gọi các vị Sahabah của Người với tên gọi Kunyah (Abu cộng với tên của đứa con trai đầu lòng, chẳng hạn như nếu vị Sahabah này có con trai đầu lòng tên Rasheed thì được gọi là Abu Rasheed, hoặc Ibnu (con trai) hay Bintu (con gái) rồi cộng tên của người cha vào), và Người e cũng gọi một số người vợ của Người  theo tên Kunyah (chẳng hạn như Người gọi bà A’ishah  là Bintu Abu Bakr có nghĩa là con gài Abu Bakr).
    Người e nói:
{تَسَمَّوْا باسْمِي ولاَ تَكنَّوا بِكُنْيَتِي} متفق عليه.
“Các ngươi hãy đặt tên với tên của Ta nhưng chớ đặt tên với tên Kunyah (Abu Qasim) của Ta” (Albukhari, Muslim).
    Người e cấm gọi lễ nguyện Salah I-sha’ là lễ nguyện Salah Al’atimah (u tối), và Người e cấm gọi nho là Karm (sự cao quý) và Người e nói:
{إِنَّمَا الْكَرْمُ قَلْبُ الْمُؤْمِنِ} متفق عليه.
“Quả thật Karm (sự cao quý) là trái tim của người có đức tin” (Albukhari, Muslim).
    Người e cấm nói: Mưa xuống nhờ ngôi sao này hay ngôi sao kia, đó là điều Allah và anh muốn; Người cấm thề thốt với ai (vật) ngoài Allah, Người cấm việc quá nhiều sự thề thốt; Người e cấm nói: nếu y làm vậy thì y là người Do thái; Người e cấm người chủ nói với nô lệ: người nô lệ của ta; Người e cấm nói: đồ linh hồn ô uế hoặc Shaytan thật khốn nạn; Người e cấm nói: Lạy Allah, xin Ngài tha thứ cho bề tôi nếu Ngài muốn.
    Người e cấm chửi rủa thời gian, cấm chửi rủa gió, cấm chửi rủa cơn sốt, cấm chửi rủa gà trống.

Sự hướng dẫn của Thiên sứ e trong việc đi lại và ngồi
*****
    Người e đi bộ với dáng người hơi ngả về phía trước giống như đi xuống dốc, Người e là người đi nhanh nhất, điềm đạm nhất và phong cách đẹp nhất trong nhân loại.
    Người e từng đi chân trần và đi trên đôi dép.
    Phương tiện đi lại của Người e: lạc đà, ngựa, la, lừa; và Người thường có người đồng hành với Người trên lưng con vật cưỡi, ở đằng trước hay đằng sau Người.
    Người e ngồi trên nền đất, trên chiếu và trên miếng da.
    Người e thường ngồi dựa lên chiếc gối, có lúc Người dựa bên phải có lúc thì bên trái.
    Có lúc Người e ngồi chéo chân, có lúc Người nằm xuống, có lúc Người ngồi đặt chân này lên chân kia, và có lúc khi mệt Người cũng ngồi tựa vào các vị Sahabah của Người.
    Người e cầm ngồi ở chỗ giữa bóng râm và ánh nắng mặt trời.
    Người e ghét những ai ngồi lại với nhau mà không tụng niệm Allah, và Người e nói:
{مَنْ قَعَدَ مَقْعَدًا لَمْ يَذْكُر اللهَ فيهِ كانتْ عليه مِنَ اللهِ تِرَةً... } رواه أبو داود.
“Ai ngồi mà không tụng niệm Allah trong khoảng thời gian ngồi đó của y thì y đã có sự thua thiệt ở nơi Allah ...” (Abu Dawood).
    Người e nói:
{مَنْ جَلَسَ فِى مَجْلِسٍ فَكَثُرَ فِيهِ لَغَطُهُ فَقَالَ قَبْلَ أَنْ يَقُومَ مِنْ مَجْلِسِهِ ذَلِكَ سُبْحَانَكَ اللَّهُمَّ وَبِحَمْدِكَ أَشْهَدُ أَنْ لاَ إِلَهَ إِلاَّ أَنْتَ أَسْتَغْفِرُكَ وَأَتُوبُ إِلَيْكَ إِلاَّ غُفِرَ لَهُ مَا كَانَ فِى مَجْلِسِهِ ذَلِكَ} رواه أبو داود والترمذي.
“Ai ngồi tại một buổi ngồi có nhiều tiếng ồn ào không đâu rồi y nói trước khi y đứng dậy đi khỏi cuộc ngồi đó: ‘Ollo-humma wa bihamdika, Ashhadu an la ila-ha illa anta, astaghfiruka wa atu-bu ilayka’ – ‘Lạy Allah, mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng Ngài, bề tôi chứng nhận không có Thượng Đế đích thức nào ngoài Ngài, bề tôi cầu xin Ngài tha thứ và bề tôi xin sám hối cùng Ngài’, y sẽ được tha thứ trong cuộc ngồi đó.” (Abu Dawood, Tirmizdi).

 


Sự hướng dẫn của Người e trong việc điều trị sự phiền muộn, lo âu.
*****
    Khi gặp chuyện đau buồn, Người e thường nói:
{لَا إلهَ إلَّا اللهُ العَظِيمُ الحَلِيمُ، لَا إلهَ إلَّا اللهُ رَبُّ العَرْشِ العَظِيمُ، لَا إلهَ إلَّا اللهُ رَبُّ السَّمَاواتِ السَّبْعِ، ورَبُّ الْأَرْضِ رَبُّ العَرْشِ الكَرِيمُ} متفق عليه.
“La ila-ha illollo-h al‘azhi-mul hali-m, la ila-ha illollo-h rabbul ‘arshil ‘azhi-m, la ila-ha illollo-h rabbus sama-wa-tis sab’i, wa rabbul ardhi rabbul ‘arshil kari-m”.
“Không có Thượng Đế đích thực nào ngoài Allah, Đấng Vĩ Đại và Kiên Nhẫn; không có Thượng Đế đích thực nào ngoài Allah, Chủ Nhân của chiếc Ngai Vương vĩ đại; không có Thượng Đế đích thực nào ngoài Allah, Thượng Đế của bảy tầng trời, Thượng Đế của Trái đất, Thượng Đế của chiếc Ngai Vương vô cùng cao quý.” (Albukhari, Muslim).
    Khi có việc gì đó nan giải khiến Người e lo lắng thì Người nói:
{يَا حَيُّ يَا قَيُّومُ بِرَحْمَتِكَ أَسْتَغِيْثُ} رواه الترمذي.
“Ya hayyu ya qoiyu-m birohmatika astaghi-thu”.
“Ôi Đấng Hằng Sống, ôi Đấng Bất Diệt, với lòng nhân từ của Ngài bề tôi cầu xin sự phúc lành” (Tirmizdi).
Người e nói:
{دَعَواتُ المَكْرُوبِ: اللَّهُمَّ رَحمَتَكَ أَرجُو؛ فَلَا تَكِلْنِي إلَى نَفْسِي طَرْفَةَ عَيْنٍ، وأصْلِحْ لِي شَأنِي كُلَّهُ، لَا إلهَ إلَّا أَنْتَ} رواه أبو داود.
“Những lời cầu nguyện cho người gặp phải chuyện đau buồn: ‘Ollo-humma rohmataka arju, fala takilni ila nafsi tarfata ainin, wa aslih li sha’ni kullahu, la ila-ha illa anta’ – ‘Lạy Allah, bề tôi mong mỏi lòng nhân từ nơi Ngài, xin Ngài đừng bỏ mặc bề tôi dù chỉ là trong nháy mắt, xin Ngài hãy cải thiện tất cả mọi sự việc của bề tôi, không có Thượng Đế đích thực nào ngoài Ngài cả’.” (Abu Dawood).
Mỗi khi có chuyện lo lắng và phiền não thì Người e dâng lễ nguyện Salah (Abu Dawood ghi lại).
    Người e nói:
{مَا أَصَابَ أَحَداً قَطُّ هَمٌّ وَلاَ حَزَنٌ فَقَالَ اللَّهُمَّ إِنِّى عَبْدُكَ وَابْنُ عَبْدِكَ وَابْنُ أَمَتِكَ نَاصِيَتِى بِيَدِكَ مَاضٍ فِىَّ حُكْمُكَ عَدْلٌ فِىَّ قَضَاؤُكَ أَسْأَلُكَ بِكُلِّ اسْمٍ هُوَ لَكَ سَمَّيْتَ بِهِ نَفْسَكَ أَوْ عَلَّمْتَهُ أَحَداً مِنْ خَلْقِكَ أَوْ أَنْزَلْتَهُ فِى كِتَابِكَ أَوِ اسْتَأْثَرْتَ بِهِ فِى عِلْمِ الْغَيْبِ عِنْدَكَ أَنْ تَجْعَلَ الْقُرْآنَ رَبِيعَ قَلْبِى وَنُورَ صَدْرِى وَجَلاَءَ حُزْنِى وَذَهَابَ هَمِّى. إِلاَّ أَذْهَبَ اللهُ هَمَّهُ وَحُزْنَهُ وَأَبْدَلَهُ مَكَانَهُ فَرَجاً ». قَالَ فَقِيلَ يَا رَسُولَ اللهِ أَلاَ نَتَعَلَّمُهَا فَقَالَ « بَلَى يَنْبَغِى لِمَنْ سَمِعَهَا أَنْ يَتَعَلَّمَهَا} رواه أحمد.
“Bất cứ người bề tôi nào gặp phải chuyện buồn phiền nói: ‘Ollo-humma inni abuka, ibnu abdika, ibnu ummatika, na-siyati biyadika, ma-dhi fi-ya hukmika, ‘adlun fi qodho-uka, as-aluka bikullis-min huwa laka, sammayta bihi nafsaka, aw anzaltahu fi kita-baka, aw ‘allamtahu ahadan min kholqika, aw ista’tharta bini fi ‘ilmil ghaibi ‘indaka an taj’alik qu-a-nal azhi-m rabi’a qolbi wa nu-ro sodri wa jala huzni wa zdahaba hammi’ – ‘Lạy Allah, quả thật bề tôi là bề tôi của Ngài, đứa con của bề tôi Ngài, lọn tóc phía trước trán của bề tôi nằm trong tay Ngài, quá khứ của bề tôi nằm trong phán xét của Ngài, Ngài là Đấng Công Bằng trng phán xét của Ngài, bề tôi cầu xin Ngài với tất cả các tên gọi của Ngài, những tên gọi mà Ngài đã tự gọi cho bản thân Ngài hoặc những tên gọi mà Ngài đã ban xuống trong Kinh sách của Ngài hoặc những tên gọi mà Ngài đã dạy cho ai đó trong tạo vật của Ngài hoặc những tên gọi mà Ngài đã để nói trong thế giới vô hình nơi Ngài, xin Ngài làm cho Qur’an thành mùa xuân trong trái tim bề tôi, ánh sáng trong tấm lòng của bầy tôi và xin Ngài làm cho những phiền não và u buồn của bề tôi tan biến’ thì chắc chắn Allah đều xóa hết điều phiền muộn cho y và thế vào đó chuyện vui cho y.” (Ahmad).
    Người e dạy các vị Sahabah nói lời Du-a khi gặp điều sợ hãi:
{أَعُوذُ بِكَلِمَاتِ اللهِ التَّامَّةِ مِنْ غَضَبِهِ وَشَرِّ عِبَادِهِ وَمِنْ هَمَزَاتِ الشَّيَاطِينِ وَأَنْ يَحْضُرُونِ} رواه أبو داود والترمذي.
“A’u-zdu bikalima-tilla-h atta-mmah min ghodhobihi wa sharri ‘iba-dihi wa min hamaza-tish shayati-n wa an yahdhuru-n”.
“Với các lời phán hoàn hảo của Allah bề tôi cầu xin Ngài che chở khỏi sự giận dữ của Ngài và khỏi những điều xấu từ các bề tôi của Ngài và khỏi những điều xấu của Shaytan.” (Abu Dawood, Timizdi).
    Người e nói:
{مَا مِنْ أَحَدٍ تُصِيبُه مُصِيبةٌ فَيَقُولُ: إِنَّا لِلهِ وإِنَّا إِلَيْهِ رَاجِعُون، اللَّهُمَّ أَجُرْنِي فِيْ مُصِيْبَتِي وَاِخْلُفْ لِي خَيْرًا مِنْهَا – إِلَّا أَجَرَه اللهُ فِيْ مُصِيْبَتِهِ وأَخْلَفَ لَهُ خَيْرًا مِنْهَا} رواه مسلم.
“Bất kỳ người nào gặp phải tai họa nói: ‘Inna lilla-h wa inna ilayhi ro-ji’u-n, ollo-humma ajurni fi musi-bati wakhluf li khoiran minha’ – ‘Quả thật, bầy tôi là của Allah và bầy tôi phải quay trở về với Ngài; lạy Allah xin Ngài hãy ban phước cho bề tôi trong tai họa này của bề tôi và xin Ngài hãy đổi lại cho bề tôi điều tôt đẹp hơn điều đã mất đó’ thì Allah sẽ ban phước cho y trong tai họa đó và ban điều khác cho y tốt đẹp hơn cái đã mất.” (Muslim).
Sự hướng dẫn của Thiên Sứ e trong lữ hành
*****
    Người e thích khởi hành cho chuyến đi vào đầu ngày và Người thường đi vào ngày thứ năm.
    Người e ghét đi đường xa một mình và Người ghét người lữ hành đi một mình trong đêm.
    Người e bảo nếu những người lữ hành có từ ba người trở lên thì phải bầu một trong số họ làm trưởng nhóm (trưởng đoàn).
    Sau khi Người e bước lên lưng con vật cưỡi thì Người thường Takbir ba lần, rồi Người nói:
{سُبْحَانَ الَّذِي سَخَّرَ لَنَا هَذَا وَمَا كُنَّا لَهُ مُقْرِنينَ وَإِنَّا إِلَى رَبِّنَا لمُنْقَلِبُونَ. اللَّهُمَّ إِنِّي أَسْأَلُكَ فِي سَفَرِي هَذَا الْبِرَّ وَالتَّقْوَى، وَمِنَ الْعَمَلِ مَا تَرْضَى. اللَّهُمَّ هَوِّنْ عَلَيْنَا سَفَرَنَا هَذَا وَاطْوِ عَنَّا بُعْدَه. اللَّهُمَّ أَنْتَ الصَّاحِبُ فِيْ السَّفَرِ، وَالْخَلِيْفَةُ فِيْ الْأَهْلِ. اللَّهُمَّ اصْحَبْنَا فِيْ سَفَرِنَا واخْلُفْنَا فِيْ أهْلِنَا} رواه مسلم.
“Subhanallazdi sakhkhoro lana ha-zda wa ma kunna lahu muqrini-n wa inna ila rabbina lamunqolibu-n. Ollo-humma inni as-aluka fi safari ha-zda albiro wattaqwa wa minal ‘amali ma tardho. Ollo-humma hauwin ‘alayna safarona ha-zda watwi ‘anna bu’dah. Ollo-humma antas so-hibu fis safar, wal kholi-fatu fil ahli. Ollo-humma isbahna fi safarina wakhlufna fi ahlina”.
“Quang vinh thay Đấng đã chế ngự con (vật, phương tiện) này cho bầy tôi sử dụng bởi vì bầy tôi không đủ khả năng chế ngự nó. Và chắc chắn bầy tôi sẽ trở về gặp Thượng Đế của bầy tôi. Lạy Allah, quả thật bề tôi cầu xin Ngài điều tốt đẹp và ngoan đạo cùng với những việc làm mà Ngài hài lòng trong chuyến đi này của bầy tôi. Lạy Allah, xin Ngài ban sự dễ dàng và thuận lợi cho chuyến đi này của bề tôi, xin Ngài hãy làm ngắn lại lộ trình cho bầy tôi. Lạy Allah, Ngài là Đấng đồng hành cùng với bầy tôi trong hành trình, Ngài là Đấng trông coi gia đình của bầy tôi. Lạy Allah, xin Ngài hãy cùng bầy tôi trong chuyến hành trình và hãy trông coi gia đình của bầy tôi.” (Musim).
Khi Người e quay trở về thì Người nói thêm:
{آيِبُوْنَ تَائِبُونَ عَابِدُونَ لِرَبِّنَا حَامِدُونَ} رواه مسلم.
“A-yibu-na ta-ibu-na ‘a-bidu-na lirabbina ha-midu-n”.
“Bầy tôi xin trở lại, quay về sám hối và ca ngợi tán dương Thượng Đế của bầy tôi” (Muslim).
    Khi đi ngang qua các đồi cao thì Người e Takbir còn khi ngang qua các thung lũng thì Người Tasbeeh. Một người đàn ông nói với Người e rằng tôi muốn đi xa thì Người nói:
{أُوصِيْكَ بِتَقْوَى اللهِ وَالتَّكْبِيرِ عَلَى كُلِّ شَرَفٍ} رواه الترمذي وابن ماجه.
“Ta nhắn nhủ ngươi hãy kính sợ Allah và hãy Takbir mỗi khi đi qua các dốc cao” (Tirmizdi và Ibnu Ma-jah).
    Khi đến giờ Fajar trong lúc lữ hành thì Người e nói:
«سَمَّعَ سَامِعٌ بِحَمْدِ اللهِ وحُسْنِ بِلَائِهِ عَلَيْنَا، ربَّنَا صَاحِبْنَا وأَفْضِلْ عَلَيْنَا عَائِذًا باللهِ مِنَ النَّارِ» رواه مسلم.
“Samma’a sa-mi’un bihamdilla-h wa husni bila-ihi ‘alayna, rabbana so-hibna wa afdhil ‘alayna ‘a-izdan billa-h minan naa-r”.
“Đấng đã nghe thấy sự tán dương và ca ngợi Allah về ân huệ của Ngài ban cho bầy tôi; ôi Thượng Đế của bầy tôi, xin Ngài hãy đồng hành với bầy tôi, xin Ngài ban phúc lành cho bầy tôi, cầu xin Allah che chở khỏi Hỏa Ngục.” (Muslim).
    Khi tiễn một ai đó trong các vị Sahabah của Người thì Người  e  thường chào tạm biệt họ với lời:
{أَستَوْدِعُ اللهَ دِينَكَ وَأَمَانَتَكَ وخَواتِيمَ أَعْمَالِكَ} رواه أبو داود والترمذي.
“Astawdi’ullo-h di-naka wa ama-nataka wa khowa-ti-ma a’ma-lika”.
“Cầu xin Allah bảo vệ tôn giáo của anh, đồ đạc của anh và cầu xin Ngài phù hộ anh có kết cục tốt đẹp trong mọi việc làm” (Abu Dawood, Tirmizdi).
    Người e nói:
{إِذَا نَزَلَ أَحَدُكُم مَنْزِلًا فليقل: أعُوذُ بِكَلِمَاتِ اللهِ التَّامَّاتِ مِنْ شَرِّ مَا خَلَقَ؛ فَإِنَّهُ لا يَضُرُّهُ شَيءٌ حَتَّى يَرْتَحِلَ مِنْهُ} رواه مسلم.
“Khi ai đó trong các ngươi dừng chân tại một điểm đến nào đó thì y hãy nói: ‘A’u-zdu bikalima-tilla-h atta-mmah min sharri ma kholaq’ – ‘Với các lời phán hoàn hảo của Allah bề tôi cầu xin che chở khỏi điều xấu mà Ngài đã hóa’ thì sẽ không có bất cứ thứ gì có thể làm hại y cho đến khi y rời đi.” (Muslim).
    Người e bảo người lữ hành hãy nhanh quay về nhà với gia đình khi đã xong việc.
    Người e cấm phụ nữ đi xa mà không Mahram đi cùng, người cấm ngay cả khoảng cách xa khoảng chừng 12 dặm; và Người e cấm mang Qur’an đi đến vùng đất của kẻ thù vì sợ rằng kẻ thù sẽ tước lấy nó.
    Người e cấm người Muslim định cư giữa chốn người thờ đa thần trong khi y có điều kiện và khả năng di cư đến nơi khác. Người e nói:
{أَنَا بريءٌ مِنْ كُلِّ مسلمٍ يُقيمُ بَيْنَ أَظْهُرِ المشركين} رواه أبو داود والترمذي والنسائي وابن ماجه.
“Ta vô can với tất cả mọi người Muslim định cư giữa chốn người thờ đa thần” (Abu Dawood, Tirmizdi, Annasa-i, và Ibnu Ma-jah).
Và Người e nói:
{مَنْ جَامعَ المشركَ وسَكَنَ مَعَهُ فَهُوَ مِثْلُهُ} رواه أبو داود.
“Ai chung sống cùng với người thờ đa thần thì y cũng giống như người đa thần đó” (Abu Dawood).
    Những cuộc lữ hành của Người e vì bốn việc: lữ hành để di cư, lữ hành để chinh chiến, lữ hành để làm Umrah, và lữ hành để làm Hajj.
    Trong thời gian lữ hành, Người e dâng lễ nguyện Salah theo hình thức Qasr (rút ngắn bốn Rak’at thành hai Rak’at đối với các lễ nguyện gồm bốn Rak’at), và Người e duy trì hình thức Qasr cho đến lúc quay trở về.
    Người e không hề giới hạn cụ thể khoảng cách bao xa cho việc lễ nguyện Salah Qasr cũng như được phép không nhịn chay.
    Không phải là hướng dẫn của Người e đối với việc nhập chung hai lễ nguyện Salah trong cùng một giờ của một trong hai trong lúc đang di chuyển hoặc đã dừng chân tại một điểm nào đó. Người e chỉ làm việc này khi cố gắng hoàn thành lộ trình: nếu Người e khởi hành trước khi mặt trời nghiêng bóng thì Người trì hoãn lễ nguyện Salah Zhuhur đến giờ Asr rồi khi Người dừng chân thì Người dâng cả hai lễ nguyện Salah trong giờ Asr; còn nếu như Người e ra đi sau khi mặt trời nghiêng bóng thì Người dâng lễ nguyện Salah Zhuhur xong rồi Người mới khởi hành; và khi Người muốn đi nhanh cho hết đoạn đường cần đi thì Người thường trì hoãn giờ Maghrib để thực hiện trong giờ của I-sha’.
    Người e dâng lễ nguyện Salah Sunnah ban đêm hay ban ngày ngay trên phương tiện di chuyển của mình bất kể phương tiện hướng về phía nào, Người e Ruku’a và Sujud bằng cách cúi người xuống một chút, Người cúi Sujud thấp xuống hơn cúi Ruku’a.
    Người e từng có chuyến lữ hành trong tháng Ramadan, khi đi Người e không nhịn chay, còn các vị Sahabah của Người tùy chọn một trong hai.
    Người e luôn mang giày khi lữ hành và hầu như trong mọi trường hợp.
    Người e cấm người đàn ông gõ cửa nhà của mình trong đêm khuya sau một chuyến đi dài.
    Người e nói:
{لَا تَصْحَبُ الْمَلَائِكَةُ رُفْقَةً فِيْهَا كَلْبٌ وَلَا جَرَسٌ} رواه مسلم.
“Các Thiên Thần không đồng hành cùng với nhóm người mang theo chó và chuông” (Muslim).
    Khi trở về từ một chuyến lữ hành thì Người e thường đến Masjid dâng lễ nguyện Salah hai Rak’at trước khi Người về nhà.
    Người e thường ôm người mới về từ một chuyến lữ hành, Người sẽ hôn nếu đó là người thân của Người.
Sự hướng dẫn của Thiên sứ e về điều trị bệnh, thuốc men và thăm viếng người bệnh
*****
    Một trong các hướng dẫn của Người e là việc tự điều trị của Người cũng như hướng dẫn cách điều trị cho những ai mắc bệnh từ người nhà và các vị Sahabah của Người.
    Người e nói:
{مَا أَنْزَلَ اللهُ مِنْ دَاءٍ إِلَّا أَنْزَلَ لَهُ شِفَاءً} رواه البخاري.
“Bất kỳ căn bệnh nào Allah giáng xuống thì Ngài đều ban xuống cho nó một phương thuốc điều trị” (Albukhari).
Người e nói:
«يَا عِبَادَ اللهِ تَدَاوَوْا» رواه أبو داود والترمذي وابن ماجه.
“Hỡi các bề tôi của Allah hãy dùng thuốc để trị bệnh” (Abu Dawood, tirmizdi và Ibnu Ma-jah).
    Ba phương thức điều trị bệnh mà Người e đã dùng là: dược liệu tự nhiên (thảo dược), phương thuốc trị liệu bằng đọc Qur’an hay các lời Du-a và tụng niệm, và kết hợp giữa hai phương thức này.
    Người e cấm dùng rượu cũng như những thứ dơ bẩn và ô uế làm thuốc điều trị.
    Người e thường đi viếng thăm các vị Sahabah của Người khi họ bị bệnh; Người e từng đi viếng thăm một cậu bé thuộc dân kinh sách khi cậu ta bị bệnh, Người e từng viếng thăm người chú (bác) của Người khi ông ta bị bệnh mặc dù ông ta là người thờ đã thần và Người đã kêu gọi hai người này vào Islam và cuối cùng cậu bé người Do thái và người chú (bác) của Người được hướng dẫn về với Islam.
    Khi Người e đi viếng người bệnh thì Người thường ngồi sát người bệnh ngay phía đầu và Người hỏi thăm tình trạng của họ.
    Không phải là sự hướng dẫn của Người e khi qui định ngày, giờ cụ thể nào cho việc đi viếng người bệnh. Người e bảo cộng đồng tín đồ của Người đi viếng người bệnh mọi lúc dù ngày hay đêm miễn sao có điều kiện thuận tiện.
    Sự hướng dẫn của Người e về điều trị bệnh bằng dược liệu tự nhiên
    Người e nói:
{إِنَّمَا الحُمَّى مِنْ فَيْحِ جَهَنَّمَ؛ فَأَبرِدُوها بالماءِ} متفق عليه.
“Quả thật, cơn sốt là từ hơi nóng của Hỏa Ngục; bởi thế hãy làm mát nó bằng nước.” (Albukhari, Muslim).
    Người e nói:
{إذا حُمَّ أَحَدُكُمْ فليسنَّ عَلَيْهِ المَاءَ البَارِدَ ثَلاثَ لَيالٍ مِنَ السَّحَرِ}
“Khi ai đó trong các ngươi bị sốt thì y hãy đổ nước mát lên người trong ba đêm”
    Khi bị sốt Người e đã gọi người mang nước đến và đổ lên đầu của mình.
Có một lần vấn đề sốt được nhắc đến trước mặt Người e, một người đã chửi rủa cơn sốt, Người e nói:
{لَا تَسُبَّهَا؛ فإنَّهَا تَنْفِي الذُّنُوبَ كَمَا تَنْفِي النَّارُ خَبَثَ الحَدِيدِ} رو اه ابن ماجه.
“Ngươi không được chửi rủa nó, bởi quả thật nó tẩy sạch tội lỗi giống như lửa tẩy sạch những chất cặn khỏi thỏi sắt” (Ibnu Ma-jah).
    Một người đàn ông đến nói rằng người em của tôi than bị đau bụng, Người e nói:
{اسْقِهِ عَسَلًا} متفق عليه.
“Hãy cho cậu ta uống mật ong” (Albukhari, Muslim).
Người e đã pha loãng mật ong với nước.
    Một nhóm người tá túc ở Madinah phàn nàn về căn bệnh cổ trướng (trướng bụng) thì Người e nói:
{لَوْ خَرَجْتُمْ إِلَى إِبِلِ الصَدَقَةِ فَشَرَبْتُمْ مِنْ أَبْوَالِهَا وَأَلْبَانِهَا}
“Phải chi các ngươi đi ra tìm đến chỗ của con lạc đà rồi các ngươi uống nước tiểu và sữa của nó”.
Họ đã làm theo và họ đã khỏi bệnh. (Albukhari, Muslim).
    Khi  e bị thương tại Uhud, Fatimah đã lấy chiếu cắt một miếng nhỏ đem đốt cháy thành than rồi đắp vào chỗ vết thương, và vết thương đã ngừng chảy máu.
Thiên sứ của Allah e nói:
{الشِّفَاءُ في ثَلاثٍ: شرْبَةِ عَسَلٍ، وشرْطَةِ مِحْجَمٍ وكَيَّةِ نَارٍ، وأَنْهَى أُمَّتي عَن الكَيِّ} رواه البخاري.
“Cách điều trị bệnh có ba: uống mật ong, giác lể, và đốt, nhưng cộng đồng tín đồ của Ta bị cấm đùng phương pháp đốt.” (Albukhari).
{ومَا أحِبُّ أَنْ أَكْتَوِي} متفق عليه.
“Ta không thích phương pháp đốt điều trị” (Albukhari, Muslim).
    Người e đã dùng cách giác lể để điều trị bệnh và Người trả công cho người giác lể; Người e nói:
«خَيْرُ مَا تَداوَيْتُم بِهِ الحِجَامَة» متفق عليه.
“Phương pháp tốt nhất mà các ngươi đã dùng để điều trị bệnh là giác lể” (Albukhari, Muslim).
Người e đã giác lể đầu do cơn nhức đầu trong lúc Người đang trong tình trạng Ihram; và Người từng giác lể ở phần hông đo đau nhức.
Người e thường giác lể thường ở ba điểm: một ở phần giữa hai vai sau lưng, hai điểm còn lại ở mạch cổ hai bên.
Người e giác lể ba lần tại điểm giữa vai sau lưng khi Người ăn con cừu bị ngộ độc và Người bảo các vị Sahabah của Người giác lể.
    Bất cứ ai đến than với Người e về cơn nhức đầu thì Người đều bảo giác lể, và bất cứ ai đến than về cơn đau ở chân thì Người đều bảo nhuộm đỏ với cây lá móng  Henna. (Abu Dawood).
    Bà Salma mẹ của ông Ra-fi’a, người giúp việc cho Nabi e nói: Khi bi gai đâm hay bị thương tích thì Người đều đắp Henna. (Tirmizdi).
    Người e nói:
{دَوَاءُ عِرْقِ النِّسَا ألْيَةُ شَاةٍ تُشْرَبُ على الرِّيقِ في كُلِّ يَوْمٍ جُزْءٌ} ابن ماجه.
“Thuốc chữa bệnh kinh tọa của phụ nữ là mỡ mông của con cừu, uống nó mỗi ngày.”  (Ibnu Ma-jah).
    Người e nói về cách điều trị táo bón:
{عَلَيْكُمْ بالسَّنَا والسَّنُّوت؛ فإنَّ فيهما شِفَاءً مِنْ كُلِّ داءٍ إِلَّا السَّامَ} ابن ماجه.
“Các ngươi hãy thường dùng cây keo và mật ong; bởi lẽ trong hai thứ đó có dược liệu chữa bá bệnh trừ cái chết.” (Ibnu Ma-jah).
    Người e  nói:
{إِنَّ خَيْرَ أَكْحَالِكُمُ الإِثْمِدُ يَجْلُو الْبَصَرَ وَيُنْبِتُ الشَّعْرَ} رواه أبو داود وابن ماجه.
“Quả thật, loại phấn kẻ mí mắt tốt nhất là loại Ithmid( ), nó giúp nhìn rõ hơn và làm mọc lông mi” (Abu Dawood, Ibnu Ma-jah).
    Người e nói:
{مَنْ تَصَبَّحَ بِسَبْعِ تَمَرَاتٍ مِنْ عَجْوَةٍ لَمْ يَضُرَّهُ ذَلِكَ اليَوْمَ سُمٌّ وَلَا سِحْرٌ} متفق عليه.
“Ai sáng ra ăn bảy quả chà là ‘Ajwah thì y sẽ không bị ngộ độc cũng như không bị bùa ám trong ngày hôm đó.” (Albukhari, Muslim).
    Người e nói:
{لَا تُكْرِهُوا مَرْضَاكُمْ عَلَى الطَّعَامِ وَالشَّرَابِ، فَإِنَّ اللهَ يُطْعِمُهُمْ وَيَسْقِيْهِمْ} رواه الترمذي وابن ماجه.
“Không thúc ép người bệnh ăn và uống, bởi quả thật Allah sẽ ban cho y ăn và ban cho y uống.” (Tirmizdi, Ibnu Ma-jah).
    Người e nói:
«إِذَا وَقَعَ الذُّبَابُ فِي إِنَاءِ أَحَدِكُم فامْقُلُوه؛ فإنَّ في أَحَدِ جَنَاحَيْهِ داءً وفي الآخرِ شِفَاءً» رواه البخاري.
“Khi nào con ruồi rơi vào dĩa thức ăn của ai đó trong các ngươi thì các ngươi hãy nhấn nó xuống, bởi quả thật một trong hai cánh của nó có độc tốt và chiếc cành còn lại giải độc tố.” (Albukhari).
    Người e nói:
{التَّلْبِيْنَةُ مَجَمَّةٌ لِفُؤَادِ الْمَرِيضِ تَذْهَبُ بِبَعْضِ الحُزْنِ} متفق عليه.
“Cháo (súp) từ lúa mạch giúp thư giản cho tim của người bệnh và làm tan biến một số phiền muộn” (Albukhari, Muslim).
    Người e nói:
{عَلَيْكُم بِهذِه الحَبَّةِ السَّوْدَاءِ؛ فَإِنَّ فِيْهَا شِفَاءً مِنْ كُلِّ دَاءٍ إِلَّا السَّامَ} متفق عليه.
“Các ngươi hãy thường xuyên dùng loại hạt đen này; bởi quả thật nó chữa tất cả mọi căn bệnh trừ cái chết.” (Albukhari, Muslim).
    Người e nói:
{فِرَّ مِنَ الْمَجْذُوْمِ كَمَا تَفِرُّ مِنَ الْأَسَدِ} رواه البخاري.
“Hãy tránh người bệnh cùi giống như chạy trốn khỏi con sư tử” (Albukhari).
{لاَ يُورِدَنَّ مُمْرِضٌ عَلَى مُصِحٍّ} متفق عليه.
“Con lạc đà mang bệnh không được để nó nhập chung với con lạc đà khỏe mạnh.” (Albukhari, Muslim).
    Trong một phái đoàn tài năng có một người đàn ông bị bệnh hủi (phong cùi), thế là Thiên sứ của Allah e gởi đi bức thông điệp đến người đó:
{ارْجِعْ فَقَدْ بَايَعْنَاكَ} رواه مسلم.
“Hãy quay trở về bởi quả thật Ta đã bổ nhiệm ngươi” (Muslim).
    Sự hướng dẫn của Người e về việc điều trị bệnh bằng phương pháp đọc những lời niệm chú
    Người e thường đọc những lời niệm chú cầu xin tránh khỏi sự gây hại của Jinn và sự ếm bùa của con người; và Người e bảo đọc các lời niệm chú để xua đuổi cũng như phòng tránh bùa ngải. Người e nói:
{الْعَيْنُ حَقٌّ وَلَوْ كَانَ شَىْءٌ سَابَقَ الْقَدَرَ سَبَقَتْهُ الْعَيْنُ وَإِذَا اسْتُغْسِلْتُمْ فَاغْسِلُوا} رواه مسلم.
“Bùa ngải là thật, giả sử là có một sự việc nào đó có thể vượt khỏi phạm vi của sự tiền định thì đó là bùa ngải; và khi các ngươi được yêu cầu tắm (do bị ếm bùa) thì các ngươi hãy tắm.” (Muslim).
    Khi Người e nhìn thấy trên gương mặt của một nữ giúp trở nên vàng và tái do bị Jinn ám thì Người e bảo:
{اسْتَرْقُوا لَهَا ، فَإِنَّ بِهَا النَّظْرَةَ} متفق عليه.
“Các ngươi hãy đọc niệm chú cho cô ta, quả thật cô ta đã bị Jinn ám” (Albukhari, Muslim).
    Một số vị Sahabah kể lại cho Người e nghe về việc một vị Sahabah đã đọc bài Fatihah cho một người trưởng thôn của một ngôi làng bị côn trùng độc đốt và Allah I đã cho khỏi thì Người e nói với vị Sahabah đó:
{وَمَا يُدْرِيكَ أَنَّهَا رُقْيَةٌ } متفق عليه.
“Sao ngươi lại biết đó (bài Fatihah) là lời niệm chú (để chữa bệnh)” (Albukhari, Muslim).
    Một người đàn ông đến than với Người e rằng hôm qua đã bị con bò cạp đốt thì Người e nói:
{أَمَا لَوْ قُلْتَ حِينَ أَمْسَيْتَ أَعُوذُ بِكَلِمَاتِ اللهِ التَّامَّاتِ مِنْ شَرِّ مَا خَلَقَ لَمْ تَضُرُّكَ} رواه مسلم.
“Nếu lúc chiều ngày hôm qua ngươi nói ‘A’u-zdu bikalima-tilla-h atta-mma-t min sharri ma kholaqo’ – ‘Với các lời phán hoàn hảo của Allah bề tôi cầu xin Ngài che chở bề tôi khỏi những điều xấu mà Ngài đã tạo hóa’ thì nó đã không hại được ngươi.” (Muslim).
    Khi có người đến than bị bệnh hay Người e bị đau thì Người lấy ngón trỏ của Người chạm xuống đất rồi đưa lên và nói:
«بِسْمِ اللهِ تُرْبَةُ أَرْضِنَا، بِرِيْقَةِ بَعْضِنَا يُشْفَى سَقِيمُنَا، بإِذْنِ رَبِّنَا»  متفق عليه.
“Bismilla-hi turbatu ardhina, biri-qoti ba’dhina yushfa saqi-muna bi-izdni rabbina”
“Nhân danh Allah, với đất bụi từ đất của bầy tôi, với nước bọt của một số bầy tôi, sự đau bệnh của bầy tôi sẽ được khỏi bởi phép của Thượng Đế bầy tôi” (Albukhari, Muslim).
    Một số vị Sahabah của Người e than đau với Người thì Người e bảo:
{ضَعْ يَدَكَ عَلَى الَّذِي تَأَلَّمَ مِنْ جَسَدِكَ، وقُلْ: سَبْعَ مَرَّاتِ: أَعُوذُ بِعِزَّةِ اللهِ وقُدْرَتِهِ مِنْ شَرِّ مَا أَجِدُ وأُحَاذِرُ} رواه مسلم.
“Hãy đặt tay của ngươi lên chỗ đau trên cơ thể ngươi và nói bảy lần ‘A’u-zdu bi’izzatillah wa qudrotihi min sharri ma ajidu wa uha-zdir’ – ‘Với sự Oai Nghiêm và Quyền Năng của Allah, bề tôi cầu xin Ngài che chở bề tôi tránh khỏi điều xấu mà bề tôi gặp phải cũng như bề tôi phòng tránh’.” (Muslim).
Người e thường dùng tay phải vuốt lên chỗ đau của một số bà vợ của Người và nói:
{اللَّهُمَّ رَبَّ النَّاسِ أَذْهِبِ البَاسَ، واشْفِ أَنْتَ الشَّافِي، لَا شِفَاءَ إِلَّا شِفَاؤُكَ، شِفَاءً لا يُغَادِرُ سَقَمًا} رواه البخاري ومسلم.
“Ollo-humma rabban na-s azdhibil-ba-s, washfi antash sha-fi, la shifa-a illa shifa-uka, shifa-an la yugho-diru saqoman”.
“Lạy Allah, Thượng Đế của nhân loại, xin Ngài hãy làm tan biến mọi đau bệnh, xin Ngài hãy làm cho khỏi bệnh bởi Ngài là Đấng làm cho khỏi bệnh, không có sự khỏi bệnh nào ngoài sự cho phép của Ngài, sự làm cho khỏi bệnh của Ngài không chừa bất cứ một bệnh tật nào” (Albukhari, Muslim).
Khi Người e vào viếng người bệnh thì Người thường bảo với người bệnh:
{لَا بأسَ طهورٌ إنْ شَاءَ اللهُ} رواه البخاري.
“Không sao, sẽ khỏi Insha-Allah” (Albukhari).


 
Contents

الصفحة    العنوان    م
1    Lời mở đầu    1
3    Sự hướng dẫn của Nabi e trong việc Taha-rah và đi vệ sinh    2
3    Sự hướng dẫn của Người trong việc đi vệ sinh    3
4    Sự hướng dẫn của Nabi e trong Wudu’    4
7    Sự hướng dẫn của Nabi e trong việc vuốt lên giày    5
8    Sự hướng dẫn của Nabi e trong Tayammum    6
10    Sự hướng dẫn của Nabi e trong lễ nguyện Salah    7
10    Sự hướng dẫn của Nabi e về lời Du-a Istiftaah và đọc xướng Qur’an    8
14    Sự hướng dẫn của Nabi e trong cách thức dâng lễ nguyện Salah    9
23    Sự hướng dẫn của Người e về các động tác cũng như những cử động trong lễ nguyện Salah         10
24    Sự hướng dẫn của Người e về các việc làm sau lễ nguyện Salah    11
27    Sự hướng dẫn của Thiên sứ e về các lễ nguyện Salah tự nguyện và lễ nguyện Salah trong đêm    12
29    Sự hướng dẫn của Người e trong ngày Jumu’ah (thứ sáu)    13
31    Sự hướng dẫn của Người e về lễ nguyện Salah Eid    14
32    Sự hướng dẫn của Người e về hiện tượng nhật thực (nguyệt thực)    15
33    Sự hướng dẫn của Người e việc cầu mưa    16
35    Sự hướng dẫn của Người e về lễ nguyện Salah trong hoàn cảnh sợ hãi        17
37    Sự hướng dẫn của e trong việc an táng người chết    18
39    Sự hướng dẫn của Người e trong việc dâng lễ nguyện Salah cho người chết    19
42    Sự hướng dẫn của Người e về việc chôn cất và đưa tiển người chết      20
43    Sự hướng dẫn của Người e về mộ phần và an ủi gia đình người chết        21
46    Sự hướng dẫn của Thiên sứ e về việc Zakah và Sadaqah    22
46    Sự hướng dẫn của Người e về Zakah    23
48    Sự hướng dẫn của Người e về Sadaqah tự nguyện    24
50    Sự hướng dẫn của Thiên sứ e về sự nhịn chay    25
50    Sự hướng dẫn của Người e về nhịn chay Ramadan    26
52    Sự hướng dẫn của Người e về những điều bị cấm và những điều được phép trong nhịn chay         27
53    Sự hướng dẫn của Người e về nhịn chay tự nguyện       28
55    Sự hướng dẫn của Người e về việc I’tikaaf       29
57    Sự hướng dẫn của Người e về Hajj và Umrah    30
57    Sự hướng dẫn của Người e về Umrah    31
58    Sự hướng dẫn của Người e về Hajj    32
70    Sự hướng dẫn của Thiên sứ e về con vật giết tế trong Hajj, Qurbaan và Aqi-qah    33
70    Sự hướng dẫn của Người e về con vật giết tế trong Hajj    34
71    Sự hướng dẫn của Người e về Qurbaan    35
72    Sự hướng dẫn của Người e về Aqi-qah          36
74    Sự hướng dẫn của Thiên sứ e về việc mua bán, giao dịch và ứng xử    37
77    Sự hướng dẫn của Thiên sứ e về hôn nhân gia đình    38
81    Sự hướng dẫn của Thiên sứ e trong ăn uống    39
81    Sự hướng dẫn của Người e về thức ăn và phong cách ăn      40
86    Sự hướng dẫn của Người e về thức uống          41
89    Sự hướng dẫn của Thiên sứ e về việc Da’wah (rao truyền tôn giáo)        42
91    Sự hướng dẫn của Người e trong việc hòa bình và bảo đảm an toàn cho các vị sứ giả cũng như cách đối xử với họ        43
93    Sự hướng dẫn của Người e trong việc kêu gọi các vị vua và gửi các sứ giả cũng như các bức thông điệp đến với họ          44
94    Sự hướng dẫn của Người e trong cung cách đối xử với những người giả tạo đức tin Muna-fiq      45
95    Sự hướng dẫn của Thiên sứ e về sự tụng niệm            46
95    Sự hướng dẫn của Người e trong tụng niệm sáng và chiều        47
101    Sự hướng dẫn  của Người e về lời tụng niệm khi bước ra khỏi nhà cũng như lúc bước vào       48
103    Sự hướng dẫn của Người e về tụng niệm lúc vào và ra Masjid         49
105    Sự hướng dẫn của Người e về tụng niệm khi nhìn thấy trăng lưỡi liềm    50
105    Sự hướng dẫn của Người e về tụng niệm khi hắt hơi và ngáp    51
108    Sự hướng dẫn của Người e về lời tụng niệm đối với người gặp kẻ bị nạn        52
108    Sự hướng dẫn của Người e khi nghe tiếng lừa hí và tiếng gà gáy          53
108    Sự hướng dẫn của Người e về điều nên nói cũng như nên làm khi quá tức giận    54
110    Sự hướng dẫn của Thiên sứ e về Azdaan và những lời tụng niệm sau Azdaan    55
112    Sự hướng dẫn của Thiên sứ e về tụng niệm trong tháng Zdul-Hijjah    56
113    Sự hướng dẫn của Thiên sứ e về việc đọc xướng Qur’an        57
116    Sự hướng dẫn của Thiên sứ e trong Khutbah của Người    58
121    Sự hướng dẫn của Thiên sứ e về việc ngủ, thức và nằm mộng    59
127    Sự hướng dẫn của Thiên sứ e về y phục, chưng diện và chăm sóc hình thể    60
130    Sự hướng dẫn của Thiên sứ e về việc chào Salam và xin phép    61
133    Sự hướng dẫn của Thiên sứ e trong nói chuyện, im lặng và giữ lời          62
136    Sự hướng dẫn của Thiên sứ e trong việc đi lại và ngồi          63
138    Sự hướng dẫn của Người e trong việc điều trị sự phiền muộn, lo âu    64
142    Sự hướng dẫn của Thiên Sứ e trong lữ hành       65
148    Sự hướng dẫn của Thiên sứ e về điều trị bệnh, thuốc men và thăm viếng người bệnh          66
149    Sự hướng dẫn của Người e về điều trị bệnh bằng dược liệu tự nhiên    67
149    Sự hướng dẫn của Người e về điều trị bệnh bằng dược liệu tự nhiên    68
155    Sự hướng dẫn của Người e về việc điều trị bệnh bằng phương pháp đọc những lời niệm chú    69